1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội

98 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Hạn chế quá trình lão hóa và bệnh tật giúp người cao tuổi sống vui, sốngkhỏe, sống có ích là ước vọng ngàn đời của con người.Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng, một số mô hình

Trang 1

NGUYỄN THỊ HIỂN

HIÖU QU¶ M¤ H×NH QU¶N Lý, T¦ VÊN, CH¡M SãC SøC KHáE NG¦êI CAO TUæI DùA VµO CéNG §åNG T¹I X· UY Nç, HUYÖN §¤NG ANH, THµNH PHè Hµ NéI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA

KHÓA 2007 - 2013

HÀ NỘI – 2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Trang 2

HIÖU QU¶ M¤ H×NH QU¶N Lý, T¦ VÊN, CH¡M SãC SøC KHáE NG¦êI CAO TUæI DùA VµO CéNG §åNG T¹I X· UY Nç, HUYÖN §¤NG ANH, THµNH PHè Hµ NéI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA

KHÓA 2007-2013

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS NGUYỄN DUY LUẬT

2. ThS HOÀNG TRUNG KIÊN

HÀ NỘI – 2013

Trang 3

giáo, PGS.TS Nguyễn Duy Luật, giảng viên Bộ môn Tổ chức & Quản lý y

tế - Viện đào tạo Y học dự phòng & Y tế công cộng đã dành nhiều công sức,tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập để hoànthành khóa luận này

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy, cô trường Đại học Y Hà Nội đã tạomôi trường thuận lợi cho em được học tập và nghiên cứu trong suốt 6 năm qua

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Bộ môn Tổ chức & Quản

lý y tế - Viện đào tạo Y học dự phòng & Y tế công cộng, trường Đại học Y

Hà Nội đã cho em nhiều ý kiến quý báu, kinh nghiệm trong nghiên cứu khoahọc và tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths Hoàng Trung Kiên, Ban

Tuyên giáo Thành Ủy Hà Nội, thầy đã tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiệnthuận lợi để em có thể hoàn thành khóa luận

Em xin cảm ơn UBND huyện Đông Anh và UBND các xã Uy Nỗ và CổLoa, cám ơn Ban giám đốc, tập thể các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện, cán bộ trạm

y tế các xã, Chi hội người cao tuổi, các cụ người cao tuổi tại các thôn thuộc địabàn nghiên cứu đã tạo điều kiện và tích cực tham gia vào các hoạt động trongnghiên cứu này

Và cuối cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với bố, mẹ là nhữngngười đã sinh thành, nuôi dưỡng và dành cho con mọi điều tốt đẹp nhất để conđược sinh ra, lớn lên, học hành và luôn là chỗ dựa vững chắc cho con trongnhững lúc khó khăn nhất Cảm ơn các anh, chị và mọi người thân trong gia đình

đã luôn cạnh, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

Nguyễn Thị Hiển

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệutrình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kìcông trình khoa học, khóa luận hay tài liệu tham khảo nào.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Hiển

Trang 5

BHYT : Bảo hiểm y tế

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Khái niệm người cao tuổi 3

1.2 Tình hình người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam 3

1.2.1 Người cao tuổi trên thế giới 3

1.2.2 Người cao tuổi ở Việt Nam 4

1.3 Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi và khả năng đáp ứng của trạm y tế xã 6

1.3.1 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 6

1.3.2 Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi 9

1.3.3 Khả năng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi của trạm y tế 11

1.4 Các chính sách về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam 12

1.5 Mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi 14

1.5.1 Mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại gia đình 14

1.5.2 Mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng 14

1.5.3 Mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại bệnh viện 16

1.5.4 Mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi do nhà nước quản lý 17

1.5.5 Mô hình y tế viễn thông trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao .17

1.5.6 Mô hình câu lạc bộ sức khỏe 18

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng, chất liệu nghiên cứu 19

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.1.2 Chất liệu nghiên cứu 19

Trang 7

2.3 Phương pháp nghiên cứu 21

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 21

2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 22

2.3.3 Mô hình can thiệp 22

2.3.4 Đánh giá hiệu quả can thiệp 23

2.3.5 Chỉ số nghiên cứu 24

2.4 Phương pháp thu thập thông tin 26

2.5 Phân tích và xử lý số liệu 26

2.6 Hạn chế của nghiên cứu 26

2.7 Sai số và cách khắc phục 27

2.8 Đạo đức trong nghiên cứu 27

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

3.1 Một số đặc điểm của người cao tuổi 28

3.2 Đầu ra của mô hình can thiệp 29

3.2.1 Đầu ra của hoạt động quản lý, tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế 29

3.2.2 Đầu ra của hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho người cao tuổi 30

3.2.3 Đầu ra của hoạt động củng cố và tổ chức tập dưỡng dưỡng sinh cho người cao tuổi 33

3.3 Hiệu quả của mô hình can thiệp 34

3.3.1 Hiệu quả của hoạt động quản lý, tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnh tại trạm y tế cho người cao tuổi 34

3.2.2 Hiệu quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho người cao tuổi 35

Trang 8

4.1 Đầu ra của mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

dựa vào cộng đồng tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 44

4.1.1 Đầu ra của hoạt động tổ chức quản lý sức khỏe, khám chữa bệnh cho người cao tuổi 44

4.1.2 Đầu ra của hoạt động truyền thông- giáo dục sức khỏe 46

4.1.3 Đầu ra của hoạt động củng cố và tổ chức tập luyện dưỡng sinh cho người cao tuổi 47

4.2 Hiệu quả của mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 47

4.2.1 Hiệu quả của hoạt động quản lý, tư vấn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 47

4.2.2 Hiệu quả của hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe 48

4.2.3 Hiệu quả của hoạt động củng cố, tổ chức tập luyện dưỡng sinh cho người cao tuổi 50

4.3 Đánh giá tính khả thi và bền vững của các nội dung can thiệp 51

KẾT LUẬN 53

KIẾN NGHỊ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

Bảng 2.1 Đặc điểm dân số, kinh tế - xã hội, y tế của xã Uy Nỗ và xã Cổ Loa 21Bảng 3.1: Cơ cấu giới tính và nhóm tuổi người cao tuổi tại 2 xã nghiên cứu 28Bảng 3.2: Trình độ học vấn của người cao tuổi tại 2 xã nghiên cứu 28Bảng 3.3: Tình hình bệnh/ chứng theo giới của NCT ở xã Uy Nỗ trong

12 tháng can thiệp 29Bảng 3.3: Nội dung, thời lượng tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế ở xã Uy

Nỗ 30Bảng3.4: Thời lượng phát thanh trên đài truyền thanh của xã theo từng chủ đề 31Bảng 3.5: Đầu ra của hoạt động truyền thông trực tiếp cho người cao tuổi 32Bảng 3.6: Số lượt cán bộ lãnh đạo cộng đồng và người thân trong gia đình

của người cao tuổi tham gia các buổi truyền thông giáo dục sứckhỏe 33Bảng 3.7: Tình hình khám chữa bệnh của người cao tuổi tại trạm y tế trước

và sau can thiệp 34Bảng 3.8: Hiệu quả nâng cao hiểu biết của nhân viên y tế xã, thôn về cách

chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trước và sau can thiệp 35Bảng 3.9: Hiệu quả nâng cao hiểu biết của nhân viên y tế xã, thôn vê các

bệnh chống chỉ định tuyệt đối luyện tập thể dục ở người caotuổi trước và sau can thiệp 36Bảng 3.10: Hiệu quả nâng cao kiến thức của nhân viên y tế về phương pháp luyện

tập thể dục thể thao, cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương 37Bảng 3.11: Hiệu quả nâng cao sự quan tâm của cán bộ Đảng, chính quyền và đoàn

thể về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trước sau can thiệp 38

Trang 10

cao tuổi trước và sau can thiệp 40Bảng 3.14: Hiệu quả nâng cao kiến thức của người cao tuổi về mục đích của

tập luyện dưỡng sinh trước và sau can thiệp 41Bảng 3.15: Tỷ lệ người cao tuổi biến đổi cảm giác chủ quan sau tập dưỡng

sinh 42Bảng 3.16: Đánh giá lại tình trạng sức khỏe sau 12 tháng thực hiện can thiệp 43

Trang 11

Hình 2.1: Quy trình đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp 24Biểu đồ 3.1: Theo dõi hoạt động của trạm y tế xã Uy Nỗ và Cổ Loa sau can

thiệp 34

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Người cao tuổi ở nước ta là lớp người đã có nhiều đóng góp to lớn trong suốtchiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Với bề dày kinh nghiệm,chiều sâu trí tuệ, bản lĩnh cách mạng kiên cường, lớp người này trở thành chỗ dựavững chắc, tin cậy cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta Vì vậy, chăm sóc người caotuổi là nghĩa vụ, trách nhiệm và để tỏ lòng biết ơn đến các thế hệ đi trước

Sự nỗ lực của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình cùng với nhữngtiến bộ trong y học đã và đang nâng dần tuổi thọ của con người, thêm vào đó tỷ

lệ sinh giảm kéo theo sự già hóa dân số là điều không thể tránh khỏi Theo Liênhợp quốc, ước tính số người cao tuổi trên thế giới sẽ tăng từ 10% dân số năm

