Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 41 - 98)

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang sau can thiệp. Sử dụng kết quả điều tra trước can thiệp của NCS Hoàng Trung Kiên để đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp ở cộng đồng.

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

 Đối với đối tượng nghiên cứu là người cao tuổi.

− Cỡ mẫu NCT tại một xã, được tính theo công thức:

Trong đó:

 n: số NCT cần chọn để can thiệp ở mỗi xã.

 Zα/2 : hệ số tin cậy, với ngưỡng xác xuất α =5% , thì Zα/2=1,96

 p0 : tỷ lệ NCT được KCB tại TYT xã không can thiệp, ước lượng là 35%

 p1: tỷ lệ NCT được KCB ở các xã can thiệp, ước lượng là 45%

Thay số và tính toán ta có: n= 238 (người). Thực tế, nghiên cứu đã chọn 256 NCT tại xã can thiệp – Uy Nỗ và 255 NCT tại xã đối chứng – Cổ Loa.

 Đối tượng là nhân viên y tế xã, y tế thôn của cả 2 xã nghiên cứu là: 28 người

 Cán bộ lãnh đạo quản lý xã của 2 xã nghiên cứu là : 18 người

 Người thân trong gia đình NCT của 2 xã nghiên cứu: 400 người

2.3.3. Mô hình can thiệp

Mô hình “ Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng” bao gồm 3 nội dung chính:

Nội dung 1: Quản lý, tư vấn sức khỏe, KCB tại TYT cho NCT

Lập sổ quản lý, theo dõi sức khỏe cho NCT, KSK định kỳ.

Khi có nhu cầu KCB, NCT có thể đến trực tiếp khám tại TYT.

Tổ chức các buổi tư vấn trực tiếp cho NCT tại trạm y tế về các bệnh thường gặp ở người già và cách phòng tránh.

Nội dung 2: Tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục về sức khỏe NCT

Truyền thông đại chúng qua đài phát thanh xã, thôn về các vấn đề thường gặp ở NCT, cách chăm sóc sức khỏe và phương pháp phòng chống bệnh tật. Số lượng 2 buổi/ tuần. Mỗi buổi kéo dài 20 phút. Duy trì trong thời gian cả năm tại xã can thiệp.

Phát tờ rơi, pa nô, áp phích cho NCT và gia đình NCT tại xã can thiệp.

Tổ chức lớp tập huấn cho các cán bộ y tế về kiến thức về lão khoa, kỹ năng truyền thông tư vấn cho cán bộ y tế tại xã can thiệp.

Tổ chức các buổi nói chuyện định kỳ theo chuyên đề cho NCT và gia đình NCT cùng các ban nghành lãnh đạo về sức khỏe NCT tại xã can thiệp.

Tổ chức các buổi thăm hộ gia đình NCT để tư vấn về sức khỏe NCT.

Tập huấn phổ biến kiến thức, thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe NCT cho NCT ở xã can thiệp.

Nội dung 3: Tổ chức, củng cố hoạt động tập dưỡng sinh cho người cao tuổi

Tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ với nhiều hình thức khác nhau về nội dung sức khỏe NCT.

Thành lập câu lạc bộ dưỡng sinh gồm hoạt động là: luyện tập dưỡng sinh (theo bài “Thái cực trường sinh đạo”), duy trì chế độ tập luyện 3 ngày/ lần (thời gian theo mùa), mỗi buổi 60 phút.

2.3.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Đánh giá hiệu quả của nội dung quản lý, tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnh cho NCT theo 5 chỉ số điều hành CSSK dựa vào cộng đồng.

− Đánh giá hiệu quả của nội dung truyền thông, giáo dục sức khỏe NCT.

− Đánh giá hiệu quả của tập dưỡng sinh nâng cao sức khỏe NCT.

Hình 2.1: Quy trình đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp

− Giá trị dự phòng:

׀p1 – p2׀

PV = × 100 p1

Trong đó:

PV = Preventive value (Giá trị dự phòng) p1: là tỷ lệ trước can thiệp.

So sánh

Đánh giá trước can thiệp Đánh giá trước

So sánh Nhóm đối chứng So sánh Nhóm can thiệp

p2: là tỷ lệ sau can thiệp.

− Để đánh giá hiệu quả can thiệp dựa vào chỉ số hiệu quả can thiệp (HQCT).

HQCT = PVCT – PVĐC

Trong đó: CT: can thiệp, ĐC: đối chứng

2.3.5. Chỉ số nghiên cứu

Chỉ số về đặc điểm NCT ở 2 xã nghiên cứu

−Tỷ lệ % NCT nam, nữ.

−Tỷ lệ % NCT mù chữ, biết đọc, biết viết, tiểu học, THCS, THPT, ĐH, CĐ.

