7. Cấu trúc của luận văn
2.1 Những quan niệm về chợ, chợ nông thôn
2.1.1 Những quan niệm về chợ
Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà con người đã sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó đi trao đổi với người khác để lấy một loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của họ. Có thể nói, từ xa xưa, ngay trong những Bộ lạc đã có sự trao đổi sản phẩm, tức là nền kinh tế hàng hóa giản đơn đã ra đời. Gắn liền với nền kinh tế hàng hóa là các hình thức trao đổi, mua bán tương ứng. Nền sản xuất hàng hóa càng phát triển, càng tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, theo đó nhu cầu trao đổi cũng ngày càng lớn hơn đây chính là nguyên nhân làm cho mạng lưới chợ phát triển từ ít đến nhiều, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn.
Thủa ban đầu, chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi sản phẩm dư thừa với nhau, dựa trên một thước đo là sự thỏa thuận của hai bên. Về sau cùng với sự ra đời của tiền tệ thì chợ không chỉ là nơi trao đổi mà diễn ra việc mua và bán hàng hóa - một bên là những người có sản phẩm sẽ đem ra để bán, còn một bên là khách hàng dùng tiền để mua các sản phẩm cần thiết cho mình hoặc các sản phẩm để đem bán lại.
Chợ là một loại hình hoạt động thị trường xuất hiện từ xa xưa ở nhiều nơi trên thế giới. Vốn là nới người mua, người bán gặp gỡ, trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ do phương thức tổ chức sản xuất và nhu cầu xã hội quy định. Do đó cũng có nhiều định nghĩa về chợ.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Mỹ, “chợ là cuộc gặp gỡ định kỳ giữa các thương gia để tiến hành hoạt động mua, bán hàng hóa công khai tại một nơi nhất định…Hàng bán tại chợ rất đa dạng, từ các loại vải may mặc đến các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
loại đá quý. Hàng hóa bán tại một số chợ ở châu Âu chủ yếu là các loại quần áo…Những nước ở phương Đông, chợ có tầm quan trọng và quy mô lớn...Chợ ở các bang tỉnh lẻ của Mĩ là những nơi trưng bày nông sản và sản phẩm vườn. Chúng có nguồn gốc từ hoạt động chợ ngoài trời do Elkanah Watson khởi xướng lần đấu tiên, được tổ chức tại Pittsfield, Mass vào năm 1810,…” [74, p.p. 720-721]
Theo "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam" định nghĩa: “chợ là nơi gặp nhau giữa cung và cầu các hàng hoá, dịch vụ, vốn, là nơi tập trung hoạt động mua bán hàng hoá giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng. Quy mô tính chất của chợ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế. Chợ có vai trò chủ yếu là nơi tiêu thụ hàng hoá, đồng thời cũng có ảnh hưởng kích thích ngược lại đối với sản xuất. Ở nhiều vùng miền núi, chợ còn là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc. Chợ là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày, những buổi nhất định, tức là đã hình thành nên các chợ phiên.
Quy mô và tính chất của chợ rất đa dạng: có chợ nông thôn tự sản, tự tiêu; có loại chợ mang tính chất khu vực hay một vùng rộng lớn. Thông thường mặt hàng buôn bán ở chợ rất phong phú, nhiều loại. Nhưng cũng có những chợ chỉ buôn bán những mặt hàng nhất định. Tuỳ theo địa điểm và nhu cầu, chợ có thể họp hàng ngày nhưng cũng có chợ chỉ họp theo phiên nhất định trong tháng. Vì vậy có thể xem chợ là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một địa phương”[65.tr. 486].
