1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOẠT ĐỘNG của mô HÌNH tư vấn và CHĂM sóc sức KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI dựa vào CỘNG ĐỒNG

118 709 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 579 KB

Nội dung

Già hóa dân số đang là một xu thế mang tính toàn cầu do giảm tỷ lệ sinh, tăng tuổi thọ bình quân và trở thành một vấn đề xã hội có tác động rất lớn tới tiến trình phát triển chung của tất cả các nước trên nhiều mặt: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật … Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp quốc, năm 1950, trên thế giới có 214 triệu người trên 60 tuổi, năm 1975 có 336 triệu người, năm 2000 là 600 triệu người, dự báo đến năm 2050 sẽ tăng lên 2 tỷ người. Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển cùng thế giới, từng bước xây dựng hướng đến một xã hội văn minh, tiến bộ, bình đẳng, vì con người và sự phát triển của con người, trong đó không thể không quan tâm đến nhóm người cao tuổi (NCT).

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-NGUYỄN THỊ ÁNH DƯƠNG

HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH TƯ VẤN VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

NGƯỜI CAO TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

(Nghiên cứu trường hợp tại xã Hợp Hưng huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Trang 2

Hà Nội - 2018

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-NGUYỄN THỊ ÁNH DƯƠNG

HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH TƯ VẤN VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

NGƯỜI CAO TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

(Nghiên cứu trường hợp tại xã Hợp Hưng huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định)

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS MAI THỊ KIM THANH

Trang 3

Hà Nội - 2018

Trang 4

TS Mai Thị Kim Thanh là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn.

Cô là người thầy luôn tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp tôi giải quyết các vấn đềnảy sinh và hoàn thành luận văn đúng định hướng ban đầu

Các thầy cô trong khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiếnthức, kỹ năng quý giá Nhờ đó mà tôi có thể vận dụng vào thực hiện luận văn cũngnhư vào công việc sau này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt của mình đến cán bộ nhân viên trungtâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Vụ Bản; chính quyền, cán bộ trung tâm

y tế cùng với người cao tuổi xã Hợp Hưng và gia đình, bạn bè những người luônquan tâm, hỗ trợ và động viên tôi

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm

Học viên

Nguyễn Thị Ánh Dương

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do lựa chọn đề tài 5

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 6

3 Ý nghĩa nghiên cứu 19

3.1 Ý nghĩa khoa học 19

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 19

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 20

4.1 Mục đích nghiên cứu 20

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 20

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 21

5.1 Đối tượng nghiên cứu 21

5.2 Khách thể nghiên cứu 21

6 Phạm vi nghiên cứu 21

7 Câu hỏi nghiên cứu 21

8 Giả thuyết nghiên cứu 22

9 Phương pháp nghiên cứu 22

9.1 Phương pháp phân tích tài liệu 22

9.2 Phương pháp quan sát 23

9.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 23

9.4 Phương pháp thảo luận nhóm 24

10 Cấu trúc luận văn 24

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 25

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 25

1.1 Các công cụ khái niệm 25

1.1.1 NCT (NCT) 25

1.1.2 Tư vấn 25

1.1.3 “Sức khỏe” và “chăm sóc sức khỏe” 26

1.1.4" Cộng đồng”, “ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng” 27

1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 29

1.2.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng 29

1.2.2.Lý thuyết vai trò 31

1.2.3 Lý thuyết nhu cầu Maslow 33

1.3 Đặc điểm tâm sinh lý của NCT 35

1.3.1 Đặc điểm sinh lý của NCT 35

1.3.2 Đặc điểm tâm lý của NCT 36

1.3.3 Các nhu cầu cơ bản của NCT 38

1.4 Quan điểm chính sách người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam 40

Trang 7

1.4.1 Quan điểm và chính sách về NCT trên thế giới 40

1.4.2 Quan điểm và chính sách về NCT ở Việt Nam 41

1.4.2.1 Những chủ trương của Đảng 41

1.4.2.2 Luật pháp liên quan đến NCT 42

1.5 Khái quát địa bàn nghiên cứu 43

Chương 2: BỨC TRANH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH TƯ VẤN VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NCT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HỢP HƯNG HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH 46

2.1 Nền tảng triết lý của mô hình 46

2.2 Nội dung mô hình tư vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng tỉnh Nam Định 47

2.3 Thực trạng hoạt động của mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng tại xã Hợp Hưng 49

2.3.1 Đối tượng tham gia mô hình 49

2.3.2 Hoạt động tư vấn và chăm sóc sức khỏe thể chất 51

2.3.2.1 Hình thức hoạt động 51

2.3.2.2 Khả năng tiếp cận hoạt động tư vấn và chăm sóc sức khỏe thể chất 54

2.3.3 Hoạt động tư vấn và chăm sóc sức khỏe tinh thần 56

2.3.3.1 Hình thức hoạt động 56

2.3.3.2 Khả năng tiếp cận của hoạt động tư vấn và chăm sóc sức khỏe tinh thần 61

2.3.4 Đánh giá khả năng đáp ứng hoạt động tư vấn và chăm sóc sức khỏe 65

Chương 3: NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH 69

3.1 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động mô hình 69

3.1.1 Chính sách 69

3.1.2 Nguồn nhân lực 71

3.1.4 Nguồn tài chính 73

3.1.5 Kết quả đạt được sau khi triển khai mô hình 73

3.2Nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình 79

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHẦN PHỤ LỤC 89

I Phỏng vấn sâu 89

1 Mẫu phỏng vấn sâu 89

2 Biên bản phỏng vấn 94

Biên bản phỏng vấn sâu số 1 94

II HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM DÀNH CHO NCT 110

III HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM DÀNH CHO CÁN BỘ XÃ, HUYỆN VÀ TÌNH NGUYỆN VIÊN 112

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Già hóa dân số đang là một xu thế mang tính toàn cầu do giảm tỷ lệ sinh,tăng tuổi thọ bình quân và trở thành một vấn đề xã hội có tác động rất lớn tới tiếntrình phát triển chung của tất cả các nước trên nhiều mặt: Chính trị, kinh tế, xã hội,văn hóa, nghệ thuật … Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp quốc, năm 1950, trênthế giới có 214 triệu người trên 60 tuổi, năm 1975 có 336 triệu người, năm 2000 là

600 triệu người, dự báo đến năm 2050 sẽ tăng lên 2 tỷ người Đất nước ta đangtrong thời kì hội nhập và phát triển cùng thế giới, từng bước xây dựng hướng đếnmột xã hội văn minh, tiến bộ, bình đẳng, vì con người và sự phát triển của conngười, trong đó không thể không quan tâm đến nhóm người cao tuổi (NCT)

NCT là một bộ phận cấu thành của xã hội không thể tách rời, là tầng lớp đã

có nhiều cống hiến lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; nhưng họcũng là một trong những nhóm đối tượng dể bị tổn thương nhất, do những thay đổi

về tâm sinh lý, sức khỏe, vị thế trong xã hội và gia đình; vì vậy họ rất cần cónhững chính sách phù hợp nhằm bảo vệ và chăm sóc NCT Việc chăm sóc NCTkhông chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân đạosâu sắc thể hiện truyền trống "uống nước nhớ nguồn", "thương người như thểthương thân" của dân tộc ta

Thực hiện những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước nhiều trungtâm cơ sở bảo trợ, trợ giúp xã hội, các mô hình chăm sóc, những câu lạc bộ dànhcho NCT được hình thành ở nhiều địa phương trên toàn quốc Tại tỉnh Nam Định,cũng đã triển khai được nhiều mô hình trợ giúp cho NCT trong đó có mô hình tưvấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng Một trong những điển hìnhcủa mô hình này là mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng

Trang 10

tại xã Hợp Hưng huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định Sự ra đời của mô hình đã thu hútđược sự tham gia của gia đình, NCT và cộng động xã hội với công tác chăm sócNCT dựa vào cộng đồng đồng thời góp phần giảm bớt khó khăn cho gia đình, giúpNCT có nhiều sự lựa chọn hơn và tăng cường vai trò của nhà nước, các tổ chức xãhội cùng cộng đồng trong việc chăm sóc NCT tại Nam Định nói riêng và Việt Namnói chung

Mô hình này được triển khai từ tháng 9 năm 2012, trong quá trình triểnkhai đã bộc lộ những ưu điểm, nhược điểm của mình, ảnh hưởng đến sức khỏeNCT đồng thời đạt được những kết quả tích cực với cộng đồng Do đó, mô hình tưvấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng cần được tiếp tục phát triển vànhân rộng, đặc biệt là lồng ghép các hoạt động công tác xã hội Việc triển khaiđiều tra, nghiên cứu các mô hình chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng sẽgóp phần cung cấp cơ sở và luận cứ khoa học trong việc xây dựng chính sách xãhội hóa các loại mô hình trong toàn quốc, đồng thời thấy được vai trò của các hoạtđộng công tác xã hội với cộng đồng

Với ý nghĩa trên tôi tập trung đi sâu: “ Mô hình tư vấn và chăm sóc sứckhỏe NCT tại xã Hợp Hưng huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định”; đề tài sẽ cung cấpnhững cơ sở lý luận thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện mô hình chăm sóc NCTdựa vào cộng đồng tại Việt Nam

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Trong thời gia qua đã có nhiều nghiên cứu về NCT, chăm sóc sức khỏeNCT dựa vào cộng đồng Với mỗi mục đích lại có cách tiếp cận nghiên cứu khácnhau nhưng đều hướng đến cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra nhữnggiải pháp để NCT được chăm sóc một cách tốt nhất, phù hợp với điều kiện củatừng thời kỳ và mỗi quốc gia

Trang 11

- Cuốn “Aging and health: Asian and Pacific Islander American Elders”(NCT và sức khỏe: NCT Mỹ đến từ Châu Á và Thái Bình Dương) của các tác giảMelen R McBride, Nancy Morioka.Douglas và Gwen Veo tái bản lần 2.[29]Trong cuốn sách này nhóm tác giả đã nghiên cứu sự đa dạng văn hóa, hệ thốngniềm tin, cấu trúc gia đình ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe của nhữngNCT đến từ các nước khác nhau thuộc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương hiệntại đang sống tại Mỹ Từ đó, đánh giá nhu cầu, xác định những thuận lợi, rào cảntrong việc chăm sóc sức khỏe tạo điều kiện để những NCT này có thể thể hiệnđược mong muốn, nhu cầu của bản thân một cách tự nhiên nhất.

