Quyền sở hữu trí tuệ MỘT CÔNG CỤ MỚI CHỐNG SAO CHÉP TRỘM ĐĨA QUANG Laura Lee và Bonnie J. K. Richardson Công nghệ kỹ thuật số đã làm cho những hứa hẹn về những phương thức cải tiến nhằm phân phát các sản phẩm sáng tạo trên quy mô toàn cầu trở thành hiện thực. Với công nghệ kỹ thuật số, một người yêu phim ở bất cứ đâu cũng có thể xem những bộ phim từ Ấn Độ, Mexico hay Ai Cập, và người yêu nhạc có thể tải về những âm thanh độc đáo từ âm nhạc Nga, Trung Quốc hoặc Công-gô chỉ với một cái nhấp chuột. Tuy nhiên, những tiến bộ về công nghệ tương tự cũng làm tăng những hình thức vi phạm bản quyền nghiêm trọng. Bất kỳ ngành công nghiệp nào phụ thuộc vào việc bảo vệ bản quyền, trong đó có công nghiệp phim ảnh, âm nhạc và phần mềm, hiện đều đang phải đối mặt với những tổn thất lớn do nạn sao chép trộm đĩa quang. Các quốc gia sẽ đặt nền kinh tế nước mình trước rủi ro khi họ không bảo vệ được thích đáng quyền sở hữu trí tuệ trong những ngành công nghiệp này khỏi nạn ăn cắp bản quyền đĩa quang và những sản phẩm truyền thống. Nạn ăn cắp bản quyền ngăn cản sự phát triển của những ngành công nghiệp này ở nhiều quốc gia và do đó không khuyến khích được những nhà phát minh, nhà sáng chế tiềm năng và việc tạo ra những sản phẩm mới có giá trị. Quyền sở hữu trí tuệ Những loại đĩa quang bao gồm các loại như đĩa kỹ thuật số đa năng (DVD), đĩa DVD có thể dùng để ghi (DVD-R), đĩa compact (CD), CD- ROM, đĩa compact có lõi ghi màu thay vì kim loại (CD-R), đĩa hình (VCD) và đĩa laser (LD). Đĩa quang được sản xuất với chi phí không đắt và dễ phát tán – hai đặc trưng làm cho nó dễ bị ăn cắp bản quyền. Không giống như việc ăn cắp bản quyền truyền thống liên quan đến các công nghệ bắt chước, chất lượng của đĩa lậu kỹ thuật số cũng cao bằng bản gốc và phương tiện để sản xuất chúng có thể cho ra đời một số lượng lớn đĩa lậu trong một thời gian tương đối ngắn. Năm 2003, ngành công nghiệp phim điện ảnh Hoa Kỳ, hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật trên khắp thế giới, đã thu giữ hơn 52 triệu đĩa lậu. Để xử lý cuộc khủng hoảng đang gia tăng nhanh này một cách hiệu quả, điều quan trọng là phát triển và thực thi những công cụ mang tính đổi mới để kiểm soát nạn ăn cắp bản quyền ở tận nguồn sản xuất của nó. Một trong những cách hữu hiệu để làm điều đó là thông qua những quy định quản lý đĩa quang cùng với “Những cách làm hiệu quả” đã được lãnh đạo các chính phủ thông qua tại Hội nghị APEC tháng 10 năm 2003. “Những cách làm hiệu quả” nhằm xác định và kiểm soát tất cả các phương tiện sao chép đĩa quang thông qua việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp phép một cách nghiêm ngặt cho nhà sản xuất đĩa quang và cả dụng cụ sản xuất nữa. Một kế hoạch cấp phép được thực thi tốt sẽ tạo ra những căn cứ pháp lý cho phép việc đóng cửa ngay lập tức những cơ sở sản xuất không được cấp phép. Những quy định này cũng Quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu rằng các nhà sản xuất đĩa quang đã được cấp phép giữ lại bản gốc và cài vào trong những đĩa đã được sản xuất mã số xác định nguồn gốc (SID). Đó là những biện pháp sẽ giúp bảo đảm rằng những cơ sở sản xuất đã được cấp phép chỉ sản xuất đĩa hợp pháp. “Những cách làm hiệu quả” cũng yêu cầu báo cáo việc buôn lậu qua biên giới các thiết bị sản xuất và nguyên liệu dùng để sản xuất đĩa quang, chẳng hạn như poly-các-bo-nát. Ngoài ra Chương trình “Những cách làm hiệu quả” này còn cho phép cơ quan có thẩm quyền của chính phủ tiến hành các cuộc kiểm tra bất ngờ, thu giữ và tiêu hủy