Nghiên cứu mô hình quản lý giáo dục cấp huyện theo hướng tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước
Trang 1MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Hoàn thiện mô hình QLGD theo hướng tăng cường hiệu quả QLNN các cấp từ trung ương đến địa phương, từ bộ máy QL của cả
cơ quan thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng là một những vấn đề trung tâm trong cải cách hành chính hiện nay, đồng thời cũng là yêu cầu tất yếu khách quan để phù hợp với sự chuyển đổi mô hình kinh
tế QLGD cấp quận/huyện là tầng dưới cùng trong tháp mô hình QLNN về GD ở nước ta Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện và trước những yêu cầu đẩy nhanh tiến trình đổi mới QLHC, nâng cao hiệu quả QLNN về GD, mô hình hiện tại đã bộc lộ những bất cập về
cơ cấu tổ chức và hoạt động, về mối quan hệ giữa những thành tố, về phương thức quản lý… Muốn khắc phục thiếu sót, đẩy nhanh quá trình đổi mới cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề Một trong những vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu mô hình QLGD cấp huyện vì đây là cấp QL ngành thấp nhất tại địa phương và được xem như là những mắt xích đầu tiên xung yếu nhất giải quyết những vấn đề nền tảng của GD nước nhà, làm cơ sở cho các cấp học cao hơn Nếu giải quyết được những bất cập, những vấn đề đang tồn tại ở cấp QL này
sẽ xác lập được nền tảng vững chắc cho cả hệ thống phát triển nhanh
và bền vững Nghiên cứu mô hình QLGD cấp huyện chẳng những làm phong phú thêm kho tàng lý luận QLNN về GD ở một đất nước đang chuyển đổi mô hình kinh tế như Việt Nam mà còn có giá trị vận dụng, chỉ đạo thực hiện trong thực tiễn làm tăng hiệu quả QLNN về
GD tại các địa phương
Đây cũng chính là những lý do mà tác giả lựa chọn nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu mô hình quản lý giáo dục cấp huyện theo hướng tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước”
Trang 22 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất đổi mới mô hình quản lý giáo dục cấp huyện phù hợp với thực tiễn đồng thời đưa ra các giải pháp triển khai thực hiện theo hướng tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước
3 Khách thể - đối tượng
Khách thể: Quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện
Đối tượng: Mô hình quản lý giáo dục cấp huyện
4 Giả thuyết khoa học
Mô hình QLGD cấp huyện hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập Có thể vượt qua những bất cập đó nếu đề xuất đổi mới mô hình QLGD phù hợp hơn đồng thời đưa ra các giải pháp triển khai thực hiện theo hướng tăng cường hiệu quả QLNN, giúp QLGD cấp huyện thích ứng với những yêu cầu, đòi hỏi của đổi mới trong giáo dục nói riêng và công cuộc đổi mới, hội nhập của đất nước nói chung
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện, phân cấp quản lý giáo dục ở cấp huyện, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện và chỉ
ra khả năng vận dụng vào thực tiễn Việt nam
5.2 Phân tích hiện trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình QLGD cấp huyện hiện nay Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mô hình và phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, nguy cơ đối với QLGD cấp huyện 5.3 Đề xuất đổi mới mô hình QLGD cấp huyện phù hợp và các giải pháp triển khai thực hiện mô hình theo hướng tăng cường hiệu quả QLNN
5.4 Thử nghiệm một số giải pháp đề xuất
