Những quan niệm về chợ nông thôn

Một phần của tài liệu mạng lưới chợ nông thôn ở thái nguyên từ năm 1954 đến năm 2010 (Trang 36 - 117)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2 Những quan niệm về chợ nông thôn

Nhiều nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa để xác định không gian nông thôn và cùng với sự phát triển của xã hội khái niệm nông thôn ngày càng mở rộng. “Nông thôn là một kiểu cộng đồng lãnh thổ- xã hội nhất định có tính lịch sử, hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội, có đặc điểm dân số không đông, mật độ dân số tương đối thấp, lao động nông nghiệp đóng vai trò đáng kể " [70, tr.96-97].

Trong cuốn Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên định nghĩa: “theo cách hiểu thông thường, nông thôn là những vùng dân cư sinh sống bằng nông nghiệp” và tác giả nhận xét, trên thực tế “nông thôn là một hiện tượng phức tạp hơn nhiều” do sự phát triển của xã hội và do sự phân công lao động dẫn đến “những vùng nông thôn không có nông nghiệp…Nếu trước đây nông thôn đồng nhất với nông nghiệp và nông dân, thì ngày nay sự đồng nhất ấy không đúng nữa. Người ta bắt đầu nói đến một nông thôn đa chức năng: ngoài sản xuất nông nghiệp, đó còn là nông thôn công nghiệp, nông thôn cư trú…”[ 72, tr. 97].

Cùng với sự phát triển của xã hội, việc xác định không gian nông thôn không đơn giản. Nông thôn hiện nay bao gồm cả những đô thị nhỏ, thị trấn, những tụ điểm dân cư, những trung tâm công thương nghiệp nhỏ mà sự xuất hiện và phát triển của chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nông thôn, có sự phụ thuộc lẫn nhau và thúc đầy nhau cùng phát triển.

Những định nghĩa về nông thôn từ những hướng tiếp cận khác nhau cho thấy nội hàm của khái niệm nông thôn ngày càng mở rộng cùng với quá trình phát triển của xã hội. Dựa trên cơ sở định nghĩa về nông thôn, nhiều học giả cũng bắt đầu đưa ra khái niệm về “chợ nông thôn”.

Có thể thấy, trong ngôn ngữ Việt Nam, khái niệm chợ thường có thêm một số từ kèm theo để chỉ loại hình hàng hoá, hình thức sinh hoạt, tính chất,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

địa điểm họp của chợ. Do đó, có thể phân chia ra nhiều loại hình chợ theo những tiêu chí khác nhau, ví dụ:

Theo thời gian họp chợ: chợ sáng, chợ hôm, chợ phiên

Theo khu vực, địa vực: chợ quê, chợ nông thôn, chợ đô thị, chợ ven đô, chợ đồng bằng, chợ trung du.

Theo quy mô hành chính: chợ làng, chợ xã (liên làng), chợ huyện (liên xã), chợ thị trấn, chợ thị xã.

Theo tính chất, quy mô trao đổi hàng hoá: chợ đầu mối, chợ bán lẻ, chợ chuyên, chợ tổng hợp.

Theo loại hình hàng hoá bán tại chợ: chợ vải, chợ trâu, chợ lụa…

Dù phân chia theo loại hình, tiêu chí nào thì chợ ở khu vực nông thôn hoạt động trên địa bàn nào đều do chính quyền địa phương đó quản lý, do đó chợ còn có một tên gọi chung là chợ làng hoặc chợ quê.

Xuất phát từ những định nghĩa và sự phân loại chợ nông thôn như trên, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, có thể định nghĩa chợ nông thôn với tư cách là yếu tố kinh tế xã hội cơ bản để phát triển sản xuất hàng hoá, tạo ra nhu cầu xã hội như sau:

Chợ nông thôn là nơi người mua, người bán gặp gỡ, trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng nông thôn vào những ngày, buổi nhất định. Có các ngành, hàng hoạt động ở từng khu vực riêng trong chợ.

Với nội hàm như trên thì chợ nông thôn trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn ở quy mô chợ làng xã (liên làng), chợ huyện (liên xã), chợ đầu mối.

