Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước CSSK là nhiệm vụ của toàn xã hội nên đây là mô hình mang tính chất thiết thực. Mô hình này được xây dựng
dựa trên nguyên tắc dự phòng dựa vào cộng đồng, phục vụ cho nhu cầu số đông và nhằm nâng cao năng lực NCT tự CSSK cho bản thân họ [41].
Hội NCT được thành lập năm 1995 và đến nay đã có ở hầu hết các xã, phường, thị trấn. Với mô hình này cán bộ chuyên môn sẽ làm tư vấn viên về sức khoẻ cho NCT, còn Hội NCT sẽ đóng vai trò nòng cốt trong các hoạt động về CSSK của chính bản thân mình. Đây là một môi trường lành mạnh để NCT sinh hoạt ở tuổi xế chiều.
Năm 2001, Nguyễn Văn Tiên đã xây dựng mô hình CSSK người cao tuổi tại Đồng bằng Sông Hồng với các hoạt động: (1) TT-GDSK nhằm nâng cao hiểu biết của NCT về bệnh thông thường và cách phòng chống, tác dụng rèn luyện dưỡng sinh, chế độ dinh dưỡng hợp với NCT, cách sống lành mạnh…, (2) tổ chức hướng dẫn luyện tập một số động tác dưỡng sinh cơ bản, (3) tiến hành KSK định kỳ cho NCT, động viên NCT và gia đình quan tâm đến sức khỏe NCT. Sau 3 năm triển khai, nhận thức và mức độ tập luyện dưỡng sinh của NCT tăng lên, hiểu biết về bệnh thông thường và cách phòng chống cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp với NCT được cải thiện, KSK định kỳ cho NCT đã thể hiện được sự quan tâm tác động làm giảm sự tự ty, nhàm chán ở NCT [8].
Từ 2002 đến 2005, Viện Chiến lược và Chính sách y tế đã triển khai Dự án
“Nâng cao công tác CSSK cho NCT ở vùng nông thôn Việt Nam” ở 4 xã thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, với sự hỗ trợ về mặt tài chính của khối cộng đồng chung Châu Âu. Đây là một Dự án can thiệp toàn diện được triển khai tới nhiều nhóm đối tượng khác nhau trong cộng đồng (NCT, thành viên trong gia đình, cộng đồng, NVYT) với mục tiêu nhằm nâng cao sức khoẻ và CSSK ban đầu cho NCT. Các hoạt động can thiệp mang tính toàn diện của Dự án đã góp phần cải thiện được tình trạng sức khỏe, CSSK cho NCT ở vùng nông thôn trong địa bàn nghiên cứu. Mô hình can thiệp của Dự án được đánh giá là có tính khả thi, bền vững và có khả năng nhân rộng tại các địa phương khác trong huyện [41].
Mô hình này đã đáp ứng được nhu cầu của NCT nói chung và NCT ở khu vực nông thôn nói riêng về thông tin, kỹ năng gìn giữ sức khỏe theo hướng dự phòng tại cộng đồng, phù hợp với điều kiện và trình độ NCT ở nông thôn, đáp ứng được phương châm xã hội hóa trong công tác CSSK NCT. Hơn nữa, tất cả các đối tượng từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi và miền ngược đều có thể áp dụng được mô hình này [11].