Xuất phát từ những nhận thức trên, chúng tôi chọn đề tài “Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 2010” để nghiên cứu với mong muốn khôi phục lại một cách chân thực về
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU i
1.Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
4 Nguồn tư liệu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp của luận văn 8
7 Cấu trúc của luận văn 9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN 10
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 10
1.2 Khái quát lịch sử hành chính tỉnh Thái Nguyên 17
1.3 Dân cư và phân bố dân cư 21
1.4 Mạng lưới giao thông vận tải 24
1.5 Khái quát tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Thái Nguyên từ 1954 đến 2010 26
Chương 2: MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1997 30
2.1 Những quan niệm về chợ, chợ nông thôn 30
2.1.1 Những quan niệm về chợ 30
2.1.2 Những quan niệm về chợ nông thôn 33
2.2 Cơ sở hình thành và nguyên nhân của sự phát triển mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ sau 1954 35
2.3 Mạng lưới Chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 1997 37
2.4 Địa điểm họp chợ 50
2.5 Thành phần mua bán 52
2.6 Chợ nông thôn- một loại hình sinh hoạt văn hóa của người dân Thái Nguyên 57
CHƯƠNG 3: MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 63
3.1 Định hướng mới của Tỉnh Thái Nguyên trong quy hoạch và phát triển mạng lưới chợ nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010 63
3.2 Một số loại hình chợ nông thôn ở Thái Nguyên 66
Trang 33.2.1 Chợ làng xã 66
3.2.2 Chợ huyện 72
3.2.3 Chợ đầu mối 78
3.3 Phương thức mua bán ở chợ 80
3.4 Các mặt hàng trao đổi ở chợ 82
3.4.1 Hàng nông- lâm nghiệp 82
3.4.2 Hàng thủ công nghiệp 86
3.5 Những thay đổi trong hoạt động mua bán ở mạng lưới chợ nông thôn Thái Nguyên 90
3.6 Bước đầu đánh giá vai trò của mạng lưới chợ nông thôn với đời sống kinh tế xã hội địa phương 92
3.6.1 Chợ nông thôn- nhân tố thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá 92
3.6.2 Chợ nông thôn là một trong những yếu tố đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn 94
3.6.3 Chợ nông thôn- nhân tố củng cố mối liên hệ giữa các dân tộc trong tỉnh 96
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 4MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Chủ nghĩa Mác- Lênin đã khẳng định: “đối tượng của khoa học lịch sử là quá trình phát triển thực tế của xã hội loài người cũng như từng nước, từng dân tộc trong toàn bộ tính thống nhất, tính phức tạp, tính muôn màu, muôn vẻ của nó”[38, tr 58],“là tất cả các mặt của đời sống xã hội trong mối liên hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng”[38, tr 62] Như vậy, khoa học lịch sử nghiên cứu mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, văn hóa, lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, lịch sử địa phương…Chợ là một bộ phận của hoạt động kinh tế xã hội, có quá trình phát sinh, phát triển riêng của nó và vì thế chợ cũng là đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử
Ngay từ thời phong kiến, chợ đã trở thành mối quan tâm lớn của các triều đình phong kiến nước ta Trong “Hồng Đức Thiện chính thư”, vua Lê Thánh Tông viết “Việc lập chợ là hệ quả của việc tập trung đông đúc dân cư Thiết
kế các chợ đó nhằm mục đích phân phối hàng hóa quốc gia ra khắp đất nước
và làm dễ dàng công việc giao dịch trao đổi theo nhu cầu”[33, tr 33] Như vậy có thể thấy chợ ra đời là nhân tố thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa và phát triển nền kinh tế Thương nghiệp là một mắt xích không thể thiếu trong sự vận hành kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi địa phương nhất định “Bản thân các triều đại phong kiến Việt Nam đứng trước tình hình khó khăn của đời sống nông dân, tình hình eo hẹp của nền kinh tế, tài chính đất nước thường có xu hướng giải quyết thông qua thương nghiệp” [51, tr 60] Điều này đã chứng tỏ tầm quan trọng của thương nghiệp đối với đời sống kinh tế xã hội mà chợ là một trong những biểu hiện cụ thể của nó
Thương mại là một trong những cầu nối giao lưu giữa các vùng và khu vực Do đó, chợ nông thôn là một trong những môi trường tiếp nhận sự tác động của những yếu tố bên ngoài vào cộng đồng làng đồng thời là cầu nối
Trang 5cộng đồng làng với thế giới bên ngoài qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại do doanh nhân thực hiện
Nếu ở các vùng đồng bằng, chợ chủ yếu mang chức năng trao đổi hàng hóa thì ở các tỉnh miền núi chợ còn là nơi sinh hoạt văn hóa, nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, nơi giao lưu văn hóa cộng đồng thông qua việc tổ chức các
lễ hội, các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc của từng tộc người Đặc biệt, Thái Nguyên là nơi chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì thế, quy mô, hình thức trao đổi hàng hóa…ở chợ cũng có nhiều điểm khác biệt so với chợ của các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
Từ lâu mạng lưới chợ nông thôn đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội ở các tỉnh miền núi nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng Song cho đến nay việc tìm hiểu một cách có hệ thống, toàn diện, cụ thể
về cấu trúc, hoạt động của các chợ này chưa thực sự được giới sử học quan tâm nghiên cứu
Xuất phát từ những nhận thức trên, chúng tôi chọn đề tài “Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 2010” để nghiên cứu
với mong muốn khôi phục lại một cách chân thực về hoạt động trao đổi mua bán trong các chợ vùng nông thôn của Thái Nguyên từ sau khi miền Bắc được giải phóng nhằm nâng cao hiểu biết về đời sống kinh tế của dân cư nông thôn
ở một tỉnh miền núi phía Bắc và sự mở rộng, biến đổi của mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên, qua đó góp phần thiết thực vào việc giúp tỉnh nhà đưa ra được những định hướng, chính sách mới trong quy hoạch, phát triển mạng lưới chợ ở các vùng nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương cũng như tìm ra được nhiều giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, nâng cao mức sống của người dân
Trang 62 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mặc dù chưa có một công trình nào nghiên cứu về mạng lưới chợ của Thái Nguyên một cách toàn diện nhưng chúng tôi đã thừa hưởng kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đề cập tới vấn đề nghiên cứu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp ở từng lĩnh vực và khía cạnh khác nhau
Ngay từ thế kỉ XVII, nhiều thương nhân và giáo sĩ phương Tây đã đến nước ta điều tra, nghiên cứu về làng Việt trong đó có những ghi chép về mạng
lưới chợ như các cuốn sách: "Lịch sử Đàng Ngoài" của Richard, "Vương quốc
Đàng Ngoài", "Hành trình và truyền giáo" của A de Rhodes…Nhưng đây
mới chỉ là những ghi chép có đề cập đến làng xã Việt Nam
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX xuất hiện một số tác phẩm chuyên khảo
của các tác giả người Pháp như: "Làng xã An Nam ở Bắc Kỳ" của P.Ory (Paris, 1894), "Thành bang An Nam" của C Briffaut (Paris, 1909) viết về
nông thôn Việt Nam nhằm phục vụ cho công cuộc đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, việc nghiên cứu về làng xã Việt Nam được mở rộng hơn trước Lúc này, bên cạnh những người Pháp còn có một số tác giả người Việt tham gia nghiên cứu Những tác giả tiêu biểu nhất thời kì
này là Pierre Gourou với cuốn “Les Paysans Delta Tonkinois” (Nông dân vùng đồng bằng Bắc kỳ) (Paris, 1936), Phan Kế Bính với “Việt Nam phong
tục”, Nguyễn Văn Huyên với “Recherche sur la Commune Annamite”
(Nghiên cứu về làng An Nam) (Hà Nội, 1939)
Sau cách mạng tháng Tám, nhiều tác giả, tác phẩm viết về các vấn đề kinh tế, văn hóa của làng xã Việt Nam trong đó ít nhiều đã đề cập tới hệ thống các chợ khu vực nông thôn Tiêu biểu như Luận án tiến sĩ Luật học của Vũ
Quốc Thúc sau in thành sách “L’Economic Communaliste du Vietnam” (Kinh
tế làng xã Việt Nam) (Hà Nội, 1951); "Xã thôn Việt Nam" của Nguyễn Hồng
Trang 7Phong ( Hà Nội, 1959), "Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ"
của Trần Từ (Hà Nội, 1984)
