Một số loại hình chợ nông thô nở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu mạng lưới chợ nông thôn ở thái nguyên từ năm 1954 đến năm 2010 (Trang 69 - 117)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2 Một số loại hình chợ nông thô nở Thái Nguyên

3.2.1 Chợ làng xã

Ngay từ những thế kỉ trước, ở Thái Nguyên, mạng lưới chợ nông thôn đã được hình thành và hoạt động tương đối nhộn nhịp nhằm đáp ứng những nhu cầu của đời sống người dân. Theo tác phẩm Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào nửa đầu thế kỉ XIX mạng lưới chợ ở Thái Nguyên tương đối dầy và sầm uất, hầu như huyện nào cũng có vài ba chợ lớn: chợ Đồng Mỗ, Huống Thượng ở địa phận huyện Đồng Hỷ, Chợ Lợi Xá, chợ Hoàng Đàm, Đắc Hiền ở địa phận huyện Phổ Yên; chợ Thanh Huống, chợ Triều Dương ở huyện Phú Bình, chợ Quan Triều huyện Phú Lương, chợ Trung Khảm, chợ Lương Yên ở Định Hoá.

Sự phát triển của mạng lưới chợ là biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế hàng hoá. Giữa nông thôn tĩnh mịch, các chợ làng nổi lên thành những điểm thu hút, tụ họp dân cư trong vùng, tạo nên những nhịp cầu tiếp xúc, nối liền các làng xã nông thôn vốn trước đây vẫn sống cô lập và khép kín.

Ở Thái Nguyên, gần như xã nào cũng có chợ, mỗi huyện có từ 18 đến 22 chợ. Tính đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 135 chợ lớn nhỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

[Bảng 3.1], trong số đó có 99 chợ nông thôn và đều là chợ loại 3 chiếm 73,3% [Bảng 3.2]. Đa số các chợ này nằm ở địa bàn các xã, dân cư thưa, đời sống người dân còn chưa cao nên chợ chỉ họp theo phiên, chưa thực sự thu hút đông đảo lượng người tham gia trao đổi, mua bán hàng hóa . Tổng diện tích chợ nông thôn hiện có là 318.468m2, chiếm 66,9% tổng diện tích xây dựng chợ toàn tỉnh, trong đó diện tích kiên cố 44.615m2

(chiếm 14%); diện tích bán kiên cố 55.809m2

(chiếm 17,5%); còn lại là diện tích chợ tạm và diện tích ngoài trời, chiếm tỷ lệ cao nhất trong diện tích chợ nông thôn là 68,5%.Nguồn vốn xây dựng chợ nông thôn chủ yếu là nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các doanh nghiệp đầu tư. Ngoài nguồn vốn trên, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nên một số chợ do doanh nghiệp đầu tư, nhân dân địa phương cùng góp vốn xây dựng và tự quản lý, khai thác với số vốn do doanh nghiệp đầu tư là 238,6 tỷ đồng, nông dân đóng góp là 2,5 tỷ đồng.

Bảng 3.1 Thực trạng mạng lƣới chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2010

TT Địa phƣơng Số chợ Diện tích

Tổng Kiên cố Bán kiên cố Tạm 1 TP Thái Nguyên 25 84.402 27.412 27.781 29.209 2 Thị xã Sông Công 7 24.444 4.200 3.200 17.044 3 Huyện Định Hóa 18 60.979 7.409 10.244 43.326 4 Huyện Đại Từ 25 73.013,9 7.649,2 8.254,9 57.109,8 5 Huyện Phú Lương 13 49.740 4.556 7.085 38.099 6 Huyện Đồng Hỷ 14 40.115 7.683 14.431 18.001 7 Huyện Võ Nhai 11 28.785 27.560 1.102 123 8 Huyện Phổ Yên 10 50.452 3.291 3.950 43.211 9 Huyện Phú Bình 13 54.890 1.607 1.977 51.306 Tổng 135 476.295 108.559 64.762 302.974

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3. 2

THỰC TRẠNG MẠNG LƢỚI CHỢ NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN TÍNH ĐẾN NĂM 2010

TT Địa phƣơng Số chợ Diện tích (m

2 ) Tổng Kiên cố Bán kiên cố Tạm 1 TP Thái Nguyên 6 15,359 641 4,450 10,268 2 Thị xã Sông Công 2 6,100 140 650 5,310 3 Huyện Định Hóa 16 48,819 3,833 8,752 36,234 4 Huyện Đại Từ 21 57,132 5,759 6,944 44,429 5 Huyện Phú Lương 11 37,786 4,530 6,487 26,769 6 Huyện Đồng Hỷ 10 33,339 6,710 10,706 15,923 7 Huyện Võ Nhai 11 43,059 19,605 7,207 16,247 8 Huyện Phổ Yên 9 31,420 2,123 3,708 25,589 9 Huyện Phú Bình 12 45,454 1,274 6,905 37,275 Tổng 99 318,468 44,615 55,809 218,044