- Ở khía cạnh về sức khỏe của NCT, Annette L Fitzpatrick, Neil R.Powe,Lawton S.Cooper, Diane G Ives và John A.Robbins (Đại học Washington, Đạihọc Johns Hopkins, Đại học Pittsburgh, Đại học California – Davis và Đại họcWake Forest) đã có nghiên cứu: “Barriers to Health Care Acces Among theElderly an Who Perceives Them”(Những rào cản chăm sóc sức khỏe NCT và nhậnthức về chúng) [30] Đề tài này được tiến hành từ năm 1993 đến 1994 tại Việnnghiên cứu sức khỏe tim mạch Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương phápđịnh lượng với 5888 đàn ông và phụ nữ từ 65 tuổi trở lên Mẫu này được chọnngẫu nhiên từ danh sách đủ điều kiện chăm sóc y tế ở 4 cộng đồng: Quận Forsyth,Sacramento, Washington và Allegheny Nghiên cứu cho thấy các rào cản chủ yếu

là sự thiếu đáp ứng của bác sỹ đối với bệnh nhân, các rào cản tâm lý và thể chấtkhác … Nghiên cứu này khái quát thực trạng chăm sóc khỏe đối với NCT, nhữngrào cản tác động tới việc NCT nhận được sự quan tâm, chăm sóc của riêng nước

Mỹ Chính những điều được chỉ ra từ nghiên cứu này có thể liên hệ tới những ràocản trong hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT ở Việt Nam Điều đó đặt ra sự quantâm lớn đối với những người làm nghiên cứu nói riêng và những nhà hoạch địnhchính sách của nước ta nói chung

Trang 12

- Dean Blevins, Bridget Morton và Rene McGovern cũng có nghiên cứu:

“Evaluating a community – based participatory research project for elderly mentalhealthcare in rural America” (Đánh giá một dự án nghiên cứu có sự tham gia củacộng đồng về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho NCT nông thôn Mỹ), được công bố

2008 [31] Nghiên cứu này nhằm khám phá bản chất giữa các đối tác trong chươngtrình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người NCT ở nông thôn Kết quả nghiêncứu cho thấy hầu hết mọi người hài lòng với vai trò của họ và mức độ thành côngcủa chương trình Từ đó, các tác giả cũng đề xuất những phương pháp để cải thiệnhơn nữa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho NCT tại nông thôn Mô hìnhchăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng của Hoa Kỳ là điều chúng ta cần quantâm nghiên cứu để có thể góp phần xây dựng các mô hình cho NCT phù hợp vớinước ta

- Một công trình trong khu vực Đông Nam Á, nghiên cứu về mô hìnhchăm sóc sức khỏe NCT cũng cần được nhắc đến, do Chanitta Soommaht,Songkoon Ratchasima, Buriram, Surin và Khon Kaen thực hiện là: “DevelopingModel of Health Care Management for the Elderly by Community Participaton inIsan”(Xây dựng mô hình quản lý chăm sóc sức khỏe cho NCT có sự tham gia củacộng đồng tại Isan) [32] Nghiên cứu được tiến hành từ 2/8/2008 tại 7 tỉnh ĐôngBắc Thái Lan là Mahasarakham, Roi – et, Sakon Nakhon, Nakhon Ratchasima,Buriram, Surin và Khon Kaen Nghiên cứu này được tiến hành bằng phương phápnghiên cứu định tính Các tác giả đã tiến hành phân tích các vấn đề liên quan đếnviệc quản lý chăm sóc sức khỏe cho NCT về thể chất lẫn tinh thần Đồng thời,nghiên cứu đã tiến hành phân tích sự phát triển của việc chăm sóc sức khỏe NCT

có sự tham gia của cộng đồng ở Isan Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc quản lýcủa các tổ chức cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe NCT là phương pháp hiệuquả Tất cả công dân cao tuổi đều đồng ý rằng việc chăm sóc y tế được cung cấpbởi các tổ chức cộng đồng giúp họ thoải mái và ấm áp hơn Mô hình này gợi cho

Trang 13

chúng ta những bài học kinh nghiệm khi áp dụng vào Việt Nam trong công tácchăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng

- Ở Việt Nam, nhiều mô hình dành cho NCT đã ra đời, mỗi loại mô hìnhhoạt động và hỗ trợ NCT theo những mục tiêu, cách thức khác nhau Tất cả tạothành một mạng lưới tổng hợp trong công tác trợ giúp NCT ở Việt Nam Hiện nay,

có thể chia thành 5 loại hoạt động mô hình chính như sau:

+1 Các mô hình Câu lạc bộ của NCT: Hầu như tại tất cả các tỉnh thành

đều có các câu lạc bộ của NCT Hình thức các câu lạc bộ rất đa dạng, phong phú

+ 2 Các loại mô hình chăm sóc NCT: Xuất phát từ nhu cầu về chăm sóc

sức khỏe cho NCT, các loại hình chăm sóc NCT tương đối phát triển và hỗ trợ rấttích cực cho NCT trong cuộc sống Một số loại hình chăm sóc NCT:

Tình nguyện viên chăm sóc NCT tại cộng đồng: Trong hoàn cảnh nhiềunước trên thế giới đang bước vào thời kỳ “già hóa dân số”, số NCT cần được chămsóc ngày càng tăng cao vì thế nhiều nước đã lựa chọn những giải pháp chăm sócthay thế tại nhà thay vì mở rộng các trung tâm dưỡng lão tập trung vì loại hình nàycần đầu tư lớn, thu phí cao Hình thức chăm sóc tại nhà và các hình thức dựa vàocộng đồng có ưu điểm là chi phí ít, hiệu quả lớn và phù hợp với mong muốn củaNCT

Trang 14

Trung tâm chăm sóc sức khỏe, khám bệnh cho NCT: Các Trung tâmchăm sóc NCT rất đa dạng, thường là các trung tâm dịch vụ y tế, khám chữa bệnh,điều dưỡng, y học dân tộc, đông y chuyên khám chữa bệnh cho NCT Trong bốicảnh nhà nước còn thiếu các bệnh viện lão khoa hoặc khoa lão khoa thì các Trungtâm trên đã tạo điều kiện để NCT có thể khám chữa bệnh theo chuyên khoa lãokhoa Đặc biệt, khi mà số lượng bệnh nhân là NCT có thẻ bảo hiểm y tế quá nhiều,gặp nhiều khó khăn khi đến khám ở bệnh viện thì các cơ sở trên đã góp phầnkhông nhỏ trong chăm sóc sức khỏe cho NCT Tuy nhiên, các trung tâm này đa số

là dịch vụ tư nhân nên giá cả cao, những NCT nghèo hầu như ít sử dụng các dịch

vụ này Ngoài ra, một số trung tâm lợi dụng việc quản lý chưa chặt đã có một sốhoạt động bán hàng kém chất lượng, quảng cáo thực phẩm chức năng…

Trung tâm chăm sóc NCT tại cộng đồng: Tại Hải Phòng có tổ chức Trungtâm chăm sóc sức khỏe NCT tại nhà từ năm 1996 Cách hoạt động chủ yếu mangtính xã hội, nhân đạo, cử các điều dưỡng viên được đào tạo bài bản về kỹ năng,phương pháp đến tận nhà phục vụ NCT tùy theo yêu cầu Năm 2011, Hội NCTthành phố đã tiếp tục triển khai rộng rãi mô hình trên, phối hợp với Chi cục dân số

kế hoạch gia đình thành phố triển khai thí điểm tới 4 quận, huyện khác Tuy nhiên

mô hình này vẫn chưa được giới thiệu rộng rãi để nhân rộng

Truyền thông, tư vấn chăm sóc NCT: Các trung tâm tư vấn là một hìnhthức dịch vụ rất có hiệu quả trong việc góp phần chăm sóc NCT Đa số các trungtâm này hoạt động này hoạt động theo các hình thức thành lập các Câu lạc bộtruyền thông, tư vấn, mỗi Câu lạc bộ có khoảng từ 30-50 hội viên Tại các buổihọp thường lồng ghép tư vấn về chăm sóc sức khỏe NCT với chất lượng dân số,già hóa dân số Tổ chức nói chuyện, tập huấn về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe,dinh dưỡng…Tư vấn về chăm sóc sức khỏe, y tế…qua điện thoại, lập tổng đài tưvấn Trung tâm tư vấn và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe NCT thuộc Trung ương Hội

Trang 15

NCT Việt Nam là một điển hình hoạt động có hiệu quả trong loại hình hoạt độngnày.