Thời kì đổi mới từ 1986 cho đến nay là thời kì nở rộ của những công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam nói chung và đề tài chợ nông thôn nói
riêng Mở đầu là Hội thảo khoa học “Làng xã và vấn đề xây dựng nông thôn
mới” của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Thời kì này, hàng chục cuốn sách
chuyên khảo về kinh tế- xã hội làng xã Việt Nam đã được xuất bản Chẳng
hạn, tác giả Nguyễn Quang Ngọc với “Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc
Bộ thế kỷ XVIII- XIX” (Hà Nội, 1993) của tác giả Nguyễn Quang Ngọc
Trong tác phẩm này tác giả đã đề cập một cách khá rõ nét tình hình kinh tế thương nghiệp cũng như hoạt động buôn bán ở các chợ thuộc vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ từ các thế kỉ XVIII- XIX cho đến nay thông qua việc tìm
hiểu một số làng buôn: Phù Lưu, Đa Ngưu, Báo Đáp Hay cuốn “Một số vấn
đề làng xã Việt Nam” của Nguyễn Quang Ngọc, (Hà Nội, 2009) đã nghiên
cứu kết cấu kinh tế, kết cấu xã hội và văn hóa của làng xã Việt Nam qua nghiên cứu trường hợp làng Đan Loan trong đó khi viết về kinh tế thương nghiệp của làng xã Việt Nam tác giả đã đề cập tới hoạt động trao đổi buôn bán ở các chợ
Thời kì này cũng xuất hiện hàng loạt các Luận án, các công trình nghiên cứu khoa học viết về làng xã cũng như hoạt động thương nghiệp ở nông thôn thông qua mạng lưới các chợ được in thành sách hay đăng trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Dân tộc học, Văn hóa nghệ thuật, chẳng hạn:
Tác giả Nguyễn Đức Nghinh với bài viết “Những nét phác thảo về chợ
làng qua những tài liệu thế kỉ XVII- XVIII” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch
sử số 5 năm 1980; “Chợ Làng, một nhân tố củng cố mối liên hệ dân tộc”, đăng trên Tạp chí dân tộc học số 5 năm 1981 và “Chợ làng trước cách mạng
tháng Tám” đăng trên tạp chí Dân tộc học, số 3 năm 1981
Trang 8Tác giả Nguyễn Quang Ngọc đã có nhiều bài viết về chợ và hoạt động thương nghiệp ở nông thôn Việt Nam được đăng trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Nghiên cứu kinh tế hay tạp chí Dân tộc học, tiêu biểu như:
“Mấy ý kiến về hoạt động thương nghiệp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ
XVIII- XIX (Hiện tượng và bản chất)” đăng trên Tạp chí dân tộc học số 5,
năm 1985
Các bài viết trên đã đề cập tới hoạt động thương nghiệp ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ qua các tư liệu điều tra thực tế tại một số địa phương trong những thập niên cuối của thế kỉ XX, trên cơ sở đó bước đầu đánh giá vai trò của mạng lưới chợ nông thôn với đời sống kinh tế xã hội của các địa phương
Luận án Tiến sĩ Xã hội học của Lê Thị Mai “Chợ nông thôn châu thổ
sông Hồng trong quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội thời kì đổi mới”,(Hà
Nội, 2002), đã phân tích cơ sở kinh tế- xã hội, cấu trúc quan hệ thương mại và vai trò của chợ nông thôn châu thổ sông Hồng qua khảo sát thực tế tại các chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm), chợ Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Tây), chợ Thổ Tang (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)
Những tác phẩm, những công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã cung cấp thêm nhiều tư liệu về làng xã và nông thôn Việt Nam, trong đó có phân tích mối quan hệ kinh tế cổ truyền giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp
và thương nghiệp, trong đó có nhắc đến mạng lưới chợ và vai trò của nó với đời sống của người dân nông thôn
Một số công trình nghiên cứu khoa học của các sinh viên Đại học sư phạm Thái Nguyên trong những năm gần đây đã đề cập tới mạng lưới và hoạt động của các chợ nông thôn ở Thái Nguyên như: đề tài nghiên cứu khoa học
“Chợ và hoạt động buôn bán nhỏ ở Thái Nguyên qua Đại Nam Nhất Thống
chí” của Nguyễn Thị Hà (năm 2005) đã bước đầu thống kê một số chợ của
Trang 9Thái Nguyên và hoạt động buôn bán ở chợ trước cách mạng tháng Tám năm
1945 qua tác phẩm “Đại Nam nhất thống chí”
Đề tài nghiên cứu khoa học “Hoạt động giao thương ven sông Cầu trước
năm 1945” của Nguyễn Trung Dũng, đã đề cập tới mạng lưới chợ trên lưu
vực sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945
Như vậy cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện
về mạng lưới chợ nông thôn của tỉnh Thái Nguyên từ sau 1954 đến năm 2010 Còn có nhiều vấn đề quan trọng cần được làm sáng tỏ: cơ sở hình thành và nguyên nhân phát triển mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên, cấu trúc các mặt hàng mua bán, thành phần mua bán và cách thức trao đổi, những hình thức sinh hoạt văn hóa ở chợ vùng cao cùng sự mở rộng và biến đổi trong hoạt động mua bán ở các chợ nông thôn từ sau khi Thái Nguyên tái lập tỉnh cho đến nay Song, những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là những ý kiến gợi mở quý báu, tạo điều kiện cho chúng tôi đi sâu nghiên cứu
hoàn thành luận văn: “Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ năm
1954 đến năm 2010”
3 Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ năm
1954 đến năm 2010”, tác giả mong muốn khôi phục lại một cách chân thực,
sinh động, khoa học hoạt động của các chợ nông thôn của Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 2010 cũng như vai trò, tác động của nó đối với sự chuyển biến cơ cấu kinh tế của các địa phương trong tỉnh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Qua việc tìm hiểu hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn, luận văn tập trung phác họa những nét cơ bản nhất về đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tỉnh đồng thời tìm hiểu những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước với hoạt động thương nghiệp cùng những định hướng
Trang 10mới của tỉnh Thái Nguyên đối với việc quy hoạch, phát triển mạng lưới chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn gồm hoạt động kinh tế, văn hóa ở mạng lưới chợ nông thôn Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 2010 cùng các vấn đề có liên quan
Do hạn chế về tư liệu và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của Luận văn chỉ đi sâu tìm hiểu vào mạng lưới chợ nông thôn của tỉnh Thái Nguyên theo địa danh lãnh thổ hiện nay, nhất là mạng lưới và hoạt động của các chợ ở một
số huyện vùng cao: Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai bởi nó mang những nét đặc trưng của chợ ở miền núi Với các chợ nông thôn thuộc các huyện: Sông Công, Phổ Yên, Phú Bình …do ở gần trung tâm và mang nhiều đặc điểm của chợ ở miền xuôi nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát và tìm ra những nét đặc sắc trong hoạt động buôn bán, mặt hàng trao đổi của các chợ này Bên cạnh
đó chúng tôi cũng sẽ bước đầu khảo sát về hoạt động buôn bán trên các bến sông thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên nhất là hoạt động giao thương ven sông Cầu
4 Nguồn tƣ liệu
Tư liệu chung: Đại Nam nhất thống chí, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập I; tập II,); Lịch sử Việt Nam (1945- 2000); Dư địa chí (Nguyễn Trãi); Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc kì, Các dân tộc ít người ở Việt Nam
Các tác phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố, xuất bản, các bài báo đã được đăng trên các tạp chí: tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Dân tộc học, tạp chí Nghiên cứu kinh tế
Nguồn tư liệu lịch sử địa phương: Thái Nguyên đất và người; Niên giám thống kê Thái Nguyên; Đề án phát triển chợ nông thôn Thái Nguyên giai đoạn 2010- 2015; Quy hoạch chợ, trung tâm thương mại, siêu thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010- 2020
Trang 11Ngoài ra còn có một số tư liệu giúp bổ sung làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu như: các nghị quyết, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế miền núi phía Bắc, các báo cáo phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và đặc biệt là nguồn
tư liệu điền dã
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử
và phương pháp lôgic, phương pháp điền dã dân tộc học kết hợp với phương pháp khai thác tư liệu thành văn Chúng tôi cũng áp dụng phương pháp thống
