Hàng thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu mạng lưới chợ nông thôn ở thái nguyên từ năm 1954 đến năm 2010 (Trang 89 - 117)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.2 Hàng thủ công nghiệp

Người nông dân ở nông thôn miền núi của tỉnh Thái Nguyên bên cạnh nghề sản xuất chính là nông nghiệp thì họ còn tham gia vào hoạt động thủ công nghiệp, sản xuất các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu đời sống của gia đình họ. Các sản phẩm này cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

như các dụng cụ cần thiết để phục vụ cho ngành nghề thủ công của họ từ lâu cũng đã được đem ra trao đổi ở chợ.

Huyện Phú Lương có nhiều làng nghề thủ công: làng nghề mây tre đan ở Yên Trạch, làng nghề đan nón ở Ôn Lương, làng nghề bánh chưng bờ đậu…các sản phẩm thủ công nói trên đều được mang đến bán ở các chợ nhằm phục vụ cho như cầu của cư dân trong vùng, đặc biệt bánh chưng bờ đậu đã trở thành mặt hàng nổi tiếng, được cư dân ở đây mang đến bán ở các chợ trong huyện cũng như trong toàn tỉnh.

Nếu như đồng bào H‟Mông có rượu ngô nổi tiếng, thì đồng bào các dân tộc Tày, Nùng nơi đây có rượu men lá. Định Hóa là huyện có đông đảo các dân tộc Tày, Nùng sinh sống. Rượu là thức uống không thể thiếu trong các ngày lễ tết hay cưới xin, ma chay. Khi nấu rượu thường người dân sử dụng lá, rễ của nhiều loại cây vò lấy nước rồi đem ủ cơm trong các chum sành trong một tuần rồi chưng cách thủy lấy rượu. Rượu men lá hoàn toàn khác với rượu ủ men sinh học của người dân dưới xuôi vì khi uống vào sẽ không bị đau đầu. Trước đây rượu men lá được đồng bào đem bán nhiều ở các chợ của xã, huyện nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

Ở các chợ nơi mà có người Mông sinh sống (xã Cúc Đường- huyện Võ Nhai), thường có rượu ngô đem bán. Những hạt ngô đem nấu rượu được chọn lựa kĩ lưỡng, không bị mối mọt. Sau khi ngô được bung, sẽ được ủ kĩ với men được chế từ hạy cây Hồng My- một loại biệt dược của người Mông rồi đem chưng cất thành rượu. Rượu Ngô của người Mông là thứ rượu thơm nồng, hơi nặng và mát ngọt.

Các sản phẩm của nghề rèn đúc cũng là mặt hàng có mặt thường xuyên trong các phiên chợ. Để phù hợp với điều kiện canh tác ở vùng núi, các nông cụ: cuốc, xẻng, lưỡi cày phải khỏe và bền. Các nông cụ vốn là sản phẩm của nghề rèn có mặt ở hầu hết các chợ nông thôn Thái Nguyên. Các sản phẩm này phần lớn được chế tác ngay chính tại các địa phương. Gần như mỗi một xã của huyện đều có một hay một vài gia đình làm nghề rèn đúc. Họ chế tác các nông cụ: dao, liềm, hái, cuốc, xẻng, lưỡi cày, búa…phục vụ cho nghề nông vốn là nghề sản xuất chính ở các địa phương hoặc họ có thể chế tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các vật dụng sinh hoạt gia đình theo yêu cầu của chính người dân nơi đó: kéo, bẫy thú…

Đối với đồng bào Nùng rèn đúc là nghề quan trọng, có từ lâu và sản phẩm của nó không những được đồng bào Nùng phát triển rất cao, họ rèn đủ các loại dụng cụ, từ cái búa, cái rìu, con dao, cưa, đục, dùi, bào, kéo, cho tới lưỡi cuốc, cào, mai, xẻng... đúc lưỡi cày… đúc các loại nồi, soong, chảo v.v…Người Nùng rất khéo léo trong việc đan những chiếc sọt, dậu, những tấm cót, chiếu và các đồ đựng. Sản phẩm của họ đạt tới một trình độ cao về cả hai phương diện: công dụng và thẩm mỹ. Sau mỗi vụ gặt, người ta đi các ngả để xẻ gỗ thuê và chỉ trở về trước tết Nguyên đán. Thợ xẻ thường cũng biết làm nhà, nhưng công việc này vốn có những người thợ chuyên môn riêng. Với kỹ thuật khá điêu luyện, họ xây cất nhà khá nhanh, lại đẹp nữa.