2010 lên 23% năm 2050 Năm 2002, cứ 10 người dân thì có 1 người cao tuổi,ước tính đến năm 2050 cứ 5 người có 1 người cao tuổi [41] Việt Nam cũngkhông nằm ngoài quy luật này, số lượng người cao tuổi tuyệt đối năm 2011 là8,65 triệu người (chiếm 9,9% dân số), ước tính đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ lênkhoảng 18% và năm 2050 là 22% [1] Như vậy, người cao tuổi đang dần chiếmmột vị trí không nhỏ trong cơ cấu dân số nước ta

Ở Việt Nam, cuộc sống của người cao tuổi gặp rất nhiều khó khăn và vất

vả Chỉ khoảng 30% người cao tuổi có chế độ hưởng trợ cấp hưu trí hoặc mấtsức, 70% còn lại sống chủ yếu vào sức lao động già yếu của chính mình [14].Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi nước ta ngày càng cao nhất làtrong điều kiện môi trường sinh hoạt hiện nay Do quá trình lão hóa nên sức đềkháng và khả năng tự điều chỉnh giảm, người cao tuổi phải đối mặt với nhiềubệnh tật phát sinh Bệnh ở người cao tuổi thường là bệnh mãn tính, âm thầm khóphát hiện và khi chẩn đoán ra thường ở giai đoạn muộn, điều trị và phục hồi khó

Trang 13

khăn Hạn chế quá trình lão hóa và bệnh tật giúp người cao tuổi sống vui, sốngkhỏe, sống có ích là ước vọng ngàn đời của con người.

Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng, một số mô hình quản lý

và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã được nghiên cứu và triển khai Mỗi

mô hình có những ưu nhược điểm riêng và việc áp dụng vào hoàn cảnh cụ thểtừng địa phương còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, đặcbiệt là người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn đang trong tiến trình đô thịhóa, khi mà thói quen, nếp sống đang dần thay đổi Việc tìm kiếm một môhình chăm sóc sức khỏe phù hợp cho người cao tuổi đang được các nhà lãnhđạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm

Đông Anh là một huyện ngoại thành nằm ở phía bắc của thủ đô Hà Nội, códiện tích 18.230 ha, dân số là 276.750 người Đây là một vùng đất có bề dày lịch

sử với truyền thống yêu nước và nét đẹp văn hóa Với những điều kiện có được,huyện Đông Anh đang từng bước đô thị hóa, hiện đại hóa rất nhanh, kéo theo đó

là quá trình già hóa và số lượng người cao tuổi ngày một tăng Câu hỏi đặt ra là

mô hình chăm sóc sức khỏe nào phù hợp với người cao tuổi ở đây? Vì vậy,

chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn,

chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” với mục tiêu:

1 Mô tả đầu ra của mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố

Hà Nội, năm 2012.

2 Xác định hiệu quả của mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, năm 2012.

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Khái niệm người cao tuổi

Năm1970, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thống nhất quy định rằng nhữngngười từ 60 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi và phân loại như sau [16]:

 60-74 tuổi: Người có tuổi

 75-90 tuổi: Người già

 Trên 90 tuổi: Người già sống lâu

Tuy nhiên việc xác định thế nào là một NCT lại phụ thuộc vào từng nước

do sự khác nhau về tuổi thọ trung bình, tuổi lao động hay tuổi nghỉ hưu Hiệnnay, một số nước coi những người từ 60 tuổi trở lên là NCT, trong khi đó một sốnước khác lại chọn 65 hoặc hơn [40]

Ở Việt Nam, các nhà Dân số học định nghĩa: Người cao tuổi là những ngườitrên 60 tuổi không phân biệt nam, nữ [14] Theo Điều 1 trong Pháp lệnh NCTViệt Nam năm 2000 quy định NCT là “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên” [34]

1.2 Tình hình người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Người cao tuổi trên thế giới

Trên thế giới, NCT phân bố không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực Tỷ

lệ NCT cao nhất ở các nước đã phát triển nhưng số lượng NCT nhiều nhất lại tậptrung ở các nước đang phát triển Năm 2010, trong số 759 triệu NCT, có tới 493,4triệu người đang sống ở các nước nghèo, chiếm tới 65% NCT của thế giới [1] LiênHợp Quốc quy ước rằng, một quốc gia có tỷ lệ NCT từ 10% trở lên thì quốc gia

đó được gọi là có dân số già Thời gian để các nước có cùng mức xuất phát về tỷ lệ

Trang 15

NCT đạt ngưỡng dân số già rất khác nhau Ví dụ: để tỷ lệ NCT từ 7% lên 10%(từ giai đoạn “già hóa” bước sang ngưỡng “già”) Pháp cần 70 năm, Mỹ cần 35năm còn Nhật Bản chỉ cần 15 năm [5].

Ở nông thôn và thành thị, tỷ lệ NCT cũng có sự khác biệt, nhất là ở các nướcđang phát triển Năm 1975, tỷ lệ NCT ở nông thôn chỉ là 7,7% thấp hơn so với thànhthị là 10,1% Với xu hướng đô thị hóa càng ngày càng tăng trên toàn cầu, đặc biệt ởcác nước đang phát triển, dự báo trong 20 năm tới NCT ở thành thị sẽ lên tới 318triệu vượt xa so với nông thôn (khu vực này chỉ còn 257 triệu NCT) [25] Tại hầu hếtcác nước đó, phụ nữ chiếm số lượng áp đảo và tỷ lệ nữ ở NCT cũng cao hơn [12].Tốc độ già hóa nhanh chóng ở các nước đang phát triển dẫn tới những thay đổi vềcấu trúc và vai trò của gia đình Trong quá trình công nghiệp hóa, lớp người trẻ dồn

về thành phố để tìm kiếm công việc để lại ở nông thôn chỉ có NCT và trẻ em, dẫn đếntình trạng NCT càng ngày càng ít có được sự chăm sóc khi đau ốm tại từ gia đình [1]

Như vậy, khi tiến trình xã hội đang ngày một đi lên, số người trong nhómtuổi phụ thuộc tăng lên, số người trong nhóm tuổi lao động giảm đã đặt ra hàng loạtvấn đề cần giải quyết Sự tăng trưởng kinh tế phải phù hợp, các chính sách dân số,phúc lợi, an ninh xã hội cũng cần phải điều chỉnh Đối với các nước đang phát triểnkhi bối cảnh kinh tế xã hội còn thấp thì dân số già thật sự là một thách thức để đảmbảo được tốt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe NCT

1.2.2 Người cao tuổi ở Việt Nam

Trong 3 thập kỷ qua, dân số Việt Nam đã có những biến đổi mạnh mẽ về quy

mô và cơ cấu tuổi Tỷ lệ NCT của Việt Nam giai đoạn này tăng lên nhanh chóng là

hệ quả tất yếu của: tỉ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm, tuổi thọ tăng lên Tuổi thọtrung bình của người Việt Nam năm 2010 là 73 [33] Theo số liệu Tổng điều tra dân

số các năm 1989, 1999, 2009 và niên giám thống kê năm 2011 tỷ lệ NCT đang tăng

Trang 16

dần theo thời gian: 7,2%; 8,1%; 9,0% và 9,9% [26], [27], [28], [29] Điều nàychứng tỏ dân số Việt Nam đang có xu hướng già hóa

Nữ hóa tuổi già là một đặc trưng ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 [28], trong nhóm 60-69

tuổi là 131, nhóm 70-79 tuổi là 149, nhóm trên 80 tuổi là 200 Tỷ lệ nữ giớitrong nhóm người cao tuổi ngày càng tăng đặt ra rất nhiều yêu cầu về chínhsách trong chăm sóc sức khỏe NCT do phụ nữ dễ bị tổn thương hơn trướcnhững thay đổi của môi trường sống [33]

Dân số cao tuổi phân bố không đồng đều và rất khác biệt giữa các vùng miền

Ở Việt Nam, vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ có tỷ số giới tính tuổigià thấp nhất, cao nhất là vùng Tây Nguyên và Tây Bắc [33] Phần lớn NCT sống ởnông thôn, nơi mà điều kiện kinh tế cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hộicòn nhiều khó khăn Năm 2011, có 72,9% NCT Việt Nam sống ở nông thôn [29].Trong số NCT, chỉ có khoảng 6-17% hưởng lương hưu hoặc mất sức, hơn 10% các

cụ hưởng trợ cấp người có công với nước Như vậy trên 70% NCT sống chủ yếubằng sự nỗ lực của bản thân, không ít người trong số họ có cuộc sống và kinh tế khókhăn [5] Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, đất ruộng ở nông thôn thu hẹp dần,thu nhập của người cao tuổi cũng ít dần Thực tế này đòi hỏi những chính sách ưu đãiđối với NCT nhất là ở vùng nông thôn đang trong quá trình công nghiệp hóa

Dự báo năm 2014, Việt Nam sẽ chính thức chuyển thành nước có cấu trúcdân số già Dự tính đến năm 2020, tỷ lệ NCT trong cơ cấu dân số sẽ lên khoảng18% và năm 2050 là 22% (tăng 4,4 lần so với hiện nay) Bốn mươi năm nữa gần ¼dân số nước ta ở độ tuổi 65 trở lên.Với dự kiến này và đặc điểm về NCT, dân số giàđang trở thành một thách thức lớn đối với Việt Nam [33]

