7. Cấu trúc của luận văn
3.6.3 Chợ nông thôn nhân tố củng cố mối liên hệ giữa các dân tộc trong tỉnh
trong tỉnh.
Ý thức của mỗi dân tộc, tâm lý dân tộc cũng như ngôn ngữ dân tộc, văn hóa vật chất và văn hoá tinh thần được phát triển trong quá trình mở rộng sự tiếp xúc kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các vùng, các cộng đồng người lớn nhỏ. Sự mở rộng tiếp xúc, phát triển những yếu tố chung về văn hóa và tâm lý dân tộc diễn ra trong quá trình dựng nước, đấu tranh chống thiên nhiên trên quy mô lớn (đắp đê phòng lụt, xây dựng các công trình thuỷ lợi, khai hoang…), quá trình giữ nước phải cùng nhau sát cánh chiến đấu chống những kẻ thù chung của dân tộc và trong quá trinh phát triển của các phong trào quần chúng chống áp bức bóc lột trong xã hội phong kiến. Tất cả những quá trình đó nếu muốn tiến triển thuận lợi đều phải khắc phục tính cô lập, khép kín về nhiều mặt của làng xã Việt Nam trong thời kì công xã nông thôn hay chế độ phong kiến trước đây. Và ngược trở lại, sự phát triển của các quá trình đó sẽ có tác dụng thúc đẩy các làng xã cố kết, xích lại gần nhau hơn. Trong đó, sự tiếp xúc về kinh tế đóng vai trò quan trọng vì nó xảy ra thường xuyên hơn, phổ biến hơn.
Trước đây, trong chế độ phong kiến, mỗi làng xã, thậm chí mỗi gia đình là đơn vị kinh tế, cố gắng thoả mãn đến mức tối đa những nhu cầu sinh hoạt. Tính chất tự cung, tự cấp của nền kinh tế tiểu nông đã biến mỗi làng xã thành một thế giới biệt lập.
Sự xuất hiện của những chợ, những địa điểm trao đổi cố định, thường kì là sự đột phá quan trọng của kinh tế hàng hoá vào nền kinh tế phong kiến khép kín. Sự phát triển của mạng lưới chợ là biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế hàng hoá. Chợ không chỉ là nơi trao đổi vật phẩm, hàng hoá còn là môi trường tiếp xúc xã hội thường xuyên, nơi thông đạt tin tức, nơi truyển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bá văn hoá. Giữa nông thôn tĩnh mịch, các chợ làng nổi lên thành những điểm thu hút tập hợp dân cư trong vùng, tạo nên những nhịp càu tiếp xúc, nối liền các làng xã sống cô lập và khép kín.
Qua sự giao lưu, trao đổi hàng hoá thường xuyên ở chợ mối liên hệ cởi mở của dân cư trong làng xã hay trong huyện đã hình thành và ngày càng mở rộng. Chợ góp phần quan trọng trong việc khắc phục tình trạng cô lập, khép kín của các làng xã, qua đó ý thức dân tộc, tâm lý dân tộc nền văn hoá riêng của cộng đồng làng xã cũng hình thành và hoà vào dòng chảy chung của văn hoá dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiểu kết
Từ khi tái lập tỉnh, Tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra những chính sách mới nhằm cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới mạng lưới chợ nông thôn . Trên cơ sở đó, mạng lưới chợ nông thôn không ngừng được nâng cấp, mở rộng, kiên cố hóa, các chợ tạm cũng dần được xóa bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi buôn bán của người dân nông thôn.
Với sự đầu tư của tỉnh vào mạng lưới chợ, một số chợ nông thôn trước đây đã được nâng cấp, trở thành trung tâm buôn bán của vùng (chợ huyện) và chợ đầu mối. Các chợ này là tiền đề thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa khu vực nông thôn phát triển.
Các mặt hàng được trao đổi ở các chợ nông thôn của Thái Nguyên trong nhiều năm gần đấy khá phong phú, đa dạng về chủng loại kết hợp với mẫu mã đẹp không đơn giản chỉ là các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp như trước đây.
Là trung tâm thu hút hàng hóa và người dân đến trao đổi buôn bán, chợ nông thôn tỉnh Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong việc củng cố, bổ sung cho nên kinh tế tiểu nông đồng thời tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa thâm nhập vào các vùng nông thôn, qua đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống người dân cũng như củng cố mối liên hệ giữa các dân tộc trong tỉnh. Đồng thời chợ còn là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đang diễn ra ở Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
1. Thái Nguyên là tỉnh miền núi, nằm trong vùng đông bắc, là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc, nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía bắc. Là tỉnh có vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, từ sớm mạng lưới chợ ở Thái Nguyên đã hình thành và hoạt động tương đối nhộn nhịp. Cùng với sự phát triển của sản xuất, mạng lưới chợ ngày càng phát triển cả về số lượng và quy mô. Cho đến năm 2010, ở các vùng nông thôn của Thái Nguyên có 99 chợ và hoạt động khá sôi nổi, thu hút nhiều bộ phận dân cư đến tham gia trao đổi hàng hóa.