Để phục vụ nhu cầu học hành, cúng bái v.v… người Nùng có một bộ phận chuyên làm giấy. Vật liệu là các loại vỏ cây, vầu nứa. Với điều kiện thủ công, họ đã sản xuất được các loại giấy khác nhau.

Đối với đồng bào các dân tộc sống ở địa hình núi cao, lại sẵn có nguồn tài nguyên tự nhiên nên họ có điều kiện để tự chế tác các đồ dùng phục vụ cho nhu cầu hàng ngày. Trong các gia đình, nhà nào cũng có hàng chục các sản phẩm đan lát, đồ mộc phục vụ cho sản xuất, vận chuyển, sinh hoạt và các lễ nghi tôn giáo khác nhau. Chúng thực sự là những mặt hàng thủ công giàu giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ. Gùi- công cụ vận chuyển quan trọng nhất của người dân vùng cao, thường được đan bằng nan thân cây nứa, miệng gùi được nẹp bằng 2 vòng nứa và quấn các nan cật theo vòng chéo, dầy khít, vặn vào nhau và phủ kín vòng nứa. Quai gùi làm bằng những sợi dây rừng hoặc cây móc bện chặt. Gùi được bán nhiều ở các chợ là loại gùi sau lưng của người Mông, người Nùng hay Cao Lan.

Trong đời sống tâm linh của bất cứ dân tộc nào, hương đốt cũng hết sức cần thiết. Hương được dùng trong lễ, tết, ma chay, cưới xin, ngày rằm hay mùng một hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tháng. Đến với các phiên chợ vùng quê, dù là ở vùng kinh tế phát triển hay những nơi đời sống kinh tế còn khó khăn thì người ta đều thấy có các sạp hàng bán hương đốt, tiền và vàng mã. Tiền, vàng mã chỉ phổ biến trong khoảng 2 thập niên gần đây nhưng hương đốt thì đã có từ lâu đời. Dù cách chế tác không khác biệt là mấy nhưng mỗi một vùng hay mỗi một dân tộc lại có chọn những loại gỗ, rễ cây, vỏ cây khác nhau để tạo ra những mùi hương riêng biệt dùng trong việc thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng làng hay thắp hương khi đi lễ ở đền chùa….

Một trong những sản phẩm không thể không kể đến là váy áo thổ cẩm, vải, chăn của đồng bào H‟Mông trong các phiên chợ ở Cúc Đường (Võ Nhai), Quy Kỳ (Định Hóa), vải lanh của đồng bào Tày, Nùng, Dao ở các chợ thuộc huyện Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ…

Cây lanh được người phụ nữ Mông luộc, đập, bóc lấy vỏ sau đó đun sôi tước ra thành từng sợi nhỏ và nối với nhau một cách khéo léo. Để có đủ lanh, người phụ nữ Mông đều phải tranh thủ tước và nối các sợi lanh, họ làm kể cả lúc trên đường từ nhà lên nương và từ nương về nhà hay đi xuống chợ huyện... Bước tiếp theo, người ta mắc các sợi lanh vào khung quay cho chúng xoắn lại thành từng cuộn. Để làm cho sợi lanh trắng, cuộn sợi lanh được luộc trong nước tro. Khi sợi đã chuẩn bị sợi xong, việc dệt vải sẽ được bắt đầu. Nghề dệt vải lanh đã hình thành từ rất lâu và được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bất cứ người phụ nữ Mông nào đến tuổi trưởng thành cũng phải biết xe lanh thành sợi để dệt vải phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của gia đình. Việc se lanh dệt vải còn thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ, đó là một trong những tiêu chí để đánh giá tài năng, đạo đức, phẩm chất và cách làm ăn của chị em phụ nữ. Ngoài ra, vải lanh còn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông. Họ quan niệm rằng, sợi lanh là sợi chỉ dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên. Vải Lanh bền nên thường được dùng để vẽ hoa văn của váy. Để tạo được những hoa văn in trên tấm vải, người Mông đã nghĩ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ra cách dùng sáp ong để vẽ. Sáp ong vẽ lên vải trắng tạo những đường hoa văn theo một mô típ của khối những hình thoi, hình vuông đói xứng. Khi hoàn thiện các hình vẽ, tấm vải sẽ được đem nhuộm chàm. Những đường nét có sáp ong, chàm không ngấm vào được sẽ tạo ra những nét hoa văn chìm trông khá đẹp mắt. Cùng với các đường nét hoa văn vẽ bằng sáp ong, chiếc váy của đồng bào dân tộc Mông được tô điểm bằng những đường thêu với các màu pha trộn khá tinh tế, màu trội hơn thường thiên về màu đỏ và vàng, tạo lên màu rự rỡ của chiếc váy.