kê, hệ thống hóa bằng các biểu bảng, đặt vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ với lịch sử dân tộc để có thể đưa ra những nhận thức chân thực, khoa học với đối tượng nghiên cứu của đề tài
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn giới thiệu một cách đầy đủ và cụ thể nhất về mạng lưới chợ nông thôn Thái Nguyên cùng những giá trị kinh tế, xã hội của nó trong tiến trình lịch sử của tỉnh nhà từ năm 1954 đến năm 2010
Qua sự phân tích về đặc điểm của các loại hình chợ nông thôn thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về hàng hóa trao đổi ở chợ, thành phần tham gia mua bán, phương thức trao đổi cùng một số hình thức sinh hoạt văn hóa tại các chợ, luận văn làm nổi bật nét đặc trưng của chợ miền núi Thái Nguyên Luận văn là tài liệu tham khảo cần thiết cho quá trình học tập bộ môn lịch sử, Dân tộc học, Cơ sở văn hóa…cũng như việc giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trang 127 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Phần nội dung được cấu thành bởi 3 chương
Chương 2: MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN
Trang 13CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi và trung du, nằm ở vùng tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng rừng núi thượng du phía Bắc, ở tọa
độ 210
00 đến 20,03 0 vĩ bắc Phía bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp thủ đô Hà Nội, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, diện tích tự nhiên là 3.562,82 km2
Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ Thái Nguyên cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách biên giới Trung Quốc 200km, cách trung tâm Hà Nội 75km và cảng Hải Phòng 200km Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút: Quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam, Trung Quốc; Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn, quốc lộ 37, 279; hệ thống đường sông
Đa Phúc- Hải Phòng, đường sắt từ Thái Nguyên đi Hà Nội
Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài, đưa Thái Nguyên nhanh chóng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế, văn hoá của các tỉnh miền núi trung du phía Bắc, không chỉ hiện nay mà trong cả tương lai Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hướng bắc- nam Phía tây nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam Ngoài dãy núi trên còn
Trang 14có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng đông bắc-tây nam đến
Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng tây bắc-đông nam Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác Địa hình Thái Nguyên chia làm 3 vùng: vùng phía tây và tây bắc của tỉnh gồm các huyện: Đại Từ, Định Hóa và các xã phía tây của huyện Phú Lương, đây là vùng rừng núi hiểm trở, địa hình chia cắt mạnh Xen giữa các dải núi là các khu ruộng nhỏ, dốc, hẹp Vùng phía Đông gồm 2 huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai, độ cao trung bình từ 500m đến 600m, địa hình phức tạp với những khối núi đá vôi to lớn ở Thần Sa, Thượng Nung, Nghinh Tường đặc biệt là khối núi đá vôi Phương Giao ở Đông Nam huyện Võ Nhai đồ sộ và hiểm trở, tạo ra nhiều thung lũng hẹp và sâu Vùng trung du gồm các xã phía Nam của huyện Phú Lương, phía tây huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện Phú Bình, Phổ Yên, với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp xen lẫn với đồng bằng Điều kiện địa hình của Tỉnh là một trong những điều kiện thuận lợi để Thái Nguyên phát triển kinh tế kết hợp nông và lâm nghiệp
Khí hậu của Thái Nguyên có sự phân chia thành 3 vùng: vùng phía tây nóng và mưa nhiều; vùng phía đông lạnh và ít mưa, vùng phía nam có tính chất trung gian chuyển tiếp giữa phía đông và phía tây Do địa hình thấp dần từ vùng núi xuống trung du và đồng bằng theo hướng Bắc - Nam nên vào mùa đông có thể thấy sự khác biệt theo lãnh thổ với mức độ lạnh khác nhau: vùng lạnh nhiều ở phía bắc huyện Võ Nhai; vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía Nam huyện Võ Nhai; vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và thị xã Sông Công Cũng vào
Trang 15mùa đông, do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh từ phía Bắc, thời tiết lạnh
và hiện tượng sương muối thường xảy ra ở các huyện phía Bắc
Lượng mưa hàng năm ở Thái Nguyên trung bình từ 1800- 2500 mm Chế
độ mưa chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Vào mùa mưa, hoạt động của khí áp từ phía tây làm cho thời tiết nóng, khô Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ
1300 – 1750 giờ, phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm [66]
Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, có giá trị đối với nông, lâm nghiệp
Do đặc điểm địa hình Thái Nguyên xen lẫn giữa miền núi và trung du nên tiềm năng đất đai của tỉnh rất đa dạng với 3 loại đất chính là đất feralit, đất đá vôi và đất ruộng với tổng diện tích đất là 354.655,25 ha thích hợp cho việc phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc
Với tổng diện tích là 356.282 ha Cơ cấu đất đai của tỉnh phân chia như sau: Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m [66], hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng
hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao
Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương ở từ
độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (một đặc sản của Thái Nguyên) Thổ nhưỡng và khí hậu Thái Nguyên thích hợp với cây chè Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là đặc sản nổi tiếng ở cả trong và
Trang 16ngoài nước.[66] Toàn tỉnh hiện có 15000 ha chè, trong đó có trên 12000 ha chè kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng trên 70 000 tấn chè búp tươi Đây cũng là lợi thế thúc đẩy hoạt động buôn bán ở các chợ Thái Nguyên, bao gồm cả trao đổi buôn bán của người dân địa phương và giữa người dân Thái Nguyên với cư dân ở các tỉnh lân cận [29]
Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên [66], trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán ) khó khăn cho việc canh tác Ngoài sản xuất lương thực, tỉnh còn có diện tích tương đối lớn để quy hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi bò sữa, góp phần ổn định và nâng cao mức sống của người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương nghiệp
Theo số liệu thống kế năm 2009, trong tổng quỹ đất 356.282 ha, diện tích đất đã sử dụng là 302.100 ha (chiếm 84,8 % diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 54.182 ha (chiếm 15,2 % diện tích tự nhiên) Trong đất chưa
sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất
có khả năng sản xuất lâm nghiệp [Bảng 1.1]
Bảng 1.1 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên
Năm
Loại đất
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 356.282 100.00 356.282 100.00 Đất sản xuất nông nghiệp 94.563 26,7 99.400 27,9
Trang 17Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, giao thông được ưu tiên đầu tư xây dựng trong nhiều năm gần đây, Thái Nguyên có nhiều khả năng để phát triển nông, lâm, công nghiệp, thương nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác
Thái Nguyên có nhiều sông suối, phân bổ tương đối đều trên địa bàn tỉnh, trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Cầu Hai sông này là nguồn cấp nước chính cho nền kinh tế, dân sinh của tỉnh Sông Công có bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định hoá, chạy dọc theo chân núi Tam Đảo Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ, tạo thành Hồ Núi Cốc Hồ này cung cấp nước tưới cho cây hoa màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ chợ Đồn chảy theo hướng bắc- đông nam Trên sông này có hệ thống thuỷ nông sông Cầu (trong đó có đập dâng thác huống) cung cấp nước tưới cho diện tích lúa và hoa màu của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hoà, Tân Yên (Bắc Giang)
Ngoài ra trong tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông kì cùng
