1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu mô hình quản lý và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại cộng đồng huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội (2005 - 2007)

14 2,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 228,99 KB

Nội dung

Nghiên cứu mô hình quản lý và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại cộng đồng huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội (2005 - 2007)

Trang 1

Học viện quân y

Trần ngọc tụ

Nghiên cứu mô hình quản lý vμ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng huyện từ liêm thμnh phố hμ nội (2005 - 2007)

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế Mã số: 62.72.73.15

tóm tắt Luận án tiến sỹ y học

Hμ Nội - 2009

Trang 2

tại học viện quân y

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Lê anh tuấn

TS Lê văn bμo

Phản biện 1: GS TS Phạm Huy Dũng

Viện chiến lược và chính sách Y tế – Bộ Y tế Phản biện 2: PGS TS Đào Văn Dũng

Vụ các vấn đề Xã hội – Ban Tuyên giáo Trung ương Phản biện 3: PGS TS Phạm Thắng

Viện Lão khoa Quốc gia

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước

Họp tại Học viện quân y, vào hồi giờ phút,

ngày tháng năm 2009

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện quốc gia

- Thư viện Học viện Quân y

Có liên quan đến luận án

1 Trần Ngọc Tụ, Lê Văn Bào (2008), “Đánh giá hiệu quả xây

dựng câu lạc bộ dưỡng sinh tại huyện Từ Liêm, Hà Nội”, Tạp chí sinh lý học, Hội sinh lý học Việt Nam, Tổng Hội Y học

Việt Nam, 12 (1), tr 45 - 49

2 Trần Ngọc Tụ, Lê Anh Tuấn (2008), “Nghiên cứu hiệu quả

chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi của mô hình khám chữa bệnh

tại cộng đồng”, Tạp chí sinh lý học, Hội sinh lý học Việt Nam,

Tổng Hội Y học Việt Nam, 12 (1), tr 49 - 53

Trang 3

kiến nghị

Để mô hình “Quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại

cộng đồng’’ tồn tại, phát triển và có tính khả thi cao, chúng tôi đề

xuất một số giải pháp và kiến nghị sau:

1 Tiếp tục hoàn thiện và mở rộng mô hình quản lý, chăm sóc

sức khỏe người cao tuổi tại các xã khác của huyện Từ Liêm và các

huyện khác của thành phố Hà Nội với 3 hoạt động là :

- Quản lý sức khoẻ, khám chữa bệnh tại nhà,TYT cho người

cao tuổi

- Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ cho người cao tuổi

- Tổ chức tập dưỡng sinh cho người cao tuổi

2 Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động các nguồn lực để đảm bảo

kinh phí cho công tác quản lý, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại

cộng đồng Các nguồn kinh phí bao gồm :

- Đóng góp của cộng đồng

- Đóng góp của người cao tuổi

- Quỹ bảo trợ phụ dưỡng ông bà, cha mẹ

- Ngân sách của Nhà nước

3 Đưa các nội dung quản lý, CSSK-NCT tại cộng đồng trở

thành một chương trình y tế của Thành phố Hà Nội hoặc Quốc

gia để các địa phương tích cực, chủ động trong công tác CSSK

cho NCT

4 Do thời gian nghiên cứu ngắn, đề tài mới tập trung tác

động nhiều vào cộng đồng, cần nghiên cứu can thiệp tiếp tập

trung tác động vào các điều kiện của Trạm y tế xã, để nâng cao

hiệu quả và chất lượng khám chữa bệnh cho người cao tuổi

Đặt vấn đề

Hiện nay, trên thế giới cứ 10 người dân thì có 1 người cao tuổi (NCT), nhưng đến năm 2050 cứ 5 người dân có 1 người cao tuổi và đến năm 2150 thì cứ 3 người dân sẽ có 1 người cao tuổi

Do quá trình lão hoá, nên sức đề kháng, khả năng tự điều chỉnh và sự hấp thụ dinh dưỡng của người cao tuổi giảm dần là

điều kiện cho bệnh dễ phát sinh, phát triển nặng lên Bệnh lý của NCT thường là đợt cấp của bệnh mạn tính, tính chất đa bệnh lý và

âm thầm làm cho khó chẩn đoán bệnh, khả năng phục hồi kém… Vì vậy, nếu không được điều trị tích cực kịp thời dễ dẫn đến tình trạng sức khỏe (SK) suy sụp và tử vong