Trang 17

1.3 Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi và khả năng đáp ứng của trạm y tế xã

1.3.1 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

1.3.1.1 Già hóa dân số và nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Già hóa dân số là một dấu hiệu đặc trưng của thời đại Nó đánh dấu sự thànhcông của quá trình chuyển đổi nhân khẩu học với sự kết hợp giảm nhanh, giảmmạnh mức sinh, mức chết làm thay đổi cơ cấu tuổi dân số và phân bố dân số củatừng nhóm tuổi, tỷ lệ người cao tuổi tăng lên trong cơ cấu dân số Để xem xét đánhgiá vấn đề già hóa dân số, các nhà nhân khẩu học dựa vào các chỉ số như tuổi thọtrung bình, tỷ lệ dân số 60 tuổi trở lên, 65 tuổi trở lên, tuổi trung vị…[22]

tế thế giới (WHO) thì một đất nước có trên 10% người cao tuổi được coi làmột đất nước già hóa dân số [5]

Tốc độ và đặc điểm già hóa của con người không chỉ liên quan đến các yếu

tố bẩm sinh mà còn chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh Hiện nay, cónhiều thuyết khác nhau giải thích cơ chế của sự già hóa (thuyết chương trình hóa,thuyết miễn dịch, thuyết gốc tự do, thuyết Hayflick…) Các thuyết này bổ sung và

có quan hệ hữu cơ với nhau Đặc điểm chung nhất của sự già hóa là không cùngmột lúc và không cùng tốc độ Có bộ phận già hóa trước có bộ phận già hóa sau, có

cơ quan già hóa nhanh có cơ quan già hóa chậm [16]

Hiện tượng già hóa dân số có tác động tới tất cả các khía cạnh của đờisống con người Trong lĩnh vực kinh tế, già hóa dân số sẽ có ảnh hưởng đếntăng trưởng kinh tế, tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng, thị trường lao động, lươnghưu, thuế và chuyển giao giữa các thế hệ Trong lĩnh vực xã hội, già hóa dân

số ảnh hưởng đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, cơ cấu gia đình và sắp

Trang 18

xếp cuộc sống, nhà ở và di cư Trong lĩnh vực chính trị, già hóa dân số có thểảnh hưởng tới xu hướng bầu cử và tính đại diện [34].

Trong cuộc sống, con người ở nhóm tuổi nào cũng có những nhu cầuchung và nhu cầu đặc thù để đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống cá nhân,nhóm hoặc cộng đồng phù hợp theo đặc trưng giới tính và độ tuổi của họ Có rấtnhiều loại nhu cầu trong đó đối với NCT thì nhu cầu được CSSK, nhu cầu vềtinh thần và vật chất là ba loại nhu cầu quan trọng nhất Theo Đặng Vũ CảnhLinh (2009) [14], nhu cầu của NCT ngày càng tăng trong đó nhu cầu về chămsóc sức khỏe được đặt lên hàng đầu chiếm 84,4%

Nhu cầu khám và điều trị giữa 2 khu vực thành thị và nông thôn không cónhiều khác biệt song ở khu vực nông thôn một tỷ lệ không nhỏ nhu cầu KCBchưa được đáp ứng [15]

Theo kết quả của Ủy ban Quốc gia NCT Việt Nam (VNCA) năm 2007 cho thấy

ở giai đoạn 60 - 69 tuổi có 8,37% sức khỏe tốt; 26,82% sức khỏe yếu, còn lại là trungbình, trong khi đó trên 80 tuổi, số NCT có sức khỏe tốt chỉ còn 2,23%, sức khỏe yếulên đến 68,3% Qua đó, nhận thấy tình trạng sức khỏe của người cao tuổi phụ thuộcrất nhiều vào tuổi tác, trong đó tuổi càng tăng thì NCT càng dễ mắc bệnh [33]

Nhu cầu CSSK ở NCT không chỉ đơn thuần là những chăm sóc hằng ngàynhư nuôi dưỡng, chăm sóc khi ốm đau, mà còn bao gồm nhu cầu rất cao về chămsóc tinh thần Theo Nguyễn Đình Cử (2007), về mặt tinh thần, có 13% NCT gặptrắc trở, 60% thấy bình thường, chỉ có 20% cảm thấy thoải mái Nhà nước, giađình, cộng đồng cần quan tâm cải thiện đời sống vật chất của NCT đồng thờiquan tâm, chăm sóc hơn về đời sống tinh thần như giáo dục cho con cháu biếtquan tâm, kính trọng ông bà, cha mẹ, tổ chức các câu lạc bộ để người cao tuổi cónơi sinh hoạt xã hội lúc tuổi già [5]

Trang 19

1.3.1.2 Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Đặc điểm bệnh tật ở NCT là bệnh mạn tính, đa bệnh, khó phát hiện và thờigian hồi phục lâu Ở các nước phát triển, mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe làphòng ngừa và điều trị các bệnh mạn tính (tim mạch, ung thư, tiểu đường, rối loạnchuyển hóa, Alzheimer…), lối sống thiếu lành mạnh (nghiện hút, lạm dụng rượubia…), tăng hiệu quả chăm sóc nội trú, cung cấp dịch vụ CSSK ban đầu có hiệu quảchi phí cao, dịch vụ chăm sóc dài hạn cho NCT Nghiên cứu ở Mỹ năm 2002 chothấy ba bệnh hay gặp nhất ở NCT là cao huyết áp, đái tháo đường và ung thư.Những thói quen xấu liên quan với bệnh tật ở NCT là hút thuốc, chế độ ăn và lốisống ít hoạt động Có 80% người cao tuổi ở Mỹ mắc ít nhất một bệnh và 50% mắc

ít nhất 2 bệnh [37] Ở các nước đang phát triển vừa phải giải quyết các bệnh lâynhiễm, dinh dưỡng, vừa phải đối phó với những vấn đề bệnh tật của lối sống hiệnđại, trong khi điều kiện hệ thống CSSK còn nhiều thiếu thốn [22]

Ở Việt Nam, mô hình bệnh tật của NCT đang chuyển từ bệnh lây nhiễm sangbệnh mạn tính, không lây nhiễm Nghiên cứu của Viện Lão khoa [22] tiến hành tại

3 xã/ phường thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh mạn tínhkhá cao Các nhóm bệnh thường gặp theo thứ tự giảm dần là: bệnh về giác quan,tim mạch, xương khớp, nội tiết - chuyển hoá, tiêu hoá, tâm thần kinh, hô hấp, thậntiết niệu Trong nhóm bệnh tim mạch nổi bật lên là tăng huyết áp chiếm tỷ lệ45,6%, nhóm ≥ 75 tuổi (54,6%) cao hơn nhóm 60 - 74 tuổi (42%) Trong nhómbệnh về xương khớp, đứng đầu là bệnh thoái hóa khớp, tiếp theo là loãng xương vàviêm khớp dạng thấp Nữ giới mắc bệnh về xương khớp nhiều hơn nam giới Tỷ lệNCT bị đái tháo đường chiếm 5,8% và béo phì là 18,3% Trong các giác quan,giảm thị lực đứng hàng đầu chiếm tỷ lệ 76,7%, tiếp đến là các bệnh về mắt như đụcthủy tinh thể… Tỷ lệ NCT có giảm thính lực là 40,1% Sa sút trí tuệ, trầm cảm,Parkinson cũng là những bệnh thường gặp ở NCT và có liên quan chặt chẽ với tìnhtrạng sức khỏe, tình trạng sống độc thân do góa bụa và điều kiện kinh tế Sa sút

Trang 20

trí tuệ ở nữ giới cao hơn nam giới và tăng cao ở nhóm ≥ 75 tuổi (9,8%) so vớinhóm 60 – 74 tuổi (3,9%) [6] Cũng theo Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ(2009), sa sút tâm thần và trầm cảm là hai bệnh đang có xu hướng tăng lên ởViệt Nam và tỷ lệ NCT mắc bệnh này tăng lên khi tuổi càng cao [23].