và hệ thống sông lô Trên các sông chảy qua tỉnh có thể xây dựng nhiều công trình thủy điện kết hợp với thuỷ lợi quy mô nhỏ sẽ góp phần làm cho nông thôn vùng cao tiến bộ nhanh Thái Nguyên còn có nhiều sông ngắn và nhỏ như: Sông Đu, Sông Nghinh Tường, sông Chu, sông Khe Mo, sông Huống Thượng và nhiều suối nhỏ khác Các sông suối Thái Nguyên hàng năm cung cấp cho đồng ruộng ven sông một khối lượng lớn phù sa làm cho đất đai thêm phì nhiêu, màu mỡ, giữ được độ ẩm quanh năm, thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây lương thực và hoa màu
Thông qua mạng lưới giao thông đường thủy nhất là trên sông Cầu, hoạt động giao thương có điều kiện phát triển đồng thời nhiều chợ ven sông cũng
đã hình thành và hoạt động có hiệu quả từ trước năm 1954
Trang 18Nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản khác nhau Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm:
Nhóm nguyên liệu cháy bao gồm than mỡ, than đá với trữ lượng lớn thứ
2 cả nước, được phân bố tập trung ở hai huyện Đại Từ và Phú Lương, trong
đó riêng than mỡ có trữ lượng khoảng trên 15 triệu tấn, chất lượng than tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn than đá có tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn, tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hòa, Núi Hồng
Nhóm khoáng sản kim loại bao gồm kim loại đen, kim loại màu Trong đó: Quặng sắt có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn, có hàm lượng FE 58.8%- 61,8% Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường 259 có tổng trữ lượng quặng khoảng 30 triệu tấn
Quặng Titan đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng sa khoáng, quặng gốc phân bố chủ yếu ở huyện Phú Lương và huyện Đại Từ Trong số 18 mỏ này
đã có 1 mỏ thăm dò và khai thác (mỏ Cây Châm- Phú Lương), thành phần chính của quặng là Ilmenit, tổng trữ lượng dự kiến vào khoảng 18 triệu tấn Thiếc có ở 3 mỏ thuộc huyện Đại Từ là: Phục Linh, Núi Pháo, Đá Liền Tổng trữ lượng của 3 mỏ này khoảng 13.600 tấn
Vônfram có ở Núi Pháo (Đại Từ) trữ lượng 110.260.000 tấn
Chì, kẽm tập trung ở Lang Hích (huyện Đồng Hỷ), Thần Sa, Cúc Đường (huyện Võ Nhai) quy mô không lớn
Vàng: bao gồm vàng sa khoáng ở khu vực Thần Sa, dãy núi Bồ Cu (huyện Võ Nhai), khu vực Ngàn Me, Cây Thị huyện Đồng Hỷ, khu vực phía tây của huyện Phổ Yên
Trang 19Ngoài ra còn có đồng, thủy ngân…trữ lượng quặng nhỏ, mức độ điều tra sơ bộ
Nhóm khoáng sản phi kim loại bao gồm pyrits, barit, phốtphorit trong đó đáng chú ý là phốtphorit ở một số điểm quặng: núi Văn, làng Mới, La Hiên Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn
Nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi với trữ lượng lớn Đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe
Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng,
đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn Ngoài ra gần đây phát hiện một số mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt, hàm lượng Al2CO3 cao, trữ lượng dự kiến khoảng 20trm3
.Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát [66]
Khoáng sản của Thái Nguyên phong phú, nhiều chủng loại có ý nghĩa với cả nước như sắt, than… tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng Đây là thế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nước
Thái Nguyên có rất nhiều phong cảnh đẹp, các hồ nước, lớp phủ thực vật, động vật quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên cùng với hàng loạt di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội, truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc Đây là những lợi thế của Thái Nguyên trong việc phát triển các dịch vụ du lịch, cả du lịch sinh thái và du lịch nhân văn
Thái Nguyên có các điểm du lịch như Khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu du lịch Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, khu di tích lịch sử ATK, thác Khuôn Tát, đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn
Trang 20Ngoài ra, Thái Nguyên còn có bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam Bảo tàng đã trưng bày, giới thiệu di sản văn hoá truyền thống của đại gia đình các dân tộc Việt Nam Hiện nay, bảo tàng lưu giữ hơn 10.000 đơn vị tài liệu, hiện vật thuộc di sản văn hoá của 54 dân tộc [66]
1.2 Khái quát lịch sử hành chính tỉnh Thái Nguyên
Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đời các vua Hùng, nước Văn Lang chia làm 15 bộ Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định, phía đông và phía bắc giáp với Cao, Lạng; phía tây và nam giáp Kinh- Bắc; có 2 lộ phủ, 9 huyện, 2 châu và 336 làng xã Thái Nguyên lúc đó nằm dưới sự cai quản của chế độ lạc tướng [64, tr 48] Khoảng đầu công nguyên chế độ lạc tướng chấm dứt, bộ chuyển thành huyện, Vũ Định vẫn giữ tên cũ Dưới thời đô hộ của nhà Triệu, Thái Nguyên nằm trong quận Giao Chỉ Đời nhà Hán, Thái Nguyên nằm trong huyện Long Biên thuộc quận Giao Chỉ Đến thời Đường thế kỷ VIII,IX,X- Thái Nguyên là đất Châu Long và châu Vũ Nga thuộc An Nam đô hộ phủ Dưới triều Đinh- Tiền Lê (thế kỷ X) đất nước chia thành 10 đạo Khi Lý Thái Tổ lên ngôi (1010) rời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La, 10 đạo được đổi thành 24 lộ, các vùng xa xôi hẻo lánh nằm trong các châu biên viễn Đầu năm
1226, nhà Trần đổi Châu thành Lộ, vùng đất Thái Nguyên thuộc Như Nguyệt Giang lộ Năm 1397 nhà Trần đổi châu Thái Nguyên tương đương với tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và nửa tỉnh Cao Bằng ngày nay [2, tr 19]
Thời thuộc Minh (1407- 1427), vào năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), trấn Thái Nguyên được đổi thành Phủ Thái Nguyên lệ thuộc vào ty Bố chính; năm
1426 phủ Thái Nguyên đổi thành Thái Nguyên Thừa chính ty, gồm 3 phủ: Thái Nguyên, Phú Bình, Thông Hóa
Năm 1428, khi nhà Lê thành lập, Lê Thái Tổ chia đất nước thành 5 đạo: Tây Đạo, Đông Đạo, Bắc Đạo, Nam Đạo và Hải Tây Đạo Thái Nguyên thuộc Bắc Đạo Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả
Trang 21nước, từ 5 đạo chia nhỏ thành 12 đạo thừa tuyên, Thái Nguyên là một trong
12 đạo Thừa Tuyên được gọi là Thái Nguyên Thừa Tuyên
Vào năm Quang Thuận thứ 10 nhà Lê tiến hành điều tra địa hình, địa giới của các Thừa Tuyên, hoàn thành tập bản đồ quốc gia Đại Việt (1469) khẳng định chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Nhà Lê đổi Thái Nguyên Thừa Tuyên thành Ninh Sóc Thừa Tuyên, gồm 3 phủ: Phú Bình, Thông Hóa, Cao Bằng Dưới đời Hồng Đức (1483), Ninh Sóc Thừa Tuyên đổi thành sứ Thái Nguyên; năm 1533, sứ Thái Nguyên đổi thành trấn Thái Nguyên
Từ thời Lê Trung Hưng (1533- 1789) đến hết thời Nguyễn Gia Long, Thái Nguyên vẫn gọi là trấn Năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), phủ Cao Bằng được tách khỏi trấn Thái Nguyên đặt tên riêng là trấn Cao Bằng Từ đó, trấn Thái Nguyên còn 2 phủ: Phú Bình và Thông Hóa Thủ phủ tỉnh Thái Nguyên lúc này đặt tại xã Bình Kỳ, huyện Thiên Phúc Năm 1813 thủ phủ Thái Nguyên được chuyển về Đồng Mỗ, huyện Đồng Hỷ
Dưới thời Gia Long, Thái Nguyên thuộc tổng trấn Bắc Thành Năm 1831- 1832, Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên Dưới tỉnh là phủ, huyện , châu, tổng, xã Trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên Năm Minh Mạng thứ 16 (1835) lập phủ Tòng Hóa[2,tr 10] trên cơ sở 1 châu, 3 huyện ( châu Định, huyện Văn Lãng, Đại Từ và Phú Lương), đưa Thái Nguyên lên 3 phủ, 9 huyện và 2 châu
Dưới thời Pháp thuộc, để dễ bề cai trị và đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân ta, từ năm 1890 Thực dân Pháp tách huyện Bình Xuyên khỏi tỉnh Thái Nguyên để lập tỉnh Vĩnh Yên và thực thi chế độ quân quản, chia nhỏ địa phận Thái Nguyên Từ tháng 10- 1890 đến tháng 9- 1892, tỉnh Thái Nguyên bị xóa bỏ, phân tán vào các địa bàn khác nhau dưới quyền quản lí của giới cầm quyền quân sự Pháp Ngày 11-4-1990, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở toàn bộ Phủ Thông Hóa của Thái Nguyên
Trang 22Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Thái Nguyên là tỉnh nằm trong căn cứ địa cách mạng Việt Bắc Trong kháng chiến chống Pháp, Thái Nguyên cùng các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Cạn trở thành trung tâm căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc- Thủ đô kháng chiến của cả nước