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trang 36.1 Đề tài rộng và phức tạp không những về lý luận mà cả thực tiễn nên trong khuôn khổ luận án tiến sĩ, đề tài đặc biệt chú trọng nghiên cứu phòng GD-ĐT là chủ thể của cơ quan quyền lực riêng, thành tố chủ đạo thực hiện chức năng chuyên môn trong mô hình 6.2 Địa bàn nghiên cứu gồm một số các tỉnh phía Nam thuộc miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2004
6.3 Do đặc điểm của QLNN về GD với mức độ tác động và ảnh hưởng sâu rộng đến các vấn đề liên quan nên đề tài không tổ chức thực nghiệm toàn bộ mô hình mà chỉ tiến hành thử nghiệm một số giải pháp ở một số phòng GD-ĐT
7 Luận điểm cơ bản
7.1 Cấp huyện là một trong ba cấp tổ chức hành chính tại địa phương có vị trí hết sức quan trọng trong QLNN về GD Đây là cấp quản lý trung gian có cơ quan chuyên môn về giáo dục là phòng GD-
ĐT Việc nghiên cứu và hoàn thiện mô hình QLGD cấp huyện nói chung và phòng GD-ĐT nói riêng sẽ làm tăng thêm hiệu quả QLNN
về GD trong phạm vi cả nước
7.2 Quản lý nhà nước nói chung và QLGD nói riêng đều có xuất phát điểm là quản lý hệ thống cho dù nó ở cấp độ nào Khi hệ thống lớn kinh tế-xã hội đang thay đổi theo xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân
và xây dựng xã hội dân sự thì QLGD cũng thay đổi về tư duy, phương thức và cơ chế QL
7.3 Mô hình QLGD cấp huyện hiện nay còn thiếu hiệu quả do còn nhiều bất cập Điều này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mô hình Cải tiến mô hình theo hướng tăng cường hiệu quả QLNN sẽ làm tăng thêm hiệu quả QLNN về giáo dục ở cấp huyện
Trang 47.4 Hiệu quả là kết quả đạt được mục tiêu xác định của tổ chức
so sánh với các nguồn lực bỏ ra nhằm đánh giá kết quả đạt được với
chi phí hợp lý trong một khoảng thời gian hạn định
8 Những đóng góp mới của luận án
8.1 Luận án đã làm rõ các khái niệm cơ bản về QL, QLGD, QLNN về giáo dục, hiệu quả và hiệu quả GD, hiệu quả QLNN v.v… Luận án đã phân tích và làm rõ các yếu tố tác động, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức qua đó hình thành các tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN về GD cấp huyện Đóng góp về mặt phát triển lý luận QL cũng đã được thể hiện trong các nội dung phân tích, đánh giá về các mô hình QL, mô hình lý thuyết về QLGD cũng như mô hình QLGD cấp huyện và các yếu tố chi phối mô hình 8.2 Luận án đã làm rõ thực trạng mô hình QLGD cấp huyện của một số tỉnh/thành phố phía nam về các mặt tổ chức bộ máy, các mối quan hệ QL, hiện trạng phân cấp QLGD cho cấp huyện Trên cơ
sở phân tích làm rõ các mặt hiệu quả công tác QL của phòng GD-ĐT
và mô hình QLGD cấp huyện theo các tiêu chí, luận án đã làm rõ các nội dung, khía cạnh hiệu quả QLGD cấp huyện ở địa bàn nghiên cứu
và đưa ra những đánh giá chung về vấn đề này
8.3 Luận án đã khẳng định và chứng minh mô hình QLGD cấp huyện hiện nay còn thiếu hiệu quả, sự cần thiết phải cải tiến mô hình này theo hướng tăng cường hiệu quả QLNN
8.4 Luận án đã đưa ra các nội dung đổi mới mô hình QLGD cho cấp huyện và phòng GD-ĐT về cơ cấu, tổ chức bộ máy và phương thức quản lý cùng với một hệ thống các giải pháp nhằm thực hiện các nội dung đổi mới mô hình
9 Các phương pháp nghiên cứu
Trang 59.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
9.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
10 Cấu trúc luận án
Cấu trúc luận án chia làm 3 phần:
- Mở đầu: trình bày lý do chọn đề tài; mục đích, khách thể