Giáo sư Nguyễn Đức Nghinh trong bài: "Mấy nét phác thảo về chợ làng (Qua những tài liệu thế kỉ XVII- XVIII)” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5/1980 đã định nghĩa "chợ là địa điểm trao đổi vật phẩm, hàng hoá thường xuyên, định kì"[48, tr. 50].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo nghĩa chung nhất, chợ là một loại hình thương nghiệp, là một bộ phận của thị trường xã hội, là nơi diễn ra tập trung các hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ phong phú của các thành phần kinh tế của nhân dân tại một địa điểm thích hợp. Chợ được quản lí theo luật pháp hiện hành của nhà nước, chính sách, quy chế của chính quyền sở tại và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương trong từng thời gian nhất định.
Chợ là một hiện tượng kinh tế- xã hội mang tính khách quan và lịch sử, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là về yếu tố sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, điều kiện tự nhiên...Sự ra đời và quy mô của các chợ phụ thuộc vào các yếu tố: hệ thống cơ sở hạ tầng, dân cư, trình độ sản xuất, yếu tố tổ chức quản lí.
Dân cư là yếu tố quan trọng đối với sự ra đời và hình thành chợ. Số lượng dân cư và mật độ dân số tạo ra quy mô của yêu cầu trao đổi. Mật độ dân cư càng lớn đòi hỏi số lượng và quy mô chợ cũng phát triển tương ứng. Chợ là nơi không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa giữa mọi người trong làng, với người làng khác, giữa vùng này với vùng khác. Chợ thường được đặt ở trung tâm vùng, tên chợ thường trùng với tên địa danh nơi đó.
Do chức năng chính của chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa – dịch vụ khác nhau nên chợ thường được hình thành và xây dựng tại những nơi đông dân cư, thường là những trung tâm, đầu mối giao thông.
Mỗi chợ thường bao gồm nhiều dãy, gian hàng khác nhau. Mỗi gian hàng có thể bày bán một loại hàng khác nhau hoặc tất cả các gian hàng trong chợ cùng bán một thể loại hàng giống nhau (gốm sứ, đồ dân dụng, rau củ quả...). Ngoài ra, chợ còn có chức năng trung chuyển các loại hàng hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.1.2 Những quan niệm về chợ nông thôn
Nhiều nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa để xác định không gian nông thôn và cùng với sự phát triển của xã hội khái niệm nông thôn ngày càng mở rộng. “Nông thôn là một kiểu cộng đồng lãnh thổ- xã hội nhất định có tính lịch sử, hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội, có đặc điểm dân số không đông, mật độ dân số tương đối thấp, lao động nông nghiệp đóng vai trò đáng kể " [70, tr.96-97].
Trong cuốn Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên định nghĩa: “theo cách hiểu thông thường, nông thôn là những vùng dân cư sinh sống bằng nông nghiệp” và tác giả nhận xét, trên thực tế “nông thôn là một hiện tượng phức tạp hơn nhiều” do sự phát triển của xã hội và do sự phân công lao động dẫn đến “những vùng nông thôn không có nông nghiệp…Nếu trước đây nông thôn đồng nhất với nông nghiệp và nông dân, thì ngày nay sự đồng nhất ấy không đúng nữa. Người ta bắt đầu nói đến một nông thôn đa chức năng: ngoài sản xuất nông nghiệp, đó còn là nông thôn công nghiệp, nông thôn cư trú…”[ 72, tr. 97].
Cùng với sự phát triển của xã hội, việc xác định không gian nông thôn không đơn giản. Nông thôn hiện nay bao gồm cả những đô thị nhỏ, thị trấn, những tụ điểm dân cư, những trung tâm công thương nghiệp nhỏ mà sự xuất hiện và phát triển của chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nông thôn, có sự phụ thuộc lẫn nhau và thúc đầy nhau cùng phát triển.
Những định nghĩa về nông thôn từ những hướng tiếp cận khác nhau cho thấy nội hàm của khái niệm nông thôn ngày càng mở rộng cùng với quá trình phát triển của xã hội. Dựa trên cơ sở định nghĩa về nông thôn, nhiều học giả cũng bắt đầu đưa ra khái niệm về “chợ nông thôn”.
