7. Cấu trúc của luận văn
1.5 Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên từ 1954 đến 2010
2010.
Khi hòa bình lập lại, Thái Nguyên đứng trước nhiều thử thách về kinh tế, xã hội. Sản xuất nông nghiệp chưa được khôi phục, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, nạn đói lan rộng ra 4 huyện phía Nam của tỉnh.
Trước tình hình đó, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích canh tác, khôi phục sản xuất nông nghiệp, hoàn thành cải cách ruộng đất, từng bước đẩy lùi nạn đói và ổn định đời sống người dân. Cùng với miền Bắc, Thái Nguyên cũng ra sức đóng góp sức người, sức của, thực hiện nghĩa vụ của hậu phương chi viện cho tiền tuyến, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Bước vào thời kì đổi mới, kinh tế của tỉnh có những chuyển biến tích cực theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung kinh tế của Thái Nguyên có thể chia thành hai tiểu vùng:
Vùng phía Bắc là vùng núi, có nhiều tiềm năng về nông, lâm nghiệp. Đây là địa bàn cư trú tập trung của đồng bào các dân tộc. Kinh tế nông, lâm nghiệp là chủ yếu, công nghiệp còn quá nhỏ bé, trình độ văn hoá và trình độ dân trí còn thấp.
Vùng trung tâm là vùng phát triển của tỉnh với trọng tâm là công nghiệp gang thép gắn liền với sự phát triển cùa thành phố Thái Nguyên; công nghiệp khai khoáng; một số ngành công nghiệp như may, lắp ráp điện tử; thương mại, ngân hàng, du lịch, trồng và chế biến chè.
Thái Nguyên là tỉnh có tài nguyên khoáng sản phong phú và có một số khu công nghiệp tập trung nhưng đến nay, kinh tế của tỉnh vẫn là nền kinh tế nông lâm công nghiệp. Cơ cấu kinh tế theo GDP của tỉnh giai đoạn 2001- 2005 có sự dịch chuyển nhưng chậm. Công nghiệp đóng góp khoảng 30 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40% GDP của tỉnh , trong đó công nghiệp̣ trong nước chiếm 81% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 19%. Tuy nhiên, các khu, ngành công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng qua các thời kì [57].
Các ngành công nghiệp chủ yếu của Thái Nguyên là công nghiệp luyện kim và sản xuất gang thép xây dựng, phôi thép, công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp khai khoáng kim loại màu, than.
Về nông nghiệp thì khí hậu Thái Nguyên thích hợp với nhiều loại cây trồng. Sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây có sự phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Nhiều sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ khắp các thị trường trong nước, đặc biệt là chè. Đây là cây công nghiệp điển hình và truyền thống của tỉnh.
Dịch vụ vận tải tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá. Các loại hình dịch vụ trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, bưu chính viễn thông… đều phát triển, tính đến hết năm 2010, số thuê bao điện thoại cố định đạt 18 máy/100 dân [58]. Đã hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ mới như dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xúc tiến sản xuất, đầu tư, pháp lý, xuất khẩu lao động, kinh doanh bất động sản, góp phần thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ phát triển.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng. Theo số liệu tổng hợp của Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2006- 2010, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (GDP) giai đoạn 2006 - 2010 là 11,11%/năm [58].
Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên trong giai đoạn 2006 - 2010 tiếp tục chuyển dịch ổn định theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp. Tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 38,78% năm 2006 lên 41,54% năm 2010; thương mại – dịch vụ tăng từ 36,52% năm 2006 lên 36,73 năm 2010.; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 24,72% năm 2006 xuống còn 21,73% năm 2010 [58].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về giáo dục: Thái Nguyên là trung tâm giáo dục và đào tạo của Việt Bắc trước đây và của miền núi trung du phía Bắc ngày nay. Hệ thống Giáo dục và Đào tạo có 7 trường Đại học, 13 trường Cao Đẳng, là nơi đào tạo, cung cấp lao động có trình độ cho cả nước.
Toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi vào các bậc, cấp học đều tăng và đạt cao hơn so với trung bình toàn quốc. Quy mô giáo dục phổ thông, mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển phù hợp với yêu cầu phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí. Hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, Trung tâm hướng nghiệp, Trung tâm giáo dục thường xuyên có bước tiến bộ quan trọng trong việc đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, học tập, nâng cao chất lượng dạy và học góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Về y tế, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình: đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trên 539 cơ sở y tế với 3.956 giường bệnh nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh cho nhân dân [58]. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai và thực hiện tương đối tốt, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện, các dịch bệnh lớn được kiểm soát tương đối hiệu quả, các bệnh xã hội được tích cực phòng chống và bài trừ, các mục tiêu Chương trình quốc gia về chăm sóc bảo vệ trẻ em được triển khai hiệu quả trên địa bàn.
Tiểu kết
Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi Bắc Bộ với các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước. Vị trí của Thái Nguyên đối với vùng sẽ ngày càng quan trọng hơn trong việc góp phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngày càng lớn vào phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ của toàn vùng. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên trong giai đoạn vừa qua là cơ sở quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường của tỉnh, qua đó tạo ra môi trường thuận lợi để các hoạt động thương mại nhất là sự trao đổi hàng hóa qua kênh phân phối ở các chợ nông thôn phát triển nhanh hơn với qui mô và phạm vị lớn hơn.
Sự phát triển về cơ sở hạ tầng giúp Thái Nguyên ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn trong không gian thị trường cả nước. Đây cũng chính là yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển thị trường và các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
Nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đang và sẽ là lợi thế chủ yếu đối với sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và các hoạt động thương mại qua mạng lưới chợ nói riêng của Thái Nguyên. Dân số trong độ tuổi lao động đang có xu hướng tăng nhanh, tạo nên lực lượng lao động trẻ tương đối dồi dào và có trình độ đào tạo tốt. Điều đó không chỉ cho phép Thái Nguyên phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà còn thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển khi nhu cầu của người dân trong tỉnh tăng lên.
Dựa vào các lợi thế trên, Các chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh sẽ từng bước được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới nhằm thúc đẩy kênh lưu thông phân phối hàng hóa, góp phần đáng kể vào việc nâng cao và ổn định đời sống người dân nhất là ở các xã vùng cao khó khăn nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc ít người thuộc các huyện: Võ Nhai, Định Hóa…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
MẠNG LƢỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1997