Thực hiện nghị quyết ngày 21-4-1965 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, từ ngày 1-7-1965, tỉnh Thái Nguyên hợp nhất với tỉnh Bắc Cạn thành tỉnh Bắc Thái, gồm 13 đơn vị hành chính huyện, thành thị trực thuộc
Sau kì họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, đã phê chuẩn việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên Ngày 1/1/1997 Thái Nguyên chính thức tách thành một tỉnh gồm có 9 đơn vị hành chính: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương Toàn tỉnh có 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du [Bảng 1.2]
Bảng 1.2: Các đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên
Phường: Trưng Vương, Thịnh Đán, Tân Long, Quán
Triều, Quang Vinh, Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Đồng Quang, Phan Đình Phùng, Túc Duyên, Tân Thịnh, Gia Sàng, Tân Lập, Phú Xá, Cam Giá, Trung Thành, Hương Sơn, Tân Thành,Tích Lương
Xã:Phúc Hà, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức, Tân
Cương, Quyết Thắng, Lương Sơn, Cao Ngạn, Đồng Bẩm Sông
Công Thị xã
Phường: Bách Quang, Cải Đan, Lương Châu, Mỏ Chè, Phố
Cò, Thắng Lợi Xã: Bá Xuyên, Bình Sơn, Tân Quang, Vinh Sơn
Trang 23Đại Từ Huyện
Đại Từ, Quân Chu, An Khánh, Bản Ngoại, Bình
Thuận, Cát Nê, Cù Vân, Đức Lương, Hà Thượng, Hoàng Nông, Hùng Sơn, Khôi Kỳ, Ký Phú, La Bằng, Lục Ba, Minh Tiến, Mỹ Yên, Na Mao, Phú Cường, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phú Xuyên, Phúc Lương, Phục Linh, Quân Chu, Tân Linh, Tân Thái, Tiên Hội, Vạn Thọ, Văn Yên, Yên Lãng
Định
Hóa Huyện
Chợ Chu, Bảo Cường, Bảo Linh, Bình Thành, Bình
Yên, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Định Biên, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Phú Tiến, Phúc Chu, Phượng Tiến, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Dương, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung Hội, Trung Lương
Đồng
Hỷ Huyện
Chùa Hang, Trại Cau, Sông Cầu, Hóa Thượng,
Huống Thượng, Nam Hòa, Tân Lợi, Cây Thị, Hợp Tiến, Khe Mo, Văn Hán, Hóa Trung, Quang Sơn, Văn Lăng, Tân Long, Hòa Bình, Minh Lập, Linh Sơn
Phổ
Yên Huyện
Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn, Đắc Sơn, Đông Cao,
Đồng Tiến, Hồng Tiến, Minh Đức, Nam Tiến, Phúc Thuận, Phúc Tân, Tân Hương, Tân Phú, Thành Công, Tiên Phong, Thuận Thành, Trung Thành, Vạn Phái
Phú
Bình Huyện
Hương Sơn, Bàn Đạt, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xá,
Điềm Thụy, Đồng Liên, Hà Châu, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim,Tân Thành, Thanh Ninh, Thượng Đình, Úc Kỳ, Xuân Phương
Phú
Lương Huyện
Đu, Giang Tiên, Cổ Lũng, Động Đạt,Hợp Thành, Ôn
Lương, Phấn Mễ, Phú Đô, Phủ Lý, Sơn Cẩm, Tức Tranh, Vô Tranh, Yên Đổ, Yên Lạc, Yên Ninh, Yên Trạch
Trang 24Võ
Nhai Huyện
Đình Cả, Bình Long, Cúc Đường, Dân Tiến, La Hiên,
Lâu Thượng, Liên Minh, Nghinh Tường, Phú Thượng, Phương Giao, Sảng Mộc, Thần Sa, Thượng Nung, Tràng Xá,
Vũ Chấn
(Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên, 2009)
1.3 Dân cư và phân bố dân cư
Dân số tỉnh Thái Nguyên theo điều tra dân số 01/04/2009 là 1.124.786 người Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có
8 dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H‟mông, Sán Chay, Hoa
Dân số
đô thị (người)
Tỉ lệ
so với dân số dân tộc
Dân số nông thôn (người)
Tỉ lệ
so với dân
số dân tộc
Trang 25Theo điều tra dân số 01/04/2009, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.123.116 người thuộc 325.680 hộ gia đình, trong đó nam có 555.371 người chiếm 49,45% và nữ là 567.745 người chiếm 50,55%, tỉ sô giới tính nam/nữ là 97,8/100 Tổng dân số đô thị là 287.265 người (25,6%) thuộc 97.300 hộ và tổng dân cư nông thôn là 835.851 người (74,4%) thuộc 228.380 hộ
Cũng như toàn quốc, Thái Nguyên có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 779.261 người, chiếm 69,38% tổng dân số Nhóm tuổi dưới 15 có 249.001 người, chiếm 22,17% tổng dân số còn nhóm người trên
60 tuổi có 94.854 người, tức chiếm 8,45% [4]
Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km² Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số tỉnh tăng bình quân 0,7%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước là 1,2% do có nhiều người di chuyển đi các tỉnh khác, trong đó ba huyện Định Hóa, Đại Từ và Phú Bình có tăng trưởng dân số âm[4]
Không như nhiều tỉnh trung du miền núi phía bắc khác, tỉnh Thái Nguyên có đa số dân cư là người Kinh (73,1%), tỉ lệ người Kinh sinh sống chủ yếu tại tỉnh lị, thị xã Sông Công và các huyện phía nam như Phổ Yên, Phú Bình cũng như tại các khu vực ven quốc lộ, tỉnh lộ và thị trấn tại các huyện còn lại
Dân tộc Tày có 123.197 người, đứng hàng thứ hai trong các dân tộc của tỉnh (chiếm 11%) Họ có mặt ở tất cả các huyện thị xã, thành phố trong tỉnh, tập trung đông nhất là ở huyện Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ, Võ Nhai
Người Nùng di cư xuống các tỉnh miền Bắc nước ta khoảng vài trăm năm nay Ở Thái Nguyên, người Nùng sinh sống chủ yếu trên địa bàn các xã vùng cao thuộc huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Định Hóa
Trang 26Những người Hoa đầu tiên đã có mặt ở Thái Nguyên khoảng trên dưới 150 năm Họ là lưu dân có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) Tổ tiên của một bộ phận trong số họ vốn là những nông dân nghèo đói phải phiêu bạt mưu sinh, một số ít khác có thể là hậu duệ những chiến binh của phong trào Thái Bình Thiên Quốc chống lại nhà Thanh, bị đàn áp nên trốn sang Việt Nam Khoảng những năm 60-70 của thế kỷ trước, một bộ phận người Hoa cũng chuyển từ Hà Cối (Quảng Ninh) về Thái Nguyên lập nghiệp
Theo Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, người Ngái ở Thái Nguyên chỉ
có 422 nhân khẩu, sinh sống phân tán ở các huyện Đại Từ (110 người, nam:
60, nữ: 50), thành phố Thái Nguyên (86 nhân khẩu, nam: 42, nữ: 44), Phổ Yên (31 nhân khẩu, nam: 21, nữ: 10) Người Ngái còn phân bố ở các huyện Phú Lương và Đồng Hỷ Dân tộc Ngái không có các thôn bản riêng, họ sống xen kẽ với người Kinh, Tày, Hoa và Sán Dìu[10]
Người Sán Dìu tự gọi mình là Sán Dìu Các cộng đồng láng giềng gọi họ bằng nhiều tên khác nhau: Trại Đất, Trại ruộng, Mán Quần Cộc, Mán Váy Xẻ, Sán Nhiều, Slán Dao Các nhà ngôn ngữ học xếp dân tộc Sán Dìu vào nhóm ngôn ngữ Hán, thuộc ngữ hệ Hán-Tạng Ở Thái Nguyên người Sán Dìu sống rải rác ở các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ
Người Dao ở Thái Nguyên thuộc 3 nhóm địa phương: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt và Dao Lô Gang Dao Quần Chẹt tập trung chủ yếu ở huyện Đại
Từ, Dao Đỏ cư trú phân tán ở huyện Phú lương và Đồng Hỷ, Dao Lô Gang tập trung ở huyện Võ Nhai Ngoài ra, người Dao còn cư trú rải rác ở Định Hoá, Phổ Yên Tuy thuộc 3 nhóm khác nhau nhưng đều tự gọi là Dao Đại Bản (Tầm Mả Miền), cùng nói phương ngữ Kiềm Miền
Theo số liệu của Ban chỉ đạo cuộc Tổng điều tra dân số ở nước ta năm
1979 thì năm này tỉnh Bắc Thái nói chung, Thái Nguyên nói riêng mới có số liệu về người H'Mông Năm 1979, toàn tỉnh Bắc Thái có 650 người Hmông
Trang 27thì tại Thái Nguyên ngày nay có 644 người, trong đó gần 80% tập trung ở huyện Võ Nhai Sau đó 10 năm (1989) dân số H'Mông ở Thái Nguyên đã lên tới 2.264 người, huyện có đông người H'Mông nhất là Đồng Hỷ tăng từ 54 người lên 1.022 người (tăng tuyệt đối 968 người), huyện Võ Nhai mặc dù đã tăng từ 513 người lên 923 người (tăng tuyệt đối 410 người) nhưng lại xuống
vị trí thứ hai Đến năm 1999, dân số Hmông trong toàn tỉnh đã lên tới 4.831 người, tăng hơn gấp đôi trong 10 năm [10]
Người Sán Chay bao gồm hai nhóm là Cao Lan và Sán Chí, đều là những cộng đồng mới di cư sang Việt Nam cách đây một vài trăm năm Trong Đại Nam nhất thống chí, ở mục Phong tục tỉnh Thái Nguyên khi đề cập tới người Cao Lan có ghi: Mán Cao Lan cứ ba năm một lần thay đổi chỗ ở, không ở chỗ nào nhất định
Với nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống trong tỉnh, kho tàng văn hoá của cư dân khá phong phú Bản sắc văn hoá riêng của mỗi dân tộc tạo nên
sự đa dạng và độc đáo của địa phương Bản sắc văn hoá truyền thống được lưu giữ như một thứ di sản vô giá, từ kiến trúc nhà cửa, nề nếp sinh hoạt, trang phục đến tập quán sản xuất, quan hệ cộng đồng, làng bản Mỗi mùa xuân về người dân nhiều vùng quê lại tưng bừng mở hội, cầu người yên vật thịnh, cầu mùa vụ bội thu