Có thể thấy, trong ngôn ngữ Việt Nam, khái niệm chợ thường có thêm một số từ kèm theo để chỉ loại hình hàng hoá, hình thức sinh hoạt, tính chất,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
địa điểm họp của chợ. Do đó, có thể phân chia ra nhiều loại hình chợ theo những tiêu chí khác nhau, ví dụ:
Theo thời gian họp chợ: chợ sáng, chợ hôm, chợ phiên
Theo khu vực, địa vực: chợ quê, chợ nông thôn, chợ đô thị, chợ ven đô, chợ đồng bằng, chợ trung du.
Theo quy mô hành chính: chợ làng, chợ xã (liên làng), chợ huyện (liên xã), chợ thị trấn, chợ thị xã.
Theo tính chất, quy mô trao đổi hàng hoá: chợ đầu mối, chợ bán lẻ, chợ chuyên, chợ tổng hợp.
Theo loại hình hàng hoá bán tại chợ: chợ vải, chợ trâu, chợ lụa…
Dù phân chia theo loại hình, tiêu chí nào thì chợ ở khu vực nông thôn hoạt động trên địa bàn nào đều do chính quyền địa phương đó quản lý, do đó chợ còn có một tên gọi chung là chợ làng hoặc chợ quê.
Xuất phát từ những định nghĩa và sự phân loại chợ nông thôn như trên, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, có thể định nghĩa chợ nông thôn với tư cách là yếu tố kinh tế xã hội cơ bản để phát triển sản xuất hàng hoá, tạo ra nhu cầu xã hội như sau:
Chợ nông thôn là nơi người mua, người bán gặp gỡ, trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng nông thôn vào những ngày, buổi nhất định. Có các ngành, hàng hoạt động ở từng khu vực riêng trong chợ.
Với nội hàm như trên thì chợ nông thôn trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn ở quy mô chợ làng xã (liên làng), chợ huyện (liên xã), chợ đầu mối.
Sự phát triển của chợ phản ánh rõ nét đời sống kinh tế của địa phương, đồng thời nó chứa đựng nét văn hoá độc đáo mang tính đặc trưng của từng vùng miền. Thái Nguyên nằm ở vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng, vì thế mà hoạt động trao đổi mua bán ở các chợ cũng sẽ mang màu sắc riêng và chung trong dòng chảy văn hoá của chợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2 Cơ sở hình thành và nguyên nhân của sự phát triển mạng lƣới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ sau 1954.
Chợ là một hình thức hoạt động thị trường hàng hóa, chịu sự quy định trước hết bởi những yếu tố kinh tế vi mô (tập quán sản xuất, kinh doanh, vị trí địa lý…) và sau đó là môi trường kinh tế vĩ mô (phương thức sản xuất, chính sách phát triển kinh tế, chính sách phát triển thị trường hàng hóa,…).
Thực tế cho thấy, không chỉ những yếu tố kinh tế mà cả những yếu tố văn hóa xã hội cũng đóng góp một phần quan trọng vào quá trình vận động và phát triển của chợ nông thôn ở một tỉnh miền núi như Thái Nguyên. Có thể nói, tính chất sản xuất hàng hóa mang tính nhỏ lẻ, phân tán, và sự đa dạng của hoạt động sản xuất; tính chất tự quản tương đối cao về chính trị của cộng đồng làng xã, tính độc lập tương đối về kinh tế và đồng bộ về mặt xã hội là cơ sở cho sự hình thành và phát triển mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên.
Mỗi cộng đồng xã hội với một môi trường sinh sống nhất định đã biết tạo ra cho mình những phương cách sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực (đất đai, lao động,…) để có được những của cải vật chất như: lương thực, quần áo, chỗ ở… để duy trì cuộc sống. Những phương cách đó thường được gọi là hoạt động kinh tế.
