Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 519 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
519
Dung lượng
1,67 MB
Nội dung
1
QUYỀN SỞHỮUTRÍ TUỆ
TÀI LIỆUBÀI GIẢNG
(bổ sung, sửa đổi theo
Luật SởhữuTrítuệ 2005)
LÊ NẾT
Tiến sỹ luật học (LSE, London)
Luật sư thành viên Công ty luật LCT
Giảng viên Khoa Luật Dân sự
Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh
Email: net.le@lctlawyers.com
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2006
LỜI NÓI ĐẦU
Trong Hội nghị Toàn quốc về Thực thi QuyềnSởhữuTrítuệtại Hà Nội, tháng
9/2004, Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu lên một vấn đề - đó là cho đến nay vẫn
chưa có giáo trình về sởhữutrítuệtại Việt Nam. Trong khi chờ soạn thảo và
xuất bản giáo trình luật sởhữutrí tuệ, quyển “Quyền SởhữuTrítuệ - Tài liệu
Bài giảng” này ra đời nhằm mục đích cung cấp tàiliệu tham khảo cho các sinh
viên luật, các học viên của các khoá đào tạo về sởhữutrí tuệ, các nhà nghiên
cứu về luật sởhữutrí tuệ, và các luật sư. Cách tiếp cận vấn đề của quyển sách
là xem xét và nghiên cứu quyềnsởhữutrítuệ dưới góc độ của một quốc gia
1
đang phát triển, phân tích luật pháp trên những nguyên tắc triết học và kinh tế,
dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Từ xuất phát điểm trên, tác giả
phân tích những mặt lợi, mặt hại của việc bảo vệ và thực thi quyềnsởhữu trí
tuệ tại Việt Nam, các cam kết mà Việt Nam cần thực hiện trong Hiệp định
Thương mại Việt - Mỹ, hay trong quá trình tham gia Tổ chức Thương mại Thế
giới. Quyển sách được tổng hợp vào năm 2002 và chỉnh sửa vào năm 2004.
Quyển sách được trình bày như một tàiliệugiảng dạy, mỗi chương tương ứng
với một bài học. Mỗi bài học có phần khái niệm, chủ thể, khách thể và nội dung
của quan hệ pháp luật mà quyển sách đề cập đến. Sau khi đề cập nội dung
(quyền và nghĩa vụ của chủ sởhữutrí tuệ), quyển sách phân tích việc thực thi
quyền sởhữutrítuệ đối với từng đối tượng cụ thể, những khó khăn chủ quan và
khách quan trong việc thực thi. Cuối mỗi chương có kết luận cùng các câu hỏi
ôn tập. Sau khi phân tích từng đối tượng sởhữutrí tuệ, tác giả đề ra những
kiến nghị nhằm đưa đến một hệ thống bảo vệ quyềnsởhữutrítuệ một cách cân
bằng, cho chủ sởhữutrítuệ và cho người tiêu dùng, phù hợp với sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Mục đích của quyển sách là phân tích và trình
bày quyềnsởhữutrítuệ như một công cụ của chủ thể quyền. Công cụ đó có cả
hai mặt – tích cực và tiêu cực. Vai trò của Nhà nước, là người điều hành nền
kinh tế, là cho chủ sởhữutrítuệ cơ hội để biến những ưu điểm của việc sử dụng
quyền sởhữutrítuệ trở thành hiện thực, và hạn chế mặt tiêu cực của việc lạm
dụng quyềnsởhữutrí tuệ.
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Văn Viễn, nguyên Cục trưởng Cục
Sáng chế, ThS Phạm Kim Anh, Trưởng khoa Luật Dân sự Trường Đại học Luật
2
TP Hồ Chí Minh, anh Vũ Duy Quy, chuyên gia bảo hộ nhãn hiệu công ty
Unilever Việt Nam và nhiều chuyên gia về sởhữutrítuệ khác đã đóng góp
những ý kiến quí báu cho quyển sách. Các khiếm khuyết thuộc về tác giả. Tác
giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của bạn đọc, cũng như các
tài liệu tham khảo khác về ngành khoa học mới mẻ và đầy khó khăn này.