−Tỷ lệ % NCT có hoàn cảnh kinh tế thiếu thốn, đủ tiêu, sung túc.

−Tỷ lệ % NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào, rượu bia.

−Tỷ lệ % NCT có bảo hiểm y tế, không có bảo hiểm y tế.

Nhóm chỉ số đầu ra của mô hình can thiệp

−Tỷ lệ bệnh/chứng phân theo giới tính của lượt NCT được KCB tại TYT xã Uy Nỗ trong thời gian can thiệp.

−Thời lượng tập huấn cho cán bộ, NVYT ở xã Uy Nỗ theo từng nội dung.

−Thời lượng phát thanh trên đài truyền thanh xã Uy Nỗ theo từng chủ đề.

−Số lượng tờ rơi, tờ gấp phát ra để tuyên truyền về CSSK NCT.

−Số lượt NCT ở xã Uy Nỗ tham gia các buổi truyền thông trực tiếp.

−Số lượt cán bộ lãnh đạo cộng đồng và người thân trong gia đình của NCT tại xã Uy Nỗ tham gia các buổi TT-GDSK. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

−Tỷ lệ NCT ở xã Uy Nỗ tham gia tập dưỡng sinh.

Nhóm chỉ số hiệu quả của mô hình can thiệp

Tỷ lệ sẵn có: tỷ lệ những ngày mà TYT có đầy đủ các điều kiện cho CSSK. Tỷ lệ sẵn có (%) = × 100

Tỷ lệ tiếp cận: tỷ lệ NCT có thể đến được TYT dưới 1 giờ hoặc nếu TYT xã có tổ chức thực hiện ngày khám bệnh định kỳ cho NCT tại xã thì toàn bộ số NCT tại xã đó đều được tính là tiếp cận dịch vụ này.

Tỷ lệ sử dụng (%) = × 100

Tỷ lệ sử dụng đủ: tỷ lệ người nhận được đầy đủ các DVYT cần thiết có liên quan đến sức khỏe của họ bao gồm: có bác sĩ/ y sĩ khám bệnh, có mua đủ thuốc theo đơn.

Tỷ lệ sử dụng đủ (%) = × 100

Tỷ lệ sử dụng hiệu quả: NCT sử dụng tốt về dịch vụ KCB là số NCT sử dụng đủ, bệnh được điều trị hợp lý gồm: điều trị tại Trạm, chuyển viện kịp thời và đã được điều trị khỏi hoặc đỡ.

Tỷlệ bao phủ hiệu quả (%) = ×100

−Tỷ lệ trả lời đúng của NVYT xã sau can thiệp về kiến thức CSSK cho NCT, phương pháp luyện tập thể dục thể thao, cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương.

−Tỷ lệ cán bộ Đảng, chính quyền và đoàn thể quan tâm đến CSSK cho NCT.

−Tỷ lệ người thân của NCT quan tâm đến CSSK cho NCT.

−Tỷ lệ NCT trả lời đúng về kiến thức dự phòng bệnh tăng huyết áp và mục đích của tập luyện dưỡng sinh.

−Tỷ lệ NCT ở xã Uy Nỗ thay đổi cảm giác chủ quan sau 12 tháng tập dưỡng sinh.

−Tỷ lệ NCT khỏe mạnh về thể chất và tinh thần sau can thiệp.

2.4. Phương pháp thu thập thông tin

−Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi NCT sau thời gian can thiệp tại hai xã.

−Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi NVYT sau thời gian can thiệp tại hai xã.

−Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi người thân của NCT sau thời gian can thiệp tại hai xã.

−Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi cán bộ Đảng, Chính quyền, đoàn thể sau thời gian can thiệp.

2.5. Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu được kiểm tra, làm sạch, xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0

2.6. Hạn chế của nghiên cứu

− Đề tài chỉ được nghiên cứu tại 02 xã của huyện Đông Anh, Hà Nội nên tính đại diện chưa cao.

− Cần có thời gian thực nghiệm dài hơn nữa để khẳng định tính bền vững của mô hình.

2.7. Sai số và cách khắc phục

− Để khắc phục sai số do chọn mẫu, 2 xã chọn làm địa điểm nghiên cứu có sự tương đồng về một số tiêu chí như sau: đặc điểm địa lý, điều kiện sống, cấu trúc dân cư…

− Bộ công cụ điều tra được thiết kế chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu, không tránh sự nhầm lẫn, trước khi điều tra chính thức có điều tra thử để chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện.

− Các điều tra viên được lựa chọn là những cán bộ của Trung tâm y tế huyện có kinh nghiệm nghiên cứu xã hội học và được tập huấn đầy đủ thống nhất về bộ câu hỏi, cách điều tra.

