Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 142 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
142
Dung lượng
505,57 KB
Nội dung
1 Mục lục Trang Mục lục 01 Mở đầu 03 1. Lí do chọn đề tài 03 2. Lòch sử vấn đề 04 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17 4. Phương pháp nghiên cứu 18 5. Đóng góp của luận văn 19 6. Cấu trúc của luận văn 19 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 20 1.1. Thuật ngữ hàm ngôn và các thuật ngữ hữu quan 20 1.2. Phân loại ý nghóa hàm ngôn 31 1.3. Chức năng của ý nghóa hàm ngôn 41 1.3.1. Vì lí do khiêm tốn 41 1.3.2. Giữ thể diện cho người nghe 42 1.3.3. Người nói không nhận trách nhiệm về lời nói của mình 44 1.4. Quan điểm của luận văn 44 1.5. Một số vấn đề về văn hoá ngôn ngữ học của ý nghóa hàm ngôn 45 1.6. Đặc điểm của văn bản và truyện cười 52 1.6.1. Đặc điểm của văn bản 52 1.6.2. Đặc điểm của truyện cười 54 1.7. Tiểu kết 56 Chương 2: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN CƯỜI TIẾNG VIỆT 58 1. Giới thuyết chung 58 2. Phân loại và miêu tả 58 2.1. Phương thức chơi chữ 58 2.1.1. Dùng biện pháp nói lái 59 2.1.2. Dùng biện pháp đồng âm 60 2.1.3. Dùng biện pháp đồng nghóa và trái nghóa 62 2 2.1.4. Dùng biện pháp đa nghóa 64 2.1.5. Dùng biện pháp hoán đổi vò trí từ ngữ 65 2.1.6. Dùng biện pháp tách từ ngữ 66 2.1.7. Dùng biện pháp buông lửng 67 2.2. Phương thức sử dụng hư từ 68 2.3. Phương thức so sánh 75 2.4. Phương thức nói có vần điệu 76 2.5. Phương thức tỉnh lược 77 2.6. Phương thức lòch sự không đúng chỗ 78 2.7. Phương thức nói vòng 80 2.8. Phương thức dùng câu hỏi 84 2.9. Phương thức dùng câu đồng nghóa 86 2.10. Phương thức phúng dụ 87 2.11. Phương thức đánh tráo khái niệm 87 2.12. Phương thức dùng mối quan hệ ngoại chỉ 89 2.13. Phương thức tạo tiền đề 89 2.14. Phương thức sử dụng ngôn ngữ không tương thích với ngữ cảnh 93 2.15. Phương thức dùng sự sai lệch ngữ nghóa trong ngôn giao 95 2.16. Phương thức tạo hàm ngôn dựa trên lẽ thường 97 2.17. Phương thức suy luận 104 2.18. Phương thức lập luận 108 2.19. Phương thức tạo độ hẫng 109 2.20. Phương thức nói giảm 111 2.21. Phương thức phóng đại 111 2.22. Phương thức im lặng 112 2.23. Phương thức vi phạm tiền giả đònh 113 2.24. Phương thức tạo thông tin thừa 115 2.25. Phương thức nói khái quát 116 2.26. Phương thức tạo sự mơ hồ 117 2.3. Tiểu kết 118 KẾT LUẬN 120 NGUỒN GỐC CỦA CÁC CỨ LIỆU TRÍCH DẪN 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 3 Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Trong tác phẩm Bút kí triết học, V.I.Lê nin đã nói: "Viết một cách thông minh có nghóa là giả đònh người đọc cũng thông minh, là không nói hết, là để người đọc tự nói với mình những quan hệ, những điều kiện, những giới hạn- chỉ với những quan hệ, những điều kiện, những giới hạn này thì một câu nói mới có giá trò và ý nghóa" [Dẫn theo 37; 127]. Như vậy, trong tổ chức ngôn ngữ không phải lúc nào cũng có thể nói trắng ra được, trái lại nhiều lúc phải "vòng vo tam quốc". Sở dó phải "vòng vo tam quốc", ngoài ý nghóa là viết một cách thông minh như Lê nin nói, nhiều lúc người viết đâu phải lúc nào cũng tự do trong lựa chọn ngôn ngữ. Nói thế nào để diễn đạt được nội dung muốn nói