Lê Nết, PhD (London School of Economics and Political Science)
10
Chương 1: Giới thiệu về sởhữutrí tuệ
Sở hữutrítuệ đang ngày càng trở thành một lĩnh vực được quan tâm. Một
doanh nghiệp muốn phát triển phải nghĩ đến chuyện bảo vệ thương hiệu (nhãn
hiệu hàng hoá) của mình. Một cử nhân luật khi ra trường ngày nay đòi hỏi phải
có một số kiến thức về quyền tác giả hay nhãn hiệu hàng hoá. Còn đối với
những người muốn gắn sự nghiệp của mình với môn học này, khám phá các đặc
tính của các đối tượng sởhữutrítuệ vẫn còn là một vấn đề khó khăn song đầy
hứng thú.
Tại sao phải học về sởhữutrí tuệ? Có phải đó là một lĩnh vực khó hiểu và
không có ứng dụng? Có phải đó là một khái niệm quá mới? Hay lĩnh vực này
được du nhập từ những khái niệm xa lạ của nước ngoài và chỉ bảo vệ chủ thể
nước ngoài? Thực sự không phải vậy. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều
vấn đề liên quan đến sởhữutrí tuệ. Nhà may Tuấn ở đầu phố đắt khách, bạn
mở cửa hiệu may, cũng treo biển "Nhà may Tuấn" cho cửa hiệu của bạn, Nhà
may Tuấn ở đầu phố có quyền yêu cầu bạn gỡ biển không? Bạn đang xuất khẩu
sang Nga một lô quần áo đang “mốt”, để tránh bị các nhà buôn khác bắt chước
3
kiểu dáng, bạn có nên đi đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay không? Bạn viết
một bài báo, toà soạn chỉnh sửa nội dung bài báo và đưa vào đó những ý tưởng
bạn không hề nghĩ tới. Toà soạn có xâm phạm quyền tác giả của bạn không?
Bạn mang máy cassette vào một buổi trình diễn âm nhạc, thu băng và cho bạn
bè sao chép lại. Băng đĩa sao chép có bị coi là băng đĩa lậu không? Đó là những
vấn đề mà luật về sởhữutrítuệ phải giải quyết. Tuy báo chí không dùng nhiều
danh từ “sở hữutrí tuệ”, song những vấn đề có liên quan trực tiếp đến sởhữu trí
tuệ lại rất phổ biến: hàng giả, hàng nhái, sao chép lậu, cạnh tranh không lành
mạnh, nhượng quyền thương hiệu, v.v. Để minh họa vai trò của quyềnsở hữu
trí tuệ, chúng ta có thể xét hai ví dụ dưới đây:
1. Xe máy DREAM II của hãng sản xuất ôtô xe máy Honda (Nhật Bản)
là một trong những xe máy nổi tiếng nhất tại Việt Nam, gia nhập thị
trường từ cuối những năm 1980. Khoảng 6 năm sau, trên thị trường
bắt đầu xuất hiện những loại xe có kiểu dáng giống hệt xe DREAM
II, như DEALIM, LIFAN, HONGDA v.v. do Hàn Quốc và Trung
Quốc sản xuất. Đây là thiệt hại không nhỏ đến thị phần và lợi nhuận
của Honda, vì Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ xe
máy lớn nhất thế giới. Honda yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền can thiệp và ngăn chặn hành vi xâm phạm “quyền sở hữu
công nghiệp” của mình nhưng không thành công. Lý do là vì Honda
đã phạm sai lầm “chết người”: không đăng ký bảo hộ kiểu dáng xe
11
DREAM II trước khi đưa xe ra thị trường. Do kiểu dáng xe
4
DREAM II đã mất tính mới đối với thế giới, nên không còn khả
năng được bảo hộ, và vì vậy “quyền sởhữu công nghiệp” của
HONDA đối với kiểu dáng xe DREAM II cũng không được xác lập.
2. Đến năm 2005 sai lầm của Honda đối với xe DREAM II lại được lập
lại, lần này là các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản và Hoa Kỳ, và đối
thủ cũng không ai khác là các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc. Một
loạt các loại xe bán tải của Trung Quốc như FAW, Giải Phóng, Đông
Phong, Hồng Kỳ … được các xí nghiệp ôtô Việt Nam lắp ráp có kiểu
dáng là bản sao kiểu dáng của các loại xe Nhật như ISUZU NHR,
MITSUBISHI. Tại Hoa Kỳ, hãng xe CHERY của Trung Quốc bắt
đầu xâm nhập Hoa Kỳ với kiểu dáng xe QQ phỏng theo kiểu dáng xe
DEAWOO MATIZ của GM Deawoo (do Hoa Kỳ mua lại của Hàn
Quốc). Các công ty Nhật và Hoa Kỳ đã mắc cùng khuyết điểm của
Honda năm xưa: không đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho xe trước
khi xuất xưởng:
Hình 1: sao chép kiểu dáng công nghiệp giữa hai loại xe
Việc bảo hộ quyềnsởhữutrítuệ xuất phát từ hai vai trò nổi bật của các đối
tượng sởhữutrí tuệ: đó là việc nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật trên thế
giới và việc định hướng phát triển khoa học - công nghệ của các quốc gia.