Trung tâm dịch vụ đào tạo, giới thiệu người chăm sóc NCT: Trong bốicảnh NCT đang ngày càng tăng và tuổi thọ tăng cao, nhu cầu được chăm sóc ngàycàng lớn, nhiều gia đình rất cần thuê người chăm sóc NCT Đặc biệt, khi NCT bị

ốm nặng phải nằm viện lâu ngày cũng rất cần thuê người trợ giúp chăm sóc Trongthực tế, số gia đình thuê người giúp việc rất nhiều nhưng hầu hết không được đàotạo về chuyên môn chăm sóc NCT, giữa những người giúp việc và chủ nhà chỉ làcác thỏa thuận miệng về quy định và tiền lương, do vậy thường các hợp đồngmiệng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không ít chuyện phức tạp xảy ra

Để đáp ứng nhu cầu trên, một số hình thức dịch vụ môi giới người giúpviệc đã ra đời (kể cả làm việc nhà, chăm sóc trẻ em, NCT, bán hàng…), chủ yếu là

tư nhân, không được đăng ký và không được quản lý So với nhu cầu thực tế thìloại hình hoạt động này còn nhiều hạn chế, quá yếu và thiếu Thị trường rất thiềungười muốn làm công việc chăm sóc NCT, mặc dù được tả lương không thấp Đặcbiệt là chưa có được sự định hướng, hỗ trợ và quản lý từ phía nhà nước

+ 3.Mô hình câu lạc bộ Đồng cảm và liên thế hệ tự giúp nhau: Các câu lạc

bộ này được thành lập từ một số dự án do Tổ chức Hỗ trợ NCT hướng dẫn kỹ thuật

và được tài trợ từ các tổ chức quốc tế (Dự án VIE011 do tổ chức Lottery Fund củaAnh tài trợ, Dự án VIE014 do EU tài trợ, Dự án VIE0114 do tổ chức Từ thiệnAtlantic của Hoa Kỳ tài trợ (2005-2014).[25]

Câu lạc bộ Đồng Cảm: Câu lạc bộ Đồng Cảm được thành lập theo dự ánVIE011 dưới sự bảo trợ của Hội NCT Quốc tế nhằm hỗ trợ cho nhóm cha mẹ cócon nhiễm HIV, những người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV Câu lạc bộ vừa

là nơi sinh hoạt chung của nhóm cha mẹ, vừa chăm sóc sức khẻo, thể dục thể thao,văn nghệ cho các thành viên Năm 2010, cả nước có 67 Câu lạc bộ Đồng Cảm ở 4

Trang 16

tỉnh dự án: Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh, Thái Nguyên Đên nay, các câu lạc

bộ vẫn hoạt động hiệu quả trong việc giúp đỡ các nhóm NCT bị ảnh hưởng bởiHIV/AIDS

Câu lạc bộ Liên thế hệ: 60 câu lạc bộ được thành lập ở thành phố TháiNguyên và 2 huyện là Phú Lowng, Phú Bình Cho tới nay đã nhân rộng được 104câu lạc bộ và có nhiều hoạt động rất hiệu quả

Câu lạc bộ tự giúp nhau: Dự án được thực hiện tại 4 tỉnh là Thanh Hóa,Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình Giai đoạn 1 (2010-2012) thành lập 160 câu lạc bộ(mỗi tỉnh có 40 câu lạc bộ); giai đoạn 2 (2012-2014) thành lập thêm 160 câu lạcbộ

Tuy đối tượng thụ hưởng có khác nhau nhưng mô hình hoạt động của cáccâu lạc bộ trên đều giống nhau và hiện được coi là Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúpnhau

+4 Mô hình hoạt động như tổ Giám sát việc thực hiện Luật và các chính sách cho NCT

Để thực hiện chứ năng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NCT, từ năm

2009, Trung ương Hội NCT đã triển khai Dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ vềkhảo sát tình hình thực hiện Nghị Định NĐ67/2007/NĐ-CP và thành lập thí điểm

Tổ giám sát việc của Hội NCT tại cơ sở Hiện nay, đã có 8 tổ giám sát được thànhlập tại 4 tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Đắc Lắc, Trà Vinh Trong giai đoạn tới, Trungương Hội NCT đang tiếp tục triển khai thêm 1 dự án do Quỹ Hỗ trợ Tư pháp, Bộ

Tư pháp tài trợ để thành lập thêm 8 Tổ giám sát việc thực hiện Luật và các chínhsách NCT tại 4 tỉnh: Phú Thọ, Quảng Trị, Bình Thuận và Cà Mau

+5.Các mô hình chăm sóc tập trung khác

Cơ sở dưỡng lão: Nhà dưỡng lão chăm sóc NCT có công nhận chăm sócNCT có công với cách mạng như: mẹ Việt Nam anh hùng; cha, mẹ liệt sỹ; NCT là

Trang 17

thương binh, thanh niên xung phong và những NCT có tiêu chuẩn Các cơ sở trenđều do nhà nước quản lý và đài thọ.

Trung tâm bảo trợ xã hội: Trung tâm bảo trợ xã hội nhận chăm sóc cácđối tượng là NCT cô đơn, không nơi nương tựa, người tàn tật, trẻ mồ côi…Cáctrung tâm này do nhà nước quản lý Tuy nhiên hoạt động của các trung tâm gặp rấtnhiều khó khăn: nguồn kinh phí eo hẹp (theo quy định tối thiểu mức chi cho 1người là 360.000 đồng/tháng); hiệu quả bảo trợ không cao Cơ sở vật chất của cáctrung tâm nghèo nàn, mới chỉ lo đủ nhu cầu tối thiểu cho NCT, các nhu cầu khácnhư khám sức khỏe, các hoạt động văn hóa, tinh thần hết sức nghèo nàn Hình thứcnuôi dưỡng tập trung dài hạn này bộc lộ nhiều hạn chế với chi phí cao, hoạt độngkém hiệu quả Hiện nay, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đang nghiên cứu vàtiến hành chuyển đổi thành các trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đẩymạnh các hình thức chăm sóc dựa vào cộng đồng để thay thế Ngoài ra, còn có cáctrung tâm do tư nhân, các cơ sở từ thiện, nhà chùa…nhận chăm sóc NCT Tuynhiên hoạt động của các cơ sở này không ổn định, tạm bợ, hiệu quả thấp

Nhà dưỡng lão, trung tâm chăm sóc có thu phí: Các trung tâm chăm sócNCT có thu phí đều là các cơ sở tư nhân Xuất phát từ nhu cầu xã hội nên các cơ

sở này hướng đến phục vụ những NCT có điều kiện kinh tế hoặc con cái có điềukiện nhưng bận làm ăn Mức phí phụ thuộc vào chất lượng và mức độ chăm sóccủa trung tâm Hiện nay, số lượng nhà dưỡng lão tư nhân còn rất hạn chế lại thiếu

cơ chế quản lý nên chưa có các quy định về tiêu chuẩn, chưa có sự giám sát của cơquan quản lý nên chất lượng còn nhiều hạn chế Do nhà nước không có chính sách

hỗ trợ nào đối với loại hình dịch vụ này nên giá cả còn cao so với đại đa số NCTtrong xã hội

Nhà xã hội: Năm 2004-2005, Bộ Lao động Thương binh Và Xã hội đãquyết định tài trợ “Mô hình nhà xã hội tại cộng đồng chăm sóc NCT cô đơn

Trang 18

không nơi nương tựa” ở 3 tỉnh Nam định, Huế, Bến Tre do Trung ương Hội NCT

và trung tâm RECAS thực hiện.[25] Dự án hướng đến các hoạt động:

NCT khỏe mạnh được hướng dẫn tập luyện

Người còn sức lao động được vay vốn sản xuất kinh doanh, tăng thunhập

NCT cô đơn, nghèo khó được tình nguyện viên đến nhà chăm sóc, khi

họ đau ốm sẽ được đưa đến nhà xã hội, được nhân viên y tế ở trạm xá chăm sóc vàđược nuôi dưỡng đến khi khỏe mạnh trở về nhà

Dự án này có sự phối hợp liên ngành Địa phương cấp đất làm nhà xã hội,

dự án cấp kinh phí, còn lại do chính quyền và người dân địa phương Sau một thờigian triển khai, mô hình đã thực sự góp phần chăm sóc, nuôi dưỡng những NCTneo đơn Hình thức này vẫn đảm bảo điều kiện cho các cụ được sống tại cộngđồng, vẫn gần gũi bạn bè, làng xóm Ngoài ra còn một số mô hình khác của HộiNCT và các tổ chức khác thực hiện Tất cả các mô hình này đã và đang đóng góprất hiệu quả vào công tác bảo vệ, chăm sóc NCT

- Công tác chăm sóc sức khoẻ NCT ngày càng được Đảng, Nhà nước quantâm và chú trọng, điều này được thể hiện khá rõ trong các văn kiện Đại hội củaĐảng Đảng cũng như TW Hội NCT Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về côngtác chăm sóc sức khoẻ NCT, trong đó phải kể đến nghiên cứu: “NCT và các môhình chăm sóc NCT ở Việt Nam” của Ủy Ban dân số, gia đình và trẻ em phối hợpvới Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển trong giai đọan 2006 – 2007 và củaViện nghiên cứu truyền thống và phát triển giai đọan 2008 – 2009 Nghiên cứuđược tiến hành tại Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh trên các nhóm đốitượng: người sử dụng dịch vụ chăm sóc NCT; người cung cấp dịch vụ chăm sócNCT; cán bộ địa phương và cộng đồng Nghiên cứu đã mô tả những đặc trưng củanhóm NCT về các khía cạnh như: nhóm tuổi, sức khỏe, hoạt động vui chơi giải trí,