những máy móc sản xuất hàng ăn cắp bản quyền. Chúng tôi nghĩ rằng tất cả các quốc gia có các cơ sở sản xuất đĩa quang đang sản xuất một số lượng lớn những sản phẩm ăn cắp bản quyền nên xây dựng và thực thi loại hình khuôn khổ quản lý đặc biệt này để kiểm soát việc sản xuất đĩa quang. Các tập đoàn sản xuất lậu đang chuyển việc sản xuất đĩa quang từ những nơi có các cơ chế quản lý chống ăn cắp bản quyền sang những quốc gia vẫn còn thiếu sự bảo vệ đầy đủ. Tới nay, Trung Quốc, Bun-ga-ry, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Đài Loan đã có cơ chế quản lý đĩa quang, còn Xinh-ga-po cũng đang trong quá trình hoàn tất một hệ thống tương tự. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang làm việc với Chính phủ Nga, Pakistan và Thái Lan để thông qua những quy định quản lý đĩa quang quan trọng này. Một khía cạnh đang gây ngày càng nhiều rắc rối của nạn ăn cắp bản quyền là sự liên kết của nó với các tổ chức tội phạm. Bọn tội phạm có Quyền sở hữu trí tuệ tổ chức đã nhanh chóng nhận ra rằng việc ăn cắp bản quyền, với tiềm năng lợi nhuận cao và hình phạt rất thấp ở nhiều quốc gia, là một trong những việc làm ít rủi ro và mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Các cơ quan thực thi pháp luật, như Interpol chẳng hạn, đã xác định rằng, việc làm giả các loại đĩa quang là một nguồn cung cấp tài chính có giá trị cho các tập đoàn tội phạm và các nhóm khủng bố. Một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn mối liên kết giữa các tập đoàn tội phạm và việc ăn cắp bản quyền đĩa quang này là việc áp dụng những đạo luật chống tội phạm có tổ chức. Lợi ích của các ngành công nghiệp có bản quyền phụ thuộc vào những nỗ lực chung của tất cả các quốc gia nhằm sử dụng những công cụ pháp luật tương tự để chống nạn ăn cắp bản quyền mà chúng dẫn tới các loại tội phạm có tổ chức. Ngoài ra, các công cụ này có thể bao gồm các quy định chống rửa tiền, các kỹ thuật giám sát và việc sửa đổi các đạo luật chống tội phạm có tổ chức. Những kẻ phạm tội luôn hướng đến việc đi trước những cơ chế quản lý hiện có. Để ngăn cản cơn sóng ăn cắp bản quyền một cách hiệu quả, điều thiết yếu là các chính phủ phải linh hoạt và xây dựng được những công cụ pháp lý mới trên cơ sở liên tục. Chỉ khi với hướng tiếp cận thực sự mang tính quốc tế - một quốc gia đã thông qua và thực thi những quy định quản lý đĩa quang đã được điều chỉnh, thì mức độ ăn cắp bản quyền đĩa quang mới có thể được giảm đáng kể trên quy mô địa phương và toàn cầu. Quyền sở hữu trí tuệ ___________________________________ Bonnie J. K. Richardson là Phó Chủ tịch phụ trách Thương mại và các vấn đề Liên bang của Hiệp hội Phim truyện Hoa Kỳ (MPAA). Laura Lee là sinh viên Trường Luật thuộc Đại học Virginia và là thực tập sinh tại MPAA. MPAA là một hiệp hội thương mại phi lợi nhuận đại diện cho bảy nhà sản xuất và phân phối lớn nhất các chương trình truyền hình, phim truyện và các chương trình giải trí video tại nhà. . Quyền sở hữu trí tuệ MỘT CÔNG CỤ MỚI CHỐNG SAO CHÉP TRỘM ĐĨA QUANG Laura Lee và Bonnie J. K. Richardson Công nghệ kỹ thuật số đã làm cho những hứa. sản phẩm mới có giá trị. Quyền sở hữu trí tuệ Những loại đĩa quang bao gồm các loại như đĩa kỹ thuật số đa năng (DVD), đĩa DVD có thể dùng để ghi (DVD-R), đĩa compact (CD), CD- ROM, đĩa compact. đầy đủ. Tới nay, Trung Quốc, Bun-ga-ry, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Đài Loan đã có cơ chế quản lý đĩa quang, còn Xinh-ga-po cũng đang trong quá trình hoàn tất một hệ thống tương tự. Chính phủ