Về vai trò thứ nhất, chúng ta thấy các đối tượng sởhữu công nghiệp đang được
bảo hộ kế thừa những thành quả lao động sáng tạo của nhiều thế hệ đi trước.
Thí dụ, một chiếc điện thoại di động dùng thẻ hiện nay là kết quả phát triển của
biết bao nhiêu sáng chế. Từ những phát minh đầu tiên về sóng điện từ, từ "sáng
5
chế" thiết bị nghe bằng hai chiếc ống bơ nối lại với nhau, G. Bell và E. Macconi
đã sáng chế ra chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới. Ban đầu, chất lượng điện
thoại chưa cao, và các tổng đài phải nối dây bằng tay. Rồi sau đó, người ta đã
dùng cáp đồng để nối những đường dây xuyên lục địa đầu tiên. Sau khi có
những sáng chế về phát sóng vô tuyến, và nhất là sau khi những vệ tinh đầu tiên
được phóng vào vũ trụ, người ta đã bắt đầu nghĩ đến chuyện liên lạc bằng vô
tuyến. Tiếp theo là việc ra đời sáng chế máy điện toán cũng đã tự động hóa
12
được rất nhiều công đoạn mà trước kia phải làm bằng tay. Không chỉ dừng ở
đó, việc chế tạo ra công nghệ cáp quang và công nghệ kỹ thuật số (digital) đã
khiến cho chất lượng âm thanh truyền tải được nâng lên không ngừng, cho dù
khoảng cách giữa hai người nói chuyện điện thoại xa bao nhiêu. Ngoài công
nghệ truyền tin hữu tuyến, cách thức truyền tin vô tuyến, thông qua những chiếc
điện đài đầu tiên đã phát triển thành những trạm điện thoại vô tuyến cố định, rồi
vô tuyến di động đầu tiên trên thế giới. Tuy thế, cũng phải mất gần 10 năm cho
việc đi từ những chiếc điện thoại di động hệ NMT to và chất lượng không ổn
định đầu tiên đến những chiếc điện thoại di động hệ GSM hiện nay qua hệ
CDMA, đến hệ điện thoại vô tuyến vệ tinh VSAT hay hệ IRIDIUM trong tương
lai. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy kiểu dáng, kích thước, trọng lượng, thời
gian cuộc gọi và chất lượng cuộc gọi của những chiếc điện thoại di động cũng
không ngừng phát triển. Động lực của phát triển không gì khác hơn là những
sáng chế trong công nghệ thông tin được bảo hộ độc quyền có thời hạn, đã
khuyến khích mọi người trong việc chạy đua cải tiến công nghệ.
6
Để có một sản phẩm sáng tạo, ban đầu nhà sản xuất phải hoạch định được
hướng phát triển sản phẩm, sau đó mới đầu tư tập trung nghiên cứu. Sau nhiều
lần thử nghiệm và thất bại mới ra đời được những ý tưởng có khả năng áp dụng
đầu tiên. Tuy nhiên, để một ý tưởng trở thành sự thực và được người tiêu dùng
chấp nhận sản phẩm, nhà sản xuất phải liên tục cải tiến và hoàn thiện sản phẩm,
quảng cáo, phát triển mạng lưới phân phối cho đến khi thành công, rồi lại phải
không ngừng cải tiến để đứng vững trước sức cạnh tranh và nhu cầu thay đổi
của người tiêu dùng. Vì thế, sáng chế là thành quả lao động trí óc của nhiều thế
hệ. Nó xứng đáng được bảo hộ độc quyền.