Trang 19

mối quan hệ của NCT trong gia đình và xã hội đồng thời xem xét,đánh giá những

mô hình dịch vụ chăm sóc NCT hiện nay Đề tài này được tác giả Đặng Vũ CảnhLinh biên tập thành sách và xuất bản năm 2009 Nhóm nghiên cứu của Việnnghiên cứu Y- Xã hội học trong giai đoạn 2002 – 2012 đã thực hiện rà soát cácchương trình, mô hình chặm sóc, phát huy vai trò NCT và đưa ra những phân tích,tổng hợp thông tin về các mô hình chăm sóc và phát huy vai trò của NCT đã vàđang có ở Việt Nam trong giai đoạn 2002 -2012 do các cơ quan, tổ chức của chínhphủ, tổ chức phi chính phủ, …Trong báo cáo tập trung chỉ ra những điểm mạnh,phù hợp cũng như khó khăn, thách thức và những khoảng trống của những môhình trong bối cảnh xã hội Việt Nạm hiên nay

- Tác giả Dương Chí Thiện đã đề cập tới các vai trò của gia đình, của các

tổ chức xã hội và hệ thống y tế đối với vấn đề chăm sóc NCT trong bài nghiên cứu

“một số vấn đề chăm sóc sức khỏe NCT hiện nay” Vai trò của gia đình trongchăm sóc NCT: Gia đình có vai trò rất to lớn trong đảm bảo mọi mặt cho toàn bộcuộc sống NCT Các quan hệ gia đình như quan hệ giữa cụ ông cụ bà, quan hệgiữa các cụ và con cháu có ảnh hưởng rất to lớn đến tình cảm, tâm trạng của NCT.Tuy nhiên 1 vấn đề đang được đặt ra hiện nay là số lượng NCT phải sống cô đơnngày càng gia tăng mặc dù con cái của họ đang sống.(vì nhiều lý do không thểchăm sóc các cụ) hoặc họ không có con cái khi họ ốm đau già yếu

Vai trò của các tổ chức xã hội trong chăm sóc NCT: cùng với việc coi giađình như một cơ sở quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội đối với NCT thì các

tổ chức xã hội, các nhóm xã hội đóng một vai trò không nhỏ trong việc chăm sócNCT Các tổ chức, nhóm xã hội được thành lập thỏa mãn nhiều nhu cầu được đặt

ra trong đời sống của NCT

Vai trò của hệ thống y tế đối với sức khỏe NCT: Với việc thực hiện chế độbảo hiểm y tế cho NCT, tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đó là bước tiến quan trọng

Trang 20

và cơ bản của nước ta trên con đường thực hiện một hệ thống chăm sóc sức khỏeNCT phù hợp với quá trình phát triển của xã hội hiện nay.

- Trong nghiên cứu “NCT cô đơn và những vấn đề đặt ra trong chính sách

xã hội” của Mạc Tuấn Linh: Trong hệ thống an sinh xã hội của bất kỳ quốc gianào, an sinh NCT giữ vị trí đặc biệt quan trọng Để xây dựng chính sách xã hội choNCT cần hiểu biết về đặc tính về nhân khẩu, cơ cấu xã hội và vai trò của lớp ngườinày trong cộng đồng xã hội, đồng thời phải tìm hiểu tâm tư, tình cảm và nguyệnvọng của họ trong cuộc sống Trong bài nghiên cứu này đề cập đến một bộ phậntrong lớp NCT, đó là NCT cô đơn Theo những khảo sát tại các vùng đông bằngSông Hồng trong các nghiên cứu của mình, mặc dù mới khảo sát bước đầu, thôngtin chưa được xử lý đầy đủ nhưng Mạc Tuấn Linh đã tậm đưa ra một bước tranh vềđời sống NCT cô đơn ở vùng Đồng bằng châu thổ Sông hông như sau:

NCT cô đơn, chủ yếu là những người không còn khả năng lao động, phầnlớn nghèo phải sống nhờ vào sự cưu mang của cộng đồng và xã hội Nếu không có

sự giúp đỡ này thì họ hoặc trở thành những người lang thang hoặc sống vất vưởngbên lề xã hội hoặc phải sống trong hoàn cảnh túng quẫn cho đến khi trút hơi thởcuối cùng Mặc dù được côi là cô đơn nhưng nhiều NCT này đều có những mốiliên quan, có sự giúp đỡ nhất định từ gia đình, người thân hoặc những nhà hảotâm Điều này cho thấy nếu biết phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân mỗi cộngđồng, xã hội thì những NCT cô đơn sẽ được hưởng những trợ giúp nhất định, bớt

đi phần nào những khó khăn trong cuộc sống Tuy nhiên, thực tế sự đáp ứng của

xã hội đối với NCT còn quá hạn chế

NCT cô đơn khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt nhưng đối với họ thiếu thốnhơn cả là đời sống tinh thần quá nghèo nàn Sự giúp đỡ của xã hội của cộng đồng

về vật chất đang còn nhỏ nhưng cũng phần nào giúp NCT bớt khó khăn trongcuộc sống Trong bối cảnh hiện nay, khi các mối quan hệ các thiết chế gia đình, xã

Trang 21

hội ngày càng lỏng lẻo và xuống cấp Con cái bỏ rơi xa lánh hoặc vì kế sinh nhaikhông có điều kiện chăm sóc NCT thì mối lo ngại của nguời cao tuổi ngày càngtăng, mức độ cô đơn cũng tăng lên theo đó Đời sống vật chất tinh thần của NCTthiếu thốn làm cho vấn đề sức khỏe của NCT càng trở nên phức tạp.

- Tác giả Nguyễn Quốc Anh, (2006) với đề tài nghiên cứu "Nghiên cứumột số đặc trưng của NCT Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc NCT đang ápdụng" đã chỉ ra: Tuổi thọ trung bình của Việt Nam cao hơn mức trung bình của thếgiới, điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ NCT trong tổng dân số cao Số lượngNCT (trên 60 tuổi) phân bố không đồng đều, thường tập trung tại các khu đô thị,các tỉnh đồng bằng có điều kiện kinh tế -xã hội phát triển Công tác chăm sóc sứckhoẻ NCT đã được quan tâm Nhờ những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới,sức khoẻ và đời sống của NCT tại các tỉnh đã được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên côngtác tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho NCT tại cộng đồng còn ít, tạinhiều địa bàn khảo sát tình trạng NCT hoạt động đơn lẻ, tự phát là phổ biến Việc

tổ chức các câu lạc bộ NCT, câu lạc bộ dưỡng sinh… sẽ đem lại cho NCT sứckhoẻ tốt hơn song hình thức này còn hạn chế và bị chi phối nhiều bởi kinh phí hoạtđộng hạn hẹp và đối tượng tổ chức

Chăm sóc sức khoẻ cho NCT là một việc làm cần thiết và thường xuyên.Đây là nhóm đối tượng có nhu cầu khám và điều trị bệnh lớn cần có cơ chế, chínhsách riêng dành cho nhóm đối tượng này Hiện nay vấn đề này còn chưa đượcquan tâm đúng mức, tình trạng các cụ phải tự bỏ tiền để được khám chữa bệnh làphổ biến Chế độ khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế và thẻ khám chữa bệnh cònnhiều hạn chế Hiện vẫn còn nhiều nhóm đối tượng NCT chưa tiếp cận đến đượcvới thẻ bảo hiểm y tế Đồng thời chất lượng khám chữa bệnh theo chế độ thẻ bảohiểm chưa đảm bảo chất lượng

Trang 22

- Gần đây nhất năm 2011, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Namphối hợp cùng Trung ương Hội NCT Việt Nam, Viện nghiên cứu Y – Xã hội học

và Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương tổ chức “Điều tra quốc gia vềNCT Việt Nam” (VNAS), đây là một phần của dự án “Tăng cường các quyền củaNCT thiệt thòi tại Việt Nam” được triển khai bởi Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam[18].Kết quả Điều tra quốc gia về NCT Việt Nam lần đầu tiên được công bố là một

cơ sở quan trọng cho các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách đối vớiNCT Việt Nam VNAS thu thập số liệu từ tháng 10 - 12/2011 tại 12 tỉnh, thànhphố đại điện cho 6 vùng sinh thái của Việt Nam (bao gồm Thái Nguyên, HưngYên, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định, Huế, Đắk Lắk, Đồng Nai, Sóc Trăng, TiềnGiang và TP Hồ Chí Minh) Hơn 4.000 người đại diện cho nhóm dân số cận caotuổi và cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên) đã được phỏng vấn trong cuộc điều tra này

Số liệu điều tra mô tả các đặc điểm kinh tế, xã hội, tình hình sức khỏe, xu hướngbệnh tật, đời sống vật chất, tinh thần, nhu cầu chăm sóc và được chăm sóc cũngnhư việc tiếp cận với các chế độ an sinh xã hội và dịch vụ y tế của NCT Việt Nam

Có thể thấy các nghiên cứu của quốc tế đã tìm hiểu về thực trạng đời sốngcủa NCT, những vấn đề NCT gặp phải trong cuộc sống,những rào cản trong việctiấp cận các dịch vụ chăm sóc trợ giúp NCT và đưa ra những khuyến nghị, chínhsách nhằm đảm bảo an ninh xã hội và chuẩnbị trong bối cảnh già hóa dân số Cácnghiên cứu tại Việt Nam về các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT mới chỉdừng lại ở một phần nhỏ và đánh giá thực trạng trên một vùng hoặc cả nước; đưa

ra các số liệu và khái quát tình hình thực tế; hoặc là tài liệu giảng dạy, lý thuyết.Mặt khác việc chăm sóc sức khỏe cho NCT không chỉ thu hẹp trong phạm vi củavấn đề y tế mà hàm chứa trong nó cả vấn đề kinh thế xã hội rộng lớn, đặc biệt làvai trò của gia đình và các tổ chức xã hội trông cộng cuộc nâng cao chất lượngsống cho NCT trong xã hội Tuy nhiên, nước ta đang thiếu những nghiên cứu vềhoạt động trợ giúp cho đối tượng là NCT, đặc biệt là mô hình chăm sóc sức khỏe

Trang 23

NCT dựa vào cộng đồng Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho việc hỗ trợ nghiêncứu đề tài, nghiên cứu về nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của NCT, vai trò, nộidung, phương pháp công tác xã hội …đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe NCTdựa vào cộng đồng Từ những kết quả phân tích mô hình chăm sóc sức khỏe NCTdựa vào cộng đồng, xác định được những điểm mạnh phù hợp cũng như nhữngkhó khăn, thách thức và những khoảng trống của mô hình đó; đồng thời đúc kếtnhững bài học kinh nghiệm, những cách làm tốt phục vụ cho quá trình xây dựng vàtriển khai chương trình chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng.