Nguyễn Đình Lân (2006) nghiên cứu trên 438 NCT tại tỉnh Hà Tây [13]cho thấy 96,1% NCT có bệnh, trong đó mắc 1 bệnh (61,5%), 2 bệnh (20,7%) và

3 bệnh trở lên (13,9%) NCT ở thành thị có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nôngthôn (99,3 % so với 90,4%)

Hệ quả của sự thay đổi mô hình bệnh tật của NCT ở Việt Nam đang trở thànhnguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tật và tàn phế ở NCT và xu hướng này tiếp tụcdiễn ra trong những thập niên tới Tình trạng này có thể khiến cho người cao tuổi bốirối, tự ti và giảm giao tiếp xã hội Do đó, để nâng cao sức khỏe cho NCT, Việt Namcần có những chính sách quan tâm hơn nữa đến NCT nhằm đem lại cuộc sống khỏemạnh và tốt đẹp hơn cho nhóm người chiếm một tỷ lệ không nhỏ này

1.3.2 Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi

Sử dụng dịch vụ CSSK là khả năng đến CSYT khác nhau và sử dụng ítnhất một lần dịch vụ đó với từng người dân khi ốm đau Điều này không chỉphụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà còn phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng,giá thành, mức độ bệnh, khoảng cách và khả năng tiếp cận của người dân Cácyếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ CSSK là tài chính, người sửdụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ [7]

Yếu tố tài chính: Đây là yếu tố đóng vai trò quyết định nhất đối với người cóthu nhập thấp Chi phí KCB bao gồm cả những chi phí trực tiếp (chi trả trực tiếp tại

cơ sở y tế) và những chi phí gián tiếp (chi trả ngoài cơ sở y tế như ăn uống, đi lại, bồidưỡng ) Đối với NCT ở nông thôn, nguồn thu nhập chính là từ nông nghiệp do vậyrất nhiều người không đủ tài chính để đến khám tại các cơ sở KCB, đặc biệt là các

Trang 21

bệnh viện [7] Gánh nặng chi tiêu CSSK có xu hướng lệch về những nhóm dân sốcao tuổi khó khăn hơn Chi tiêu y tế của hộ gia đình NCT chủ yếu từ tiền túi, phầnchi tiêu từ bảo hiểm xã hội chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ Mặc dù chi tiêu trung bình củakhu vực nông thôn thấp hơn nhiều lần chi tiêu trung bình của khu vực thành thị,nhưng tỷ lệ chi tiêu của hộ gia đình NCT ở nông thôn và thành thị lại không chênhlệch đáng kể nên gánh nặng chi tiêu y tế có xu hướng lệch về phía NCT ở nông thôn.Nhóm dân số cao tuổi có thu nhập thấp nhất (hay nhóm nghèo nhất) lại có tỷ lệ chitiêu cho CSSK so với tổng chi tiêu của hộ gia đình tương đương với nhóm dân số caotuổi có thu nhập cao nhất (hay nhóm giàu nhất), nhưng số lần KCB trung bình lại chỉbằng một nửa [33] Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập (2005) tại 28 xã vùng nôngthôn của 3 vùng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ [21] cho thấy chi phí trung bình mộtlần ốm của NCT chiếm khoảng 70% mức thu nhập hàng tháng Nhóm nghèo chịugánh nặng chi phí lớn, một lần ốm đã chi gấp 2,7 lần thu nhập hàng tháng, trong khinhóm giàu chỉ là 0,3 lần Nhóm nghèo nhất khi ốm thường đến TYT xã (25%), đếnbệnh viện (10,65%) Ngược lại nhóm thu nhập cao nhất đến TYT chiếm tỷ lệ thấphơn (13,51%), nhưng đến bệnh viện nhiều hơn (20,27 %).

Nguồn cung cấp dịch vụ bao gồm chất lượng, thái độ, thời gian Đây là mộtnguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng dịch vụ của người cao tuổi.Nghiên cứu khảo sát của VNCA (2007) [33] cho thấy 47,7% NCT đánh giá thái độphục vụ của NVYT là bình thường, thậm chí còn có 2,2% cho rằng NVYT có thái

độ chưa tốt Ngoài ra, chất lượng chuyên môn của các nhân viên y tế và cơ sở vậtchất cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định tiếp cận các dịch vụ CSSK của NCT.Đối với ốm cấp tính, hình thức tự điều trị và sử dụng DVYT tư nhân là hai hìnhthức phổ biến, chỉ khoảng 40% NCT sử dụng DVYT nhà nước khi bị ốm Nhữngngười trên 85 tuổi có tỷ lệ sử dụng dịch vụ bệnh viện thấp hơn 2 lần so với nhómtuổi từ 60-64 do khả năng đi lại hạn chế [6]

Trang 22

Một yếu tố nữa làm cho việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ CSSK còn hạnchế là bản thân NCT với các mức độ hiểu biết, quan niệm về giới, phong tụctập quán khác nhau [17] Phụ nữ cao tuổi có xu hướng sử dụng DVYT tư nhânvới tỷ lệ cao hơn nam giới, trong khi nam giới cao tuổi lại sử dụng DVYT bệnhviện với tỷ lệ cao hơn [6].

1.3.3 Khả năng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi của trạm y tế

Theo báo cáo sơ bộ kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủysản năm 2011 của Tổng cục Thống kê [31]cho thấy có 99,5% số xã có TYT; tỷ

lệ TYT được kiên cố hoá đạt 57%, bán kiên cố đạt 42%; 77,5% số xã có TYT đạtchuẩn quốc gia về y tế xã Thực hiện chính sách đưa bác sĩ về xã, số lượng bác sĩđang làm việc tại các TYT xã tăng nhanh trong những năm gần đây Đến thờiđiểm 01/7/2011 cả nước có gần 6,6 nghìn bác sĩ, tăng gần 16% so với năm 2006

và tăng 45% so với năm 2001 Nhờ đó, số bác sĩ trên 1 vạn dân ở nông thôn đãtăng từ 0,8 người năm 2001 lên 1 người năm 2006 và 1,1 người năm 2011 Mặc

dù vậy, hoạt động KCB của một số trạm vẫn không được cải thiện, cán bộ y tế xã

có mức lương thấp, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống đều ảnh hưởng khôngnhỏ đến chất lượng hoạt động của TYT Cơ sở vật chất và trang thiết bị của TYTngày càng được đầu tư nâng cấp tốt hơn song một số nơi vẫn còn đang xuốngcấp Các hoạt động của TYT còn chưa thể hiện hết vai trò quan trọng của nó, bởi

lẽ phần lớn các hoạt động DVYT của trạm đều bị động và phụ thuộc vào tuyếntrên, chưa chủ động đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, sự quá tải về nhiệm

vụ trong khi NVYT còn thiếu, trang thiết bị chưa đầy đủ [30]

Nghiên cứu của Nguyễn Đình Lân năm 2006 tại 3 xã thuộc tỉnh Hà Tây [13],cho thấy chỉ có 20,5% NCT đến điều trị tại TYT xã, song chỉ có 9,2% tin vào chất

lượng mà chọn TYT xã; 13,8% cho rằng do tính thuận tiện Vì vậy, việc nâng cao

Trang 23

chất lượng KCB không chỉ thực hiện ở bệnh viện và phòng khám, mà phải tập trungvào tuyến xã, phường, thôn bản Sự phối hợp và tranh thủ sự hỗ trợ của y tế tuyếntrên để nâng cao chất lượng chuyên môn ở tuyến xã trong khám phát hiện sớm cácbệnh tật như tăng huyết áp, đái tháo đường, giảm thị lực, giảm thính lực, sa sút trítuệ, rối loạn tim mạch là rất cần thiết và cấp bách.

Khi cơ cấu kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa, việc CSSK được thực hiện theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùnglàm" Thực hiện xã hội hoá công tác y tế và đa dạng hoá các loại hình dịch vụCSSK, nhà nước cho phép thu một phần viện phí (từ năm 1989), bảo hiểm y tế (từnăm 1992), các DVYT tư nhân được hoạt động và người dân có quyền lựa chọn cơ

sở DVYT nào phù hợp, đáp ứng được nhu cầu trong CSSK của họ

1.4 Các chính sách về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam

Kính trọng và đề cao vai trò của người cao tuổi là truyền thống tốt đẹp củadân tộc ta từ ngàn đời nay Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến người cao

tuổi trong bất kỳ hoàn cảnh nào Trong Luật Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

nhân dân năm 1989 tại Chương VII, Điều 41 [35] đã nêu rõ:“Người cao tuổi

được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khỏe của mình”

Theo Nghị quyết 45/106 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc [9], ngày 01

tháng 10 hàng năm là ngày quốc tế NCT Ngày 01/10/1991, Chủ tịch Hội đồng Nhànước Việt Nam (nay là Chủ tịch nước) đã ra lời kêu gọi các cụ phụ lão cũng nhưđồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng quyết định của Liên Hợp Quốc Lời kêu gọi

đã khẳng định: “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là một chính sách rất quan

trọng và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta”.

Pháp lệnh về NCT được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày

28/4/2000 (số 23/2000 PL-UBTVQH) [34] khẳng định rằng: “Việc phụng dưỡng

Trang 24

người cao tuổi là trách nhiệm chủ yếu của gia đình có người cao tuổi, người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được Nhà nước và

xã hội giúp” Đây là cơ sở pháp lý cho các hoạt động xã hội về NCT, thể hiện sự

quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm sóc và phát huy vai trò củaNCT trong đời sống kinh tế xã hội

Nhằm cụ thể hóa và triển khai Pháp lệnh về NCT, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/2004/TT-BYT [2] ngày 20/1/2004 hướng dẫn thực hiện công tác

CSSK NCT Theo Thông tư NCT sẽ được quản lý sức khỏe và CSSK ban đầu ngaytại tuyến xã và được ưu tiên trong KCB tại tuyến trên, đặc biệt các cơ sở y tế tuyếntrên sẽ có khu điều trị dành riêng cho NCT Như vậy, NCT sẽ được quan tâm, chămsóc một cách cụ thể hơn, qua đó phần nào đáp ứng mong muốn của NCT là đượcsống vui, sống khỏe, được chăm sóc sức khỏe và KCB khi ốm đau

Nghị định số 67/2007/NĐ-CP [2] được Chính phủ ban hành quy định rõ

các hình thức hỗ trợ cho NCT cô đơn, thuộc hộ nghèo, NCT còn vợ hoặc chồngnhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ giađình nghèo và đặc biệt là người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấpbảo hiểm xã hội Các đối tượng này được trợ cấp 270 nghìn đồng/tháng, người từ

85 tuổi trở lên bị tàn tật nặng được trợ cấp 360 nghìn đồng/tháng Mục 4, Điều 3, Luật khám bệnh, chữa bệnh (Quốc hội (2009), Luật số 40/2009/QH12) [18]

cũng nêu rõ: “Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên”.