Vai trò thứ hai của các đối tượng sởhữu công nghiệp mà hiện nay chúng ta ít để
ý đến là vai trò thông tin và định hướng đầu tư. Khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ
một đối tượng sởhữu công nghiệp là sáng chế hay giải pháp hữu ích, chủ thể
nộp đơn phải bộc lộ đầy đủ cách thức tạo ra sáng chế trong bản mô tả
(description) và thông báo cho các chủ thể khác biết về sáng chế của mình trên
công báo sởhữu công nghiệp thông qua bản tóm tắt (abstract) và các yêu cầu
bảo hộ (claim). Vì thế, cơ quan sởhữu công nghiệp cũng là nơi lưu giữ những
thông tin vô giá về trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay trên thế giới. Trung tâm
Thông tin Khoa học Công nghệ TP Hồ Chí Minh ở số 79 Trương Định, hay Cục
SHTT ở 137 Nguyễn Trãi - Hà Nội là một thí dụ. Tại đây mọi người có thể
nắm được các thông tin như: hướng nghiên cứu sản phẩm, công nghệ của mình
đã có người đi trước khám phá ra chưa, nhãn hiệu của mình đã có người yêu cầu
bảo hộ chưa.1 Nếu có thì các đối tượng sởhữu công nghiệp đó còn được bảo hộ
hay không? Mình có nên tiếp tục nghiên cứu phát triển công nghệ hay không,
7
1 Thông tin sởhữutrítuệ (tham luận tại Hội thảo về sởhữutrítuệ tháng 9 năm
1998 do Cục
SHTT và WIPO tổ chức).
13
hay hướng sang phương thức khác (thí dụ như thương lượng với các chủ sở hữu
công nghiệp để nhận li-xăng các đối tượng nói trên)? Biết được những thông
tin này, chúng ta sẽ có tâm lý an tâm khi đầu tư nghiên cứu sản phẩm, cũng như
tiếp thu công nghệ từ các doanh nghiệp khác. Ít nhất chúng ta cũng biết công
nghệ mà chúng ta nhập vào có thuộc loại hiện đại nhất trên thế giới hay không,
hoặc có thích hợp với Việt Nam hay không. Biết khai thác những thông tin về
sở hữu công nghiệp, đặc biệt là các thông tin về sáng chế cũng là một trong
những chìa khoá để phát triển công nghệ đất nước.
1.1 Khái niệm về sởhữutrí tuệ
1.1.1 Thế nào là “trí tuệ”
Trên thực tế có rất nhiều sản phẩm của trí tuệ. Việc huấn luyện viên Weigang
tuyển chọn được Hồng Sơn, Huỳnh Đức vào đội tuyện Việt Nam, sắp xếp đội
hình thi đấu ở Seagame 18 chắc chắn là một sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên,
Weigang không được hưởng quyền “sở hữu” sản phẩm trítuệ của mình.
Ngược lại, hai chữ cái (thí dụ nhãn hiệu kem đánh răng P/S) không có gì là “trí
tuệ” thì lại được coi là đối tượng của sởhữutrí tuệ. Vậy không phải mọi thứ
“trí tuệ” đều được bảo hộ dưới dạng quyềnsởhữutrí tuệ. Ngược lại không phải
mọi quyềnsởhữutrítuệ đều là sản phẩm của trí tuệ. Mặc dù không có định
nghĩa chính thống và trực tiếp thế nào là sởhữutrí tuệ, ta có thể định nghĩa
8
quyền sởhữutrítuệ là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả
lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy
định bảo hộ. Trong định nghĩa này, cũng cần bổ sung thêm là mặc dù quyền sở
hữu trítuệ có tên gọi và nhiều điểm tương đồng với quyềnsở hữu, song hiện
nay các học giả vẫn chưa nhất trí xem có nên coi quyềnsởhữutrítuệ là một
loại quyềnsởhữu hay không.
1.1.2 Tài sản vô hình có thể là “sở hữu” được không?
Khi phân tích khái niệm sởhữutrí tuệ, chúng ta thấy nổi lên một số vấn đề cần
phải giải thích rõ. Trước tiên là khái niệm tài sản vô hình. Nó khác với tài sản
theo Điều 161 Bộ Luật Dân sự (BLDS - các tài sản hữu hình). Tài sản vô hình
là những tài sản không nhìn thấy được, nhưng trị giá được bằng tiền và có thể
trao đổi (thí dụ thương quyền, uy tín). Sau đó chúng ta cũng cần phải lưu ý khái
niệm "thành quả lao động sáng tạo".
Yếu tố thứ hai, hiện diện trên hầu hết các đối tượng sởhữutrítuệ là sự sáng tạo.