(Nguồn: Thống kê của Sở công thương Thái Nguyên, 2010)

Qua khảo sát thực tế trên địa bàn một số huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, các chợ làng thường họp theo phiên vào những ngày cố định trong tháng. Tùy theo diện tích và dân số của từng huyện mà có số chợ khác nhau, trong đó phần lớn là chợ nông thôn. Trung bình mỗi huyện có từ 10 chợ nông thôn, riêng một số huyện lớn như huyện Đại Từ có 18 chợ nông thôn, huyện Định Hóa có 16 chợ nông thôn. Cứ từ 5 đến 7 xã lại có một chợ chung. Các chợ chung này hoạt động theo định kì, mỗi tháng có từ 4 đến 6 phiên và mỗi phiên họp khoảng nửa ngày. Khoảng 4 đến 5 phiên chợ họp lại thành một chu kì chợ khép kín, như thế cứ từ 5 đến 7 xã trong suốt cả tháng ngày nào cũng có chợ. Chợ thường họp theo phiên vào những ngày cố định trong tháng, mỗi tháng có khoảng 4 -6 phiên chợ. Các làng có chợ tự quyết định thời gian họp sao cho không trùng với ngày họp chợ của các làng lân cận. Các chợ làng liên kết với nhau thành hệ thống, trong vòng bán kính từ 3 đến 5 km ngày nào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng có chợ phiên của các xã để những người nông dân quanh năm có thể đi chợ.

Thí dụ ở huyện Định Hóa, người ta chia ra thành 2 khu Nam và Bắc huyện để định chợ. Khu phía Nam của huyện có các chợ: Phố Ngữ (tục gọi chợ Phú Tiến), Chợ Yên Thông, chợ Quán Vuông, chợ Phú Đình, chợ Điềm Mặc, chợ Sơn Phú, chợ Bộc Nhiêu, chợ An Thịnh, chợ Gốc Đa. Khu phía Bắc của huyện có các chợ: Quy Kì, Tân Thịnh, Lam Vỹ, Đồng Thịnh, Bộc Nhiêu, Phú Đình.

Chẳng hạn, khu phía Nam của huyện Định Hóa quy định cụ thể lịch họp của các phiên chợ như sau: chợ Yên Thông (xã Bình Yên) họp ngày 1- 6-11- 16-21-26-31. Chợ Quán Vuông (xã Trung Hội) và chợ Phú Đình (xã Phú Đình) họp vào ngày 2- 7-12-17-22-27; chợ Thanh Định(xã Thanh Định) họp các ngày3 -8- 13- 18- 23-28; chợ Điềm Mặc (xã Điềm Mặc) và chợ Đồng Thịnh (xã Đồng Thịnh) họp ngày 4-9-14-19-24-29; chợ Sơn Phú (xã Sơn Phú) và chợ Bảo Cường (xã Bảo Cường) họp vào ngày 5 -10-15-20-25-30 của tháng.

Với khu phía Bắc, các chợ của các xã lân cận cũng luân phiên nhau họp tạo thành chu kì khép kín: Chợ Quy Kì (xã Quy Kì) họp vào ngày 1-6-11-16- 21-26-31, chợ Tân Thịnh (xã Tân Thịnh) họp vào ngày 2- 7-12-17-22-27; chợ Chu họp ngày 3 và 8, chợ Bộc Nhiêu (Xã Bộc Nhiêu) họp ngày 4- 9-14-19- 24-29. Chợ Lam Vỹ (xã Lam Vỹ) họp các ngày 5-10-15-20-25-30 của tháng.

Như vậy có thể thấy, các xã trong cùng một huyện, hoặc các xã của 2 huyện gần nhau đều quy định lịch họp chợ luân phiên nhau trong suốt cả tháng tạo thành chu kì chợ khép kín. Lịch họp chợ được tính theo dương lịch, đây cũng là điểm khác về lịch họp chợ của các xã thuộc huyện Định Hóa so với các địa phương khác của tỉnh Thái Nguyên.