Luật NCT (số 39/2010/QH12) [19] được Quốc hội ban hành có hiệu lực từ

ngày 01/07/2010 Luật quy định NCT là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên Để

quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NCT, Nghị định số 06/2011/ NĐ-CP được ban hành [24].

Các chính sách trên đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến ngườicao tuổi Điều này thể hiện truyền thống kính lão có từ xưa của người dân Việt Nam

Trang 25

1.5 Mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

1.5.1 Mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại gia đình

Với mô hình này, NCT sẽ sử dụng các dịch vụ CSSK ngay tại nhà Ngườihành nghề y hoặc các tình nguyện viên đến tận nơi để KCB, giúp đỡ các côngviệc nhà theo yêu cầu của người thân trong gia đình NCT hoặc của chính NCT

Thuật ngữ “Bác sĩ gia đình” bây giờ không trở nên quá xa lạ với các gia

đình hiện đại Trong trường hợp NCT có vấn đề về sức khỏe có thể gọi điện đến cácphòng khám và được các bác sĩ chuyên khoa, theo yêu cầu đến khám, cung cấpthuốc men và điều trị tại chỗ Nếu NCT cần được điều trị hằng ngày, thường xuyên

sẽ được lập sổ theo dõi, thăm khám định kỳ Tuy nhiên, giá dịch vụ dao động khánhiều, phụ thuộc vào nhu cầu và đòi hỏi cung cấp dịch vụ từ phía gia đình

Tại Việt Nam, từ năm 1991, Trung tâm Nghiên cứu trợ giúp NCT trựcthuộc Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam (gọi tắt là RECAS) đã lựa chọn môhình “Chăm sóc NCT tại nhà” để áp dụng Năm 1993, RECAS đã thiết kế và ápdụng hình thức: “Chăm sóc hay phục vụ tại nhà” do nhân viên dịch vụ thực hiện,đến năm 2003 bổ sung thêm hình thức “Chăm sóc hay hỗ trợ tại nhà” do các tìnhnguyện viên thực hiện [11]

Với mô hình này, chúng ta vừa tiết kiệm được một lượng lớn giường bệnhtại bệnh viên, phù hợp với tâm lý, nguyện vọng của NCT là muốn được sống tạichính ngôi nhà thân yêu của mình cho đến cuối đời Tuy nhiên, mô hình nàycũng tiềm ẩn một số vấn đề đó là số lượng NCT nhiều, số lượng đội ngũ CSSKtại nhà còn mỏng, giá thành một số dịch vụ còn cao vậy nên, để áp dụng rộng rãivấn đề này là cả một thách thức

1.5.2 Mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước CSSK là nhiệm vụ của toàn xãhội nên đây là mô hình mang tính chất thiết thực Mô hình này được xây dựng

Trang 26

dựa trên nguyên tắc dự phòng dựa vào cộng đồng, phục vụ cho nhu cầu số đông

và nhằm nâng cao năng lực NCT tự CSSK cho bản thân họ [41]

Hội NCT được thành lập năm 1995 và đến nay đã có ở hầu hết các xã, phường,thị trấn Với mô hình này cán bộ chuyên môn sẽ làm tư vấn viên về sức khoẻ choNCT, còn Hội NCT sẽ đóng vai trò nòng cốt trong các hoạt động về CSSK của chínhbản thân mình Đây là một môi trường lành mạnh để NCT sinh hoạt ở tuổi xế chiều

Năm 2001, Nguyễn Văn Tiên đã xây dựng mô hình CSSK người cao tuổitại Đồng bằng Sông Hồng với các hoạt động: (1) TT-GDSK nhằm nâng cao hiểubiết của NCT về bệnh thông thường và cách phòng chống, tác dụng rèn luyệndưỡng sinh, chế độ dinh dưỡng hợp với NCT, cách sống lành mạnh…, (2) tổchức hướng dẫn luyện tập một số động tác dưỡng sinh cơ bản, (3) tiến hành KSKđịnh kỳ cho NCT, động viên NCT và gia đình quan tâm đến sức khỏe NCT Sau

3 năm triển khai, nhận thức và mức độ tập luyện dưỡng sinh của NCT tăng lên,hiểu biết về bệnh thông thường và cách phòng chống cũng như chế độ dinhdưỡng phù hợp với NCT được cải thiện, KSK định kỳ cho NCT đã thể hiện được

sự quan tâm tác động làm giảm sự tự ty, nhàm chán ở NCT [8]

Từ 2002 đến 2005, Viện Chiến lược và Chính sách y tế đã triển khai Dự án

“Nâng cao công tác CSSK cho NCT ở vùng nông thôn Việt Nam” ở 4 xã thuộc

huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, với sự hỗ trợ về mặt tài chính của khối cộngđồng chung Châu Âu Đây là một Dự án can thiệp toàn diện được triển khai tớinhiều nhóm đối tượng khác nhau trong cộng đồng (NCT, thành viên trong giađình, cộng đồng, NVYT) với mục tiêu nhằm nâng cao sức khoẻ và CSSK ban đầucho NCT Các hoạt động can thiệp mang tính toàn diện của Dự án đã góp phần cảithiện được tình trạng sức khỏe, CSSK cho NCT ở vùng nông thôn trong địa bànnghiên cứu Mô hình can thiệp của Dự án được đánh giá là có tính khả thi, bềnvững và có khả năng nhân rộng tại các địa phương khác trong huyện [41]

Trang 27

Mô hình này đã đáp ứng được nhu cầu của NCT nói chung và NCT ở khuvực nông thôn nói riêng về thông tin, kỹ năng gìn giữ sức khỏe theo hướng dựphòng tại cộng đồng, phù hợp với điều kiện và trình độ NCT ở nông thôn, đápứng được phương châm xã hội hóa trong công tác CSSK NCT Hơn nữa, tất cảcác đối tượng từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi và miền ngược đều có thể ápdụng được mô hình này [11].

1.5.3 Mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại bệnh viện

Ở các nước phát triển, phúc lợi xã hội được tăng lên, NCT được chăm sócmiễn phí tại bệnh viện ngày càng nhiều Dự án bệnh viện nâng cao sức khỏe đượctriển khai từ năm 1993, đến nay đã có 700 bệnh viện ở 36 quốc gia thành viên TạiViệt Nam, Bệnh viện E đã được WHO chọn để triển khai mô hình này [10]

Viện Lão khoa cũng đã xây dựng mô hình CSSK miễn phí dành cho NCT

ở Việt Nam Đồng thời, thông qua thẻ BHYT dành cho NCT diện nghèo, cô đơn

và những người từ 85 tuổi trở lên được miễn phí khi KCB tại các bệnh viện Tuynhiên, với tấm thẻ bảo hiểm đi khám họ sẽ phải đối đầu với sự phức tạp và khókhăn trong thủ tục hành chính Mặt khác, một số cơ sở y tế còn thiếu giườngbệnh, bắt buộc NCT phải nằm ghép, chờ đợi… Để khắc phục vấn đề này, nhiềubệnh viện tư nhân, các mô hình bệnh viện liên kết, có vốn đầu tư nước ngoài đãđược thành lập Thế nhưng mức giá KCB và các dịch vụ tại bệnh viện này cònkhá cao so với hầu bao của NCT, nên rất khó để tiếp cận [14]

Nhìn chung, mô hình CSSK tại các bệnh viện hiện nay chỉ tập trung vàokhám và điều trị bệnh cho NCT, một số khác có mở thêm dịch vụ tư vấn về sứckhỏe, bệnh tật Mặt khác, các bệnh viện đều không có đủ đội ngũ NVYT, nên chưathể đáp ứng hết được nhu cầu CSSK của NCT Tuy nhiên, bệnh viện là cơ sở cóchuyên môn kỹ thuật cao, nếu khắc phục được những hạn chế về nhân lực, cơ sởvật chất thì đây là một mô hình có rất có ý nghĩa trong công tác CSSK NCT

Trang 28

1.5.4 Mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi do nhà nước quản lý

Trên thế giới, nhà dưỡng lão ra đời như một tất yếu của cuộc sống, khi quátrình công nghiệp hóa đi lên, dân số có xu hướng già hóa Ở Mỹ, Viện dưỡng lão làmột cơ quan mang tính chất an sinh và phúc lợi xã hội Dưới mái nhà chung này,NCT được chăm sóc về mọi mặt của cuộc sống, được gặp gỡ giao lưu với nhữngngười đồng thế hệ Ở Trung Quốc, năm 1965, Viện dưỡng lão dành cho công nhân

về hưu đã được xây dựng với sự trợ giúp một phần của Nhà nước nhằm nâng caochất lượng cuộc sống cho các cụ, NCT vào đây một cách tự nguyện [7]