Nếu không có sáng tạo thì cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay cũng không
khác gì cuộc sống cách đây 10 hay 20 năm. Lần về sâu nữa trong quá khứ cách
đây mới có 300 năm, mức sống ở châu Á và mức sống ở châu Âu không khác gì
14
nhau. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiêp đã thay đổi cách nhìn của mọi
người về giá trị của sự sáng tạo. Một loạt sáng chế, cải tiến ra đời cho thấy sáng
tạo là động lực phát triển của xã hội, và vì thế Nhà nước phải có cơ chế khuyến
khích hoạt động sáng tạo thông qua quy định bảo hộ. Tuy nhiên, pháp luật chỉ
bảo vệ những thành quả lao động sáng tạo có đóng góp nhất định đối với sự
9
phát triển của kinh tế xã hội. Một số thành quả lao động sáng tạo không đem lại
lợi ích thực tế gì và không ứng dụng vào thực tế cuộc sống được (thí dụ như
một trò ảo thuật biến một chiếc cốc màu đỏ thành màu xanh) không được bảo vệ
dưới dạng sởhữutrí tuệ. Ngoài ra, bảo vệ quyềnsởhữutrítuệ cũng nâng cao
được chất lượng sản phẩm. Câu chuyện về chiếc đèn Davy là một thí dụ.
Humphry Davy (1778 – 1829) phát minh ra chiêc đèn an toàn (ở Việt Nam gọi
là đèn măng-xông). Loại đèn này được đặt trong mạng lưới dây dẫn để ngăn
không cho lửa tràn ra ngoài, gây cháy nổ; giải quyết được nguy cơ lớn nhất cho
những người thợ mỏ khi phải sử dụng nến trong hầm lò. Tuy nhiên, Davy đã
không xin cấp bằng sáng chế bởi ông muốn đó là một “sáng chế để cứu người”.
Kết quả là rất nhiều thương gia đã sản xuất đèn an toàn và bán tràn lan bất chấp
chất lượng thấp và đã gây ra nhiều vụ nổ hầm lò khiến nhiều người thiệt mạng.
Thảm kịch này dạy cho chúng ta bài học: bằng độc quyền sáng chế còn được
dùng để bảo đảm chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất.
Bên cạnh thành quả lao động sáng tạo, uy tín thương mại cũng là một tài sản có
giá trị lớn. Đó là những tài sản vô hình, song đôi khi lại là những tài sản có giá
trị nhất và cần phải được bảo vệ. Thí dụ trong khi góp vốn liên doanh xây dựng
nhà máy sản xuất kem đánh răng Elida P/S, giá trị nhà xưởng và quyền sử dụng
đất của phía Việt Nam được định giá chưa đến 1 triệu USD, trong khi đó nhãn
hiệu P/S được mua với giá hơn 4 triệu USD. Vì sao một dấu hiệu lại được định
giá cao như vậy? Bởi vì đằng sau nhãn hiệu (hữu hình) là cả một quá trình phấn
đấu đầu tư công sức (vô hình) của cả một tập thể nhà máy đưa một sản phẩm từ
khi chưa có chỗ đứng trên thị trường trở thành một sản phẩm nổi tiếng chiếm
10
[...]... đối tượng sởhữutrítuệ chúng ta có thể thấy một số điểm mà ở các hình thức sởhữu khác trước đây không có Thứ nhất, đối với sởhữu thông thường, chủ sởhữu có đủ ba quyền: quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt Trong khi đó, quyềnsởhữutrítuệ không quy định gì về quyền chiếm hữu Điều đó cũng phát sinh từ đặc tính vô hình của các đối tượng sởhữutrítuệ Chúng ta không thể nắm bắt, chiếm hữu được... các quyềnsởhữu công nghiệp khác do pháp luật quy định Quyềnsởhữu công nghiệp bảo hộ quyền sử dụng độc quyền vì mục đích kinh tế và quyền định đoạt của các chủ sởhữu các đối tượng sởhữu công nghiệp 26 Luật về sởhữu công nghiệp bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo và uy tín kinh doanh Sởhữu công nghiệp không phải là một loại sởhữu có liên quan đến tài sản hữu hình dùng trong công nghiệp mà là sở hữu. .. vấn đề sau đây: 17 - Sởhữutrítuệ có phải là một loại sởhữu đương nhiên được công nhận hay không? - Sởhữutrítuệ có