1.4 Mạng lưới giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh Thái Nguyên bao gồm cả đường sắt, đường bộ, đường thủy phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi
Hệ thống đường bộ với tổng chiều dài là 2.753 km, trong đó: quốc lộ:
183 km, tỉnh lộ: 105,5 km, huyện lộ: 659 km; đường liên xã: 1.764 km Các đường quốc lộ, tỉnh lộ đều được dải nhựa, phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và nối thông với các tỉnh
Trang 28lân cận Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng Các quốc lộ 1B, 37, 18, 279 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh Sự mở rộng
và phát triển của mạng lưới đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là nhân
tố thúc đẩy quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa của tỉnh Thái Nguyên trong đó có các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa trên địa bàn các chợ nông thôn
Đường sắt: hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện Tuyến đường sắt Quán Triều- Hà Nội nối Thái Nguyên với Hà Nội Tuyến đường sắt Quán Triều- Núi Hồng là tuyến đường sắt quan trọng với việc vận chuyển khoáng sản Tuyến đường sắt Lưu Xá- Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội- Quán Triều, tuyến đường sắt này cũng nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh và ra tỉnh Quảng Ninh Mạng lưới đường sắt của tỉnh Thái Nguyên đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên và giữa Thái Nguyên với các tỉnh khác
Đường thủy: Thái Nguyên có 2 tuyến đường sông chính là: Đa Phúc- Hải Phòng dài 161 km; Đa Phúc- Hòn Gai dài 211 km Trong tương lai, tỉnh sẽ tiến hành nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc
dỡ, đảm bảo công suất bốc xếp được 1.000 tấn hàng hóa/ ngày đêm Ngoài ra Thái Nguyên có hai con sông chính là: sông Cầu và sông Công, cần nâng cấp
để vận chuyển hàng hóa [66]
Mạng lưới giao thông vận tải mở rộng và không ngừng được nâng cấp là
cơ sở quan trọng, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, nhất là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh
Trang 291.5 Khái quát tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Thái Nguyên từ 1954 đến
2010
Khi hòa bình lập lại, Thái Nguyên đứng trước nhiều thử thách về kinh tế,
xã hội Sản xuất nông nghiệp chưa được khôi phục, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, nạn đói lan rộng ra 4 huyện phía Nam của tỉnh
Trước tình hình đó, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích canh tác, khôi phục sản xuất nông nghiệp, hoàn thành cải cách ruộng đất, từng bước đẩy lùi nạn đói và ổn định đời sống người dân Cùng với miền Bắc, Thái Nguyên cũng ra sức đóng góp sức người, sức của, thực hiện nghĩa vụ của hậu phương chi viện cho tiền tuyến, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Bước vào thời kì đổi mới, kinh tế của tỉnh có những chuyển biến tích cực theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành trong
cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhìn chung kinh tế của Thái Nguyên có thể chia thành hai tiểu vùng:
Vùng phía Bắc là vùng núi, có nhiều tiềm năng về nông, lâm nghiệp Đây là địa bàn cư trú tập trung của đồng bào các dân tộc Kinh tế nông, lâm nghiệp là chủ yếu, công nghiệp còn quá nhỏ bé, trình độ văn hoá và trình độ dân trí còn thấp
Vùng trung tâm là vùng phát triển của tỉnh với trọng tâm là công nghiệp gang thép gắn liền với sự phát triển cùa thành phố Thái Nguyên; công nghiệp khai khoáng; một số ngành công nghiệp như may, lắp ráp điện tử; thương mại, ngân hàng, du lịch, trồng và chế biến chè
Thái Nguyên là tỉnh có tài nguyên khoáng sản phong phú và có một số khu công nghiệp tập trung nhưng đến nay, kinh tế của tỉnh vẫn là nền kinh tế nông lâm công nghiệp Cơ cấu kinh tế theo GDP của tỉnh giai đoạn 2001-
2005 có sự dịch chuyển nhưng chậm Công nghiệp đóng góp khoảng 30 -
Trang 3040% GDP của tỉnh , trong đó công nghiệp̣ trong nước chiếm 81% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 19% Tuy nhiên, các khu, ngành công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng qua các thời kì [57]
Các ngành công nghiệp chủ yếu của Thái Nguyên là công nghiệp luyện kim và sản xuất gang thép xây dựng, phôi thép, công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp khai khoáng kim loại màu, than
Về nông nghiệp thì khí hậu Thái Nguyên thích hợp với nhiều loại cây trồng Sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây có sự phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá Nhiều sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ khắp các thị trường trong nước, đặc biệt là chè Đây là cây công nghiệp điển hình
và truyền thống của tỉnh
Dịch vụ vận tải tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá Các loại hình dịch vụ trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, bưu chính viễn thông… đều phát triển, tính đến hết năm 2010, số thuê bao điện thoại cố định đạt 18 máy/100 dân [58] Đã hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ mới như dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xúc tiến sản xuất, đầu tư, pháp lý, xuất khẩu lao động, kinh doanh bất động sản, góp phần thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ phát triển
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng Theo số liệu tổng hợp của Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2006- 2010, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (GDP) giai đoạn 2006 - 2010 là 11,11%/năm [58]
Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên trong giai đoạn 2006 - 2010 tiếp tục chuyển dịch ổn định theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm dần
tỷ trọng nông lâm nghiệp Tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 38,78% năm 2006 lên 41,54% năm 2010; thương mại – dịch vụ tăng từ 36,52% năm 2006 lên 36,73 năm 2010.; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 24,72% năm 2006 xuống còn 21,73% năm 2010 [58]
Trang 31Về giáo dục: Thái Nguyên là trung tâm giáo dục và đào tạo của Việt Bắc
trước đây và của miền núi trung du phía Bắc ngày nay Hệ thống Giáo dục và Đào tạo có 7 trường Đại học, 13 trường Cao Đẳng, là nơi đào tạo, cung cấp lao động có trình độ cho cả nước
Toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi vào các bậc, cấp học đều tăng và đạt cao hơn so với trung bình toàn quốc Quy mô giáo dục phổ thông, mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển phù hợp với yêu cầu phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí Hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, Trung tâm hướng nghiệp, Trung tâm giáo dục thường xuyên có bước tiến bộ quan trọng trong việc đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, học tập, nâng cao chất lượng dạy và học góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Về y tế, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình: đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trên 539 cơ sở y tế với 3.956 giường bệnh nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh cho nhân dân [58] Các chương trình y tế quốc gia được triển khai và thực hiện tương đối tốt, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện, các dịch bệnh lớn được kiểm soát tương đối hiệu quả, các bệnh xã hội được tích cực phòng chống và bài trừ, các mục tiêu Chương trình quốc gia về chăm sóc bảo vệ trẻ em được triển
khai hiệu quả trên địa bàn
Trang 32ngày càng lớn vào phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ của toàn vùng Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên trong giai đoạn vừa qua là cơ sở quan trọng
để thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường của tỉnh, qua đó tạo ra môi trường thuận lợi để các hoạt động thương mại nhất là sự trao đổi hàng hóa qua kênh phân phối ở các chợ nông thôn phát triển nhanh hơn với qui mô và phạm vị lớn hơn