mà người nghe vẫn không phật lòng, nói thế nào mà không đụng chạm đến người khác, quả nhiên, là vấn đề không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngôn ngữ học. Trong cuộc sống thường ngày, khi giao tiếp với nhau không phải lúc nào chúng ta cũng "nói thẳng", "nói trắng", hay "nói toạc móng heo" những điều mình cần nói. Trái lại, chúng ta vẫn có thể thực hiện được hành vi giao tiếp hàm ẩn của mình thông qua lối nói "úp mở", "bóng gió", "lập lờ" Còn người nghe muốn hiểu được ý nghóa ẩn chứa ở bề sâu câu chữ thì phải dựa vào một căn cứ nào đó để suy luận. Căn cứ để suy luận có thể là thông qua từ ngữ, mẫu câu, hoàn cảnh giao tiếp, sự suy luận hợp lôgic hoặc cách thức tổ chức văn bản và cái nghóa không hiện ra ngay trên câu chữ được gọi là nghóa hàm ngôn. Từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập đến nghóa hàm ngôn và đa số đều dùng thủ pháp đối lập lưỡng phân để phân loại thành nghóa hiển ngôn và nghóa hàm ngôn. "Hàm lượng ngữ nghóa của hiển ngôn thì có hạn nhưng hàm lượng ngữ nghóa của hàm ngôn thì vô hạn. Cho nên khi muốn tác động nhiều, sâu xa đến 4 nhận thức, tư tưởng tình cảm của người nghe thì hình thức hàm ngôn thường thích hợp hơn, có hiệu quả hơn hình thức hiển ngôn" [81,116]. Hơn thế, cách nói hàm ngôn là cách nói cho phép chúng ta biểu đạt rất nhiều về nội dung so với cách nói hiển ngôn. Đó là chưa kể, nói hàm ngôn người nói sẽ không chòu trách nhiệm về hành vi ngôn từ của mình. Thực tế cho thấy, nghóa hàm ngôn nhiều khi rất quan trọng. Chưa hiểu được nghóa hàm ngôn của một câu nói thì coi như chưa hiểu được câu nói đó. Mà nghóa hàm ngôn lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Xét một số truyện cười tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy nghóa hàm ngôn được tạo nên bằng những phương thức rất đa dạng, mặt khác, nó lại phụ thuộc sâu sắc vào hoàn cảnh giao tiếp. Cho nên việc tìm hiểu các phương thức cấu tạo nên hàm ngôn là một vấn đề phức tạp nhưng không kém phần lí thú. Bởi thực tế cuộc sống rất phong phú và sinh động nên hàm ngôn cũng biến hoá khôn lường. Hơn đâu hết, câu nói "ngôn ngữ chính là cuộc sống" là ở chỗ này. Nói rõ hơn, cuộc sống có bao nhiêu cung bậc, bao nhiêu màu sắc thì ngôn ngữ cũng có bấy nhiêu cung bậc diễn đạt. Vì những điều sơ lược vừa đề cập ở trên, chúng tôi chọn "Một số phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt" làm đề tài nghiên cứu. Cần thấy đây là vấn đề phức tạp và trải dài trên nhiều bình diện, nhiều ngành khoa học khác nhau. Trong khuôn khổ một luận văn thạc só, chúng tôi không có tham vọng đưa ra tất cả các phương thức tạo hàm ngôn mà chỉ đi vào tìm hiểu những phương thức tạo hàm ngôn phổ biến nhất trong truyện cười tiếng Việt. 2. Lòch sử vấn đề 2.1. Có rất nhiều nhà ngôn ngữ khi nghiên cứu về ngôn ngữ học đã bàn đến vấn đề nghóa hàm ngôn và các thuật ngữ khác như nghóa hiển ngôn, tiền giả đònh, hàm ý Rải rác trên một số sách ngôn ngữ và tạp chí chuyên ngành, người ta cũng đưa ra vài cách tạo ra hàm ngôn. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đưa ra một cách đầy đủ và có hệ thống về các phương thức tạo 5 hàm ngôn trong văn bản tiếng Việt nói chung, trong truyện cười tiếng Việt nói riêng. Tại đây, chúng ta thử lần lượt điểm qua một số công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của luận văn này. Hồ Lê trong "Quy luật ngôn ngữ" [60,58], đã đề cập đến vấn đề ý nghóa hiển hiện và ý nghóa hàm ẩn trong phát ngôn. Ông đã phân loại ý nghóa hàm ẩn thành ý nghóa hàm ẩn ngữ huống và ý nghóa hàm ẩn ngôn từ; ý nghóa hàm ẩn hạn chế, ý nghóa hàm ẩn tự do và ý nghóa hàm ẩn dự cảm. ý nghóa hàm ẩn lại được tác giả phân tích ra thành hàm nghóa và hàm ý. Ngoài ra, ông còn nêu lên phương thức hiển ngôn và phương thức hàm ngôn và đặt chúng vào trong những công thức tổng quát. Trong công trình "Tính quy luật của hệ ngôn ngữ liên đối tượng" [61,59], Hồ Lê đề cập đến vấn đề tiền giả đònh nhưng là tiền giả đònh của lời. Theo tác giả, "tiền ý" + "tiền nghóa" chính là tiền giả đònh của lời. Ông còn đề cập đến mối quan hệ giữa hàm nghóa, hàm ý và tiền giả đònh của lời. "Từ ngữ nghóa của một số kết cấu ngôn từ nào đó suy ra "tiền nghóa"+ " tiền ý" không phải là SUY XUÔI mà là SUY NGƯợC. Thành ra, có thể nói: Sự suy xuôi thì tìm ra hàm nghóa, hàm ý của lời; còn sự suy ngược thì tìm thấy tiền giả đònh của lời". Cách đặt vấn đề của Hồ Lê trong hai công trình đề cập ở trên có nhiều sáng tạo, trong đó đáng chú ý là tác giả đã nêu rõ được bản chất của vấn đề hàm ngôn. Tuy nhiên, tác giả đưa ra quá nhiều thuật ngữ và nhiều khi hệ thuật ngữ của ông không mang tính tiết kiệm cho nên rất khó theo dõi. Vả lại, dường như tác giả không có ý đònh phân biệt hai cấp độ phát ngôn và văn bản, điều này cũng là một thử thách lớn đối với ai muốn vận dụng bộ máy khái niệm của tác giả để nghiên cứu. Trong công trình "Tiếng Việt- mấy vấn đề ngữ âm- ngữ pháp, ngữ nghóa", Cao Xuân Hạo đã đặt ra vấn đề nghóa hiển ngôn và nghóa hàm ẩn. Theo ông nghóa hàm ẩn nhiều khi có vai trò quan trọng hơn nghóa hiển 6 ngôn, bởi nó có thể thông báo cho người nghe nhiều điều mà không có trong nghóa nguyên văn. Ông còn đưa ra khái niệm về tiền giả đònh và hàm ý. Muốn hiểu được hàm ý và tiền giả đònh thì người nghe phải có những sự suy diễn khác nhau. Sau đó tác giả đi vào phân tích sự thể hiện của tiền giả đònh và hàm ý trong ngôn ngữ như: tiền giả đònh trong câu, tiền giả đònh trong từ; hàm ý của những từ tình thái, hàm ý của một số phụ từ. Ông tán thành quan điểm của một số tác giả khi cho rằng hàm ý bao gồm hai loại: hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội thoại. Theo tác giả hàm ý hội thoại chính là hàm ngôn. Dựa trên nguyên tắc công tác hội thoại của Grice, ông miêu tả tỉ mỉ các phương châm hội thoại và kết luận rằng: trong giao tiếp, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người nói vi phạm phương châm hội thoại. Có thể là do không nắm được các cấu trúc ngôn ngữ, các quy luật ngôn ngữ nên người nói đã vô tình vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại, nhưng cũng có khi người nói cố ý nhằm thể hiện điều muốn nói hoặc giả vì tôn trọng phương châm này mà người nói lại vi phạm phương châm khác. Chính sự vi phạm ấy đã làm nảy sinh hàm ý, đôi khi còn làm cho sự giao tiếp lệch lạc đi. Xin lưu ý, ý kiến của Cao Xuân Hạo có nhiều điểm mới. Như chúng ta đều biết, Grice chỉ thừa nhận là