3 Ý nghĩa nghiên cứu

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Đối với Nhà nước:

• Kết quả nghiên cứu này đóng góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ vaitrò của nhân viên xã hội tại cơ sở từ đó nâng cao vai trò nhân viên xã hội tại cơ sở

• Đồng thời, kết quả nghiên cứu đạt được giúp Nhà nước có những cáinhìn khách quan, toàn diện hơn nữa trong việc chăm sóc sức khoẻ cho NCT dựa

Trang 24

vào cộng đồng Từ đó, có những đề xuất khuyến nghị phù hợp trong việc chăm losức khoẻ cho NCT

- Đối với NCT: được hưởng các quyền lợi về chăm sóc sức khỏe, có thể

tiếp cận các chính sách một cách chủ động hơn

- Đối với người triển khai và duy trì mô hình: Hiểu hiểu rõ vấn đề và đưa

ra những biện pháp không chỉ duy trì mà còn phát triển mô hình một cách toàndiện hơn

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu khóa luận hướng tới thực hiện từngnhiệm vụ cụ thể:

- Mô tả được nhóm thân chủ tham gia vào mô hình tư vấn và chăm sóc sứckhoẻ NCT dựa vào cộng đồng tại xã Hợp Hưng

- Tìm hiểu nội dung hoạt động của mô hình

- Xác định cách thức triển khai nội dung hoạt động của mô hình

- Làm rõ vai trò nhân viên xã hội trong hoạt động mô hình được triển khai

ở xã Hợp Hưng

Trang 25

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mô hình (các yếu tố vềchính sách, nguồn nhân lực, nguồn tài chính)

- Chỉ ra những yếu điểm đang tồn tại và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệuquả hoạt động mô hình

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Mô hình tư vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng

5.2 Khách thể nghiên cứu

- Những NCT sống tại xã Hợp Hưng trực tiếp tham gia và không gia môhình

- Các bác sỹ, điều dưỡng, y tá trực tiếp tham gia mô hình

- Đại diện Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGD) tỉnh NamĐịnh, lãnh đạo xã Hợp Hưng có liên quan trực tiếp đến việc triển khai mô hình

- Nhân viên xã hội trực tiếp tham gia vào mô hình

6 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Tại xã Hợp Hưng huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

- Thời gian dự kiến: Từ tháng 01/2017 đến tháng 07/ 2017

- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu mô hình chăm sóc NCTdựa vào cộng đồng Trong luận văn này lựa chọn nghiên cứu những hoạt độngchăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng

7 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn hướng tìm hiểu cáccâu hỏi sau:

Trang 26

1 Mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng tại xãHợp Hưng được triển khai với những nội dung và hình thức hoạt động như thếnào?

2 Nhân viên xã hội có vai trò gì trong hoạt động mô hình tư vấn và chămsóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng tại xã Hợp Hưng?

3 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏeNCT dựa vào cộng đồng tại xã Hợp Hưng?

8 Giả thuyết nghiên cứu

1 Hoạt động tư vấn chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng tại xãHợp Hưng chủ yếu tập trung triển khai các hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏethể chất

2 Nhân viên xã hội có vai trò là người giáo dục, người kết nối, người biênhộ, như ng họ chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình trong các hoạt độngtrong mô hình

3 Nguồn nhân lực và nguồn tài chính là những yếu tố có những ảnh hưởngkhông nhỏ đến mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng tại

xã Hợp Hưng

9 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

9.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Phân tích các tài liệu phục vụ nghiên cứu: các văn bản pháp luật qui định

về NCT; báo cáo thực hực hiện, chương trình hành động về NCT; báo cáo đánhgiá tổng kết do các cán bộ xã, cán bộ thuộc chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh NamĐịnh thực hiện; báo cáo của hội NCT xã Hợp Hưng; các báo cáo khoa học, các đềtài cùng nghiên cứu về mô hình chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng; các sách giáo

Trang 27

trình lý thuyết công tác xã hội…Những tài liệu trên được sử dụng phân tích vàtrích dẫn trong nội dung chính của nghiên cứu.

9.2 Phương pháp quan sát

Quan sát hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT tại xã Hợp Hưng, hoạt độngcủa hội NCT, các câu lạc bộ NCT giúp NCT trên địa bàn xã; tiếp xúc với Ban lãnhđạo chính quyền địa phương, trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Vụ Bản; chi hộitrưởng hội NCT xã;, thôn; cán bộ xã hội Giai đoạn quan sát thực tế được tiến hànhtrong qua trình nghiên cứu dựa trên cơ sở mục tiêu, nhiêm vụ nghiên cứu của đềtài Cách thức quan sát được kết hợp giữa quan sát tham dự và quan sát khôngtham dự

9.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Nhân viên xã hội sử dụng phương pháp phỏng vấn để phỏng vấn 14 đốitượng trong đó có 01 lãnh đạo trung tâm dân số -KHHGĐ huyện Vụ Bản, 01 lãnhđạo chính quyền xã Hợp Hưng, 01 cán bộ thuộc trung tâm dân số - KHHGĐ huyện

Vụ Bản, 01 thành viên hội Phụ nữ xã HợpHưng, 01 thành viên hội Cựu chiến binh,

01 thành viên Đoàn thanh niên, 02 nhân viên y tế xã, 02 nhân viên xã hội nòng cốt

và 05 NCT trong đó có 03 NCT tham gia và 02 NCT không tham gia mô hình tưvấn và chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng

Nội dung phỏng vấn sâu để tìm hiểu cuộc sống, những mối quan tâm, yếu

tố ảnh hưởng đến sức khỏe NCT; đánh giá thực trạng hoạt động tư vấn và chămsóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng; những nhu cầu cần được tư vấn và hỗ trợsức khỏe của NCT hiện nay; những khó khăn, thuân lợi khi thực hiện mô hình tưvấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng; tác động và vai trò của côngtác xã hội trong việc triển khai và duy hoạt động mô hình

Trang 28

9.4 Phương pháp thảo luận nhóm.

Thành phần tham gia gồm: Nhóm1: nhóm NCT tham gia mô hình tư vấn

và chăm sóc sức khỏe NCT; Nhóm2: nhóm người thực hiện mô hình gồm lãnh đạotrung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Vụ Bản, cán bộ dân số xã, các thành viên HộiPhụ nữ, hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, cộng tác viên

Nhóm 1 với mục đích thảo luận là tìm hiểu cuộc sống hiện tại của NCT;những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi già như sức khỏe, tinh thần, mối quan hệ tronggia đình, xã hội,…; NCTcó những nhu cầu gì; NCT nhận được những hỗ trợ gì và

từ đâu; các đề xuất của NCT để hoạt động mô hình được tốt hơn

Nhóm 2 với mục đích của thảo luận là tìm hiểu cuộc sống hiện tại củaNCT; những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi già như sức khỏe, tinh thần, mối quan hệtrong gia đình, xã hội,…; NCTcó những nhu cầu gì; NCT nhận được những hỗ trợ

gì và từ đâu; hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện nay đáp ứng như thế nào tớinhu cầu của NCT; các đề xuất của tình nguyện viên, chính quyền xã để hoạt động

mô hình được tốt hơn

10 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung chính và phầnkết luận Ngoài các phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và phụ lục thì nội dungnghiên cứu của luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Chương 2: Bức tranh chung về hoạt động mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng tại xã Hợp Hưng huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

- Chương 3: Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động mô hình và giải pháp nâng cao hoạt động mô hình

Trang 29

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Các công cụ khái niệm

1.1.1 NCT (NCT)

Theo Liên Hợp Quốc “NCT là người từ 60 tuổi trở lên” Ở Việt Nam, cácnhà dân số học cho rằng: những người trên 60 tuổi, không phân biệt nam nữ đượcgọi là NCT Hiến pháp 1992 quy định: “NCT Việt Nam là công dân của nướcCộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên NCT Việt Nam bao gồmcác thành phần, các dân tộc, tôn giáo”

Có nhiều quan niệm khác nhau về độ tuổi của NCT, tuy nhiên trên thực tếcho thấy việc phân nhóm NCT còn phải được xem xét trong những trường hợp cụthể với các chỉ báo về tình trạng sức khỏe, điều kiện môi trường sống gắn với cácđiều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa

Vậy, khái niệm NCT được thống nhất trong bài thảo luận này là sử dụngkhái niệm của Luật NCT Việt Nam được ban hành tại kỳ họp thứ VI QH khóa XII,ngày 23 tháng 11 năm 2009 là: “NCT là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”

và đựơc tự chọn cho mình điều phù hợp nhất để giải quyết vấn đề

Trang 30

Tư vấn sức khỏe là một quá trình đối thoại và ảnh hưởng qua lại lẫn nhaugiữa người tư vấn và đối tượng tư vấn nhằm tạo điều kiện giúp cho đối tượng được

tư vấn nâng cao hiểu biết, năm bắt được những kiến thức, kỹ năng cần thiết để xử

lý một vấn đề liên quan đến sức khoẻ

1.1.3 “Sức khỏe” và “chăm sóc sức khỏe”

Theo tổ chức y tế thế giới WTO, Sức khỏe là trạng thái thoải mãi, toàn diện

về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnhhay thương tật

- Sức khoẻ thể chất (physical health)

Sức khoẻ thể chất được coi là yếu tố quan trọng biểu hiện ở các chỉ số sau:

• Có thể hình ( chiều cao, cân nặng, các kích thước cơ thể…) cân đối, phùhợp với tuổi, giới tính

• Có thể lực ( sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sức dai, khéo léo…) phù hợpvới tuổi giới tính

• Các cơ quan trong cơ thể có kích thước bình thường, có các chức năngtốt: ăn ngon miệng, ngủ sâu, chuyển động hài hoà, các giác quan thực hiện cácchức năng tốt, các hằng số sinh lý khác đều trong giới hạn cho phép

- Sức khỏe tâm thần (Meltal health)

Sức khoẻ tâm thần và sức khoẻ thể chất có tác động qua lại, nó được thểhiện qua các dấu hiệu cơ bản sau:

• Có khả năng tự làm chủ được bản thân, tự kiềm chế tốt, không có mâuthuẫn bên trong

• Luôn giữ được cân bằng trong lý trí và tình cảm trước mọi thay đổi khôngngừng của môi trường

• Điều chỉnh tốt, có khả năng sống và làm việc với những người khác

- Sức khỏe xã hội (Social health)

Trang 31

Sức khoẻ không thể tách rời bối cảnh văn hóa xã hội

• Cá nhân là bộ phận của gia đình, cộng đồng mà môi trường văn hoá, xãhội có tác động đến

• Sức khoẻ xã hội không phải là tổng của các dấu hiệu sức khoẻ cá nhân

• Sức khoẻ xã hội được đánh giá dựa trên tình trạng sức khoẻ cá nhân vàdựa trên các yếu tố khác: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v…

• Sức khoẻ xã hội được đánh giá: có khả năng hòa nhập với môi trường xãhội xung quanh, có thể làm việc một cách hữu hiệu trong xã hội

Theo trang web của Hội đồng biên soạn Từ điển bách khoa Quốc gia, kháiniệm “chăm sóc” được định nghĩa là: hoat động nhằm duy trì, điều chỉnh vào lúccần thiết để phục hồi khả năng hoat động bình thường của cơ thể, tạo được trạngthái thoải mái về vật chất, tinh thần cho mỗi người dân

Chăm sóc NCT được hiểu là các hoạt động tổ chức chăm sóc sức khỏe, đờisống vật chất và tinh thần cho nhóm NCT trong xã hội, đảm bảo cho họ nhữngquyền lợi cơ bản, như quyền được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, quyền được tiếp cậncác dịch vụ y tế, văn hóa, xã hội, có môi trường sống tốt đẹp trong gia đình và xãhội

Chăm sóc sức khoẻ là những chăm sóc sức khoẻ thiết yếu, dựa trênnhững phương pháp và kĩ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đìnhtrong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ,với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức khoẻ cao nhất

có thể được

1.1.4" Cộng đồng”, “ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng”

Theo tài liệu tập huấn của Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn công tác xã hội

và phát triển cộng đồng năm 2005, “Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồmcác cá nhân con người sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính

Trang 32

xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinhthần nào đấy”.

“Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng một khu vực, một tình hoặcmột quốc gia và được xem như một khối thống nhất”; “Cộng đồng là một nhómngười có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc cùng mốiquan tâm”; “Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung,hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào đó” [21]

Như vậy ta có thể hiểu khái nịêm về cộng đồng là: Nhóm người chungsống trong những liên kết xã hội nhất định, có chung một số đặc điểm và quyềnlợi, dựa vào nhau để cùng phát triển Cộng đồng có thể bao gồm chính quyền địaphương; các cơ quan, đoàn thể xã hội, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp và gai đìnhcủa NCT Cộng đồng đôi khi hiểu rộng ra cũng là chính sách, những quan điểmcủa Đảng, Nhà nước về tư vấn và chăm sóc sức khoẻ NCT

Các hoạt động dựa vào cộng đồng là: những hoạt động huy động nguồnlực, sự tham gia của cộng đồng nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng để hướng tớigiải quyết vấn đề Trong luận văn này, tôi tập trung nghiên cứu những hoạt độngdựa vào cộng đồng từ những hỗ trợ của chính sách; hoạt động của chính quyền,các tổ chức đoàn thể xã hội và chính bản thân NCT

Chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng đề cập tới tất cả các hình thức chăm

sóc mà không đòi hỏi NCT phải sống cố định trong một môi trường tổ chức nào(bệnh viện, chăm sóc tại khu dân cư) Chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng baogồm việc chăm sóc chính thức và không chính thức của gia đình, bạn bè/hàngxóm, các nhóm cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân và khu vựccông (Tổ chức Y tế Thế giới, 2015) Chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng là sử

dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương cung cấp việc làm, thu hút tình nguyện

viên, những nhà mạnh thường quân và chính NCT tham gia vào các hoạt độngchăm sóc NCT

Trang 33

1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu.

1.2.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng

Lý thuyết cấu trúc chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà Xã hội hỏitiêu biểu như : August Comte, Emile Durkheim, Vilfredo Pareto, Talcott Parsons,Robert Merton, Peter Blau và nhiều người khác

Về mặt thuật ngữ, thuyết chức năng còn được gọi là thuyết chức năng –cấu trúc hay thuyết cấu trúc – chức năng Dù với tên gọi nào, các tác giả của chủthuyết chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của sự tồn tại của chỉnhthể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững

Nguồn gốc lý luận của thuyết cấu trúc – chức năng là: thứ nhất: truyềnthống khoa học xã hội Pháp coi trọng sự ổn định, trật tự của hệ thống với các bộphận có quan hệ chức năng – hữu cơ với chỉnh thể hệ thống Thứ hai: truyền thốngkhoa học Anh với thuyết tiến hóa, thuyết kinh tế, thuyết vị lợi, thuyết hữu cơ pháttriển mạnh Từ hai truyền thống này đã nảy sinh những ý tưởng khoa học về xã hộinhư là một thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống gồm các thành phần có những chứcnăng nhất định tạo thành cấu trúc ổn định

Giả thuyết đầu tiên của thuyết chức năng dựa trên chủ nghĩa hữu cơ củacác nhà sáng lập xã hội học thế kỷ 19 cho rằng tất cả các thể chế, các bộ phận, các

tổ chức trong xã hội là những yếu tố gắn kết với nhau một cách hữu cơ Mỗi một

bộ phận đều đảm đương một chức năng và đóng góp một vai trò nhất định trong xãhội A.Comte (1798 – 1957) là người đặt vấn đề đầu tiên khi ông sử dụng kháiniệm “tĩnh học xã hội” để nghiên cứu các quy luật các quy luật duy trì trật tự và ổnđịnh của cấu trúc xã hội H.Spencer (1820-1903) trong lý thuyết tiến hóa của mình,

đã quan niệm xã hội được cấu trúc và tiến hóa giống như cơ thể con người theohướng phân hóa chức năng từ đơn giản đến phức tạp Ông đã vận dụng các thuậtngữ của sinh lý học để miêu tả các chức năng và vai trò cũng như sự biến chuyển

Trang 34

của các thiết chế, các tổ chức, các bộ phận khác nhau trong xã hội E.Durkheim(1858-1917) đã đi xa hơn khi không chỉ đã nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, vaitrò của các bộ phận khác nhau trong bộ máy xh mà ông đã biến các khái niệm nàythành những công cụ phân tích của xã hội học.Ngoài ra còn có rất nhiều các nhà xãhội học khác đã đóng góp công sức xây dựng lý thuyết này trong suốt chiều dàilịch sử của nó.