Chăm sóc sức khỏe (CSSK) và nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT đã và đang được các nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu Chăm sóc sức khỏe cho NCT có mối liên quan chặt chẽ với khái niệm sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống Điều này đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội và là trách nhiệm chính là của người cao tuổi, gia

đình họ và cộng đồng

Quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là một chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và ngành y tế Hiện nay nguồn lực đầu tư cho y tế có hạn thì việc đa dạng hóa các hình thức chăm sóc sức khỏe, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người cao tuổi là một trong những giải pháp đúng đắn và cấp bách

Mặc dù đã có nhiều mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được nghiên cứu, triển khai ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam Nhưng việc áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau Là một Huyện ngoại thành Hà Nội, Từ Liêm đang có tốc

độ thị hoá cao và tỷ lệ NCT đang tăng nhanh Do vậy, việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là một vấn đề cấp thiết

và đề tài nghiên cứu với các mục tiêu sau:

Trang 4

1.Xác định nhu cầu, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người

cao tuổi và khả năng đáp ứng của y tế tuyến x∙ tại huyện Từ Liêm,

Hà Nội năm 2005.

2 Xây dựng và thử nghiệm mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe

người cao tuổi tại tuyến x∙, huyện Từ Liêm, Hà Nội (2005-2007)

* Những đóng góp mới của luận án:

- Mô tả thực trạng thực trạng SK, sử dụng dịch vụ

CSSK-NCT và khả năng đáp ứng của y tế tuyến xã, huyện Từ Liêm, Hà

Nội, năm 2005

- Xây dựng và thử nghiệm thành công mô hình quản lý, chăm

sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại 2 xã của huyện Từ Liêm, Hà Nội:

+ Mô hình gồm 3 hoạt động: quản lý sức khỏe, khám chữa

bệnh tại nhà và trạm y tế xã; tổ chức truyền thông - giáo dục sức khỏe

nâng cao kiến thức tự phòng bệnh cho NCT và tổ chức câu lạc bộ tập

luyện dưỡng sinh cho người cao tuổi

+ Mô hình phù hợp với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu

của trạm y tế xã ngoại thành Hà Nội, đáp ứng nguyện vọng cơ bản

của người cao tuổi trong khám chữa bệnh và phòng bệnh, được cán bộ

lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và Hội người cao tuổi xã cũng như

gia đình người cao tuổi mong muốn được duy trì và nhân rộng

* Bố cục luận án: Luận án gồm 138 trang, kết cấu có 4 chương:

- Đặt vấn đề: 2 trang

- Chương 1 Tổng quan: 33 trang

- Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 21 trang

- Chương 3 Kết quả nghiên cứu: 49 trang

- Chương 4 Bàn luận: 30 trang

- Kết luận: 2 trang

- Kiến nghị: 1 trang

- Luận án gồm: 44 bảng, 9 biểu đồ, 1 hình và 7 sơ đồ

- Tài liệu tham khảo, gồm: 175 tài liệu, trong đó có

72 tài liệu tiếng Việt và 103 tài liệu tiếng nước ngoài

+ Về quản lý sức khỏe, khám chữa bệnh tại nhà tại trạm cho người cao tuổi đã lập sổ và quản lý theo dõi sức khỏe 3 tháng/lần cho

541 người cao tuổi Tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ hàng năm tăng (98,3%) Người cao tuổi đến trạm y tế xã khám chữa bệnh tăng với chỉ số hiệu quả của tỷ lệ bao phủ đủ và bao phủ hiệu quả là 80,2% và 143,7% với p < 0,001

+ Về hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe: Đã xây dựng các nội dung CSSK- NCT và sử dụng các biện pháp truyền thông trực tiếp, gián tiếp phù hợp với sự tiếp nhận thông tin của người cao tuổi 100% người cao tuổi được nhân viên y tế tư vấn sức khỏe trực tiếp Tỷ

lệ người cao tuổi có kiến thức đúng về dự phòng bệnh tăng huyết áp; mục đích luyện tập dưỡng sinh tăng với chỉ số hiệu quả đạt từ 34,2%

đến 121% và 60,3% đến 239,8% với p < 0,001 Nhận thức và trách nhiệm của cán bộ Đảng, chính quyền và cộng đồng về CSSK - NCT

được tăng cường Kiến thức về lão khoa của nhân viên y tế xã được nâng cao với chỉ số hiệu quả đạt từ 61,6% đến 234,6%