Sự phát triển của chợ phản ánh rõ nét đời sống kinh tế của địa phương, đồng thời nó chứa đựng nét văn hoá độc đáo mang tính đặc trưng của từng vùng miền. Thái Nguyên nằm ở vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng, vì thế mà hoạt động trao đổi mua bán ở các chợ cũng sẽ mang màu sắc riêng và chung trong dòng chảy văn hoá của chợ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2 Cơ sở hình thành và nguyên nhân của sự phát triển mạng lƣới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ sau 1954.

Chợ là một hình thức hoạt động thị trường hàng hóa, chịu sự quy định trước hết bởi những yếu tố kinh tế vi mô (tập quán sản xuất, kinh doanh, vị trí địa lý…) và sau đó là môi trường kinh tế vĩ mô (phương thức sản xuất, chính sách phát triển kinh tế, chính sách phát triển thị trường hàng hóa,…).

Thực tế cho thấy, không chỉ những yếu tố kinh tế mà cả những yếu tố văn hóa xã hội cũng đóng góp một phần quan trọng vào quá trình vận động và phát triển của chợ nông thôn ở một tỉnh miền núi như Thái Nguyên. Có thể nói, tính chất sản xuất hàng hóa mang tính nhỏ lẻ, phân tán, và sự đa dạng của hoạt động sản xuất; tính chất tự quản tương đối cao về chính trị của cộng đồng làng xã, tính độc lập tương đối về kinh tế và đồng bộ về mặt xã hội là cơ sở cho sự hình thành và phát triển mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên.

Mỗi cộng đồng xã hội với một môi trường sinh sống nhất định đã biết tạo ra cho mình những phương cách sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực (đất đai, lao động,…) để có được những của cải vật chất như: lương thực, quần áo, chỗ ở… để duy trì cuộc sống. Những phương cách đó thường được gọi là hoạt động kinh tế.

Hoạt động kinh tế có 3 giai đoạn: sản xuất, phân phối, tiêu dùng. Mỗi một giai đoạn có một tầm quan trọng của nó và chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Tiến trình phân phối, còn được gọi là trao đổi hàng hóa, là trung tâm của hoạt động kinh tế. Chúng ta sẽ không thể hiểu được vấn đề trao đổi một cách đúng mức nếu trước hết không tìm hiểu bản chất của sản xuất. Chính sản xuất quy định bối cảnh diễn ra hoạt động trao đổi.

Đặc điểm chung của phương thức tổ chức sản xuất của nông dân ở nông thôn miền núi Thái Nguyên là sự kết hợp giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ trong mỗi gia đình và mỗi cộng đồng làng xã. Trong cả 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành phần kinh tế nói trên, kinh tế nông nghiệp ở các vùng nông thôn Thái Nguyên ngày càng phát triển phong phú với nhiều ngành nghề trong đó nghề nông trồng lúa luôn giữ vai trò chủ đạo.

Tuy nhiên ở các vùng cao, kĩ thuật canh tác gần như vẫn còn mang tính chất lạc hậu, khiến cho năng suất thấp, sản xuất nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên và đời sống người nông dân những nơi này hết sức bấp bênh. Để bổ sung cho nghề nông trồng lúa, người dân nông thôn Thái Nguyên đã biết kết hợp với sản xuất thủ công nghiệp: làm đá, làm gốm, nghề mộc, đan lát, nghề dệt, nghề rèn sắt…nghĩa là họ đã biết kết khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lợi phong phú của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa phục vụ cho nhu cầu đời sống của mình. Thủ công nghiệp ngày càng có xu hướng tách khỏi nông nghiệp nhưng nó không tách khỏi nông nghiệp một cách rạch ròi mà trái lại sư phát triển của thủ công nghiệp, quy mô tổ chức của nó xét cho cùng cũng đều do nông nghiệp quyết định. Một khi nông nghiệp phát triển, bản thân nó vừa sản xuất ra nhiều hàng hóa để trao đổi với khu vực sản xuất thủ công nghiệp lại vừa là cơ sở tiêu thụ hàng hóa của thủ công nghiệp.

Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp gia đình tuy có củng cố thêm mối liên hệ vốn có giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp nhưng mặt khác đại đa số các gia đình nông dân ở đây phát triển thủ công nghiệp không phải để thỏa mãn nhu cầu tự cấp, tự túc mà chủ yếu đưa ra thị trường bán đổi lấy lương thực cho nên về khách quan nó cũng làm tăng số lượng hàng hóa lưu thông, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, trong đó có sự ra đời và hoạt động nhộn nhịp của các chợ. Phương thức sản xuất này không chỉ có ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên mà còn là mô hình chung ở khắp nông thôn châu Á với truyền thống nghề trồng lúa nước, đúng như nhận định của C. Mác “trong gia đình có sự liên hiệp của nghề trồng trọt và chế tạo, sự phối hợp đặc biệt của nông nghiệp, dệt thủ công, kéo sợi thủ công và cày thủ công” [78, pp. 15].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn từ góc độ kinh tế, có thể thấy làng xã miền núi của tỉnh Thái Nguyên không có sự phân định rõ ràng, tuy nhiên ở một số gia đình và làng xã có sự kết hợp của một số thành phần kinh tế: nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp, thủ công nghiệp kết hợp với thương nghiệp. Tính đa dạng trong hoạt động sản xuất này dẫn đến nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa là điều kiện cho sự ra đời của chợ. Nhưng chợ hoạt động khi lượng hàng hóa đem ra trao đổi và sức mua phải đạt đến mức độ nhất định.

Từ sự phân tích trên có thể thấy, sự phát triển của sản xuất và sức mua đã quy định hình thức và quy mô của các chợ. Số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa phản ánh khá rõ nét trình độ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Nói cách khác, chợ là xã hội thu nhỏ của cộng đồng làng xã.

Một số chợ đã ra đời và tồn tại trong xã hội phong kiến và thời Pháp thuộc vẫn phát huy là trung tâm trao đổi trong giai đoạn lịch sử sau này.

2.3 Mạng lƣới Chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 1997.

Dựa trên nguồn tài liệu thu thập được và qua khảo sát thực tế, có thể khái quát sự hình thành mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau.

Ngay từ thế kỉ X, hoạt động trao đổi buôn bán giữa các miền trong cả nước đã khá thường xuyên. Chợ búa mọc lên ở nhiều nơi. Cuốn An Nam tức Sự đã ghi lại “Trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa trăm thứ, bày la liệt” [37, tr. 94]. Đến thế kỉ XV, dưới thời Lê, nền kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp nước ta phát triển khá mạnh mẽ kéo theo sự mở rộng của các hoạt động giao lưu buôn bán trên cả nước. Hàng loạt các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa được hình thành và hoạt động nhộn nhịp: “các chợ địa phương mọc lên ở các làng, liên làng, vừa có tính chất riêng, vừa có tính chất chung cho nhân dân toàn vùng. Chợ họp theo phiên và lần lượt từ chợ này sang chợ khác, rải đều trong tuần. Hàng hóa chủ yếu là nông phẩm hoặc các sản phẩm thủ công địa phương” [55, tr. 329].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trên cơ sở sự phát triển này, năm 1477, nhà Lê định ra lệ lập chợ mới: “các huyện, châu, xã ở các xứ trong nước, nhân dân ngày một nhiều, nơi nào muốn chia mở chợ mới để tiện mua bán thì quan phủ, huyện, châu khám xét quả thực tiện lợi cho dân thì làm bản tâu lên, cho theo tiện lợi mà họp chợ…” [55, tr.329]. Từ đây, mạng lưới các chợ ở đồng bằng đã hình thành và nhanh chóng phát triển với hàng loạt các chợ lớn như: Thăng Long- Kẻ Chợ, Chợ Lim, Chợ Phương Đình…Tuy nhiên ở miền núi, khi dân cư còn thưa thớt, kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp mang tính tự cấp tự túc là chủ yếu nên trong những thế kỉ này chợ ở Thái Nguyên vẫn chưa nhiều. Lúc này, hoạt động trao đổi, mua bán chủ yếu diễn ra giữa cư dân của tỉnh với những người miền xuôi. “Người miền xuôi thường chở gạo, muối, hải sản, thuốc lào, bát đĩa, ấm chén, vải vóc, tơ lụa…lên bán cho dân miền núi và mua các thứ lâm sản trở về xuôi”,“Ngoài việc buôn bán bằng xe ngựa, xe bò, gồng gánh, các thương nhân thường sử dụng thuyền để chở hàng đi các vùng xa”[55, tr. 373].