- đối tượng, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, giới hạn, các luận điểm bảo vệ, đóng góp mới của luận án, phương pháp nghiên cứu
- Nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu mô hình QLGD cấp huyện Chương 2: Thực trạng mô hình QLGD cấp huyện của một số tỉnh,
thành phố phía Nam
Chương 3: Đề xuất đổi mới mô hình QLGD cấp huyện và một
số giải pháp triển khai thực hiện theo hướng tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước
- Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 6Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU
MÔ HÌNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC CẤP HUYỆN
1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.2 QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ QLNN VỀ GIÁO DỤC CẤP HUYỆN
1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục
1.2.2 Quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện
Quản lý nhà nước về GD là sự QL của các cơ quan quyền lực nhà nước, của bộ máy QLGD từ trung ương đến cơ sở lên hệ thống GD quốc dân và các hoạt động giáo dục của xã hội nhằm đạt được mục tiêu giáo dục quốc gia
Trong mô hình QLNN về GD cấp huyện, chủ thể quản lý của cơ quan thẩm quyền chung là Ủy ban nhân dân và chủ thể của
cơ quan thẩm quyền riêng là phòng Giáo dục và Đào tạo
Đối tượng quản lý là các hoạt động GD trong phạm vi được
phân cấp Cụ thể QL ngành học mầm non, bậc tiểu học, trung học
cơ sở, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật trung học – hướng nghiệp cấp huyện
Mục tiêu quản lý là nhằm tác động và điều chỉnh các hoạt
động GD trên địa bàn huyện để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội, hoàn thiện và phát
triển nhân cách của công dân
QLNN về GD cấp huyện quán triệt nguyên tắc trong QLHCNN trong đó chú trọng đặc biệt hai nguyên tắc: 1) nguyên tắc kết hợp QL theo ngành với quản lý theo địa phương, vùng, lãnh thổ; 2) nguyên tắc tập trung dân chủ
Theo các nguyên tắc này, UBND huyện thực hiện các chức năng QLGD về các điều kiện thực thi Các cơ quan chuyên môn sở
Trang 7GD-ĐT, phòng GD-ĐT và các nhà trường, cơ sở giáo dục thực hiện quản lý chuyên môn theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên Phòng GD-ĐT chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của sở GD-ĐT và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ ngành học mầm non, các trường tiểu học, trung học cơ sở theo địa bàn phân cấp 1.3 HIỆU QUẢ QLNN VỀ GIÁO DỤC CẤP HUYỆN
1.3.1 Hiệu quả và hiệu quả giáo dục
1.3.2 Hiệu quả quản lý nhà nước
1.3.3 Các yếu tố tác động đến hiệu quả công tác QLGD
¾ Cơ chế quản lý
¾ Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý
¾ Điều kiện, phương tiện phục vụ quản lý
¾ Công tác thanh tra, kiểm tra
1.3.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức
¾ Đạt được mục tiêu tổ chức đề ra
¾ Duy trì được sự ổn định và phát triển bền vững của tổ chức
¾ Thích ứng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài thông qua việc điều chỉnh hợp lý, khoa học những mục tiêu của
tổ chức
1.3.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện
¾ Đạt mục tiêu trong công tác quản lý
¾ Hiệu lực, hiệu quả thực thi các chương trình, mục tiêu, chính sách QLNN về giáo dục
¾ Chủ động, linh hoạt trong hoạt động QLNN về giáo dục
¾ Sự tham gia của người dân vào các hoạt động QLGD
¾ Tính kinh tế của các hoạt động QLNN về giáo dục
¾ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý
Trang 8¾
1.4 MÔ HÌNH QLNN VỀ GIÁO DỤC CẤP HUYỆN
1.4.1 Mô hình quản lý