+ Về hoạt động câu lạc bộ tập dưỡng sinh: được Hội người cao tuổi tổ chức và duy trì tập luyện khoa học, phù hợp và thường xuyên

Số người cao tuổi tham gia tập luyện dưỡng sinh tăng với chỉ số hiệu quả đạt 326,1% (p<0,001) Tỷ lệ người cao tuổi thấy sức khoẻ tốt hơn sau tập dưỡng sinh là 92,3%

- Mô hình phù hợp với nhiệm vụ trạm y tế xã Các hoạt động là biện pháp nhiều chiều không chỉ KCB mà còn động viên tinh thần tổ chức tập luyện thể lực và nâng cao kiến thức phòng bệnh giúp người cao tuổi chủ động trong chăm sóc sức khỏe cho bản thân Được lãnh

đạo chính quyền, đoàn thể, Hội người cao tuổi và gia đình NCT mong muốn duy trì và nhân rộng

Trang 5

kết luận

1 Thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của

người cao tuổi và khả năng đáp ứng của y tế xã tại huyện Từ

Liêm, Hà Nội

Bệnh của người cao tuổi thường là mạn tính và đa bệnh: Tỷ lệ

NCT mắc hai bệnh 42,1%, mắc ba bệnh là 15,8%, có 10,5% người

cao tuổi mắc 4 bệnh trở lên Người cao tuổi bị ốm trong 3 tháng trước

điều tra là 41,5%, trung bình có khoảng 4,92 đợt ốm/người/năm

Nhu cầu được CSSK- của NCT là rất cao: được khám chữa

bệnh tại nhà (97,9%); được KSK định kỳ tại trạm y tế xã (73,3%);

đ-ược cung cấp thông tin về chăm sóc sức khoẻ và luyện tập dưỡng sinh

(88,0%);

Có tới 86,8% người cao tuổi không đi khám sức khoẻ định kỳ

mà các lý do chính là: thấy không cần thiết (37,1%), không thuận

tiện, phiền hà và mất thời gian (34,0%), không tự đi khám được

(14,5%) và sợ tốn tiền (9,4%)

Khi bị ốm nơi khám chữa bệnh ban đầu của NCT là: trạm y tế

xã (40,6%), y tế tư nhân (30,7%) Lý do lựa chọn trạm y tế xã: thuận

tiện gần nhà (82,5%), không phải chờ đợi lâu (77,5%), thái độ phục

vụ tận tình chu đáo (60,0%) và tốn ít tiền (60,0%)

Cả 4 trạm y tế xã nghiên cứu đều đạt chuẩn y tế quốc gia, song

kiến thức về lão khoa của nhân viên y tế còn hạn chế

2 Đã xây dựng và thử nghiệm thành công mô hình quản lý, chăm

sóc sức khỏe người cao tuổi tại hai xã của huyện Từ Liêm, Hà Nội

- Mô hình gồm 3 hoạt động: quản lý sức khỏe, khám chữa bệnh

tại nhà và trạm y tế xã; tổ chức truyền thông - giáo dục sức khoẻ và tổ

chức câu lạc bộ tập luyện dưỡng sinh cho người cao tuổi

- Hiệu quả của mô hình ''Quản lý, chăm sóc sức khỏe người

cao tuổi tại cộng đồng”:

Chương 1

tổng quan 1.1 Nhu cầu, thực trạng sử dụng và khả năng đáp ứng các dịch

vụ chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi

1.1.1 Người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, ước tính số NCT trên toàn thế giới sẽ tăng từ 10% dân số năm 1999 lên 22% năm 2050

ở Việt Nam, tỷ lệ NCT đang tăng dần: 7,1% dân số (1979), 7,2% (1989), 8,12% dân số (1999), 8,82% (2003) và 9,2% dân số (2006) Dự báo số NCT sẽ tăng từ 6,19 triệu (1999) lên 16,49 triệu (2029) Hiện nay dân số nước ta vẫn thuộc loại trẻ, Song khoảng 10 năm nữa tỷ lệ NCT sẽ vượt ngưỡng 10% dân số