2. Cùng với những biến động về lịch sử- xã hội, các chợ đã nhiều lần thay đổi địa điểm, tên gọi. Cho đến nay, hầu hết các chợ đã được xây dựng khá kiên cố ở vị trí giao thông thuận tiện hay trung tâm của vùng.
Những mặt hàng trao đổi ở chợ khá phong phú mang đặc trưng của một tỉnh miền núi. Số lượng và tính chất đa dạng của hàng hóa tùy thuộc vào quy mô của chợ, tình hình kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp của vùng và cũng tùy theo thời vụ. Thông qua các mặt hàng này có thể biết được phong tục tập quán cũng như đời sống sinh hoạt của người dân các địa phương. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống do nông dân tự sản xuất, các mặt hàng thủ công nghiệp và công nghiệp ngày càng phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống người dân.
Hoạt động mua bán ở các chợ nông thôn chủ yếu là hoạt động mua bán nhỏ, nhằm phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng, cũng vì thế mà lối ứng xử trong hoạt động mua bán của người dân nông thôn Thái Nguyên mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Thành phần tham gia trao đổi tại các chợ nông thôn chủ yếu là các hộ nông nghiệp trong đó phụ nữ chiếm đa số. Hình thức kinh doanh ở các chợ thường là các hộ tự trao đổi hàng hoá với nhau hoặc cung ứng cho các thương lái để tiêu thụ tại các chợ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trung tâm hay khu vực lân cận. Các hộ tiểu thương kinh doanh hàng hoá và dịch vụ tại chợ chiếm số lượng ít, chủ yếu là vải sợi, quần áo may sẵn và bách hoá tổng hợp, dịch vụ ăn uống giải khát.
3. Nhìn chung, mạng lưới chợ nông thôn Thái Nguyên đã đáp ứng nhu cầu về phục vụ hàng thiết yếu cho khu vực nông thôn; là nơi tiêu thụ các sản phẩm nông sản, giải quyết được nhu cầu trao đổi hàng hóa, phân phối lại đến các chợ thành, thị và các tỉnh trong khu vực. Thông qua chợ, người dân được học hỏi kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế và làm quen với nền kinh tế thị trường. Một số chợ hoạt động hiệu quả nhờ được quy hoạch ở vị trí thuận lợi, nơi tập trung đông dân cư, thường là trung tâm các xã, cụm xã, trung tâm thị trấn, thị tứ. Vào những phiên chợ, nhiều sản vật được người dân trao đổi, thương lái cũng tìm đến các chợ để thu mua nông sản của người dân. Do đặc thù miền núi chợ không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, mà còn phản ánh nét văn hoá mang đậm bản sắc người bản địa. Thêm vào đó, nhờ việc xây dựng chợ được đầu tư đồng bộ với xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi trong vận chuyển, giao thương.
4. Trong những năm gần đây, xác định chợ là kênh lưu thông hàng hóa chủ yếu, các huyện, thành phố đã quy hoạch và dành quỹ đất cho việc xây dựng chợ, Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống chợ đầu mối nông sản và nhiều khu vực chợ nông thôn đã khuyến khích người dân phát triển sản xuất, mở rộng hệ thống thương mại đến với các vùng dân cư, đặc biệt là đối với các xã vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tỉnh, chợ nông thôn được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống thị trường nông sản với chức năng tập trung hàng hoá, thông tin và hình thành giá cả đảm bảo cung ứng hàng hoá nông sản và tiêu thụ hàng hoá công nghiệp tiêu dùng.
Việc phát triển chợ nông thôn vừa đảm bảo phát huy được các hoạt động truyền thống, vừa có khả năng chứa đựng các hoạt động thương mại văn minh, hiện đại. Phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
triển chợ nông thôn đúng quy hoạch, đảm bảo tính văn minh hiện đại là một trong những điều kiện cần thiết để xây dựng nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
5.Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay còn có sự chênh lệch lớn về sức mua giữa các vùng đô thị và nông thôn, do vậy rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc lập quy hoạch chi tiết, thiết kế, xây dựng chợ nông thôn, nhất là chợ ở các xã vùng cao của tỉnh, nơi mà đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn.
Lượng hàng hoá trao đổi tại chợ nông thôn còn nghèo nàn, thu nhập và sức tiêu thụ của nhân dân thấp, nên đa số các chợ nông thôn chỉ hoạt động kinh doanh vào buổi sáng, một tuần một đến hai phiên, mỗi phiên diễn ra trong vài giờ, sau đó chỉ còn một số ít hộ kinh doanh thời gian còn lại, nên việc đầu tư xây dựng mới, hay nâng cấp sửa chữa chợ ít được quan tâm của các cấp chính quyền. Một số chợ, do điều kiện cơ sở hạ tầng xuống cấp, công tác phòng cháy chữa cháy sơ sài, đa số chợ nông thôn chưa xây dựng nội quy hoạt động; một số chợ chưa khai thác hết mặt bằng kinh doanh hoặc xây dựng xong nhưng chưa thu hút được hộ tham gia kinh doanh như chợ.