Tại Việt Nam, mô hình trung tâm CSSK NCT được Nhà nước giao chongành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý Một số cơ sở ở nước ta như:Trung tâm dưỡng lão Nhân Ái (Từ Liêm), Nhà tuổi vàng (Bắc Linh Đàm)…

Mô hình này thể hiện được sự xã hội hóa hoạt động CSSK NCT, đặc biệt

là NCT cô đơn, không nơi nương tựa Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay mới chỉdành cho người già bệnh tật, không thể tự chăm sóc, phải có người phục vụ24/24 Một mô hình trung tâm dưỡng lão cho NCT khỏe mạnh gửi gắm cuộcsống để hưởng không gian yên tĩnh, thanh bình hiện nay vẫn chưa có [11] Quanniệm không ai chăm sóc cha mẹ tốt bằng con cái và thực tế nước ta, kinh tế chưacho phép NCT trả một khoản phí khi vào nhà dưỡng lão, nên mô hình chưa đạtđược những hiệu quả như mong muốn

1.5.5 Mô hình y tế viễn thông trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao

Y tế viễn thông là khả năng ứng dụng những tiến bộ của khoa học côngnghệ thông tin trong y học Sử dụng phương tiện đó để truyền tải những thôngtin y học đến với từng đối tượng, từng vùng miền khác nhau nhưng hiệu quảthông tin là như nhau [36]

Trang 29

Phương thức hoạt động của y tế viễn thông rất đa dạng: chẩn đoán các cabệnh khó với sự hỗ trợ của y học hiện đại, công nghệ thông tin và kỹ thuật truyềnhình ảnh điện não đồ, điện tim, siêu âm, X- quang… bằng số hóa đường truyềnthông tin ứng dụng đặc biệt, hỏi đáp thắc mắc từ xa qua điện thoại, internet…

Ở Việt Nam, hiện nay có rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng dànhnhững trang viết, khoảng thời gian quý báu để đưa thông tin về y học nhưTruyền hình Hà Nội có mục Y học bốn phương, Sức khoẻ trong cuộc sống hômnay, O2 TV , các trang web thảo luận trực tuyến về các kiến thức y học… đãcung cấp một lượng lớn kiến thức nhằm nâng cao sức khỏe cho người dân Tuynhiên, khả năng tiếp cận với các phượng tiện thông tin hiện đại của NCT cònnhiều khó khăn, đây chính là hạn chế của mô hình khi áp dụng thực tiễn

1.5.6 Mô hình câu lạc bộ sức khỏe

Đây là mô hình theo hướng phòng bệnh hơn chữa bệnh Nó bao gồm cácCLB dưỡng sinh, CLB sức khỏe, luyện tập thể dục thể thao của NCT tại cộngđồng Từ năm 2004, Ủy ban Thể dục thể thao Việt Nam đã phối hợp với HộiNCT đề xuất chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao của NCTgiai đoạn từ năm 2004 – 2008” Đến nay, trên toàn quốc, 85% tỉnh đã thành lậpCLB SK ngoài trời và hàng nghìn CLB các môn thể thao chuyên biệt khác…dành cho NCT [4] Mô hình đạt được mục tiêu dự phòng là chính, thu hút đượcnhiều NCT tham gia Tuy nhiên, nó chưa được triển khai một cách đồng bộ ở cácnơi khác nhau do kinh phí còn hạn hẹp, trang thiết bị thiếu thốn nên hoạt độngchưa được thường xuyên, liên tục

Trang 30

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, chất liệu nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Người cao tuổi.

 Tiêu chuẩn lựa chọn:

 Từ đủ 60 tuổi trở lên, tự nguyện tham gia nghiên cứu

 Còn minh mẫn và có khả năng giao tiếp trực tiếp

 Thường trú ổn định tại địa phương từ trên 2 năm

 Tiêu chuẩn loại trừ:

 NCT không còn khả năng giao tiếp (thiếu minh mẫn, sa sút trí tuệ)

 Những NCT từ chối tham gia nghiên cứu ngay từ đầu và bỏ cuộc

Người thân trong gia đình của NCT: con, cháu…

Cán bộ y tế tại trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý, theo dõi, chăm sóc NCT ở xã: Bí thư Đảng

ủy, chủ tịch UBND, chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân,Hội NCT, Hội chữ thập đỏ, trưởng Ban văn hóa thông tin, Ban Lao động Thươngbinh và Xã hội, Trạm trưởng TYT xã

2.1.2 Chất liệu nghiên cứu

 Văn bản quy phạm pháp luật về công tác CSSK NCT

 Sổ sách, báo cáo hoạt động CSSK của TYT xã Uy Nỗ và Cổ Loa

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/ 2012 - 5/2013

Trang 31

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại 2 xã của huyện Đông Anh, thành phố

Hà Nội : xã Uy Nỗ và xã Cổ Loa

 Xã Uy Nỗ: xã can thiệp

 Xã Cổ Loa: xã chứng

Một số đặc điểm chung về huyện Đông Anh

 Là một huyện ngoại thành nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội, có đường quốc

lộ 3 chạy qua giáp với các huyện: Sóc Sơn, Gia Lâm, Mê Linh và thị xã Từ Sơn(Bắc Ninh) Huyện có 24 xã/ thị trấn với diện tích là 82km2, dân số 276.750 người.Tại đây NCT chiếm 8,8% dân số (24.354 người)

 Về KT- VH- XH: Đời sống kinh tế và dân trí của người dân ở mức độtrung bình và tương đối đồng đều Cùng với khí thế đi lên công nghiệp hóa - hiệnđại hóa của cả nước, Đông Anh ngày nay đang từng bước đổi mới, tốc độ đô thịhóa nhanh với diện tích đất nông nghiệp thu hẹp nhường chỗ cho các khu côngnghiệp, chung cư đô thị

 Về y tế: huyện Đông Anh có TTYT huyện nhưng chỉ quản lý, chỉ đạotuyến, 100% TYT đạt Chuẩn Quốc gia về y tế xã Trên địa bàn có Bệnh viện đakhoa huyện, bệnh viện Bắc Thăng Long, 2 phòng khám đa khoa khu vực miềnĐông và miền Tây, 100 cơ sở hành nghề y dược tư nhân

Đặc điểm 2 xã nghiên cứu

 Về địa lý: Hai xã được chọn đều là ở gần trung tâm, tiếp giáp với huyện

ủy, UBND huyện, các trung tâm hành chính, gần chợ, các phương tiện giao thông,bệnh viện đa khoa và TTYT huyện

 Về kinh tế: Đều có cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Thương mại dịch vụ

 Về y tế:

Đều đạt Chuẩn Quốc gia về y tế xã

Trang 32

Công tác y tế được xã hội hóa cao đặc biệt là sự tham gia của Hội NCT.

 Về dân số, số lượng NCT, số thôn trong xã có sự tương đồng nhau

Bảng 2.1 Đặc điểm dân số, kinh tế - xã hội, y tế của xã Uy Nỗ và xã Cổ Loa

I Đặc điểm dân số, kinh tế - xã hội

5 Thu nhập bình quân đầu người/năm

II Đặc điểm về y tế

Nhân lực TYT

Nhân lực y tế thôn

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang sau can thiệp Sử dụng kết quả điều tra trước canthiệp của NCS Hoàng Trung Kiên để đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp

ở cộng đồng

2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu

 Đối với đối tượng nghiên cứu là người cao tuổi

 Cỡ mẫu NCT tại một xã, được tính theo công thức:

Trang 33

Trong đó:

 n: số NCT cần chọn để can thiệp ở mỗi xã

 –α/2 : hệ số tin cậy, với ngưỡng xác xuất α =5% , thì –α/2=1,96

 p0 : tỷ lệ NCT được KCB tại TYT xã không can thiệp, ước lượng là 35%

 p1: tỷ lệ NCT được KCB ở các xã can thiệp, ước lượng là 45%

 ε: sai số tương đối cho phép, trong nghiên cứu này chúng tôi chọn ε= 20%Thay số và tính toán ta có: n= 238 (người) Thực tế, nghiên cứu đã chọn 256 NCTtại xã can thiệp – Uy Nỗ và 255 NCT tại xã đối chứng – Cổ Loa

 Đối tượng là nhân viên y tế xã, y tế thôn của cả 2 xã nghiên cứu là: 28 người

 Cán bộ lãnh đạo quản lý xã của 2 xã nghiên cứu là : 18 người

 Người thân trong gia đình NCT của 2 xã nghiên cứu: 400 người

2.3.3 Mô hình can thiệp

Mô hình “ Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng”bao gồm 3 nội dung chính:

Nội dung 1: Quản lý, tư vấn sức khỏe, KCB tại TYT cho NCT

Lập sổ quản lý, theo dõi sức khỏe cho NCT, KSK định kỳ

Khi có nhu cầu KCB, NCT có thể đến trực tiếp khám tại TYT

Tổ chức các buổi tư vấn trực tiếp cho NCT tại trạm y tế về các bệnhthường gặp ở người già và cách phòng tránh

Nội dung 2: Tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục về sức khỏe NCT

Trang 34

Truyền thông đại chúng qua đài phát thanh xã, thôn về các vấn đềthường gặp ở NCT, cách chăm sóc sức khỏe và phương pháp phòng chống bệnhtật Số lượng 2 buổi/ tuần Mỗi buổi kéo dài 20 phút Duy trì trong thời gian cảnăm tại xã can thiệp.