Chợ phiên ở các xã cách xa trung tâm thường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán của đồng bào các dân tộc ít người: H‟Mông, Sán Chí, Tày, Nùng. Thường 5 ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chợ mới nhóm họp một lần và là đặc trưng của vùng cao. Chợ là nơi để bà con đến buôn bán, trao đổi hàng hóa và giao lưu. Do vậy, có rất nhiều đồng bào đi bộ hàng chục cây số để đến chợ là chuyện rất phổ biến khi giao thông đi lại còn khó khăn. Trên địa bàn tỉnh vẫn còn 45 xã nông thôn chưa có chợ, chủ yếu là các xã vùng sâu, vùng xa. Vì vậy việc lưu thông hàng hóa tại những xã này gặp rất nhiều khó khăn. Huyện Võ Nhai, 6 xã vùng cao chưa có chợ là: Thần Sa, Sảng Mộc, Liên Minh, Vũ Chấn, Phú Thượng, Phương Giao. Muốn mua bán hàng hóa, người dân địa phương phải đi rất xa đến các xã lân cận để trao đổi. Người dân ở xã Thần Sa phải đi tới chợ ở các xã lân cận như chợ Thượng Nung, Chợ Cúc Đường hay chợ La Hiên để mua bán hàng hóa. Vì đường xa nên người dân ở đây phải mua những thực phẩm thiết yếu: mắm, muối, mỡ, mì chính…đủ dùng cho gia đình ít nhất trong chu kì một phiên chợ bởi muốn mua họ cũng phải đợi đến phiên chợ sau.

Đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng…ở các xã Vũ Chấn, Sảng Mộc cũng phải đi hàng chục cây số đến chợ Nghinh Tường hay Thượng Nung mới có thể mua được những mặt hàng cần thiết phục vụ đời sống. Trước đây, do việc đi lại khó khăn nên khoảng 2 tuần hay một tháng đồng bào mới xuống chợ một lần, vừa để bán ít ngô, lúa, đỗ, lạc hay con gà, quả trứng và mua lại những thực phẩm hay đồ dùng cần thiết cũng vừa là đi chơi chợ, đi gặp gỡ bạn bè. Đây là nhu cầu không thể thiếu với mỗi người dân các xã vùng cao này. Như thế, chợ là nơi không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa giữa mọi người trong làng, với người làng khác, giữa vùng này với vùng khác. Đi cả mấy tiếng đồng hồ mới tới chợ, từ lúc gà vừa gáy cho đến khi mặt trời đã lên đến đỉnh núi mới tới chợ có thể chỉ để bán ít măng rừng, mua ít kim chỉ để may vá, thêu quần áo nhưng người dân nơi đây vẫn thích xuống chợ, đi chơi chợ coi như một thú vui sau những ngày làm việc vất vả trên nương rẫy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chợ thường chỉ họp hết buổi sáng, nhưng đông nhất tầm 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Từ sớm, khắp các ngả đường, bà con các dân tộc đã kéo về phía chợ, rực rỡ sắc màu. Chợ thường họp ở quốc lộ, tỉnh lộ hay huyện lộ nơi mà giao thông thuận tiện.

Khi đến một số phiên chợ vùng cao của tỉnh Thái Nguyên như: chợ Cúc Đường (xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai), Chợ Thượng Nung (xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai), chợ Quy Kì (xã Quy Kì, huyện Định Hoá) chứng kiến hoạt động mua bán ở nơi đây của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng mới thấy hết được nét riêng của các chợ phiên.

Có thể dễ dàng nhận thấy điểm khác biệt đó qua trang phục của các cô gái người H'Mông, Dao...rất sặc sỡ mang những nét riêng của từng dân tộc. Hàng hóa trao đổi ở các phiên chợ vùng cao không phong phú như ở chợ huyện, chợ trung tâm… nhưng lại mang đặc trưng của vùng cao. Người mua có thể tìm được những mặt hàng vốn là sản vật của miền núi như: rau rừng, măng đắng hay những tấm vải, đồ trang sức của đồng bào các dân tộc ít người- vốn là những mặt hàng khó có thể tìm mua ở các chợ miền xuôi.

Chợ Đức Lương huyện Đại Từ họp theo phiên, cứ 5 ngày một phiên vào vào ngày 0 và ngày 5 hàng tháng. Chợ Đức Lương không chỉ là nơi giao lưu buôn bán nhu yếu phẩm của nhân dân mà còn là một nơi gói ghém nhiều hình ảnh thân thương, là một nét đặc thù văn hóa dân tộc. Chợ Đức Lương có nhiều dãy hàng quán lợp bằng mái tranh liêu xiêu, nền đất. Chợ lúc nào cũng đông đúc, bán nhiều món mang đặc trưng của một vùng nông thôn miền núi, từ mớ lá chuối, các loại lá thuốc nam như rau tần, mớ sả, ngải cứu, mớ tôm, mớ tép, rau vườn nhà, con gà, con vịt, trái đu đủ, bắp chuối, cũng có khi thêm ít khoai lang... Ở cuối góc chợ các cụ già ngồi bán mấy xâu thuốc lá đã phơi khô và vài mớ lá trầu xanh mướt. Dù là ở bất cứ địa phương nào của Thái Nguyên thì chợ làng xã hay chợ phiên là nét đặc trưng trong đời sống kinh tế của người dân nông thôn miền núi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự mở rộng hoạt động thương mại ở chợ nông thôn đã có đóng góp không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Khi thị trường hàng hóa phát triển, nhu cầu của thị trường tăng, việc lưu thông hàng hóa qua mạng lưới các chợ nông thôn đóng vai trò quan trọng. Cũng theo đó, chợ nông thôn góp phần quan trọng vào việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn giữa các khu vực sản xuất của Thái Nguyên.