Sự phát triển về cơ sở hạ tầng giúp Thái Nguyên ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn trong không gian thị trường cả nước Đây cũng chính là yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển thị trường và các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đang và sẽ là lợi thế chủ yếu đối với sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và các hoạt động thương mại qua mạng lưới chợ nói riêng của Thái Nguyên Dân số trong độ tuổi lao động đang có xu hướng tăng nhanh, tạo nên lực lượng lao động trẻ tương đối dồi dào và có trình độ đào tạo tốt Điều đó không chỉ cho phép Thái Nguyên phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà còn thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển khi nhu cầu của người dân trong tỉnh tăng lên
Dựa vào các lợi thế trên, Các chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh sẽ từng bước được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới nhằm thúc đẩy kênh lưu thông phân phối hàng hóa, góp phần đáng kể vào việc nâng cao và ổn định đời sống người dân nhất là ở các xã vùng cao khó khăn nơi sinh sống của đồng bào
các dân tộc ít người thuộc các huyện: Võ Nhai, Định Hóa…
Trang 33Chương 2 MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN TỪ NĂM
1954 ĐẾN NĂM 1997 2.1 Những quan niệm về chợ, chợ nông thôn
2.1.1 Những quan niệm về chợ
Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà con người đã sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó đi trao đổi với người khác để lấy một loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của
họ Có thể nói, từ xa xưa, ngay trong những Bộ lạc đã có sự trao đổi sản phẩm, tức là nền kinh tế hàng hóa giản đơn đã ra đời Gắn liền với nền kinh tế hàng hóa là các hình thức trao đổi, mua bán tương ứng Nền sản xuất hàng hóa càng phát triển, càng tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, theo đó nhu cầu trao đổi cũng ngày càng lớn hơn đây chính là nguyên nhân làm cho mạng lưới chợ phát triển từ ít đến nhiều, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn
Thủa ban đầu, chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi sản phẩm dư thừa với nhau, dựa trên một thước đo là sự thỏa thuận của hai bên Về sau cùng với sự ra đời của tiền tệ thì chợ không chỉ là nơi trao đổi mà diễn ra việc mua và bán hàng hóa - một bên là những người có sản phẩm sẽ đem ra để bán, còn một bên là khách hàng dùng tiền để mua các sản phẩm cần thiết cho mình hoặc các sản phẩm để đem bán lại
Chợ là một loại hình hoạt động thị trường xuất hiện từ xa xưa ở nhiều nơi trên thế giới Vốn là nới người mua, người bán gặp gỡ, trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ do phương thức tổ chức sản xuất và nhu cầu xã hội quy định Do
đó cũng có nhiều định nghĩa về chợ
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Mỹ, “chợ là cuộc gặp gỡ định kỳ giữa các thương gia để tiến hành hoạt động mua, bán hàng hóa công khai tại một nơi nhất định…Hàng bán tại chợ rất đa dạng, từ các loại vải may mặc đến các
Trang 34loại đá quý Hàng hóa bán tại một số chợ ở châu Âu chủ yếu là các loại quần áo…Những nước ở phương Đông, chợ có tầm quan trọng và quy mô lớn Chợ ở các bang tỉnh lẻ của Mĩ là những nơi trưng bày nông sản và sản phẩm vườn Chúng có nguồn gốc từ hoạt động chợ ngoài trời do Elkanah Watson khởi xướng lần đấu tiên, được tổ chức tại Pittsfield, Mass vào năm
1810,…” [74, p.p 720-721]
Theo "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam" định nghĩa: “chợ là nơi gặp
nhau giữa cung và cầu các hàng hoá, dịch vụ, vốn, là nơi tập trung hoạt động mua bán hàng hoá giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng Quy mô tính chất của chợ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế Chợ có vai trò chủ yếu là nơi tiêu thụ hàng hoá, đồng thời cũng có ảnh hưởng kích thích ngược lại đối với sản xuất Ở nhiều vùng miền núi, chợ còn là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc Chợ là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày, những buổi nhất định, tức là đã hình thành nên các chợ phiên
Quy mô và tính chất của chợ rất đa dạng: có chợ nông thôn tự sản, tự tiêu; có loại chợ mang tính chất khu vực hay một vùng rộng lớn Thông thường mặt hàng buôn bán ở chợ rất phong phú, nhiều loại Nhưng cũng có những chợ chỉ buôn bán những mặt hàng nhất định Tuỳ theo địa điểm và nhu cầu, chợ có thể họp hàng ngày nhưng cũng có chợ chỉ họp theo phiên nhất định trong tháng Vì vậy có thể xem chợ là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một địa phương”[65.tr 486]
Giáo sư Nguyễn Đức Nghinh trong bài: "Mấy nét phác thảo về chợ làng
(Qua những tài liệu thế kỉ XVII- XVIII)” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử
số 5/1980 đã định nghĩa "chợ là địa điểm trao đổi vật phẩm, hàng hoá thường xuyên, định kì"[48, tr 50]
Trang 35Theo nghĩa chung nhất, chợ là một loại hình thương nghiệp, là một bộ phận của thị trường xã hội, là nơi diễn ra tập trung các hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ phong phú của các thành phần kinh tế của nhân dân tại một địa điểm thích hợp Chợ được quản lí theo luật pháp hiện hành của nhà nước, chính sách, quy chế của chính quyền sở tại và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương trong từng thời gian nhất định
Chợ là một hiện tượng kinh tế- xã hội mang tính khách quan và lịch sử, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là về yếu tố sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, điều kiện tự nhiên Sự ra đời và quy mô của các chợ phụ thuộc vào các yếu tố: hệ thống cơ sở hạ tầng, dân cư, trình độ sản xuất, yếu tố tổ chức quản lí
Dân cư là yếu tố quan trọng đối với sự ra đời và hình thành chợ Số lượng dân cư và mật độ dân số tạo ra quy mô của yêu cầu trao đổi Mật độ dân cư càng lớn đòi hỏi số lượng và quy mô chợ cũng phát triển tương ứng Chợ là nơi không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa giữa mọi người trong làng, với người làng khác, giữa vùng này với vùng khác Chợ thường được đặt ở trung tâm vùng, tên chợ thường trùng với tên địa danh nơi đó
Do chức năng chính của chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa – dịch vụ khác nhau nên chợ thường được hình thành và xây dựng tại những nơi đông dân cư, thường là những trung tâm, đầu mối giao thông
Mỗi chợ thường bao gồm nhiều dãy, gian hàng khác nhau Mỗi gian hàng
có thể bày bán một loại hàng khác nhau hoặc tất cả các gian hàng trong chợ cùng bán một thể loại hàng giống nhau (gốm sứ, đồ dân dụng, rau củ quả ) Ngoài ra, chợ còn có chức năng trung chuyển các loại hàng hóa
Trang 362.1.2 Những quan niệm về chợ nông thôn
Nhiều nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa để xác định không gian nông thôn và cùng với sự phát triển của xã hội khái niệm nông thôn ngày càng mở rộng “Nông thôn là một kiểu cộng đồng lãnh thổ- xã hội nhất định có tính lịch sử, hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội, có đặc điểm dân số không đông, mật độ dân số tương đối thấp, lao động nông nghiệp đóng vai trò đáng kể " [70, tr.96-97]
Trong cuốn Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên định
nghĩa: “theo cách hiểu thông thường, nông thôn là những vùng dân cư sinh sống bằng nông nghiệp” và tác giả nhận xét, trên thực tế “nông thôn là một hiện tượng phức tạp hơn nhiều” do sự phát triển của xã hội và do sự phân công lao động dẫn đến “những vùng nông thôn không có nông nghiệp…Nếu trước đây nông thôn đồng nhất với nông nghiệp và nông dân, thì ngày nay sự đồng nhất ấy không đúng nữa Người ta bắt đầu nói đến một nông thôn đa chức năng: ngoài sản xuất nông nghiệp, đó còn là nông thôn công nghiệp, nông thôn cư trú…”[ 72, tr 97]
Cùng với sự phát triển của xã hội, việc xác định không gian nông thôn không đơn giản Nông thôn hiện nay bao gồm cả những đô thị nhỏ, thị trấn, những tụ điểm dân cư, những trung tâm công thương nghiệp nhỏ mà sự xuất hiện và phát triển của chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nông thôn, có sự phụ thuộc lẫn nhau và thúc đầy nhau cùng phát triển
Những định nghĩa về nông thôn từ những hướng tiếp cận khác nhau cho thấy nội hàm của khái niệm nông thôn ngày càng mở rộng cùng với quá trình phát triển của xã hội Dựa trên cơ sở định nghĩa về nông thôn, nhiều học giả cũng bắt đầu đưa ra khái niệm về “chợ nông thôn”