hàm ngôn khi chúng chỉ là kết quả cố ý của chủ thể phát ngôn, còn một ý nghóa hàm ẩn do "vụng về" hoặc do tương tác ngữ cảnh nảy sinh, H.P. Grice đều gạt ra ngoài đối tượng nghiên cứu. Nhưng như Trònh Sâm đã chỉ ra, trong giao tiếp, thật khó lòng phân biệt hàm ngôn nào là do chủ đích, hàm ngôn nào là không do chủ đích: tức là nói theo H.Grice, làm sao biết hàm ngôn nào là non natural meaning, hàm ngôn nào thuộc natural meaning [89, 92]. Chúng tôi sẽ khai thác vấn đề này và coi việc vi phạm phương châm hội thoại là một trong những chiến lược giao tiếp, là một phương thức tạo hàm ngôn rất đắc đòa. Có thể nói, đã có rất nhiều tác giả đề cập đến sự vi phạm nguyên tắc công tác hội thoại làm nảy sinh hàm ngôn của Grice, tuy nhiên có lẽ 7 đây là tác phẩm miêu tả tỉ mỉ nhất, kó lưỡng nhất. Điều quan trọng hơn là việc tác giả đưa ra lí do của hàm ngôn, đó là những nhân tố chủ yếu đưa đến việc sử dụng hàm ngôn. Và khẳng đònh: "Hàm ngôn là một sản phẩm của hai xu hướng cố hữu của con người- xu hướng chơi chữ và xu hướng thẩm mó- vốn rất gần nhau trong thế giới tâm lí: hàm ngôn cũng là một trò chơi chữ như "chơi chữ", và chơi chữ cũng đã bắt đầu là một nghệ thuật ". Vậy thì hàm ngôn cũng là một nghệ thuật. Trong "Câu trong tiếng Việt", Cao Xuân Hạo (chủ biên) cũng đã bàn đến vấn đề hiển ngôn, hàm ngôn và tiền giả đònh trong câu.Theo tác giả thì hiển ngôn bao gồm tiền giả đònh và hiển nghóa, còn hàm ngôn thì không được hiểu trực tiếp qua câu chữ mà phải suy ra từ nguyên văn, từ các nghóa trong cấu trúc và từ ngôn cảnh. Trong hàm ngôn có hàm nghóa và ẩn ý. Như vậy, ở đây có sự khác biệt trong quan niệm, trong công trình trước đây, Cao Xuân Hạo cho rằng: ý nghóa hàm ẩn= tiền giả đònh+ hàm ý, trong cuốn sách sau (chủ biên), tác giả lại chủ trương: hiển ngôn= tiền giả đònh+ hiển nghóa. Có thể nói rằng, chúng tôi không đủ tri thức để nhận đònh về sự chọn lựa không nhất quán này. Tuy nhiên, để tiện làm việc, chúng tôi chấp nhận cách lí giải trước. Hoàng Tuệ kế thừa quan điểm của các nhà ngôn ngữ học nước ngoài như Ducrot, Paul Grice, Catherine Kerbrat- Orecchioni để đưa ra các thuật ngữ về hiển ngôn, hàm ngôn, tiền giả đònh. Dẫn theo cách phân tích của Ducrot, ông đã xem hiển ngôn là nghóa trên bề mặt của phát ngôn trong cấu tạo từ vựng và cú pháp của nó. Tiền giả đònh là nghóa không có quan hệ trực tiếp với phát ngôn mà nó là cái tiền đề để xây dựng phát ngôn, nghóa tiền giả đònh và nghóa ẩn ý tạo nên hàm ngôn. Trong cuốn "Ngữ dụng học" [27,25], Nguyễn Đức Dân có đề cập đến các phương châm hội thoại của H.P. Grice: phương châm về lượng, phương 8 châm về chất, phương châm cách thức và phương châm quan hệ. Theo tác giả, khi giao tiếp có trường hợp vi phạm không cố ý các phương châm này. Đó là những tình huống mà các phương châm hội thoại không hoà hợp với nhau. Tuy nhiên, đôi khi vì tôn trọng phương châm này lại phải vi phạm phương châm khác hoặc người nói cố tình vi phạm một trong các phương châm này để thể hiện điều mình muốn nói mà lại không phải trực tiếp nói ra. Và như thế thì khai thác các nguyên tắc hội thoại cũng là một cơ sở quan trọng để tạo hàm ngôn. Trong cuốn sách "Giáo trình nhập môn lô gích hình