3.2.2 Chợ huyện

Chợ huyện là mẫu đại diện cho mạng lưới chợ nông thôn của tỉnh Thái Nguyên với tư cách là yếu tố kinh tế cơ bản để phát triển sản xuất hàng hóa, tạo ra được nhu cầu xã hội. Theo số liệu thống kê của Sở công thương Thái Nguyên, hiện nay trên địa bàn tỉnh mỗi huyện đều có từ 1 đến 2 chợ huyện, có thể kể đến các chợ: chợ Chùa Hang (huyện Đồng Hỷ); chợ Chu (huyện Định Hóa); chợ Đu (huyện Phú Lương); chợ Đại Từ (huyện Đại Từ); chợ Đình Cả (huyện Võ Nhai); chợ Ba Hàng (huyện Phổ Yên)…Hầu hết các chợ này đã được thành lập từ lâu đời, vốn lúc đầu chỉ là những chợ tạm, buôn bán một số mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, họp theo phiên. Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, đặc biệt từ năm 1986 đến nay, khi nền kinh tế của tỉnh có những chuyển biến tích cực theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân, các chợ này ngày càng mở rộng về quy mô, được đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới trở thành trung tâm buôn bán của vùng.

Cũng từ đó, các chợ huyện không còn họp theo phiên như trước mà thời gian họp chợ cố định vào tất cả các ngày trong tháng, chợ được đặt ở vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế, trung tâm của vùng.

Chợ có các khu vực riêng rẽ cho hoạt động kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ trong chợ như:khu bán hàng, khu trông giữ xe, kho bảo quản hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hóa, dịch vụ đo lường. Theo tiêu chuẩn xây dựng chợ nông thôn mới, các chợ huyện được cấu trúc theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: CƠ CẤU CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG CỦA CHỢ

Nguồn: Tiêu chuẩn TCXDVN 361:2006 chợ- tiêu chuẩn thiết kế BQL Chợ Bộ phận kinh doanh thường xuyên (2 nhóm) Bộ phận kinh doanh hàng hoá Bộ phận kinh doanh dịch vụ Bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình (2 nhóm) Nhóm chức năng phụ trợ Nhóm chức năng kỹ thuật Bộ phận kinh doanh không thường xuyên (kinh doanh tự do)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các chợ huyện hay chợ làng xã đều có ban quản lí chợ để thu thuế chợ và điều hành những hoạt động khác. Việc quản lí chợ sẽ được phân cấp và thực hiện theo mô hình như sau:

Sơ đồ 3. 2: MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỢ

Bán kính phục vụ của các chợ huyện tương đối rộng, không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu trao đổi, mua bán của người dân trong huyện mà còn thu hút đông đảo người dân từ các nơi khác đến mua bán. Cũng theo tiêu chuẩn của việc xây dựng chợ nông thôn mới, bán kính phục vụ của các loại chợ như sau:

Bảng 3.3 TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI CHỢ

CHỢ

Các tiêu chuẩn để xác định loại chợ

Cấp quản lý tương ứng

Quy mô số điểm kinh doanh (3m2/ĐKD) Cấp công trình Số tầng nhà Loại 1 Tỉnh, Thành phố > 400 Cấp 21 1 - 4 Loại 2 Quận, huyện, thị trấn ≥ 200 Cấp 32 1 - 3 Loại 3 Phường, xã < 200 Cấp 43 1 - 2

Nguồn: Tiêu chuẩn TCXDVN 361:2006 “chợ- tiêu chuẩn thiết kế”

UBND Tỉnh, các Sở, ngành

Sở Công Thƣơng là cơ quan quản lý nhà nƣớc về chợ UBND thành phố, huyện, thị xã

Doanh nghiệp quản lý và khai thác chợ

Ban quản lý chợ Hợp tác xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo tiêu chuẩn thiết kế, tuỳ theo mật độ dân cư của từng khu vực xác định quy mô và bán kính phục vụ của chợ, để thuận tiện cho việc đáp ứng nhu

Một phần của tài liệu mạng lưới chợ nông thôn ở thái nguyên từ năm 1954 đến năm 2010 (Trang 69 - 117)