1.1.2 Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi

1.1.2.1 Quá trình già hoá, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi

Tốc độ và đặc điểm lão hoá của con người có liên quan tới các yếu tố cá thể và chụi ảnh hưởng của môi trường Già không phải là bệnh nhưng tạo điều kiện cho bệnh phát sinh, phát triển Do già hoá, nên khả năng tự điều chỉnh, khả năng hấp thụ, dự trữ dinh dưỡng đều giảm sút Có những thiếu hụt và rối loạn chuyển hoá, giảm phản ứng

và khả năng tự bảo vệ với các yếu tố gây bệnh Chính vì vậy, đặc

điểm bệnh tật ở NCT có khác so với những lứa tuổi khác

1.1.2.2 Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh của người cao tuổi thường mắc là các bệnh mạn tính: bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường (ĐTĐ), ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; thoái hóa xương- khớp; sa sút trí tuệ, trầm cảm; giảm thị lực là nguyên nhân dẫn đến giảm sút SK ở NCT

1.1.3 Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi

Sự thiếu nhân viên y tế được đào tạo về lão khoa trong các trung tâm CSSK là một rào cản lớn nhất đối với việc CSSK- NCT Số lượng NCT được sử dụng các dịch vụ y tế (DVYT) công còn ít, chưa

đồng đều giữa các vùng, miền Các nghiên cứu cho thấy có tới 95%

Trang 6

NCT có bệnh và có nhu cầu khám chữa bệnh (KCB), nhưng chưa

được đáp ứng tốt Xã hội phát triển thì số lượng NCT càng tăng, nên

nhu cầu về CSSK của NCT càng phải quan tâm và đáp ứng tốt hơn

1.1.4 Khả năng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

1.1.4.1 Khả năng đáp ứng của trạm y tế xã về dịch vụ chăm sóc sức

khỏe người cao tuổi

Trạm y tế xã là cơ sở trực tiếp gần người dân nhất thực hiện các

hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân nói chung và trong

đó có NCT Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của TYT ngày càng

được đầu tư nâng cấp Để nâng cao chất lượng hoạt động của y tế xã,

Bộ y tế đã ban hành quyết định quy định về Chuẩn Quốc gia y tế xã

gồm 10 chuẩn, trong Chuẩn 3 quy định “Quan tâm chăm sóc NCT,

100% các cụ từ 80 tuổi trở lên được quản lý SK”

1.1.4.2 Một số chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam

Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều

chính sách quy định về chế độ ưu tiên đãi ngộ người cao tuổi về

vật chất và chăm sóc sức khỏe Tuy nhiên, việc triển khai các

chính sách đó còn chưa thống nhất giữa các địa phương và hiệu

quả còn có những hạn chế

1.2 Một số mô hình quản lý và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Mô hình bác sĩ gia đình

- Mô hình trung tâm tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Mô hình y tế viễn thông trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng

- Mô hình chăm sóc sức khỏe miễn phí cho NCT tại bệnh viện

- Mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Mô hình câu lạc bộ sức khỏe

Mặc dù, nhiều mô hình CSSK- NCT đã được áp dụng ở nhiều nơi,

nhưng các mô hình đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng, việc áp

dụng cũng đòi hỏi phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể

của từng địa phương

4.2.2 Về hiệu quả các hoạt động của mô hình

Một trong những giải pháp bảo vệ và nâng cao SK cho NCT là quản lý, khám SK định kỳ cho NCT Như vậy sẽ giúp cho y tế cơ sở phát hiện và kịp thời điều trị những bệnh mới phát sinh, góp phần nâng cao chất lượng sống TT- GDSK là để nâng cao kiến thức chăm sóc và bảo vệ SK, giúp NCT xác lập và duy trì những hành vi có lợi cho SK Dưỡng sinh là một phương pháp luyện tập tổng hợp để giữ gìn SK, cải tạo thể chất, nâng cao SK giúp con người thích nghi với môi trường có tác dụng phòng ngừa và chữa một số chứng bệnh giúp con người sống lâu và sống có ích Mô hình đã tham khảo ý kiến của

các chuyên gia y tế, TDTT để chọn bài “Thái cực quyền giải hóa” là

bài tập dễ thực hiện và được nhiều Hội NCT áp dụng và đã có thực nghiệm chứng minh tác dụng cải thiện SK ở NCT

Sau 24 tháng triển khai mô hình “Quản lý, CSSK- NCT tại cộng đồng” ở 2 xã Xuân Phương và Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm, Hà Nội đã cho thấy hiệu quả rõ rệt so với trước can thiệp và so với 2 xã

đối chứng là Đông Ngạc và Phú Diễn, ở tất cả các chỉ số theo dõi,

đánh giá

4.2.3 Về mức độ bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình

Mô hình ‘‘Quản lý, CSSK- NCT tại cộng đồng’’ thí điểm ở hai xã tuy có những hạn chế nhất định, nhưng duy trì được sẽ đáp ứng