− Tổ chức giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện đề tài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Các phiếu điều tra đã được kiểm tra và làm sạch ngay tại cộng đồng khi cần thiết điều tra viên sẵn sàng gặp lại đối tượng để bổ sung thông tin.

− Khách quan, trung thực trong đánh giá, phân loại và xử lý số liệu.

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu

− Thông tin thu thập được chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu và công tác CSSK NCT tại cộng đồng.

− Nghiên cứu được tiến hành với sự đồng ý của chính quyền và ngành y tế địa phương. Đối tượng điều tra đều được giải thích về mục đích của nghiên cứu.

− Nghiên cứu được tiến hành với sự tham gia tự nguyện của các đối tượng, quan tâm, đồng cảm và tôn trọng đối với các đối tượng nghiên cứu để họ hợp tác, thu thập thông tin khách quan, chính xác. Không có sự đối xử khác biệt nào đối với những đối tượng không đồng ý tham gia.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Một số đặc điểm của người cao tuổi

Bảng 3.1: Cơ cấu giới tính và nhóm tuổi người cao tuổi tại 2 xã nghiên cứu

(Đơn vị tính: tỷ lệ %) Nội dung Uy Nỗ (n = 256) Cổ Loa (n= 255) Chung (n= 511) SL (người ) TL (%) SL (người ) TL (%) SL (người) TL (%) Nhóm tuổi 60-74 185 72,3 176 69 361 70,6 ≥75 71 27,7 79 31 150 29,3 Giới tính Nam 100 39,1 100 39,2 200 39,1 Nữ 156 60,9 155 60,8 311 60,9

Kết quả bảng 3.1 cho thấy: trong tổng số 511 NCT của hai xã Uy Nỗ và Cổ Loa, tỷ lệ NCT nữ chiếm 60,9% cao hơn nhiều so với tỷ lệ NCT nam (39,1%). Về cơ cấu nhóm tuổi, 70,6% NCT ở nhóm tuổi 60 - 74; 29,3% NCT trên 75 tuổi.

Bảng 3.2: Trình độ học vấn của người cao tuổi tại 2 xã nghiên cứu

( Đơn vị tính: tỷ lệ %) Trình độ học vấn Xã Uy Nỗ (n=256) Xã Cổ Loa (n=255) Chung (n=511) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%)

Mù chữ 15 5,9 4 1,6 19 3,7

Biết đọc,biết viết 75 29,3 106 41,6 181 35,4

Tiểu học 68 26,6 81 31,8 149 29,1

THCS 58 22,7 35 13,7 93 18,3

THPT 20 7,7 11 4,3 31 6,1

Trung cấp, cao đẳng 10 3,9 11 4,3 21 4,1

ĐH, sau ĐH 10 3,9 7 2,7 17 3,3

Kết quả bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Đa số NCT biết chữ (96,3%), trong đó biết đọc, biết viết chiếm tỷ lệ cao nhất (35,4%), NCT có học vấn tiểu học là 29,1%, THCS là 18,1%, nhóm có học vấn từ THPT trở lên chiếm 13, 4%. Tỷ lệ NCT mù chữ chỉ chiếm 3,7%.

3.2. Đầu ra của mô hình can thiệp

3.2.1. Đầu ra của hoạt động quản lý, tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế

− Tổng số lượt NCT đến KCB tại TYT xã trong 12 tháng can thiệp: 1632 (lượt người)

− Trung bình số lượt NCT đến KCB tại TYT xã/ 1 tháng: 136 (lượt người)

Bảng 3.3: Tình hình bệnh/ chứng theo giới của NCT ở xã Uy Nỗ trong 12 tháng can thiệp Nhóm bệnh/ chứng Nam (n=315) Nữ (n = 489) Chung (n= 804) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%)

Tim mạch (Tăng huyết áp) 72 22,8 109 22,3 181 22,5

Tâm – thần kinh 24 7,6 44 9,0 68 8,5

Nội tiết – chuyển hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đái tháo đường) 28 8,9 52 10,6 80 10,0

Cơ xương khớp 46 14,6 103 21,0 149 18,5

Hô hấp 69 21,9 78 16,0 147 18,3

Tiết niệu – sinh dục 33 10,5 31 6,3 64 8,0

Tai mũi họng 36 11,4 58 11,9 94 11,7

Răng hàm mặt 47 14,9 76 15,5 123 15,3

Mắt 43 13,7 68 13,9 111 13,8

Các bệnh/ chứng khác 19 6,0 26 5,3 45 5,6

Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy: tỷ lệ NCT bị mắc triệu chứng/ bệnh tim mạch là cao nhất (22,5%) tiếp đó là cơ xương khớp (18,5%), hô hấp (18,3%), răng hàm mặt (15,3%), mắt (13,8%). Trong đó, các triệu chứng/ bệnh về tim mạch, hô hấp và tiết niệu- sinh dục, tỷ lệ ở nam cao hơn ở nữ, còn các triệu chứng/ bệnh như nội tiết, cơ xương khớp, tỷ lệ ở nữ nhiều hơn ở nam.