Có thể thấy, trong ngôn ngữ Việt Nam, khái niệm chợ thường có thêm một số từ kèm theo để chỉ loại hình hàng hoá, hình thức sinh hoạt, tính chất,
Trang 37địa điểm họp của chợ Do đó, có thể phân chia ra nhiều loại hình chợ theo những tiêu chí khác nhau, ví dụ:
Theo thời gian họp chợ: chợ sáng, chợ hôm, chợ phiên
Theo khu vực, địa vực: chợ quê, chợ nông thôn, chợ đô thị, chợ ven đô, chợ đồng bằng, chợ trung du
Theo quy mô hành chính: chợ làng, chợ xã (liên làng), chợ huyện (liên xã), chợ thị trấn, chợ thị xã
Theo tính chất, quy mô trao đổi hàng hoá: chợ đầu mối, chợ bán lẻ, chợ chuyên, chợ tổng hợp
Theo loại hình hàng hoá bán tại chợ: chợ vải, chợ trâu, chợ lụa…
Dù phân chia theo loại hình, tiêu chí nào thì chợ ở khu vực nông thôn hoạt động trên địa bàn nào đều do chính quyền địa phương đó quản lý, do đó chợ còn có một tên gọi chung là chợ làng hoặc chợ quê
Xuất phát từ những định nghĩa và sự phân loại chợ nông thôn như trên, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, có thể định nghĩa chợ nông thôn với tư cách là yếu tố kinh tế xã hội cơ bản để phát triển sản xuất hàng hoá, tạo
ra nhu cầu xã hội như sau:
Chợ nông thôn là nơi người mua, người bán gặp gỡ, trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng nông thôn vào những ngày, buổi nhất định Có các ngành, hàng hoạt động ở từng khu vực riêng trong chợ
Với nội hàm như trên thì chợ nông thôn trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn ở quy mô chợ làng xã (liên làng), chợ huyện (liên xã), chợ đầu mối
Sự phát triển của chợ phản ánh rõ nét đời sống kinh tế của địa phương, đồng thời nó chứa đựng nét văn hoá độc đáo mang tính đặc trưng của từng vùng miền Thái Nguyên nằm ở vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng, vì thế mà hoạt động trao đổi mua bán ở các chợ cũng sẽ mang màu sắc riêng và chung trong dòng chảy văn hoá của chợ
Trang 382.2 Cơ sở hình thành và nguyên nhân của sự phát triển mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ sau 1954
Chợ là một hình thức hoạt động thị trường hàng hóa, chịu sự quy định trước hết bởi những yếu tố kinh tế vi mô (tập quán sản xuất, kinh doanh, vị trí địa lý…) và sau đó là môi trường kinh tế vĩ mô (phương thức sản xuất, chính sách phát triển kinh tế, chính sách phát triển thị trường hàng hóa,…)
Thực tế cho thấy, không chỉ những yếu tố kinh tế mà cả những yếu tố văn hóa xã hội cũng đóng góp một phần quan trọng vào quá trình vận động và phát triển của chợ nông thôn ở một tỉnh miền núi như Thái Nguyên Có thể nói, tính chất sản xuất hàng hóa mang tính nhỏ lẻ, phân tán, và sự đa dạng của hoạt động sản xuất; tính chất tự quản tương đối cao về chính trị của cộng đồng làng xã, tính độc lập tương đối về kinh tế và đồng bộ về mặt xã hội là cơ
sở cho sự hình thành và phát triển mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên Mỗi cộng đồng xã hội với một môi trường sinh sống nhất định đã biết tạo
ra cho mình những phương cách sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên
và nhân lực (đất đai, lao động,…) để có được những của cải vật chất như: lương thực, quần áo, chỗ ở… để duy trì cuộc sống Những phương cách đó thường được gọi là hoạt động kinh tế
Hoạt động kinh tế có 3 giai đoạn: sản xuất, phân phối, tiêu dùng Mỗi một giai đoạn có một tầm quan trọng của nó và chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau Tiến trình phân phối, còn được gọi là trao đổi hàng hóa, là trung tâm của hoạt động kinh tế Chúng ta sẽ không thể hiểu được vấn đề trao đổi một cách đúng mức nếu trước hết không tìm hiểu bản chất của sản xuất Chính sản xuất quy định bối cảnh diễn ra hoạt động trao đổi
Đặc điểm chung của phương thức tổ chức sản xuất của nông dân ở nông thôn miền núi Thái Nguyên là sự kết hợp giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp
và buôn bán nhỏ trong mỗi gia đình và mỗi cộng đồng làng xã Trong cả 3
Trang 39thành phần kinh tế nói trên, kinh tế nông nghiệp ở các vùng nông thôn Thái Nguyên ngày càng phát triển phong phú với nhiều ngành nghề trong đó nghề nông trồng lúa luôn giữ vai trò chủ đạo
Tuy nhiên ở các vùng cao, kĩ thuật canh tác gần như vẫn còn mang tính chất lạc hậu, khiến cho năng suất thấp, sản xuất nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên và đời sống người nông dân những nơi này hết sức bấp bênh
Để bổ sung cho nghề nông trồng lúa, người dân nông thôn Thái Nguyên đã biết kết hợp với sản xuất thủ công nghiệp: làm đá, làm gốm, nghề mộc, đan lát, nghề dệt, nghề rèn sắt…nghĩa là họ đã biết kết khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lợi phong phú của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa phục vụ cho nhu cầu đời sống của mình Thủ công nghiệp ngày càng có xu hướng tách khỏi nông nghiệp nhưng nó không tách khỏi nông nghiệp một cách rạch ròi
mà trái lại sư phát triển của thủ công nghiệp, quy mô tổ chức của nó xét cho cùng cũng đều do nông nghiệp quyết định Một khi nông nghiệp phát triển, bản thân nó vừa sản xuất ra nhiều hàng hóa để trao đổi với khu vực sản xuất thủ công nghiệp lại vừa là cơ sở tiêu thụ hàng hóa của thủ công nghiệp
Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp gia đình tuy có củng cố thêm mối liên hệ vốn có giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp nhưng mặt khác đại
đa số các gia đình nông dân ở đây phát triển thủ công nghiệp không phải để thỏa mãn nhu cầu tự cấp, tự túc mà chủ yếu đưa ra thị trường bán đổi lấy lương thực cho nên về khách quan nó cũng làm tăng số lượng hàng hóa lưu thông, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, trong đó có sự ra đời và hoạt động nhộn nhịp của các chợ Phương thức sản xuất này không chỉ có ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên mà còn là mô hình chung ở khắp nông thôn châu Á với truyền thống nghề trồng lúa nước, đúng như nhận định của C Mác “trong gia đình có sự liên hiệp của nghề trồng trọt và chế tạo, sự phối hợp đặc biệt của nông nghiệp, dệt thủ công, kéo sợi thủ công và cày thủ công” [78, pp 15]
Trang 40Nhìn từ góc độ kinh tế, có thể thấy làng xã miền núi của tỉnh Thái Nguyên không có sự phân định rõ ràng, tuy nhiên ở một số gia đình và làng
xã có sự kết hợp của một số thành phần kinh tế: nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp, thủ công nghiệp kết hợp với thương nghiệp Tính đa dạng trong hoạt động sản xuất này dẫn đến nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa là điều kiện cho sự ra đời của chợ Nhưng chợ hoạt động khi lượng hàng hóa đem ra trao đổi và sức mua phải đạt đến mức độ nhất định
Từ sự phân tích trên có thể thấy, sự phát triển của sản xuất và sức mua đã quy định hình thức và quy mô của các chợ Số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa phản ánh khá rõ nét trình độ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương Nói cách khác, chợ là xã hội thu nhỏ của cộng đồng làng xã
Một số chợ đã ra đời và tồn tại trong xã hội phong kiến và thời Pháp thuộc vẫn phát huy là trung tâm trao đổi trong giai đoạn lịch sử sau này
2.3 Mạng lưới Chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 1997
Dựa trên nguồn tài liệu thu thập được và qua khảo sát thực tế, có thể khái quát sự hình thành mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau Ngay từ thế kỉ X, hoạt động trao đổi buôn bán giữa các miền trong cả nước đã khá thường xuyên Chợ búa mọc lên ở nhiều nơi Cuốn An Nam tức
Sự đã ghi lại “Trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa trăm thứ, bày la liệt” [37, tr 94] Đến thế kỉ XV, dưới thời Lê, nền kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp nước ta phát triển khá mạnh mẽ kéo theo sự mở rộng của các hoạt động giao lưu buôn bán trên cả nước Hàng loạt các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa được hình thành và hoạt động nhộn nhịp:
“các chợ địa phương mọc lên ở các làng, liên làng, vừa có tính chất riêng, vừa
có tính chất chung cho nhân dân toàn vùng Chợ họp theo phiên và lần lượt từ chợ này sang chợ khác, rải đều trong tuần Hàng hóa chủ yếu là nông phẩm hoặc các sản phẩm thủ công địa phương” [55, tr 329]