được những nhu cầu cơ bản về CSSK của NCT tại cộng đồng và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT Để bảo đảm tính công bằng trong CSSK cho tất cả NCT trong xã thì mô hình phải được nhân rộng ra toàn xã, đây là mục tiêu của đề tài hướng tới Nghĩa là

số lượng NCT được mô hình chăm sóc gấp 3- 5 lần số NCT của mô hình thí điểm Trong điều kiện các nguồn lực của TYT như hiện nay,

để mô hình có tính khả thì cần phải có những giải pháp hỗ trợ phù

hợp hơn

Trang 7

hợp lý với điều kiện sinh hoạt của NCT Nên chỉ khi mắc bệnh NCT

mới đi khám và điều trị Chính vì vậy cần tăng cường tuyên truyền

vận động và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NCT tiếp cận với sử

dụng DVYT để được chăm sóc dự phòng, trước khi họ mắc bệnh

TYT xã là địa điểm nhiều NCT lựa chọn để KCB và tư vấn, CSSK khi

bị mắc bệnh Do vậy, việc nâng cao khả năng đáp ứng dịch vụ CSSK

cho NCT ở cộng đồng là một việc làm cần thiết

4.1.4 Về khả năng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao

tuổi của y tế tuyến x∙

Hiện nay việc CSSK- NCT cũng đã được quan tâm nhiều hơn

Một số chính sách liên quan đến CSSK- NCT đã được ban hành Các vấn

đề mấu chốt của chính sách là: (1) Gia đình đóng vai trò chính trong

chăm sóc NCT; (2) NCT được ưu tiên trong CSSK; (3) NCT được cung

cấp các DVYT tại nhà nếu có yêu cầu; (4) Cung cấp thẻ BHYT miễn phí

cho NCT từ 85 tuổi trở lên và NCT cô đơn có hoàn cảnh khó khăn

Nhu cầu CSSK của NCT ngày càng lớn nên không chỉ dựa vào

thuốc và một số trị liệu, mà căn bản và lâu dài là phải tìm được phương

pháp hợp lý để tự giữ gìn nâng cao SK Điều này đã được Tổ chức Y tế

thế giới nhấn mạnh: “Hãy sống lành mạnh với 3 biện pháp không cần

thuốc: thể dục thể thao, dinh dưỡng và trách nhiệm cá nhân”

4.2 Về việc xây dựng và thử nghiệm Mô hình quản lý, chăm sóc

sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng

4.2.1 Về việc xây dựng mô hình

Mặc dù, nhiều mô hình CSSK- NCT đã được áp dụng, nhưng

các mô hình đều có những ưu, nhược điểm riêng và việc áp dụng cũng

đòi hòi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương Xuất phát

từ đặc điểm kinh tế - xã hội và những thành tựu trong CSSK- NCT ở

huyện Từ Liêm, Hà Nội, chúng tôi xây dựng mô hình “Quản lý,

CSSK- NCT tại cộng đồng”, gồm 3 hoạt động chính: tổ chức quản lý

SK, KCB cho NCT tại nhà và TYT xã; tổ chức TT - GDSK và tổ chức

tập luyện dưỡng sinh cho NCT

Chương 2

đối tượng vμ phương pháp nghiên cứu 2.1 Đối tượng, chất liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Người cao tuổi

- Người thân (con, cháu…) trong gia đình của NCT

- Cán bộ y tế của TYT xã, cơ sở hành nghề y tư nhân, NVYT thôn

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý, theo dõi, chăm sóc NCT ở xã

- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và thuốc… của trạm y tế xã

2.1.2 Chất liệu nghiên cứu

- Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và một số chính sách đãi ngộ và chăm sóc sức khỏe NCT

- Sổ sách, báo cáo hoạt động CSSK của trạm y tế xã

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại 4 xã: Xuân Đỉnh, Xuân Phương,

Đông Ngạc, Phú Diễn của huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội

2.1.4 Thời gian nghiên cứu

- Mô tả thực trạng, xây dựng mô hình lý thuyết: tháng 01-5/2005

- Triển khai mô hình can thiệp: từ tháng 06/2005 - 07/2007

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Đây là nghiên cứu điều tra mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng và đánh giá trước sau

2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1 Điều tra mô tả cắt ngang

* Đối tượng gồm:

- Người cao tuổi: 1.043 NCT

- Nhân viên y tế 4 xã: 25 nhân viên TYT, 18 NVYT thôn

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở xã: 4 xã x 9 người = 36 người

- Người thân trong gia đình NCT: 990 người

Trang 8

* Cộng cụ điều tra: Phiếu phỏng vấn cho từng nhóm đối tượng

2.2.2.2 Phương pháp khám sức khỏe:

Tổ chức KSK toàn diện cho 1.043 NCT ở 4 xã nghiên cứu

2.2.2.3 Đánh giá tình hình KCB của NCT theo chỉ số lôgic:

Các tỷ lệ sẵn có, tỷ lệ tiếp cận, tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ bao phủ đủ và tỷ

bao phủ hiệu quả

2.2.2.4 Thảo luận nhóm: Nhóm chuyên gia, Nhóm lãnh đạo cộng

đồng, Tổ cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng cho

người cao tuổi

2.2.2.5 Phương pháp can thiệp cộng đồng có đối chứng

* Các bước tiến hành can thiệp:

- Đánh giá thực trạng, chọn nhóm can thiệp, nhóm đối chứng

- Xây dựng mô hình can thiệp cộng đồng

- Tiến hành can thiệp tại cộng đồng

- Theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả của mô hình

* Cỡ mẫu can thiệp: 541 NCT ở 2 xã Xuân Đỉnh và Xuân Phương

* Các hoạt động của mô hình, gồm 3 hoạt động chính:

- Hoạt động quản lý sức khoẻ, KCB cho NCT tại nhà và TYT xã;

- Hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ cho NCT;

- Hoạt động tổ chức tập dưỡng sinh cho NCT

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Sử dụng dịch vụ CSSK của NCT và khả năng đáp của TYT xã

- Sự quan tâm và trách nhiệm tham gia của người thân NCT

- Sự quan tâm của cán bộ Đảng, Chính quyền, đoàn thể và gia đình

2.4 Một số hạn chế của đề tài

- Đề tài mới chỉ nghiên cứu tại một số xã của huyện Từ Liêm,

Hà Nội nên tính đại diện chưa cao

- Chưa tính toán được một cách cụ thể chi phí để thực hiện mô

hình, do đó chưa dự toán được kinh phí

- Cần thiết có thời gian thực nghiệm lâu hơn tại địa phương có

điều kiện tương tự để khảng định tính biền vững của mô hình

Chương 4

Bμn luận 4.1 Về nhu cầu, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

và khả năng đáp ứng của y tế tuyến xã tại huyện Từ Liêm, Hà Nội

4.1.1 Về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi

Nhìn chung, tình hình SK của NCT tại huyện Từ Liêm tốt hơn

so với kết quả của các nghiên cứu trước đây Chúng tôi cho rằng do thời điểm điều tra khác nhau, hơn nữa đời sống kinh tế ở huyện Từ Liêm trong những năm gần đây cũng khá hơn trước đây, nhiều gia

đình có thu nhập cao, nhiều NCT có lương hưu và trợ cấp của bảo hiểm xã hội Tuy nhiên, đời sống thu nhập cao cũng làm ảnh hưởng tới mô hình bệnh tật của NCT Tính chất đa bệnh lý ở NCT được thể hiện trung bình một người cao tuổi mắc 2,20 bệnh Số NCT mắc 2 bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (42,1%), tiếp đến là mắc 3 bệnh (15,3%), mắc 1 bệnh (16,3%) và có tới 10,5% số NCT mắc từ 4 bệnh trở lên

Điều này phù hợp với các nghiên cứu về bệnh tật ở NCT

4.1.2 Về các yếu tố liên quan đến sức khỏe của người cao tuổi

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến SK của NCT: yếu tố xã hội (giáo dục, luật pháp, hỗ trợ xã hội…), yếu tố môi trường, cá thể (gen, khả năng thích nghi…), yếu tố kinh tế (thu nhập, bảo hiểm xã hội…), dịch vụ CSSK ( CSSKBĐ, tại bệnh viện, quản lý SK…), hành vi ( thể dục, dinh dưỡng, lối sống) Như vậy, để chăm sóc và nâng cao SK cho NCT, cần phải tác động tổng thể tới tất cả các nhóm yếu tố ảnh hưởng

đến SK của NCT Điều này đòi hỏi trách nhiệm bản thân và gia đình NCT, sự tham gia tích cực của các đoàn thể xã hội mà ngành y tế là tham mưu tích cực cho cấp uỷ chính quyền