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cho đến các thế kỉ XVIII- XIX chợ ở Thái Nguyên đã tương đối dầy và sầm uất, hầu như huyện nào cũng có vài ba chợ lớn. Nhờ hệ thống đường cái quan nối liền các tỉnh được sửa chữa đã tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán được mở rộng. “Ngoài việc buôn bán nhỏ ở các làng, huyện thông qua các chợ, việc buôn lớn bằng thuyền ngày càng phát triển” [55, tr. 453]. Mạng lưới các chợ trong các thế kỉ này được ghi lại khá đầy đủ, chi tiết trong cuốn Đại Nam Nhất Thống Chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Cụ thể: huyện Đồng Hỷ có chợ Đồng Mỗ, Huống Thượng, huyện Phổ Yên có chợ Lợi Xá, chợ Hoàng Đàm, chợ Hắc Điền; huyện Phú Bình có chợ Thanh Huống, chợ Triều Dương; Huyện Phú Lương có chợ Quan Triều; huyện Định Hóa có chợ Trung Khảm, chợ Lương Yên; chợ Quỳnh Sơn ở huyện Võ Nhai, chợ Trường Lang, chợ Hùng Sơn ở huyện Đại Từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh đó còn cần phải nhắc tới mạng lưới chợ được hình thành ven bờ hai con sông: sông Cầu và Sông Công chảy qua địa phận tỉnh Thái Nguyên. Trên dòng sông Cầu, từ đầu nguồn xuống hạ du sông có nhiều điểm giao thông thuận lợi trở thành trung tâm giao lưu kinh tế của mỗi vùng. Việc giao lưu buôn bán hàng hoá trên sông Cầu đã khá tấp nập từ các thế kỉ trước. Hàng hoá từ các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nước ta như: Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên được đưa về các trung tâm kinh tế lớn thông qua sông Cầu để từ đó được chuyển đi các vùng khác và các nước trên thế giới. Việc buôn bán bằng thuyền thường là từ huyện này sang huyện khác hoặc giữa các tỉnh vùng đông bắc.

Hoạt động buôn bán trên sông Cầu đã tạo điều kiện cho việc hình thành hàng loạt các chợ ven sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nơi đây các hoạt động buôn bán diễn ra khá tấp nập.

Bến tuần Đồng Mỗ (Bến Tượng ) thuộc huyện Đồng Hỷ , bến Thủy Cơ , bến Hanh (huyện Phú Bình), bến cảng Đại Phùng (nay là bến Chã, huyện Phổ Yên)... Hàng phiên (dăm bảy ngày) các thuyền lớn (thuyền buồm) lại chở gạo, muối mắm, đồ gốm sứ, vải lụa, vôi... từ Bắc Ninh, Phả Lại lên bán , khi về họ lại chuyên chở các mặt hàng đặc sản từ Thái Nguyên về xuôi như cam quýt ở Thượng Đình , Phương Độ , bưởi Nga My (Phú Bình ), trầu không các làng Đông Hạ, Nam Đô, Vân Trai (Phổ Yên), Hương Thịnh, Đại Mão (Hiệp Hòa), và đặc biệt là chè huyện Đại Từ , Tân Cương... Vì vậy đã hình thành nên địa danh Trà Thị (chợ Chè) từ lâu đời. Chợ Chã cho đến nay vẫn hoạt động nhộn nhịp và đang được đầu tư nâng cấp, xây dựng.

Hàng hoá được chuyển về xuôi chủ yếu là những lâm, thổ sản do nhân dân khai thác được: gỗ quý, chim thú rừng, hương liệu, sắt, kẽm, vàng, các sản vật của địa phương: măng. Chè...Hàng hoá từ dưới xuôi chuyển lên chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân: gạo, vải, muối, các hàng thủ công mĩ nghệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đây là con đường thủy quan trọng trong lịch sử là mạch nguồn kinh tế , văn hoá từ ngàn đời nay, giữa vùng đồng bằng với vùng núi. Có thể thấy, hoạt động buôn bán ở mạng lưới chợ dọc sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận đã trở thành cầu n ối giữa các nền văn hóa . Những làn điệu dân ca, si lượn của các dân tộc Tày , Nùng ở đầu sông chảy theo dòng nước mát, hòa quyện chung với các làn điệu chèo, quan họ, hát ví, trống quân, cò

Một phần của tài liệu mạng lưới chợ nông thôn ở thái nguyên từ năm 1954 đến năm 2010 (Trang 36 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)