3.2.2. Đầu ra của hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho người cao tuổi

− Số lượng tờ rơi, tờ gấp phát ra cho NCT : 2143 (tờ)

− Số lượng tờ rơi, tờ gấp phát ra cho người thân của NCT: 1408 (tờ)

Bảng 3.3: Nội dung, thời lượng tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế ở xã Uy Nỗ

Chủ đề Số buổi/ phút YT xã (n=7) YT thôn (n=7) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%)

Các chủ đề tập huấn theo yêu cầu của TYT xã: Pháp lệnh NCT, Luật NCT, các bệnh thường gặp ở NCT và cách phòng chống, dự phòng nâng cao sức khỏe cho NCT.

6/900 40 95,2 39 92,8

Các chủ đề bắt buộc: tiêu chuẩn kỹ thuật về bệnh (nội khoa, truyền nhiễm), cấp cứu ngoại khoa và một số bệnh thường gặp ở tuyến xã.

6/900 36 85,7 38 90,5

Tổng cộng 12/1800 76 90,5 77 91,7

Tại xã Uy Nỗ với 14 NVYT (6 CB TYT xã và 8 NVYT thôn), chương trình can thiệp đã tổ chức được 12 buổi tập huấn, trung bình 1 tháng tổ chức 1 buổi tập huấn, mỗi buổi diễn ra trong khoảng 150 phút (ít nhất là 120 phút, nhiều nhất là 180 phút). Tổng số thời gian tập huấn là 1800 phút. Hầu hết NVYT xã và thôn đều được tham gia tập huấn, trong đó NVYT xã đạt 90,5%; NVYT thôn đạt 91,7%.

Bảng3.4: Thời lượng phát thanh trên đài truyền thanh của xã theo từng chủ đề

Chủ đề - Nội dung

Xã Uy Nỗ

Số buổi Thời lượng (phút) Pháp lệnh NCT 5 56 Luật NCT 6 65 Bệnh THA và phòng chống 7 70 Bệnh ĐT Đ và phòng chống 6 60 Đột quỵ và cách phòng chống 4 36 Bệnh tim mạch ở NCT 4 40 Bệnh về đường hô hấp 5 50

Bệnh u xơ tuyến tiền liệt ở NCT 4 40

Bệnh gout và các bệnh xương khớp 4 36

Bệnh thận và các bệnh thường gặp ở NCT 4 36

Bệnh về đường tiêu hóa 4 40

Bệnh đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt ở NCT 3 27

Bệnh Parkinson, Alzheimer ở NCT 3 30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rối loạn trí nhớ ở NCT và cách phòng chống 2 18

Chế độ dinh dưỡng và cách ăn uống của NCT 3 27

Biện pháp đề phòng tai nạn thương tích cho NCT 4 36

Hướng dẫn theo dõi và CSSK NCT khi ốm đau 2 20

Cách sử dụng thuốc cho NCT 3 30

Tác hại của thuốc lá, thuốc lào và rượu đối với sức khỏe NCT 2 18

Tác dụng của tập dưỡng sinh đối với NCT 3 30

Cộng: 78 765

Thời gian phát trung bình/ buổi X ± SD 9,8 ± 0,7

Bảng 3.4 cho thấy: Trong 12 tháng can thiệp tại xã Uy Nỗ, 78 buổi phát thanh với 20 nội dung khác nhau liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã được phát ra. Thời gian trung 1 buổi là 9,8 ± 0,7 (phút).

Bảng 3.5: Đầu ra của hoạt động truyền thông trực tiếp cho người cao tuổi

Nội dung

Số buổi (phút)

Số lượt NCT

Nói chuyện về những vấn đề thường gặp của NCT 1(120) 252

Thảo luận nhóm về dinh dưỡng và các bệnh mạn tính 1(150) 255

Nói chuyện về phòng bệnh và thể dục dưỡng sinh 1(150) 260

Thảo luận nhóm về tự chữa và dự phòng một số bệnh

theo mùa 1(150) 256

Thảo luận nhóm về những điều NCT nên làm và nên

tránh 1(120) 251

Hướng dẫn cách tự xoa bóp bấm huyệt chữa một số

bệnh thông thường 1 (150) 250

Hướng dẫn dùng cây thuốc nam chữa một số bệnh

thông thường 1 (120) 253

Nói chuyện về theo dõi và phòng chống tai biến một

số bệnh 1 (150) 258

Tổng cộng: 8 (1110) 2036

Kết quả bảng 3.5 cho thấy: Về truyền thông trực tiếp, chương trình đã tổ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 41 - 98)