Hoạt động kinh tế có 3 giai đoạn: sản xuất, phân phối, tiêu dùng. Mỗi một giai đoạn có một tầm quan trọng của nó và chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Tiến trình phân phối, còn được gọi là trao đổi hàng hóa, là trung tâm của hoạt động kinh tế. Chúng ta sẽ không thể hiểu được vấn đề trao đổi một cách đúng mức nếu trước hết không tìm hiểu bản chất của sản xuất. Chính sản xuất quy định bối cảnh diễn ra hoạt động trao đổi.
Đặc điểm chung của phương thức tổ chức sản xuất của nông dân ở nông thôn miền núi Thái Nguyên là sự kết hợp giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ trong mỗi gia đình và mỗi cộng đồng làng xã. Trong cả 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thành phần kinh tế nói trên, kinh tế nông nghiệp ở các vùng nông thôn Thái Nguyên ngày càng phát triển phong phú với nhiều ngành nghề trong đó nghề nông trồng lúa luôn giữ vai trò chủ đạo.
Tuy nhiên ở các vùng cao, kĩ thuật canh tác gần như vẫn còn mang tính chất lạc hậu, khiến cho năng suất thấp, sản xuất nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên và đời sống người nông dân những nơi này hết sức bấp bênh. Để bổ sung cho nghề nông trồng lúa, người dân nông thôn Thái Nguyên đã biết kết hợp với sản xuất thủ công nghiệp: làm đá, làm gốm, nghề mộc, đan lát, nghề dệt, nghề rèn sắt…nghĩa là họ đã biết kết khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lợi phong phú của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa phục vụ cho nhu cầu đời sống của mình. Thủ công nghiệp ngày càng có xu hướng tách khỏi nông nghiệp nhưng nó không tách khỏi nông nghiệp một cách rạch ròi mà trái lại sư phát triển của thủ công nghiệp, quy mô tổ chức của nó xét cho cùng cũng đều do nông nghiệp quyết định. Một khi nông nghiệp phát triển, bản thân nó vừa sản xuất ra nhiều hàng hóa để trao đổi với khu vực sản xuất thủ công nghiệp lại vừa là cơ sở tiêu thụ hàng hóa của thủ công nghiệp.
Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp gia đình tuy có củng cố thêm mối liên hệ vốn có giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp nhưng mặt khác đại đa số các gia đình nông dân ở đây phát triển thủ công nghiệp không phải để thỏa mãn nhu cầu tự cấp, tự túc mà chủ yếu đưa ra thị trường bán đổi lấy lương thực cho nên về khách quan nó cũng làm tăng số lượng hàng hóa lưu thông, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, trong đó có sự ra đời và hoạt động nhộn nhịp của các chợ. Phương thức sản xuất này không chỉ có ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên mà còn là mô hình chung ở khắp nông thôn châu Á với truyền thống nghề trồng lúa nước, đúng như nhận định của C. Mác “trong gia đình có sự liên hiệp của nghề trồng trọt và chế tạo, sự phối hợp đặc biệt của nông nghiệp, dệt thủ công, kéo sợi thủ công và cày thủ công” [78, pp. 15].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn từ góc độ kinh tế, có thể thấy làng xã miền núi của tỉnh Thái Nguyên không có sự phân định rõ ràng, tuy nhiên ở một số gia đình và làng xã có sự kết hợp của một số thành phần kinh tế: nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp, thủ công nghiệp kết hợp với thương nghiệp. Tính đa dạng trong hoạt động sản xuất này dẫn đến nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa là điều kiện cho sự ra đời của chợ. Nhưng chợ hoạt động khi lượng hàng hóa đem ra trao đổi và sức mua phải đạt đến mức độ nhất định.
Từ sự phân tích trên có thể thấy, sự phát triển của sản xuất và sức mua đã quy định hình thức và quy mô của các chợ. Số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa phản ánh khá rõ nét trình độ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Nói cách khác, chợ là xã hội thu nhỏ của cộng đồng làng xã.
Một số chợ đã ra đời và tồn tại trong xã hội phong kiến và thời Pháp thuộc vẫn phát huy là trung tâm trao đổi trong giai đoạn lịch sử sau này.