Phát tờ rơi, pa nô, áp phích cho NCT và gia đình NCT tại xã can thiệp

Tổ chức lớp tập huấn cho các cán bộ y tế về kiến thức về lão khoa, kỹ năngtruyền thông tư vấn cho cán bộ y tế tại xã can thiệp

Tổ chức các buổi nói chuyện định kỳ theo chuyên đề cho NCT và gia đìnhNCT cùng các ban nghành lãnh đạo về sức khỏe NCT tại xã can thiệp

Tổ chức các buổi thăm hộ gia đình NCT để tư vấn về sức khỏe NCT

Tập huấn phổ biến kiến thức, thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe NCTcho NCT ở xã can thiệp

Nội dung 3: Tổ chức, củng cố hoạt động tập dưỡng sinh cho người cao tuổi

Đưa nội dung CSSK vào hoạt động của hội NCT ở xã can thiệp

Tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ với nhiều hình thức khác nhau về nộidung sức khỏe NCT

Thành lập câu lạc bộ dưỡng sinh gồm hoạt động là: luyện tập dưỡng sinh(theo bài “Thái cực trường sinh đạo”), duy trì chế độ tập luyện 3 ngày/ lần (thờigian theo mùa), mỗi buổi 60 phút

2.3.4 Đánh giá hiệu quả can thiệp

 Đánh giá hiệu quả của nội dung quản lý, tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnhcho NCT theo 5 chỉ số điều hành CSSK dựa vào cộng đồng

 Đánh giá hiệu quả của nội dung truyền thông, giáo dục sức khỏe NCT

 Đánh giá hiệu quả của tập dưỡng sinh nâng cao sức khỏe NCT

Hình 2.1: Quy trình đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp

So sánh

Trang 35

PV = Preventive value (Giá trị dự phòng)

p1: là tỷ lệ trước can thiệp

p2: là tỷ lệ sau can thiệp

 Để đánh giá hiệu quả can thiệp dựa vào chỉ số hiệu quả can thiệp (HQCT)

So sánhNhóm can

thiệp

Trang 36

 Tỷ lệ % NCT mù chữ, biết đọc, biết viết, tiểu học, THCS, THPT, ĐH, CĐ.

 Tỷ lệ % NCT có hoàn cảnh kinh tế thiếu thốn, đủ tiêu, sung túc

 Tỷ lệ % NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào, rượu bia

 Tỷ lệ % NCT có bảo hiểm y tế, không có bảo hiểm y tế

Nhóm chỉ số đầu ra của mô hình can thiệp

 Tỷ lệ bệnh/chứng phân theo giới tính của lượt NCT được KCB tại TYT xã

Uy Nỗ trong thời gian can thiệp

 Thời lượng tập huấn cho cán bộ, NVYT ở xã Uy Nỗ theo từng nội dung

 Thời lượng phát thanh trên đài truyền thanh xã Uy Nỗ theo từng chủ đề

 Số lượng tờ rơi, tờ gấp phát ra để tuyên truyền về CSSK NCT

 Số lượt NCT ở xã Uy Nỗ tham gia các buổi truyền thông trực tiếp

 Số lượt cán bộ lãnh đạo cộng đồng và người thân trong gia đình của NCTtại xã Uy Nỗ tham gia các buổi TT-GDSK

 Tỷ lệ NCT ở xã Uy Nỗ tham gia tập dưỡng sinh

Nhóm chỉ số hiệu quả của mô hình can thiệp

Tỷ lệ sẵn có: tỷ lệ những ngày mà TYT có đầy đủ các điều kiện cho CSSK.

Tỷ lệ sẵn có (%) =  100

Tỷ lệ tiếp cận: tỷ lệ NCT có thể đến được TYT dưới 1 giờ hoặc nếu TYT

xã có tổ chức thực hiện ngày khám bệnh định kỳ cho NCT tại xã thì toàn bộ sốNCT tại xã đó đều được tính là tiếp cận dịch vụ này

Tỷ lệ sử dụng: tỷ lệ NCT có được bác sĩ/ y sĩ khám bệnh trong năm.

Tỷ lệ sử dụng đủ: tỷ lệ người nhận được đầy đủ các DVYT cần thiết có liên quan

đến sức khỏe của họ bao gồm: có bác sĩ/ y sĩ khám bệnh, có mua đủ thuốc theo đơn

Trang 37

Tỷ lệ sử dụng đủ (%) =  100

Tỷ lệ sử dụng hiệu quả: NCT sử dụng tốt về dịch vụ KCB là số NCT

sử dụng đủ, bệnh được điều trị hợp lý gồm: điều trị tại Trạm, chuyển viện kịpthời và đã được điều trị khỏi hoặc đỡ

 Tỷ lệ trả lời đúng của NVYT xã sau can thiệp về kiến thức CSSK cho NCT,phương pháp luyện tập thể dục thể thao, cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương

 Tỷ lệ cán bộ Đảng, chính quyền và đoàn thể quan tâm đến CSSK cho NCT

 Tỷ lệ người thân của NCT quan tâm đến CSSK cho NCT

 Tỷ lệ NCT trả lời đúng về kiến thức dự phòng bệnh tăng huyết áp và mụcđích của tập luyện dưỡng sinh

 Tỷ lệ NCT ở xã Uy Nỗ thay đổi cảm giác chủ quan sau 12 tháng tậpdưỡng sinh

 Tỷ lệ NCT khỏe mạnh về thể chất và tinh thần sau can thiệp

2.4 Phương pháp thu thập thông tin

 Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi NCT sau thời gian can thiệp tại hai xã

 Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi NVYT sau thời gian can thiệp tại hai xã

 Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi người thân của NCT sau thời gian can thiệp tại hai xã

 Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi cán bộ Đảng, Chính quyền, đoàn thể sau thờigian can thiệp

 Theo dõi KCB tại trạm y tế xã bằng sổ KCB

2.5 Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu được kiểm tra, làm sạch, xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0

Trang 38

2.6 Hạn chế của nghiên cứu

 Đề tài chỉ được nghiên cứu tại 02 xã của huyện Đông Anh, Hà Nội nêntính đại diện chưa cao

 Cần có thời gian thực nghiệm dài hơn nữa để khẳng định tính bền vữngcủa mô hình

2.7 Sai số và cách khắc phục

 Để khắc phục sai số do chọn mẫu, 2 xã chọn làm địa điểm nghiên cứu

có sự tương đồng về một số tiêu chí như sau: đặc điểm địa lý, điều kiện sống,cấu trúc dân cư…

 Bộ công cụ điều tra được thiết kế chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu, không tránh

sự nhầm lẫn, trước khi điều tra chính thức có điều tra thử để chỉnh lý, bổ sung vàhoàn thiện

 Các điều tra viên được lựa chọn là những cán bộ của Trung tâm y tếhuyện có kinh nghiệm nghiên cứu xã hội học và được tập huấn đầy đủ thống nhất

về bộ câu hỏi, cách điều tra

 Tổ chức giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện đề tài

 Các phiếu điều tra đã được kiểm tra và làm sạch ngay tại cộng đồng khicần thiết điều tra viên sẵn sàng gặp lại đối tượng để bổ sung thông tin

 Khách quan, trung thực trong đánh giá, phân loại và xử lý số liệu

2.8 Đạo đức trong nghiên cứu

 Thông tin thu thập được chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu và công tácCSSK NCT tại cộng đồng

 Nghiên cứu được tiến hành với sự đồng ý của chính quyền và ngành y tếđịa phương Đối tượng điều tra đều được giải thích về mục đích của nghiên cứu

 Nghiên cứu được tiến hành với sự tham gia tự nguyện của các đối tượng,quan tâm, đồng cảm và tôn trọng đối với các đối tượng nghiên cứu để họ hợp tác,

Trang 39

thu thập thông tin khách quan, chính xác Không có sự đối xử khác biệt nào đốivới những đối tượng không đồng ý tham gia.