1.4.2 Mô hình lý thuyết về quản lý giáo dục
1.4.3 Mô hình quản lý giáo dục cấp huyện
Mô hình QLGD cấp huyện là mô hình thực thể, biểu thị các yếu tố cấu trúc, các quan hệ, cơ chế vận động của thực thể đó Sự vận động của một hệ thống không những chỉ phụ thuộc vào các thành tố bên trong hệ thống mà còn phụ thuộc vào cả vào yếu tố bên ngoài Các yếu tố này, ngoài tính quy luật còn mang tính ngẫu nhiên làm cho hệ thống ít nhiều có tính bất định
Hình 1.1: Mô hình QLGD cấp huyện
Trong mô hình QLGD cấp huyện, huyện ủy giữ vai trò lãnh đạo Huyện ủy lãnh đạo mô hình QLGD cấp huyện bằng các chủ trương, đường lối, bằng các cương lĩnh, quyết sách của Đảng HĐND chỉ đạo UBND trong việc thực thi các nghị quyết của
Huyện ủy
HDGD& các tổ chức CT-XH
Cơ quan Chuyên môn
Trang 9HĐND UBND chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trong việc thực thi
kế hoạch, chủ trương đề ra Các phòng chuyên môn có vai trò tham mưu cho UBND trong việc thực hiện chức năng QLNN Trong thực thi nhiệm vụ, các phòng chuyên môn phối hợp với nhau trong các công việc liên quan
Mô hình QLGD cấp huyện bao gồm mối quan hệ quyền hạn trực tuyến và tham mưu Theo nguyên lý thức bậc thì quyền hạn trực tuyến trong một tổ chức đến bất kỳ một vị trí thuộc cấp nào càng rõ ràng bao nhiêu thì việc ra quyêt định tương ứng và việc thông tin trong tổ chức sẽ càng có hiệu quả Bản chất của mối quan hệ tham mưu là cố vấn Chức năng của những người làm việc ở ban tham mưu thuần túy là điều tra khảo sát, nghiên cứu và đưa ra những ý kiến tư vấn cho người quản lý trực tuyến mà họ có trách nhiệm phải quan hệ
1.4.4 Những vấn đề chi phối mô hình QLGD cấp huyện
¾ Chế độ chính trị-xã hội, thể chế nhà nước
¾ Đặc điểm vùng miền và mức độ phát triển kinh tế xã hội
¾ Vấn đề phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa
phương, xu thế đổi mới sang hành chính phát triển và quá trình thực hiện cải cách hành chính
¾ Chuyển đổi cơ chế vận hành theo nền kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế
1.5 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH QLGD ĐỊA PHƯƠNG MỘT SỐ
QUỐC GIA
Trang 10Chương 2
THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QLGD CẤP HUYỆN CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHÍA NAM
2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG ĐÔNG VÀ TÂY NAM BỘ
2.2 HIỆN TRẠNG MÔ HÌNH QLGD CẤP HUYỆN
2.2.1 Cấu trúc tổ chức bộ máy và các mối quan hệ
2.2.2 Hiện trạng phân cấp quản lý giáo dục cho cấp huyện
UBND huyện quản lý các điều kiện thực thi bao gồm: công tác
tổ chức, công tác nhân sự, công tác tài chính
Sở GD-ĐT chỉ đạo phòng GD-ĐT thực hiện công tác chuyên môn Phòng GD-ĐT quản lý công tác chuyên môn ngành học mầm non và bậc tiểu học, trung học cơ sở
2.2.3 Đánh giá chung về sự hoạt động và phối hợp giữa các tổ chức của mô hình QLGD cấp huyện
Thực tế hoạt động và sự phối hợp giữa các tổ chức của mô hình QLGD cấp huyện bộc lộ những bất cập sau:
- Hiện nay có nhiều ngành tham gia vào QLGD nhưng việc xây dựng chương trình, đề án phát triển vẫn chưa có cơ chế phối hợp
cụ thể giữa các ngành GD, tài chính, kế hoạch và đầu tư, nội vụ
- Thực tế QL nhân sự hiện nay tại cấp huyện cho thấy các công việc liên quan đến công tác nhân sự như tuyển nhân sự, chuyển công tác, luân chuyển cán bộ QL, đề bạt…đều do phòng Nội vụ đề
xuất và tham mưu Ý kiến của phòng GD-ĐT chỉ là ý kiến tham khảo