Có thể nói, hệ thống chợ nông thôn là nơi tiêu thụ các sản phẩm, giải quyết được nhu cầu trao đổi hàng hóa, phân phối lại sản phẩm nông sản đến các chợ thành thị và các tỉnh trong khu vực. Thông qua chợ, người dân được học hỏi kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế và làm quen với nền kinh tế thị trường. Ở đâu chợ hoạt động tốt, ở đó kinh tế - xã hội phát triển, các hộ dân sống xung quanh được hưởng lợi nhờ kinh doanh, dịch vụ. Với sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, sự vào cuộc của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, vấn đề phát triển chợ khu vực nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh và xây dựng nông thôn mới theo mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hóa. 2. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hội nhà văn, Hà
Nội.
3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập 1 (1930- 1954), Thái Nguyên.
4. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam- Kết quả toàn bộ, Hà Nội.
5. Bộ Nộ thương (1974), Nghị định 76-CP về vấn đề đăng kí kinh doanh công thương nghiệp và phục vụ.
6. Bộ kế hoạch và đầu tư. Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ (8-1999), Chỉ tiêu kinh tế- xã hội 10 năm (1990- 1999). Quyển I: Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, Hà Nội.
7. Tống Văn Chung (2001), Xã hội học nông thôn, NXb Đại học quốc gia, Hà Nội.
8. Huỳnh Tịnh Của (1895), “Đại Nam quốc âm tự vị”, Nxb Rey et Curiol, Sài Gòn.
9. Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm (1996), Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 1945- 1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10.Cục thống kê Thái Nguyên (1999), Niên giám thống kê Thái Nguyên.
11.Cục thống kê Thái Nguyên (2003), Niên giám thống kê Thái Nguyên.
12.Cục thống kê Thái Nguyên (2007), Niên giám thống kê Thái Nguyên.
13. Cục thống kê Thái Nguyên (2009), Niên giám thống kê Thái Nguyên. 14. Cục thống kê Thái Nguyên (2009), Số liệu cuộc tổng điều tra dân số và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15.Phan Đại Doãn (1981), “Mấy vấn đề về làng xã cổ truyền”, Tạp chí dân tộc học, số 2, tr.5.
16.Phan Đại Doãn (1989), "Từ làng quê đến hợp tác xã nông nghiệp nhìn từ góc độ kinh tế hàng hóa", Tạp chí nghiên cứu kinh t (số 3), tr28- 37.
17.Phan Đại Doãn, Vũ Hồng Quân (1992), "Thị Tứ- Hiện tượng đô thị hóa (qua tư liệu tỉnh Bình Định) ", Tạp chí Dân tộc học, (số 4), tr15- 26.
18.Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1993), Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19.Phan Đại Doãn (1996), Quản lí xã hội nông thôn nước ta hiện nay- Một số vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20.Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế- văn hóa- xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21.Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22.Phan Đại Doãn (2006), Làng Việt Nam: Đa nguyên và chặt, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
23.Nguyễn Trung Dũng (2009), “Hoạt động giao thương ven sông cầu trước năm 1945”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP Thái Nguyên, Thái Nguyên.
24.Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25.Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, tập II, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26.Nguyễn Thị Hà (2002), “Chợ và hoạt động buôn bán nhỏ ở Thái Nguyên qua Đại Nam nhất thống chí”, Đề tài nghiên cứu khoa học, trường ĐHSP Thái Nguyên, Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27.Tô Đức Hạnh, Phạm Văn Linh (2000), “ Phát triển kinh tế hàng hóa trong nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc- thực trạng và giải pháp”, Nxb CTQG, Hà Nội.
28.Đỗ Thị Hảo ( Chủ biên) (2010), Chợ Hà Nội xưa và nay, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
29. Đặng Công Hoan (2011), Vị thế chè Thái Nguyên trên thị trường,
http://wwwcongthuongTN.gov.vn, ngày 11/3/2011.
30.Hội đồng dân tộc Quốc hội khóa X (2000), Chính sách và pháp luật của Nhà nước về dân tộc, Nxb VHDT, Hà Nội.
31.Hội khoa học kinh tế Việt Nam- Ban đào tạo và phổ biến kiến thức (1998),
Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32.Hội đồng dân tộc của Quốc hội khóa X (2000), “Chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc”, Nxb VHDT, Hà Nội
33.Nguyễn Thừa Hỷ (1983), “Mạng lưới chọ Thăng Long- Hà Nội trong những thế kỷ XVII, XVIII, XIX”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 1, tr.32-35