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Một số đặc điểm của người cao tuổi

Bảng 3.1: Cơ cấu giới tính và nhóm tuổi người cao tuổi tại 2 xã nghiên cứu

(Đơn vị tính: tỷ lệ %)

Nội dung

Uy Nỗ (n = 256)

Cổ Loa (n= 255)

Chung (n= 511) SL

(người )

TL (%)

SL (người )

TL (%)

SL (người)

TL (%)

Nhóm tuổi 60-7475 18571 72,327,7 17679 6931 361150 70,629,3Giới tính NamNữ 100156 39,160,9 100155 39,260,8 200311 39,160,9Kết quả bảng 3.1 cho thấy: trong tổng số 511 NCT của hai xã Uy Nỗ và CổLoa, tỷ lệ NCT nữ chiếm 60,9% cao hơn nhiều so với tỷ lệ NCT nam (39,1%) Về

cơ cấu nhóm tuổi, 70,6% NCT ở nhóm tuổi 60 - 74; 29,3% NCT trên 75 tuổi

Bảng 3.2: Trình độ học vấn của người cao tuổi tại 2 xã nghiên cứu

( Đơn vị tính: tỷ lệ %)

Trình độ học vấn

Xã Uy Nỗ (n=256)

Xã Cổ Loa (n=255)

Chung (n=511) SL

(người)

TL (%)

SL (người)

TL (%)

SL (người)

TL (%)

Trang 40

3.2 Đầu ra của mô hình can thiệp

3.2.1 Đầu ra của hoạt động quản lý, tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế

 Tổng số lượt NCT đến KCB tại TYT xã trong 12 tháng can thiệp:

1632 (lượt người)

 Trung bình số lượt NCT đến KCB tại TYT xã/ 1 tháng: 136 (lượt người)

Bảng 3.3: Tình hình bệnh/ chứng theo giới của NCT ở xã Uy Nỗ trong

12 tháng can thiệp

SL

Nội tiết – chuyển hóa

(Đái tháo đường)

Ngày đăng: 09/10/2014, 12:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Gia Hân (2006), "Dân số thế giới ngày càng già đi", Tạp chí Dân số phát triển. số 10(91) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số thế giới ngày càng già đi
Tác giả: Gia Hân
Năm: 2006
13. Nguyễn Đình Lân (2006), Nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và khả năng đáp ứng của y tế tuyến xã tại tỉnh Hà Tây, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và khả năng đáp ứng của y tế tuyến xã tại tỉnh Hà Tây
Tác giả: Nguyễn Đình Lân
Năm: 2006
14. Đặng Vũ Cảnh Linh (2009), Người cao tuổi và các mô hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi Việt Nam, Nhà xuất bản dân trí, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người cao tuổi và các mô hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi Việt Nam
Tác giả: Đặng Vũ Cảnh Linh
Nhà XB: Nhà xuất bản dân trí
Năm: 2009
15. Lê Văn Nhẫn và Nguyễn Thế Huệ (2004), Người cao tuổi Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất vản khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người cao tuổi Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Lê Văn Nhẫn và Nguyễn Thế Huệ
Năm: 2004
16. Nuffic (2012), Sức khỏe lứa tuổi, Luck house graphics Ltd, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức khỏe lứa tuổi
Tác giả: Nuffic
Năm: 2012
17. Trần Thị Mai Oanh (2010), Sức khỏe, chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp ở huyện miền núi Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức khỏe, chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp ở huyện miền núi Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Tác giả: Trần Thị Mai Oanh
Năm: 2010
18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật khám bệnh, chữa bệnh, truy cập ngày 19/12/2012, tại trang web http://www.chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật khám bệnh, chữa bệnh
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2009
19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII (2009), Luật người cao tuổi, truy cập ngày 30/11/2011, tại trang web http://www.chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật người cao tuổi
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII
Năm: 2009
20. Đào Phong Tấn, Nguyễn Thị Vân Anh và Dương Xuân Hòa (2003), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một vài chỉ số sinh học trên bệnh nhân mắc hội chứng thiểu năng tuần hoàn não mạn tính sau bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học viện lão khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một vài chỉ số sinh học trên bệnh nhân mắc hội chứng thiểu năng tuần hoàn não mạn tính sau bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng
Tác giả: Đào Phong Tấn, Nguyễn Thị Vân Anh và Dương Xuân Hòa
Năm: 2003
22. Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2007), "Tình hình bệnh tật của người cao tuổi Việt Nam qua một số nghiên cứu dịch tễ học tại cộng đồng", Tạp chí Dân số phát triển. số 4/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình bệnh tật của người cao tuổi Việt Nam qua một số nghiên cứu dịch tễ học tại cộng đồng
Tác giả: Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ
Năm: 2007
24. Thủ tướng Chính phủ (2011), Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi, truy cập ngày 30/11/2012, tại trang web http://nguoicaotuoi.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2011
25. Nghiêm Thị Thủy (2010), "Người cao tuổi trên thế giới và đặc trưng nhân khẩu học", Tạp chí Dân số phát triển. Số 4(109) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người cao tuổi trên thế giới và đặc trưng nhân khẩu học
Tác giả: Nghiêm Thị Thủy
Năm: 2010
26. Tổng cục thống kê (1990), Báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số năm 1989, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số năm 1989
Tác giả: Tổng cục thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 1990
27. Tổng cục thống kê (1999), Báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999
Tác giả: Tổng cục thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 1999
28. Tổng cục thống kê (2010), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ
Tác giả: Tổng cục thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2010
29. Tổng cục thống kê (2011), Niên giám thống kê, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê
Tác giả: Tổng cục thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2011
31. Tổng cục thống kê (2012), Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản năm 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản năm 2011
Tác giả: Tổng cục thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2012
32. Trần Ngọc Tụ (2009), Nghiên cứu mô hình quản lý và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội (2005 - 2007), Luận văn Tiến sĩ y học, Học viện Quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mô hình quản lý và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội (2005 - 2007)
Tác giả: Trần Ngọc Tụ
Năm: 2009
36. Hersh W. R, Hickam D. H, Severance S. M và các cộng sự. (2006), "Telemedicine for the medicare population: update", Evid Rep Technol Assess (Full Rep)(131), tr. 1-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Telemedicine for the medicare population: update
Tác giả: Hersh W. R, Hickam D. H, Severance S. M và các cộng sự
Năm: 2006
37. CDC (2007), The state of aging and health of America in 2007, truy cập ngày 4/3/2013, tại trang web http://www.cdc.gov Sách, tạp chí
Tiêu đề: The state of aging and health of America in 2007
Tác giả: CDC
Năm: 2007

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Quy trình đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp - hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 2.1 Quy trình đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp (Trang 43)
Bảng 3.1: Cơ cấu giới tính và nhóm tuổi người cao tuổi tại 2 xã nghiên cứu - hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 3.1 Cơ cấu giới tính và nhóm tuổi người cao tuổi tại 2 xã nghiên cứu (Trang 47)
Bảng 3.2: Trình độ học vấn của người cao tuổi tại 2 xã nghiên cứu - hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 3.2 Trình độ học vấn của người cao tuổi tại 2 xã nghiên cứu (Trang 47)
Bảng 3.3: Tình hình bệnh/ chứng theo giới của NCT ở xã Uy Nỗ trong - hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 3.3 Tình hình bệnh/ chứng theo giới của NCT ở xã Uy Nỗ trong (Trang 48)
Bảng 3.3: Nội dung, thời lượng tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế ở xã Uy Nỗ - hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 3.3 Nội dung, thời lượng tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế ở xã Uy Nỗ (Trang 50)
Bảng 3.4 cho thấy: Trong 12 tháng can thiệp tại xã Uy Nỗ, 78 buổi phát  thanh với 20 nội dung khác nhau liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao  tuổi đã được phát ra - hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 3.4 cho thấy: Trong 12 tháng can thiệp tại xã Uy Nỗ, 78 buổi phát thanh với 20 nội dung khác nhau liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã được phát ra (Trang 51)
Bảng 3.6: Số lượt cán bộ lãnh đạo cộng đồng và người thân trong gia đình của - hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 3.6 Số lượt cán bộ lãnh đạo cộng đồng và người thân trong gia đình của (Trang 52)
Bảng 3.6 cho thấy: Mô hình đã tổ chức các buổi TT-GDSK về nội dung nâng  cao sức khỏe cho NCT, đã thu hút được 678 lượt người tham gia trong đó có 75 lượt  lãnh đạo cộng đồng và 603 lượt người thân trong gia đình NCT - hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 3.6 cho thấy: Mô hình đã tổ chức các buổi TT-GDSK về nội dung nâng cao sức khỏe cho NCT, đã thu hút được 678 lượt người tham gia trong đó có 75 lượt lãnh đạo cộng đồng và 603 lượt người thân trong gia đình NCT (Trang 53)
Bảng 3.8: Hiệu quả nâng cao hiểu biết của nhân viên y tế xã, thôn về cách chăm - hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 3.8 Hiệu quả nâng cao hiểu biết của nhân viên y tế xã, thôn về cách chăm (Trang 55)
Bảng 3.10: Hiệu quả nâng cao kiến thức của nhân viên y tế về phương pháp  luyện tập thể dục thể thao, cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương - hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 3.10 Hiệu quả nâng cao kiến thức của nhân viên y tế về phương pháp luyện tập thể dục thể thao, cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương (Trang 56)
Bảng 3.11: Hiệu quả nâng cao sự quan tâm của cán bộ Đảng, chính quyền và - hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 3.11 Hiệu quả nâng cao sự quan tâm của cán bộ Đảng, chính quyền và (Trang 58)
Bảng 3.12: Hiệu quả nâng cao sự quan tâm của người thân trong gia đình đối - hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 3.12 Hiệu quả nâng cao sự quan tâm của người thân trong gia đình đối (Trang 59)
Bảng 3.14: Hiệu quả nâng cao kiến thức của người cao tuổi về mục đích của tập - hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 3.14 Hiệu quả nâng cao kiến thức của người cao tuổi về mục đích của tập (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w