phải là công cụ luôn luôn hữu ích trong việc phát triển kinh tế hay không? - Sởhữutrítuệ có thực sự phục vụ người lao động trí óc hay không? Như chúng ta biết, quyềnsởhữu là quyền cao nhất, đầy đủ nhất của chủ thể đối với một vật.Vì thế khi trao quyềnsởhữu cho một chủ thể,... dụng, đồng thời vẫn bảo đảm để quyền lợi của nhà sáng chế không bị ảnh hưởng Đó là do pháp luật bảo hộ quyền sởhữutrítuệ dưới dạng độc quyền Các bạn cần đặc biệt lưu ý từ "độc quyền" Đó là nội dung mấu chốt của toàn bộ chế định về quyềnsởhữu công nghiệp nói riêng và sởhữutrítuệ nói chung Chỉ có chủ sởhữu đối tượng sởhữutrítuệ (hay còn gọi là chủ thể quyền) mới có quyền ứng dụng các kiến thức... luật sởhữu công nghiệp có đáp ứng được nhu 34 cầu của xã hội hay không chính là ở chỗ nó có đảm bảo được chủ sởhữu đối tượng sởhữu công nghiệp được độc quyền sử dụng, định đoạt đối tượng mình sởhữu hay không Mặc dù quyềnsởhữutrítuệ là một dạng độc quyền, song đây không hẳn là một sự độc quyền mang tính tuyệt đối (xem phần giải thích về mối liên hệ giữa kinh tế và sởhữutrí tuệ) Hơn nữa, độc quyền. .. lập luận rằng quyền sởhữutrítuệ phục vụ tác giả là chính, tuy nhiên tác giả đã tự nguyện chuyển quyềnsởhữu cho người lao động Nếu không có quyềnsởhữutrí tuệ, tác giả không thể chuyển giao quyền cho người sử dụng lao động Nếu không có khả năng tài chính như người sử dụng lao động, tác giả cũng không thể theo đuổi các vụ kiện, hay trả các chi phí cho việc thực thi quyền sởhữutrítuệ Vì thế người... hữu. 15 Đối với sởhữutài sản vô hình – một loại sởhữu theo luật định, việc hạn chế quyềnsởhữu để khỏi gây ra những khía cạnh bất lợi cho xã hội là điều không thể tránh khỏi 1.1.4 Kinh tế và sởhữutrítuệ Vai trò của quyềnsởhữu trong nền kinh tế thị trường là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau Theo lý thuyết của Adam Smith, nhà kinh tế học Scotland từ 18 thế kỷ 18, quyềnsởhữu là cơ sở của quyền tự... kiểm soát giữa các chủ thể: chủ sởhữu đối tượng sởhữutrítuệ và người sử dụng các đối tượng đó Cân bằng giữa bảo hộ và cạnh tranh, đó cũng là chủ đề của vòng đàm phán Doha và sởhữutrítuệ vừa qua 1.1.5 Phân loại sởhữutrítuệ Ở các nước, khái niệm bản quyền (copyright) hay sáng chế (patent) xuất hiện từ thế kỷ 17 và thế kỷ 18 Không ai dùng danh từ "sở hữutrí tuệ" cho đến khi xuất hiện lần đầu... chính đáng các chủ thể sản xuất kinh doanh khác 1.2 Quá trình hình thành luật sởhữutrítuệ trên thế giới 35 1.2.1 Các quốc gia tiên phong trong việc bảo hộ sởhữutrítuệ Vai trò của nhà nước trong việc bảo hộ quyền tác giả nói riêng, và quyền sởhữutrítuệ nói chung rất quan trọng Thông qua việc bảo hộ quyền sởhữutrí tuệ, nhà nước khuyến khích mọi người không ngừng lao động sáng tạo, và tạo điều... sởhữutrítuệ Triết học về sởhữutrítuệ đa số bắt nguồn từ triết học về quyềnsởhữu Ở các nước tư bản chủ nghĩa, việc bảo hộ quyềnsởhữutrítuệ bắt nguồn từ ba cơ sở 11 triết học: triết học về giá trị của lao động (của John Locke),2 về quyền tự do sáng tạo (của Emmanual Kant và George Hegel) và về phương tiện (utilitarialism của Jeremy Bentham).3 Theo triết học của Locke (thế kỷ 17), bất cứ tài . và
xuất bản giáo trình luật sở hữu trí tuệ, quyển Quyền Sở hữu Trí tuệ - Tài liệu
Bài giảng này ra đời nhằm mục đích cung cấp tài liệu tham khảo cho các sinh
viên. 1
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
(bổ sung, sửa đổi theo
Luật Sở hữu Trí tuệ 2005)
LÊ NẾT
Tiến sỹ luật học (LSE,