- Hiện nay sự phối hợp giữa hai cơ quan phòng Tài chính-Kế hoạch và phòng GD-ĐT chưa tốt nên ở nhiều địa phương phòng GD-
Trang 11ĐT không nắm được số kinh phí được cấp cho từng trường Ngược lại, phòng Tài chính-Kế hoạch chỉ làm thủ tục cấp nhưng lại không theo sát tiến độ công việc của các trường Điều này tạo nên sự bất cập trong quản lý, chỉ cấp phát mà không kiểm tra, theo dõi và đánh giá được
- Phòng GD-ĐT được tự chủ trong công tác QL chuyên môn
và chỉ báo cáo lên cấp trên là UBND huyện (quản lý theo lãnh thổ)
và sở GD-ĐT (quản lý ngành)
Tóm lại, mô hình QLGD cấp huyện hiện nay sau một thời
gian thực hiện phân cấp QL đã bộc lộ những bất cập, chồng chéo và làm giảm hiệu quả QLNN về GD Được phân cấp QL chuyên môn nhưng phòng GD-ĐT lại không được QL các điều kiện thực thi 2.3 HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC CẤP HUYỆN
2.3.1 Hiệu quả công tác của phòng GD-ĐT
Để có bức tranh cụ thể về hiện trạng hiệu quả hoạt động của phòng GD-ĐT, thành tố thực thi nhiệm vụ chuyên môn của mô hình QLGD cấp huyện, đề tài đã tiến hành khảo sát qua hệ thống phiếu hỏi Đối tượng và phạm vi khảo sát gồm 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ với 223 người trong đó cán bộ QL là 39 người chiếm 17.5%, chuyên viên là 184 người chiếm 82.5% Thời gian công tác dưới 5 năm là 23.9%, từ 6 đến 11 năm là 15.3%, từ 11 đến 15 năm là 12.2% và từ 15 năm trở lên là 48.6% Nội dung khảo sát tập trung vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN ở cấp phòng:
Kết quả khảo sát cho thấy với cương vị là cấp QL ngành thấp nhất
về GD tại địa phương, nhìn chung, các phòng GD-ĐT đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương nói chung
và ngành GD nói riêng Điều này cho thấy sự quan tâm của các cấp
Trang 12có thẩm quyền trong việc phát triển sự nghiệp GD Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy, hoạt động của thành tố trọng tâm của mô hình QLGD cấp huyện hiện nay chưa đạt được hiệu quả mong muốn Còn nhiều bất cập về cơ cấu tổ chức; cơ chế hoạt động và sự phối hợp trong hoạt động; quyền lực trong tổ chức; văn hóa tổ chức; phong cách lãnh đạo… Xu thế chung, GD sẽ phát triển cả về chất
và lượng nên mô hình QLGD hiện nay có nguy cơ không thể bảo đảm hiệu quả hoạt động nếu như không có sự hoàn thiện và phát triển tổ chức phòng GD-ĐT
2.3.2 Hiệu quả công tác của mô hình QLGD cấp huyện
Kết quả khảo sát cho thấy có tình trạng bất bình đẳng rõ rệt
về điều kiện cũng như cơ hội GD giữa nông thôn và thành thị, giữa các thành phố lớn như TP.HCM với các tỉnh Trong quá trình triển khai thực hiện, các chính sách còn thiếu đồng bộ, không nhất quán, chồng chéo, không sát với yêu cầu thực tế Nhiều chỉ thị, quyết định đưa ra không tổ chức thực hiện và kiểm tra chấp hành đến nơi đến chốn nên hiệu lực, hiệu quả thực thi các chính sách QLNN về GD tại cấp huyện chưa cao Nhiều địa phương, chủ thể QL thụ động, áp dụng một cách máy móc các quy định từ trung ương Điều này dẫn đến hệ quả, cũng là chính sách đó nhưng ở một số nơi được đối tượng thụ hưởng chấp nhận, nơi khác lại có những phản ứng khác nhau
Sự tham gia của người dân vào quá trình QLNN về GD vẫn
còn nhiều khó khăn, hạn chế Một trong những nguyên nhân chủ yếu
là do người dân vẫn chưa ý thức được hết quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào công việc QLNN Các hoạt động tham gia quyết định các vấn đề về chính sách đối với GD vấp phải những trở ngại kể cả phía người dân cũng như từ cán bộ, chính quyền cơ sở