Ngày nay nghề dệt vải lanh có giảm bớt, bởi sự có mặt của các loại vải sợi được sản xuất có giá rẻ hơn và phong phú về mẫu mã. Nhưng đa phần phụ nữ Mông vẫn dùng vải lanh để làm váy chuẩn bị cho những ngày chơi tết. Những ngày xuân, ngày hội ở vùng cao, khi chúng ta đến đều cảm nhận thấy cảnh sắc của con người, thiên nhiên như hoà quyện bởi sắc màu rự rỡ của những bộ váy áo của phụ nữ vùng cao. Trong sắc phục đó có sự ẩn chứa của một nghề truyền thống se lanh dệt vải vẫn được gìn giữ cho đến tận hôm nay. Cũng chính bởi điều này, nên ở các phiên chợ nơi có đồng bào dân tộc Mông sinh sống, khu bán vải, quần áo có lẽ là nơi đông vui nhất, thu hút được nhiều chị em phụ nữ đến lựa chọn.

Bên cạnh các mặt hàng mang tính địa phương, chợ nào cũng ít nhiều có hàng công nghiệp. Những người bán hàng xén đi bán từ chợ này qua chợ khác theo dòng các phiên chợ. Cây kim, sợi chỉ dù rất nhỏ bé nhưng lại là những vật dụng không thể thiếu trong đời sống của mỗi gia đình. Vì thế, ngay từ xa xưa và cho đến nay ở tất cả các chợ đều có người dân bán những mặt hàng này.

3.5 Những thay đổi trong hoạt động mua bán ở mạng lƣới chợ nông thôn Thái Nguyên

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay, hầu hết các chợ khu vực nông thôn đã được xây dựng kiên cố, các túp lều tạm bợ như trước thay vào đó là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các sạp hàng cố định. Hàng hóa buôn bán ở các chợ cũng có những biến đổi tương đối lớn. Bên cạnh những mặt hàng nông sản, những mặt hàng thủ công nghiệp do người dân các địa phương sản xuất thì có nhiều loại hàng hóa được các thương lái mang từ các vùng khác trong cả nước, thậm chí là hàng của nước ngoài nhất là hàng hóa của Trung Quốc từ hoa quả đến quần áo, đồ sành sứ, bát đĩa, đồ chơi trẻ em…đã được bày bán khá phổ biến ở các chợ nông thôn của Thái Nguyên. Khi đến chợ Phú Tiến, chợ Yên Thông, chợ Quy Kỳ của huyện Định Hóa; chợ Cúc Đường, chợ Nghinh Tường của huyện Võ Nhai, có thể thấy các mặt hàng buôn bán, trao đổi phong phú về chủng loại, chất lượng hàng hóa cũng đã được nâng cao hơn nhiều so với những thập niên trước.

Trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, thành phần mua bán ở các chợ cũng đã có những thay đổi. Trước đây, đa số những người đi mua bán trao đổi ở chợ là nông dân ở nông thôn và đa số đều là phụ nữ và chỉ là những người chạy chợ, buôn bán vặt, chỉ lấy công làm lãi hoặc đơn giản chỉ là đi chợ để bán những thứ có sẵn và mua về những mặt hàng cần thiết. Hiện nay, đã rất nhiều người lấy nghề buôn làm nghề chính, họ đã thuê những sạp hàng cố định ở các chợ và bán hàng ở tất cả các phiên, trở thành những thương nhân chuyên nghiệp. Ở các chợ nông thôn, bên cạnh người dân địa phương đến mua bán các chợ nông thôn Thái Nguyên đã thu hút khá đông đảo người dân ở các nơi khác đến buôn bán. Họ mang những hàng hóa mà các vùng cao, vùng dân tộc ít người không có để bán và mua lại những đặc sản của các vùng này, nhất là chè và các sản vật tự nhiên.