Như vậy, sự phát triển của lý thuyết cấu trúc – chức năng đều nhấn mạnhtính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc Thuyết này cho rằngmột xã hội tồn tại, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt độngnhịp nhàng với nhau để bảo bảm sự cân bằng chung của cả cấu trúc; bất kỳ sự thayđổi nào cũng kéo theo sự thay đổi ở các thành phần khác Sự biến đổi của cấu trúcthay đổi theo quy luật tiến hóa, thích nghi khi môi trường sống thay đổi; sự biếnđổi của cấu trúc luôn hướng tới thiết lập trạng thái cân bẳng, ổn định Đối với cấutrúc xã hội, các đại diện của chủ thuyết chức năng vừa nhấn mạnh tính hệ thốngcủa nó vừa đề cao vai trò quan trọng của hệ giá trị, hệ chuẩn mực xã hội trong việctạo dựng sự nhất trí, thống nhất, ổn định, trật tự trong xã hội

Về phương pháp luận, thuyết chức năng hướng vào giải quyết vấn đề bảnchất của cấu trúc xã hội và hệ quả của cấu trúc xã hội Đối với bất kỳ sự kiện, hiệntượng xã hội nào, những người theo thuyết chức năng đều hướng vào việc phântích các thành phần cấu tạo nên cấu trúc của chúng, xem các thành phần đó có mốiliên hệ với nhau như thế nào và đặc biệt xem xét quan hệ của chúng đối với nhucầu chung của sự tồn tạ và phát triển sự kiện, hiện tượng đó Đồng thời, chủ thuyếtnày đòi hỏi về phương pháp luận phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của từng thànhphần để biết chúng có chức năng, tác dụng gì đối với sự tồn tại một cách cân bằng

ổn định của cấu trúc xã hội Với tất cả những đặc điểm cơ bản nêu trên, chủ thuyếtnày có thể gọi là thuyết cấu trúc – chức năng hay thuyết chức năng – cấu trúc

Trang 35

Vận dụng lý thuyết cấu trúc – chức năng, ta có thể tìm hiểu các nhân tố ảnhhưởng đến hoạt động của mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vàocộng đồng, xem xét những nhân tố ấy có chức năng, tác dụng tích cực hay tiêu cực

gì đối với sự hình thành, duy trì và phát triển mô hình tại xã Hợp Hưng

1.2.2 Lý thuyết vai trò

Có thể hiểu rằng: “Vai trò là tập hợp những kỳ vọng ở trong một xã hội gắn

bó với hành vi của những người mang các địa vị, ở mức độ này thì mỗi vai tròriêng là một tổ hợp hay nhóm các kỳ vọng hành vi.” (Từ điển Xã hội học, Nxb thếgiới, trang 536) Như vậy, khái niệm vai trò mang tính nguyên lý cơ bản vì vai tròcũng như địa vị, về nguyên tắc được giả thiết là độc lập với cá thể, quan niệm conngười (người hành động) như là một thực thể xã hội, xem xét hành vi như là đượcquy định bởi các chuẩn mực và chịu ảnh hưởng của các hình thức thưởng phạt vàvai trò được tạo ra bởi con người và do đó cũng được xác định theo nhiều chiềukhác nhau Nói đến vai trò thực chất là nói lên đến khái niệm trực thuộc với nhau

mà sau đó tạo thành lý thuyết vai trò như hệ thống khái niệm: vai trò, địa vị, kỳvọng, hình thức thưởng phạt, nhóm quy chiếu hành vi Khái quát lại vai trò có liênquan đến vị trí (position), đến vị thế (status) và đến địa vị (global status) của một

cá nhân trong xã hội

Trong suốt quá trình tương tác xã hội con người luôn luôn thể hiện vị trí, vịthế, địa vị của mình, đó đươc coi là quá trình xã hội hóa, quá trình này là quá trìnhđảm nhận của một vai trò nào đó, luyện tập một vai trò nào đó để gia nhập xã hội,

vì vậy trong mỗi con người chúng ta đều có rất nhiều vai trò mà chúng ta đảmnhận trong cuộc sống

Thuyết vai trò nhấn mạnh đến các bộ phận cấu thành của xã hội và cho rằngmỗi cá nhân có một vị thế vai trò nhất định, được thừa nhận trong cơ cấu xã hội,gắn liền với quyền lợi hay nghĩa vụ, kì vọng để định hướng cho hành vi của xã hội

Trang 36

đó Nó được xác định trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí khác Do vị thế xãhội luôn gắn bó với những quyền và trách nhiệm kèm theo nên nó luôn ràng buộccon người Có thể hiểu vai trò là hệ thống những kì vọng hoặc những hành vi gắnvới các vị trí đó trong cấu trúc xã hội mà xã hội gắn cho mỗi cá nhân trong xã hội.

Có hai loại vai trò:

Vai trò hiện là vai trò mọi người có thể nhìn thấy được

Vai trò ẩn là vai trò mà không biểu lộ ra bên ngoài có khi chính người đóngvai trò đó không biết ví dụ trong gia đình mâu thuẫn nhiều khi con nhỏ được huấnluyện để đóng vai trò hòa giải mà cha mẹ không biết

Vì một người đóng nhiều vai trò khác nhau, những khuân mẫu ứng xử do xãhội áp đặt có thể mâu thuẫn với nhau, tạo ra khó khăn

Như vậy lý thuyết này liên quan trực tiếp đến con người, phản ánh hiệnthực đời sống xã hội và bản chất con người Mỗi một cá nhân có vô vàn vai trò, cóbao nhiêu mối quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu vai trò xã hội Nhiệm vụ của ngườilàm nghề Công tác xã hội khi áp dụng lý thuyết này là làm cho thân chủ của mình

ý thức rõ ràng được vai trò của mình, cho họ hiểu rằng mình đang hỗ trợ họ vàmình mong đợi điều gì ở họ Đặc biệt tránh để họ có sự mơ hồ về vai trò của mìnhcũng như mâu thuẫn về vai trò, thậm chí là áp lực về vai trò, có như vậy thì việctham gia giúp đỡ những thân chủ của mình mới đạt hiệu quả và hơn nữa cũng đểđối tượng của mình tự nhận thức được vai trò của mình và tự giải quyết được vấn

đề của họ

Vận dụng lý thuyết vai trò vào nghiên cứu này, t a có thể đặt NCT trongtổng thể mối quan hệ xã hội với con cái, chính quyền, tổ chức pháp luật NCTđóng vai trò là người nhận được trợ giúp và cũng là người trợ giúp NCT Đồngthời cũng làm sáng tỏ vai trò của nhân viên xã hội trong công tác tư vấn và chămsóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng

Trang 37

1.2.3 Lý thuyết nhu cầu Maslow

Abraham Maslow (1908 – 1970 ), nhà tâm lý học người Mỹ được thế giớibiết đến như là nhà tiên phong trong trường phái Tâm lý học Nhân Văn(humanistic psychology ) với lý thuyết bậc thang nhu cầu (Hierarchy of Needs)của con người Vào những năm 50 của thế kỉ XX, ông đã xây dựng thành công họcthuyết phát triển về nhu cầu của con người

Theo học thuyết nhu cầu của Maslow con người có 5 bậc thang nhu cầu cơbản và được biểu hiện dưới hình Kim tự tháp

Biểu đồ 1.1 : Hệ thống các thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow

(Nguồn: www.ship.edu)

Trang 38

→ Nhìn vào biểu đồ ta thấy các nhu cầu của con người được Abraham

Maslow sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao

- Nhu cầu cơ bản (hay còn được gọi là nhu cầu thể chất) bao gồm: ăn,uống, ngủ, nghỉ, hít thở không khí….Đây được coi là nhu cầu cơ bản nhất, mạnhnhất của con người Có đáp ứng được nhu cầu này, con người mới tồn tại và pháttriển Và theo Maslow mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào nhu cầutrước đó Nếu một nhu cầu không đáp ứng được (nhu cầu đầu tiên là nhu cầu thểchất) , cá nhân sẽ gặp cản trở trong việc theo đuổi những nhu cầu cao hơn (nhu cầuđược tôn trọng và nhu cầu được thể hiện tài năng)

- Nhu cầu an toàn – an ninh (safety needs): tình yêu thương, nhà ở, việclàm, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các chế độ khi về hưu… Các cá nhân luônmong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi sự nguy hiểm

- Nhu cầu về xã hội (social needs): nhu cầu được hoà nhập, giao lưu tìnhcảm Các cá nhân không thể tồn tại khi thiếu các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè,cộng đồng và đồng nghiệp Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việckết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, đi làm việc…

- Nhu cầu được tôn trọng (esteem needs): nhu cầu này thể hiện mongmuốn được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân và

sự cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình

- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualization needs): đây là nhu cầuđược tự khẳng định mình, nhu cầu được hoàn thiện, phát triển trí tuệ, được thểhiện khả năng và tiềm lực của mình…

Theo Maslow bậc thang nhu cầu được ông thể hiện dưới hình Kim tự tháp,các nhu cầu bậc thấp (nhu cầu cho sự tồn tại) xếp phía dưới, trong khi những nhucầu cho sự phát triển, sự hoàn thiện cá nhân được coi là quan trọng hơn, giá trịhơn, chúng được xếp ở các bậc thang trên cao của Kim tự tháp

Trang 39

Thông qua lý thuyết về bậc thang nhu cầu để tìm hiểu nhu cầu của NCT xãHợp Hưng đặc biệt chú ý vào nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ và chương trình,hoạt động mà họ đã được hưởng

1.3 Đặc điểm tâm sinh lý của NCT

1.3.1 Đặc điểm sinh lý của NCT

NCT là những người nằm trong độ tuổi từ 60 tuổi trở lên Đây là độ tuổi

mà cả nam giới và nữ giới đều đã về hưu Ở độ tuổi này, NCT có những thay đổiđáng kể về tâm sinh lý

Từ 60 tuổi trở đi, các cơ quan nội tạng cũng như hệ thần kinh trung ương đivào giai đoạn thoái hóa rõ rệt Hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp,

hệ bài tiết v.v… đều giảm sút và trì trệ Ở tuổi già có những thay đổi thường thấynhư: bắp thịt teo nhỏ, da khô, xương xốp, mô mỡ vùng bụng phát triển rất mạnh

Các chức năng sinh học về tiêu hoá suy yếu, nhai nuốt khó hơn, các dịchtiêu hóa tiết ra chậm và khó hơn; khối lượng dạ dày, ruột giảm làm chuyển động

co bóp và sự hấp thụ thực phẩm của ruột và bao tử giảm; các cảm giác nếm ngửi,nhìn thực phẩm, bị hạn chế; răng lung lay; ít khát nước, ít thấy đói; nhu cầu chấtdinh dưỡng bớt đi…