thức" [31,37], Nguyễn Đức Dân cũng đã đề cập đến một số phương thức tạo hàm ngôn như suy luận, lập luận. Suy luận logic bao gồm suy luận diễn dòch và suy luận quy nạp, suy luận tương tự. Suy luận dùng cho cả người lập văn bản cũng như người tiếp nhận văn bản. Bởi vì suy luận rất có giá trò trong việc xây dựng cũng như giải mã hàm ngôn. Đặc biệt, tác giả còn đưa ra hệ thống lí thuyết lập luận. Có thể nói đây là vấn đề rất mới mẻ và lí thú, nhất là hệ thống lí lẽ chung, hay còn gọi là những lẽ thường (topos). Những lẽ thường có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hàm ngôn cũng như việc hiểu hàm ngôn của văn bản. Trong công trình "Lô gích và tiếng Việt" [26], Nguyễn Đức Dân đã đưa ra những thuật ngữ có liên quan đến hàm ngôn và phân tích mối quan hệ giữa chúng, ông dùng thuật ngữ hiển ngôn để đối lập với hàm ngôn. Theo ông thì hàm ngôn bao gồm tiền giả đònh và hàm ý. Tiền giả đònh có hai loại là: tiền giả đònh ngữ nghóa và tiền giả đònh ngữ dụng. Hàm ý có hai loại là hàm ý ngôn ngữ và hàm ý ngữ dụng (Nếu hàm ý của một phát ngôn được hình thành trong một tình huống giao tiếp cụ thể thì gọi là hàm ý hội thoại hay hàm ý ngữ dụng). Sau đó tác giả đi vào nghiên cứu hàm ý của những câu trỏ quan hệ nhân- quả có các cặp từ nối như: nếu thì; vì nên; hễ là Loại câu kiểu này thường mang nghóa tường minh nhưng đôi khi có những câu lại chứa đựng hàm ý. Người nghe muốn nhận biết được hàm 9 ý của những câu như vậy thì phải thông qua sự suy luận. Và điều kiện cần để một câu nhân- quả có hàm ý là người nghe thấy ngay điều hiển nhiên đúng ở một vế nào đó của nó. Khi đánh giá cao vai trò của lập luận trong giao tiếp, trong bài viết về "Phương pháp lập luận trong tranh cãi pháp lí", Nguyễn Đức Dân và Lê Tô Thuý Quỳnh đưa ra hai phương thức lập luận chính như sau: lập luận dùng đúng đắn lo gích hình thức và lập luận không hình thức dựa trên những lí lẽ chung (lẽ thường, topos). Theo hai tác giả thì lập luận dùng đúng đắn lo gích hình thức có sức thuyết phục nhất. Tuy nhiên, trong cuộc sống người ta lại hay dùng lập luận dựa trên những lí lẽ chung. Hai tác giả đã đi vào tìm hiểu hệ thống lí lẽ chung của người Việt và phương thức lập luận dùng những lí lẽ ngôn từ trong tranh cãi pháp lí. Trong cuốn "Ngôn ngữ học: Lónh vực- Khái niệm- Khuynh hướng" của ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Nguyễn Đức Dân có một phần viết về tiền giả đònh và tiêu điểm. Theo ông, khái niệm tiền giả đònh và tiêu điểm được dùng để giải thích ngữ nghóa của câu qua cấu trúc nổi. Giữa tiêu điểm và tiền giả đònh có mối quan hệ với nhau trong câu hỏi và câu đáp. Khi tiêu điểm của một câu thay đổi thì tiền giả đònh của câu cũng thay đổi. Như thế sẽ tạo ra hiện tượng mơ hồ về tiền giả đònh. Trong nhận thức của chúng tôi sự mơ hồ về tiền giả đònh hay vi phạm tiền giả đònh cũng là một cơ sở tạo hàm ngôn. Công trình "Đại cương ngôn ngữ học- Ngữ dụng học" của Đỗ Hữu Châu đã đề cập đến nhiều vấn đề có giá trò thiết thực đối với luận văn của chúng tôi. Trong chương IV "Lí thuyết lập luận", tác giả chỉ ra bản chất ngữ dụng của lập luận cũng như đặc tính của quan hệ lập luận. Đặc biệt là việc xác lập các lẽ thường (topos) trong lập luận. Trong luận văn, chúng tôi đã vận dụng vấn đề này vào việc xác lập phương thức tạo hàm ngôn là: phương thức lập luận và hàm ngôn dựa trên những lẽ thường. 