4.1.3 Về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi

NCT chưa biết đầy đủ ý nghĩa và giá trị của việc KSK định kỳ phát hiện sớm bệnh tật để có biện pháp dự phòng, điều trị kịp thời Mặt khác, hệ thống cung ứng dịch vụ CSSK của chúng ta chưa thật

Trang 9

Sau 24 tháng can thiệp, số NCT tham gia tập luyện dưỡng sinh

đã tăng từ 22,6% lên 96,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với

p<0,001, chỉ số hiệu quả là 326,1% Hình thức luyện tập dưỡng sinh

đã chuyển từ tự phát sang tập trung, có hướng dẫn

Đánh giá sự thay đổi sức khoẻ NCT sau tập luyện dưỡng sinh bài

tập “Thái cực quyền giản hoá” bằng theo dõi biến đổi cảm giác chủ

quan của NCT trước và sau 24 tháng tập luyện luyện dưỡng sinh thấy:

Tỷ lệ NCT có biến đổi cảm giác chủ quan: giảm mệt mỏi

(92,3%); giảm đau mỏi lưng (88,0%); giảm đau đầu (85,4%); giảm

tê, buồn tay, chân (84,8%); giảm buồn ngủ ban ngày (83,6%); giảm

buồn nôn, nôn (81,9%); giảm cảm giác nặng trong đầu (81,7%); giảm

mất ngủ ban đêm (76,8%); giảm chóng mặt, ù tai (75,7%) Các cảm

giác chủ quan cuả người cao tuôỉ giảm ít hơn là run tay (61,3%); hồi

hộp, đánh trống ngực (47,2%)

Biến đổi của các cảm giác chủ quan của người cao tuổi đều có

sự cải thiện theo chiều hướng tốt sau 24 tháng luyện tập, sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê với p<0,01

Bảng 3.15. Người cao tuổi tự đánh giá kết quả chung về tình

trạng sức khoẻ sau 24 tháng tập luyện dưỡng sinh (n= 521)

Đánh giá kết quả chung Tần số Tỷ lệ (%) p

Hầu hết NCT đều cho rằng sau 24 tháng tập luyện thể dục

dưỡng sinh -bài Thái cực quyền giản hoá, trạng thái sức khoẻ chung

đều tốt lên (92,3%), chỉ có 7,7% số NCT cho rằng tình trạng sức khỏe

vẫn như cũ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001

Chương 3

kết quả nghiên cứu 3.1 Thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và khả năng đáp ứng của y tế tuyến xã huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội

3.1.1 Một số đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu

Tỷ lệ NCT nhóm 60 - 74 tuổi chiếm 68,2%, nhóm 75 tuổi trở lên chiếm 31,8%, tỷ lệ NCT nữ là 59,5%, NCT nam 40,5% Có 89% NCT biết chữ trong đó NCT có trình độ học vấn THPT trở lên là 20,1%

3.1.2 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi

Có 23,3% NCT tự đánh giá SK yếu và 3,1% là rất yếu Tỷ lệ NCT thấy trạng thái tinh thần không thoải mái là 25,5% và có 6,5% NCT luôn lo lắng buồn phiền Số NCT đi lại khó khăn và không tự đi lại được chiếm tỷ lệ 3,9% và 1,2% Tỷ lệ NCT tự đánh giá khả năng nhai khó khăn là 13,8%, khả năng nghe khó khăn là 19,1%

Một số nhóm bệnh lý mạn tính hay gặp ở NCT là: tim mạch (54,9%); cơ - xương- khớp (43,8%); tâm - thần kinh (44,7%); mắt (36,0%), tai- mũi - họng (31,2%), tiêu hoá (25,7%), nội tiết (24,5%), hô hấp (15,6%) và tiết niệu (14,7%)

Bảng 3.1 Phân bố số bệnh/chứng bệnh mắc trên người cao tuổi

(Đơn vị tính: tỷ lệ %)

Số bệnh/chứng bệnh/NCT

Đông Ngạc n=260

Phú Diễn n=260

Xuân

Đỉnh n=262

Xuân Phương n=261

Chung n=1043 Không bệnh 16,5 15,4 16,0 15,3 15,8

Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ NCT không có bệnh chỉ chiếm 15,8% Tính chất đa bệnh lý ở NCT được thể hiện rõ tỷ lệ NCT mắc