Hệ tuần hoàn có những biến đổi về tim mạch, khối lượng cơ tim giảm.Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần

Hệ bài tiết: là các cơ quan thanh lọc chất cặn bã trong cơ thể để bảo đảmtốt nội môi, từ 30 tuổi trở lên lưới động mạch ở cầu thận thu hẹp, cầu thận giảm1/3 đến 1/2 dẫn đến suy thận…

Hệ hô hấp: sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởngtới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãn phế nang, dung tích phổi giảm…

Trang 40

Người Việt chúng ta xem việc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, những NCTtrong gia đình là một trong những việc quan trọng nhất và là tiêu chí để đánh giáđạo đức Ai cũng mong muốn mình có thể chăm sóc cha mẹ, ông bà mình thật tốt

1.3.2 Đặc điểm tâm lý của NCT

NCT có ý thức trách nhiệm trước tập thể, trước gia đình, xã hội rất cao, vìvậy họ đóng vai trò là người thầy, người hướng dẫn, giáo dục đối với lớp trẻ Họvẫn rất ham hiểu biết, thể hiện ở chỗ họ hứng thú theo dõi những tin tức thời sự,khoa học kỹ thuật, những trào lưu mới trong xã hội Phản ứng cảm xúc nhạy bén,rất nhạy cảm dễ mủi lòng, dễ hờn dỗi, mặc cảm tuổi già, sức yếu, các cụ có tâm lý

bi quan, chán nản, hay giận dỗi, tự ái, cảm giác sống nhờ vả vào con cái, cảm giác

là người thừa không óc ích trong gia đình, xã hội Do đó dễ dẫn đến xung đột giữatuổi già và lớp trẻ, thậm chí nếu bị hắt hủi NCT có thể bỏ nhà ra đi Sự xao xuyến

lo âu là tâm trạng thường xuyên ở NCT như sợ ốm đau, sợ trống trải cô đơn, vôdụng…Một số đặc điểm tâm lý thường thấy trong thời gian khủng hoảng của NCT:

- Tâm lý cô đơn: Trong lúc con cái, hàng xóm láng giềng vẫn luôn đi sớm

về muộn còn NCT, sau khi rời khỏi nơi công tác, một mình ở trong cái “tổ” trốngrỗng sẽ sinh ra tâm lý cô đơn, trống trải, thậm chí cảm thấy lạnh lẽo, bị bỏ rơi.NCT ở một mình không con cái hay không ở chung với con cái, hoặc mất vợ(chồng) dễ sinh ra tâm lý cô đơn hơn so với những người khác sống cùng con cái,còn bạn đời hoặc những người khác ở chung Nếu con cái không hiếu thuận thì dù

có ở cùng con cái, các cụ vẫn cảm thấy cô đơn Trái lại một số cụ già tuy ở mộtmình nhưng tính tình vẫn vui vẻ, khoáng đạt, đời sống phong phú, hoà thuận cùngxóm làng lại thích giúp đỡ mọi người và tâm lý cô đơn của họ sẽ không rõ rệt

- Tâm lý hoài cổ: NCT hay lưu luyến quá khứ, rất thích nhớ lại, kể lạinhững chuyện đã qua Và vì NCT rất hay quên những gì mình vừa nói nên hay nói

đi nói lại, làm cho người khác có ấn tượng “Cây già lắm rễ; NCT lắm lời”

Ngày đăng: 19/03/2018, 17:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu, Tài liệu tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), "Tổng điều tra dân số và"nhà ở Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu
Tác giả: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương
Năm: 2010
2. Ban thường vụ Trung ương Hội- Hội NCT Việt Nam 10/04/2009, Báo cáo tổng quan chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với NCT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban thường vụ Trung ương Hội- Hội NCT Việt Nam 10/04/2009, "Báo cáo tổng quan
3. Bùi Thế Cường (2005), Nghiên cứu phúc lợi xã hội: Nhìn lại một chặng đường, Tạp chí Xã hội học, số 4(92), tr.13- 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Thế Cường (2005), Nghiên cứu phúc lợi xã hội: Nhìn lại một chặng đường, "Tạp chí"Xã hội học
Tác giả: Bùi Thế Cường
Năm: 2005
4. Nguyễn Tấn Dũng- Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012- 2020, quyết định số 1781/ QĐ- TTg Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tấn Dũng- Thủ tướng chính phủ (2012), "Quyết định phê duyệt chương trình"hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012- 2020
Tác giả: Nguyễn Tấn Dũng- Thủ tướng chính phủ
Năm: 2012
5. Dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Công ty Cổ phần hợp tác phát triển quốc tế Green Valley (2009), Bài tập dưỡng sinh kinh lạc Green valley- Thức vũ kinh, Nxb Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Công ty Cổ phần hợp tác phát triển quốc tế GreenValley (2009), "Bài tập dưỡng sinh kinh lạc Green valley- Thức vũ kinh
Tác giả: Dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Công ty Cổ phần hợp tác phát triển quốc tế Green Valley
Nhà XB: Nxb Lao động xãhội
Năm: 2009
6. Ths. Nguyễn Thị Hải, Ths. Trần Ái Mỹ, Ths Đỗ Văn Bình, Phát triển và tổ chức cộng đồng, Tài liệu tập huấn khóa cơ bản dành cho cán bộ đào tạo, Phòng nghiên cứu Công tác xã hội, Tài liệu tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ths. Nguyễn Thị Hải, Ths. Trần Ái Mỹ, Ths Đỗ Văn Bình, "Phát triển và tổ chức cộng"đồng
7. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (2012), Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN 8. Hội NCT xã Hợp Hưng, Nam Định (2015), Quy chế hoạt động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (2012), "Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN"8." Hội NCT xã Hợp Hưng, Nam Định (2015)
Tác giả: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (2012), Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN 8. Hội NCT xã Hợp Hưng, Nam Định
Năm: 2015
9. Hội NCT xã Hợp Hưng, Nam Định (2015), Danh sách hội viên NCT lần thứ V nhiệm kỳ 2015 – 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội NCT xã Hợp Hưng, Nam Định (2015), "Danh sách hội viên NCT lần thứ V nhiệm kỳ
Tác giả: Hội NCT xã Hợp Hưng, Nam Định
Năm: 2015
10. Hội NCT xã Hợp Hưng, Nam Định (2016), Thư vận động, Tài liệu tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội NCT xã Hợp Hưng, Nam Định (2016), "Thư vận động
Tác giả: Hội NCT xã Hợp Hưng, Nam Định
Năm: 2016
12. Nguyễn Thế Huệ (2004), Thực trạng NCT tại Hải Dương, Quảng Bình và Đắk Lắk, Tạp chí DS&PT, số 10/2004, Website Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thế Huệ (2004), "Thực trạng NCT tại Hải Dương, Quảng Bình và Đắk Lắk
Tác giả: Nguyễn Thế Huệ
Năm: 2004
13. Nguyễn Thị Thái Lan (2008), Giáo trình Công tác xã hội nhóm, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thái Lan (2008), "Giáo trình Công tác xã hội nhóm
Tác giả: Nguyễn Thị Thái Lan
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2008
14. Đặng Vũ Cảnh Linh (2009), NCT và các mô hình dịch vụ chăm sóc NCT ở Việt Nam, Nxb Dân Trí, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Vũ Cảnh Linh (2009), "NCT và các mô hình dịch vụ chăm sóc NCT ở Việt Nam
Tác giả: Đặng Vũ Cảnh Linh
Nhà XB: NxbDân Trí
Năm: 2009
15. Nguyễn Thị Oanh (2000), Phát triển cộng đồng, Khoa Phụ nữ học- Đại học mở bán công thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Oanh (2000), "Phát triển cộng đồng
Tác giả: Nguyễn Thị Oanh
Năm: 2000
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật NCT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009)
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2009
17. Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Già hóa dân số và NCT ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách, 7/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), "Già hóa dân số và NCT ở Việt Nam: Thực trạng,"dự báo và một số khuyến nghị chính sách
18. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), New York và Tổ chức Hỗ trợ NCT quốc tế (HelpAge International), Già hóa trong Thế kỷ 21: Thành tựu và Thách thức, 2012 19. Mai Thị Kim Thanh, Nhập môn Công tác xã hội, Tài liệu tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), New York và Tổ chức Hỗ trợ NCT quốc tế(HelpAge International), "Già hóa trong Thế kỷ 21: Thành tựu và Thách thức, 2012"19."Mai Thị Kim Thanh, "Nhập môn Công tác xã hội
20. Trạm y tế xã Hợp Hưng (2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Biên bản triển khai các hoạt động mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng, Tài liệu tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trạm y tế xã Hợp Hưng (2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017), "Biên bản triển khai các"hoạt động mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng
21. Trung tâm từ điển học (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm từ điển học (2007), "Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Trung tâm từ điển học
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2007
22. Trung tâm Dân số - Kế hoach hóa gia đình huyện Vụ Bản (2012), Kế hoạch triển khai hoạt động mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm Dân số - Kế hoach hóa gia đình huyện Vụ Bản (2012), "Kế hoạch triển khai
Tác giả: Trung tâm Dân số - Kế hoach hóa gia đình huyện Vụ Bản
Năm: 2012
26. Xây dựng và duy trì câu lạc bộ, http://dinhdoan.net/xay-dung-va-duy-tri-cau-lac-bo.html,03/05/2010 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w