10 Chương VI với tiêu đề "Y# nghóa hàm ẩn và ý nghóa tường minh (hiển ngôn)", tác giả đã dựa trên quan điểm của Grice về ý nghóa hàm ẩn để phân loại ý nghóa hàm ẩn, các phương thức thực hiện ý nghóa tường minh và ý nghóa hàm ẩn và bản chất các cơ chế suy ý đi từ ý nghóa tường minh đến ý nghóa hàm ẩn [11,361]. Theo ông, ý nghóa hàm ẩn bao gồm hàm ngôn và tiền giả đònh. Từ đó ông phân tích quan hệ giữa tiền giả đònh và hàm ngôn rồi tiến hành phân loại hàm ngôn và phân loại tiền giả đònh. Trong "Dụng học Việt ngữ", Nguyễn Thiện Giáp đã đề cập tới nhiều vấn đề liên quan đến đề tài như: chiến lược giao tiếp, nghóa hàm ngôn và nghóa hàm ẩn, tiền đề, nguyên tắc hợp tác và hàm ý trong hội thoại. Trong đó chiến lược giao tiếp, phương thức tạo tiền đề và phương châm hội thoại là những phương thức tạo hàm ngôn rất hữu hiệu. Khi đề cập đến khái niệm tiền giả đònh và phân loại tiền giả đònh, George Yule trong cuốn "Dụng học" cho rằng có tiền giả đònh từ vựng và tiền giả đònh cấu trúc. Tác giả còn đưa ra cách hiểu thế nào là hàm ý, đó là cái thông báo nhiều hơn cái được nói ra. Dựa trên nguyên tắc cộng tác của Grice, ông chia hàm ý thành hai loại: hàm ý hội thoại và hàm ý quy ước. Hàm ý hội thoại bao gồm hàm ý hội thoại dùng chung, hàm ý hội thoại thang độ, hàm ý hội thoại dùng riêng. Ông cho rằng hàm ý hội thoại phụ thuộc vào nguyên tắc cộng tác của Grice, tức là dựa trên các phương châm hội thoại như: phương châm về chất, phương châm về lượng, phương châm cách thức và phương châm quan hệ. Còn hàm ý quy ước không liên quan đến nguyên tắc cộng tác mà "liên quan đến những từ riêng biệt và được rút ra từ những ý nghóa phụ thêm có được truyền đạt khi những từ này được dùng" [124,92], ví dụ: nhưng, ngay, cả Khi tìm hiểu các khái niệm như: tiền giả đònh và hàm ý, trong cuốn ""Phân tích diễn ngôn", Gillian Brown và George Yule cho rằng tiền giả đònh là "cái mà người nói xem là cơ sở chung của những người cùng tham gia hội thoại" [38,55]. Hai tác giả đã chia hàm ý ra làm hai loại là hàm ý [...]... đề về văn hoá ngôn ngữ học của ý nghóa hàm ngôn 20 Chương 2: Một số phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt Trong chương này, chúng tôi phân loại và miêu tả các phương thức tạo hàm ngôn phổ biến Nguồn ngữ liệu để phân tích miêu tả là các truyện cười chính danh và một số văn bản tiếng Việt có chứa yếu tố gây cười 21 Chương một: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1.1 Thuật ngữ hàm ngôn và các thuật... thuật, các diễn ngôn hội thoại đều có khả năng tạo hàm ngôn, nhưng phải thừa nhận do nhiều lí do trong và ngoài ngôn ngữ, hầu hết truyện cười đều tập trung khá đều đặn các phương thức hàm ngôn 3.2 Về khái niệm truyện cười tiếng Việt, chúng tôi nhận thức như sau: Đó là những văn bản mà trong tổ chức ngôn từ (hiểu theo nghóa rộng) theo một cách thức nào đó để gây nên tiếng cười Do vậy, truyện cười được hiểu... cơ sở đó, tác giả đi vào phương thức hiển ngôn và phương thức hàm ngôn Phương thức hiển ngôn là đơn vò ngôn giao chỉ mang ý nghóa hiển hiện mà