Trang 10

hai bệnh chiếm cao nhất là 42,1%, tiếp đến mắc một bệnh 16,3%,

mắc 3 bệnh là 15,3% và mắc từ 4 bệnh trở lên 10,5% Trung bình một

người cao tuổi mắc 2,20 bệnh

Bảng 3.2. Phân bố số đợt ốm trên một người cao tuổi trong 3 tháng qua

(Đơn vị tính: tỷ lệ %)

Số đợt ốm của NCT

trong 3 tháng trước

điều tra

Đông Ngạc n=260

Phú Diễn n=260

Xuân

Đỉnh n=262

Xuân Phương n=261

Chung n=1043

Số lượt người ốm

trong 3 tháng 43,5 42,3 40,5 39,8 41,5

2 đợt 8,9 8,2 9,4 8,7 8,8

Số đợt

ốm

Qua nghiên cứu cho thấy số NCT bị ốm trong 3 tháng trước

cuộc điều tra là 41,5%, trong đó ốm 1 đợt chiếm tỷ lệ cao nhất

86,4%, ốm 2 đợt là 8,8% và ốm 3 đợt trở lên là 4,8% Trung bình có

khoảng 4,92 đợt ốm/người/ năm

Nguyện vọng chủ yếu của NCT về CSSK tại cộng đồng là:

được KCB tại nhà (97,9%); được theo dõi SK định kỳ (73,3%); được

NVYT tư vấn về CSSK và tổ chức luyện tập dưỡng sinh (88,0%)

3.1.3 Tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người

cao tuổi

Có tới 86,8% NCT không được khám sức khỏe định kỳ mà lý

do: thấy không cần thiết phải đi khám (37,1%), tiếp đến là không

thuận tiện và mất thời gian (34,0%) không tự đi khám được (14,5%)

sợ tốn tiền (9,4%), các lý do khác là 5%

Khi bị ốm NCT: đi KCB (60,2%), tự chữa (18,5%), không chữa gì

(12,5%) và mời thầy thuốc đến nhà (8,8%) Về lựa chọn nơi KCB ban đầu

của NCT khi bị ốm: TYT xã (40,6%), y tế tư nhân (30,7%), BV PKĐK

(19,9%), lang y (8,8%) Lý do NCT lựa chọn KCB tại TYT xã: thuận tiện

gần nhà (82,5%), không phải chờ đợi lâu (77,5%), tốn ít tiền là 60,0%

Bảng 3.13. Hiệu quả nâng cao kiến thức của người cao tuổi về mục đích của tập luyện dưỡng sinh trước và sau can thiệp

Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng Mục đích

tập luyện dưỡng sinh

Trước (1) (n = 118)

Sau (2) (n = 521)

Trước (3) (n = 91)

Sau (4) (n = 478)

P2-4 CSHQ

(%)

Giữ gìn nâng cao sức khoẻ

88 (74,5%)

521 (100%)

67 (73,6%)

375 (78,4%) p<0,01 34,2 Giải trí (38,1%)45 (88,3%)460 41,7%)38 (55,9%)267 p<0,01 131,8 Chữa bệnh (33,8%)40 (74,7%)389 26,4%)24 (30,1%)144 p<0,01 121,0 Theo

phong trào

21 (17,8%)

223 (42,8%)

20 21,9%)

80 (16,7%) p<0,01 140,4 Không biết 7

(5,9%) 0

8 (8,8%)

33

Sau can thiệp TT- GDSK, tỷ lệ NCT có kiến thức đúng về mục đích của tập luyện dưỡng sinh đã tăng từ 33,8% - 74,5% lên 74,7% - 100,0%,

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01, CSHQ đạt 34,2 140,4% Các

tỷ lệ này đều cao hơn so với nhóm đối chứng cùng thời điểm

3 2 2 3 Kết quả thực hiện và hiệu quả hoạt động luyện tập dưỡng sinh

Bảng 3.14. Số người cao tuổi tham gia tập luyện dưỡng sinh trước và sau can thiệp

Trước can thiệp (1) Sau can thiệp (2) Chỉ số

đánh giá Xuân

Đỉnh n=262

Xuân Phương n=261

Chung n=523

Xuân

Đỉnh n=275

Xuân Phương n=266

Chung n=541

CSHQ (%)

Tự phát(không tập trung) Tập trung Hình thức tập

3 điểm tập

5 điểm tập

8 điểm tập

Số NCT tập

326,1

Tỷ lệ % NCT tập dưỡng sinh

p1-2< 0,001

Ngày đăng: 04/04/2014, 17:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w