Phương thức trao đổi cũng đã có sự thay đổi, mọi sự trao đổi đều sử dụng tiền tệ để lưu thông, không còn hình thức: “vật đổi vật” như trước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.6 Bƣớc đầu đánh giá vai trò của mạng lƣới chợ nông thôn với đời sống kinh tế xã hội địa phƣơng.

3.6.1 Chợ nông thôn- nhân tố thúc đẩy quá trình lƣu thông hàng hoá.

Chợ ở nông thôn là trung tâm thu hút người và hàng, là trung tâm kinh tế của làng hay của một vùng. Người nông dân có thể đem đến chợ bán bất cứ một loại hàng hoá gì mà mình có và có thể tìm thấy ở chợ các mặt hàng mình cần, do đó chợ đã góp phần điều tiết những bất hợp lý trong kinh tế và trong đời sống của gia đình nông dân. Họ đem bán đi những sản phẩm thừa hay những đồ vật chưa cần dùng để mua về những mặt hàng cần thiết phục vụ cho cuộc sống và sản xuất. Như vậy thương phẩm ở chợ chủ yếu là của tiểu nông hay tiểu nông kiêm thương nghiệp và phục vụ, bổ sung cho tiểu nông. Do đó, chợ làng không những không làm phân rã nền kinh tế tiểu nông, trái lại nó trực tiếp góp phần giải quyết những bế tắc của kinh tế tiểu nông, nó thực sự giữ vai trò của thành thị giữa nông thôn, làm cho nông thôn cũng có dáng dấp của thành thị. Nói cách khác, chợ làng nói riêng, chợ nông thôn nói chung đã tồn tại hàng nghìn năm bên cạnh kinh tế tiểu nông, góp phần củng cố kinh tế tiểu nông. Đó là loại sản xuất hàng hoá tiền tư bản chủ nghĩa. Kiểu sản xuất và lưu thông như vậy khác nhiều với kinh tế hàng hoá tư băn chủ nghĩa.

Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên vừa là hệ quả của tình trạng bế tắc của kinh tế tiểu nông vừa là sản phẩm của quá trình mở rộng của kinh tế hàng hoá. Chợ nông thôn vừa góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở nông thôn phát triển, làm cho các nông sản phẩm có điều kiện chuyển thành hàng hoá, lại vừa bổ sung cho kinh tế tiểu nông. Hai mặt đối lập này cùng tồn tại, cùng phát huy tác dụng lại tạo nên tính ổn định của cấu trúc hàng hoá chợ và sự vững chắc của kết cấu kinh tế truyền thống làng xã. Do kiểu thức sản xuất và lưu thông có hai tính chất trên được thể hiện trong một chợ hoặc một vòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chợ (chợ phiên) cho nên kinh tế tiểu nông nói chung được hàng hoá nhỏ bổ sung, mềm dẻo, dễ ổn định và đặc biệt có tính đàn hồi. Khi nạn mất mùa đói kém, tính đàn hồi sẽ phát huy tác dụng khắc phục khó khăn trở ngại; khi gặp mùa màng thu hoạch tốt tính đàn hồi sẽ góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá.

Dưới tác động của hoạt động buôn bán thông qua mạng lưới chợ nông thôn, bộ mặt các làng xã ở các vùng nông thôn Thái Nguyên ngày càng có nhiều đổi mới. Kết cấu kinh tế- xã hội cổ truyền một phần nào đã bị tan rã, đời sống vật chất của dân làng được nâng lên, các mối quan hệ xã hội trong làng cũng từng bước được mở rộng, không còn bị bó hẹp và hạn chế như trước, tâm lý và phong cách “thị dân” được nảy nở ngay giữa vùng nông thôn. Nông thôn Việt Nam vốn đã không đóng kín một cách cực đoan, thì thông qua mạng lưới chợ nông thôn, mối giao lưu, liên hệ giữa các địa phương ngày càng mở rộng.

Chợ nông thôn Thái Nguyên thực sự đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, hệ thống chợ nông thôn được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống thị trường nông sản với chức năng tập trung hàng hoá, thông tin và hình thành giá cả đảm bảo cung ứng hàng hoá nông sản và tiêu thụ hàng hoá công nghiệp tiêu dùng. Thông qua chợ, hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc

Một phần của tài liệu mạng lưới chợ nông thôn ở thái nguyên từ năm 1954 đến năm 2010 (Trang 89 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)