không mang ý nghóa hàm ẩn Phương thức hàm ngôn là đơn vò ngôn giao mang ý nghóa hàm ẩn nhưng đồng thời cũng mang cả ý nghóa hiển hiện Phương thức hàm ngôn phải bao gồm trong nó việc đưa câu vào ngữ huống, việc sử dụng những kết cấu ngôn từ bất bình thường và... như: phương thức chơi chữ, phương thức thay đổi vò trí các từ trong câu, phương thức suy luận Theo chúng tôi, bài viết đã kế thừa ý kiến của Hồ Lê bước đầu tiếp cận được một số phương thức tạo hàm ngôn thường gặp Tuy nhiên trên thực tế trong hội thoại còn rất nhiều phương thức tạo hàm ngôn khá đa dạng và phức tạp Đó là một trong những vấn đề mà chúng tôi quan tâm Với bài viết "Hàm ngôn và dạy hàm ngôn" ... trò đùa và mẫu nhân vật để gây cười [55,30] Tác giả minh chứng điều đó qua một số chuyện cười tiêu biểu 16 Sở dó chúng tôi đưa vấn đề này ra bởi vì hàm ngôn thể hiện sâu sắc nhất trong truyện cười Hay nói đúng hơn thì truyện cười nào cũng chứa đựng hàm ngôn Trong số những phương thức tạo hàm ngôn mà chúng tôi đưa ra cũng có một số phương thức liên quan đến phương pháp gây cười mà tác giả đã đề cập Khi... xét hàm ngôn và một số phương thức tạo hàm ngôn trong hội thoại Theo tác giả, có ba điều kiện để xét hàm ngôn đó là: Dựa vào quan hệ phi cấu trúc giữa các từ trong phát ngôn, dựa vào những quan hệ bất bình thường trong phát ngôn và dựa vào mối quan hệ như thế nào đó giữa người nói và người nghe trong ngôn cảnh, ngữ cảnh giao tiếp cụ thể [64,60] Sau đó tác giả đưa ra những phương thức cấu tạo hàm ngôn. .. khái quát một số phương thức tạo hàm ngôn nhằm cung cấp thêm một cái nhìn toàn diện về cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt Đây cũng là những gợi ý tốt cho việc giảng dạy hàm ngôn, một vấn đề rất có ý nghóa ở nhà trường phổ thông mà do nhiều lí do hiện nay rất được đội ngũ giáo viên quan tâm chú ý Từ đó, dựa vào các cơ chế tạo hàm ngôn này chúng ta có thể sản sinh ra truyện cười 6 CẤU TRÚC... năng tạo nên một giá trò hàm ẩn khá lí thú Trong "Hành trình vào xứ sở cười" , Vũ Ngọc Khánh đã đi vào tìm hiểu về tiếng cười của người Việt Theo tác giả có ba phương pháp chính gây cười trong các truyện cười của người Việt Nam, đó là: Biến hoá ngôn ngữ để gây cười (gồm chơi chữ và nói lái), cưỡng chế ngôn ngữ để gây cười (như: gài bẫy đối tượng, tạo bất ngờ, những câu chuyện phi lí, cường điệu) và tạo. .. là cả các thuật ngữ có liên quan đến hàm ngôn như: hàm ẩn, tiền giả đònh, hàm ý để từ đi đó đến một cách hiểu tương đối bao quát nhất về hàm ngôn Sau đó, chúng tôi tiến hành phân loại hàm ngôn và làm sáng tỏ chức năng ý nghóa của nó Trên cơ sở này, luận văn tập trung đi vào nghiên cứu một số phương thức hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt Mỗi một phương thức, chúng tôi sẽ 18 đưa ra ví dụ minh họa... một trong những phương thức tạo hàm ngôn hữu hiệu mà luận văn sẽ đề cập đến 2.3 Như vậy, trên bình diện lí thuyết cũng như trên bình diện phân tích cụ thể, các công trình trên đây đã đề cập khá toàn diện đến hàm ngôn và những vấn đề hữu quan Trên cơ sở kế thừa các công trình đi trước, luận văn sẽ đi vào cách thức tổ chức văn bản và cố gắng lược quy thành những phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười