1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý

98 937 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Đất đai là là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia,

là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất Luật đất đai 1993 nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai

là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng Trải qua nhiều thế

hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động sử dụng tài nguyên đất và trong đó việc khai thác đất làm vật liệu thông thường đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, ở nhiều nơi đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường Quá trình sử dụng đất và khai thác đất làm vật liệu thông thường phục vụ cho lợi ích của mình, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh Yếu tố chính gây tác động đến môi trường là phá vỡ cấu trúc đất, tạo các khí độc hại, bụi và gây ảnh

hưởng đến chất lượng nguồn nước trong khu vực…làm phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường và gây nguy hiểm cho người dân sinh sống gần khu vực khai thác Vấn đề trở nên cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng

Huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh giống như các địa phương khác nằm trong tình hình chung của cả nước, đang tồn tại những hệ lụy trong việc quản lý đất đai và khai thác đất làm vật liệu thông thường

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề, cùng với mong muốn đóng góp một phần trong công việc quản lý sử dụng tài nguyên đất đai để đạt hiệu quả cao nhất mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống ở địa phương phục

Trang 2

Trường Và Công Nghệ Sinh Học – Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Trương Thanh Cảnh, cùng với sự tiếp nhận và giúp đỡ nhiệt tình của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh Tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá việc quản lý sử dụng tài nguyên đất

- Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất trên địa bàn huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh

- Đánh giá tác động của việc sử dụng tài nguyên đất đến kinh tế xã hội và môi trường

- Đánh giá các tác động việc khai thác đất làm vật liệu thông thường

- Đề xuất các giải pháp phục vụ cho công tác quản lý đất đai và sử dụng đất của huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

3 Nội dung nghiên cứu

3.1 Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh

Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của huyện Tân Châu, xác định vị trí địa lý của Huyện trong mối quan hệ với các vùng lân cận, tìm hiểu đặc điểm địa hình, đặc điểm khí hậu thời tiết, chế độ thuỷ văn, các nguồn tài nguyên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản và thực trạng môi trường của huyện

3.2 Hiện trạng tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện

Tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất của huyện như: tổng diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng so với tổng diện tích tự nhiên, cơ cấu diện tích các loại đất theo đối tượng sử dụng, quản lý, hiện trạng khai thác đất làm vật liệu thông thường Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất giai đoạn 2005 –

2010 của huyện

Trang 3

3.3 Đánh giá công tác quản lý và tác tác động đến kinh tế - xã hội và môi trường trong sử dụng đất

Đánh giá những mặt tồn tại như: nguyên nhân chủ quan, khách quan trong việc quản lý sử dụng đất tại địa phương Các tác động đến kinh tế - xã hội và môi trường trong sử dụng đất

3.4 Đánh giá các tác động việc khai thác đất làm vật liệu thông thường

Quá trình khai thác đất làm vật liệu thông thường gây tác động đến môi trường

là nhiều nhất, gây nguy hiểm cho người dân sống gần đó Nên hoạt động này cần phải được quan tâm đúng mức, và quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước

3.5 Đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả

Từ những đánh giá về quản lý và khai thác đất làm vật liệu thông thường nhận thấy một số vấn đề còn hạn chế, thì đề tài nêu ra một số giải pháp để giúp địa phương có thêm tư liệu mà quản lý tốt hơn về quản lý đất đai trong những năm tới

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập thông tin

+Loại thông tin:

- Điều kiện tài nguyên thiên nhiên tại huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh

- Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh

- Hiện trạng khai thác tài nguyên đất tại huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh

- Các yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường và con người xung quanh khu vực khai thác

+Nguồn thông tin: Từ các dữ liệu quản lý nhà nước và cơ quan quản lý địa phương

- Luật quản lý đất đai

- Luật quản lý khoáng sản

- Tài liệu từ phòng - sở tài nguyên và môi trường tỉnh Tây Ninh

- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu có sẵn từ các chuyên ngành có liên quan

- Từ thư viện, internet, sách, báo…

Trang 4

4.2 Phương pháp khảo sát thực tế

- Trực tiếp xuống phòng tài nguyên và môi trường huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh

để tìm hiểu về công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất

- Khảo sát hiện trạng sử dụng đất và khai thác tài nguyên đất làm vật liệu thông

thường tại huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh

- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng từ việc sử dụng tài nguyên đất

- Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành khai thác khoáng sản 06 tháng đầu năm trên địa bàn huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh

4.3 Ph ương pháp đánh giá

- Đánh giá chất lượng môi trường trong sử dụng đất dựa theo các: QCVN 05:2009/BTNMT, TCVN 5949:1988, QCVN 7:2009/BTNMT, QCVN 08: 2009/BTNMT, QCVN 09:2009/BTNMT, QCVN 14:2009/BTNMT

- Đánh giá công tác quản lý tài nguyên đất dựa vào công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bảng đồ hành chính, quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai

- Đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất và các nguyên nhân ảnh hưởng sử dụng tài nguyên đất lên kinh tế, xã hôi và môi trường, nhất là trong việc sử dụng tài nguyên đất làm vật liệu thông thường

5 Các kết quả đạt được của đề tài

Sau khi tìm hiểu về hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên đất trên địa bàn huyện, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội và môi trường Đề tài

đã đề xuất được các giải pháp giúp địa phương có thêm tài liệu áp dụng vào thực tế xác với điều kiện kinh tế - xã hội để quản lý sử dụng đất tốt hơn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn

Trang 5

- Chương 4: Các giải pháp cho việc quản lý tài nguyên đất hiệu quả và giảm thiểu tác động đến môi trường của việc sử dụng đất làm vật liệu thông thường

- Kết Luận

- Kiến Nghị

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG

Đất được xem như sản phẩm hoạt động của khí hậu (Cl) trên đá mẹ (p) được làm thay đổi dưới ảnh hưởng của thực vật và các cơ thể sống khác (o), địa hình (r)

và phụ thuộc vào thời gian (t) Jenny đã biểu diễn mối quan hệ sau:

Đất = f(p, Cl, t, r, o), bao gồm 5 biến số và người ta gọi là 5 yếu tố hình thành đất

Người ta khẳng định đất thực tế là hệ thống hở cuối cùng mà trong đó các quá trình hoạt động:

+ Hoạt động thêm vào đất:

- Nước, mưa, tuyết, sương

- Bay hơi nước

- Bay hơi N do quá trình phản ứng nitrat hoá

- C và CO2 do oxy hoá chất hữu cơ

Trang 7

- Tuần hoàn sinh học các nguyên tố dinh dưỡng

- Di chuyển muối tan

- Di chuyển do động vật đất

+ Hoạt động chuyển hoá trong đất:

- Mùn hoá, phong hoá khoáng

- Tạo cấu trúc kết von, kết tủa

- Chuyển hoá khoáng

- Tạo thanh sét

Sự tạo thành từ đá xảy ra dưới tác dụng của hai quá trình diễn ra ở bề mặt của trái đất: sự phong hoá đá và tạo thành đất Các quá trình tạo thành đất là tổng hợp những thay đổi hoá học, lý học, sinh học làm cho các nguyên tố dinh dưỡng trong khoáng, đá chuyển thành dạng dễ tiêu

Trang 8

Thực t a ng i n n địa t nh phong hóa đ o nh

Giới hạn của vòng tuần hoàn địa chất

Giới hạn của vòng tiểu tuần hoàn sinh vật học

Chuyển vận nước Dòng năng lượng Dòng vật chất

Hình 1.1 Quan hệ giữa vòng tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh học

Trang 9

1.1.2.2 c u nh nh t

t c nh nh do bi n i liên c sâu s c ng t a t i c

ng a sinh t c y u môi tr

Theo Docuchaev ng

- Cây xanh vai quan ng t ng h

Trang 10

- a nh c nhau xâm p a c, nhi t c t a tan c nhau N

- a nh nh ng i t ng ng a th gi

+ u th

Sinh t đơn n (vi n, o) tham gia u tiên o nh o nh t

ng ng trên c n m u tiên a phong a t c , sau m

u t u cơ cho n m phong a

Sau vi n, o t n c sinh t n a h

Trang 11

Khi th

S

1.1.3 Phân loại quỹ đất Việt Nam

Việc phân chia quỹ đất gắn liền với việc phân loại đất và mục đích cuối cùng nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai của đất nước Quỹ đất là toàn bộ diện tích đất đai của một quốc gia, địa phương hay một vùng lãnh thổ Quỹ đất có thể tính theo toàn bộ hoặc tính theo đầu người hoặc theo mục đích sử dụng Quỹ đất của một địa phương thường là cố định nhưng quỹ đất trên đầu người có xu hướng giảm do dân số tăng Sự thay đổi quỹ đất gắn với các hoạt động và mục đích sử dụng, sự

phát triển kinh tế xã hội.(Theo Đỗ Nguyên Hải (chủ biên), 2007)

Con người có khả năng điều hoà, thay đổi quỹ đất đai Các loại quỹ đất: Quỹ đất nông nghiệp, quỹ đất đô thị, quỹ đất chuyên dùng, quỹ đất rừng, quỹ đất thổ cư, quỹ đất nuôi trồng thuỷ sản,

Mục đích của phận hạng đất:

- Để định mức thuế nông nghiệp, thuế đất

- Phân hạng để có phương hướng bồi dưỡng cải tạo hạng đất thấp, bảo vệ hạng đất tốt

Trang 12

1 Ngành địa chính đã phân loại đất theo mục đích sử dụng như sau:

2 Phân loại định lượng định lượng FAO – UNESCO:

Trước đây, phân loại đất ở Việt Nam dựa theo trường phái phát sinh (Docuchaev): Bất kỳ loại đất nào cũng đều được tạo thành bởi một quá trình lịch sử

tự nhiên, liên quan đến 5 yếu tố hình thành đất: đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian

Hiện nay, phân loại theo phương pháp định lượng FAO-UNESCO: Việt nam có

13 nhóm với 373 đơn vị, đất chủ yếu được hình thành ở các điệu kiện nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm, có cường độ phong hoá mạnh

Đất Việt Nam phong phú và đa dạng: đất xám (acrisols) chiếm 63,2%, đất phù

sa (Fluvisols) 21,6%, nhóm đất đỏ (Ferrasols): 8,2%

Điệu kiện khí hậu ẩm, mưa nhiều dẫn đến đất đai luôn luôn biến động gắn với sự thay đổi của thảm thực vật

Việt Nam chia ra làm 2 miền, 7 vùng kinh tế sinh thái, 16 khu và 142 vùng địa

lý thổ nhưỡng làm cơ sở cho quy hoạch và phát triển

1.1.4 Vai trò của tài nguyên đất

Tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai và thực hiện quy hoạch là quản lý sử dụng đất đai như định nghĩa trên, xoay quanh trên ba yếu tố: các chủ thể, chất lượng hay

sự giới hạn của mỗi thành phần đất đai, và những khả năng chọn lựa sử dụng đất đai thích hợp cho từng vùng Xét về những vấn đề mang tính kỹ thuật, những yếu tố của quy hoạch là: lượng đất đai hữu dụng và quyền sở hửu của nó; chất lượng, khả năng thích nghi và khả năng sản xuất tiềm năng của đất đai; trình độ kỹ thuật được sử

dụng để khai thác nguồn tài nguyên đất đai, mật độ dân cư, và những nhu cầu, tiêu

Trang 13

chuẩn sống của người dân Mỗi yếu tố này đều có tác động qua lại với các yếu tố kia

Theo định nghĩa về đất đai của Luật đất đai Việt Nam (1993) thì “Đất là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản

phẩm lao động Đất còn là vật mang của các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân”

Theo FAO (1995), các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện qua các mặt sau: sản xuất, môi trường sự

sống, điều chỉnh khí hậu, cân bằng sinh thái, tồn trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ (nguyên liệu khoáng sản trong lòng đất); không gian sự sống; bảo tồn, lịch sử; vật mang sự sống; phân dị lãnh thổ Như vậy, có thể khái quát: đất đai là điều kiện vật

chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như: xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất,…), vừa là phương tiện lao động (cho công nhân nơi đứng, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc ) Như vậy, đất không phải là đối tượng của từng cá thể

mà chúng ta đang sử dụng coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta Ðất là điều

kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài người

Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau (Tổng cục Ðịa

chính, 1996)

Nhu cầu tăng trưởng kinh tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số

đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi trường đất, một số chức năng nào đó của đất bị yếu đi Vấn đề sử

dụng đất đai ngày càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu Với sự phát triển không ngừng của sức sản xuất, chức năng của đất đai cần được nâng cao theo hướng đa dạng nhiều tầng nấc, để truyền lại lâu dài cho các thế hệ sau

Những ý kiến trên chủ yếu tập trung vào số lượng đất thích hợp cho sản xuất lương thực Tuy nhiên, đất đai có nhiều chức năng như sau:

Trang 14

- Ch ức năng sản xuất: đất đai là nền tảng cho hệ thống hỗ trợ sự sống, thông qua

việc sản xuất sinh khối để cung cấp lương thực, thực phẩm chăn nuôi, sợi, dầu, gỗ

và các vật liệu sinh vật sống khác cho con người sử dụng, một cách trực tiếp hay thông qua các vật nuôi như nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản vùng ven biển

- Chức năng về môi trường sống: đất đai là nền tảng của đa dạng hóa sinh vật trong đất thông qua việc cung cấp môi trường sống cho sinh vật và nơi dự trữ nguồn gen cho thực vật, động vật, và vi sinh vật, ở trên và bên dưới mặt đất

- Chức năng điều hòa khí hậu: đất đai và sử dụng đất đai là nguồn và nơi chứa khí

ga từ nhà kính hay hình thành một một sự cân bằng năng lượng toàn cầu giữa phản chiếu, hấp thu hay chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời và của chu kỳ thủy văn

của toàn cầu

- Chức năng nước: đất đai điều hòa sự tồn trử và lưu thông của nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm, và những ảnh hưởng chất lượng của nước

- Chức năng tồn trữ: đất đai là kho chứa các vật liệu và chất khoáng thô cho việc sử

dụng của con người

- Chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm: đất đai có khả năng hấp thụ, lọc, đệm

và chuyển đổi những thành phần nguy hại

- Chức năng không gian sống: đất đai cung cấp nền tảng tự nhiên cho việc xây dựng

khu dân cư, nhà máy và những hoạt động xã hội như thể thao, ngơi nghĩ

- Chức năng bảo tồn di tích lịch sử: đất đai còn là nơi chứa đựng và bảo vệ các

chứng tích lịch sử văn hóa của loài người, và nguồn thông tin về các điều kiện khí

hậu và những sử dụng đất đai trong quá khứ

- Chức năng nối liền không gian: đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển

của con người, đầu tư và sản xuất, và cho sự di chuyển của thực vật, động vật giữa

những vùng riêng biệt của hệ sinh thái tự nhiên

Trang 15

1/6 tiêu chuẩn thế giới với ¾ đất đồi núi; đất canh tác <25%; đất trống đồi núi trọc: 28-30% Diện tích đất canh tác giảm dần theo thời gian, diện tích đất manh mún (vì

có nhiều sông, hải đảo, núi xen lẫn đất liền) Việt Nam là quốc gia khan hiếm đất

trên thế giới.( Theo Lê Văn Khoa)

Đất Việt Nam rất phong phú và đa dạng, cho phép trồng được nhiều loại cây từ cây nhiệt đới điển hình như cao su, điều, cà phê đến các loại rau quả ôn đới như bắp cải, xúp lơ, xu hào, đào, mận Một số loại đất có hàm lượng chất dễ tiêu tương đối khá dày như đất bazan, đất phù sa Điểm hạn chế của đất Việt Nam là diện tích đất

ít, dân số đông, cơ sở vật chất còn hạn chế, ruộng bị phân mảnh, manh mún sau thời

kỳ hợp tác xã và công tác quản lý, sử dụng và cải tạo đất còn chưa tốt

Theo kết quả nghiên cứu của hội Khoa học đất Việt Nam (2000) tài nguyên đất của Việt Nam rất đa dạng về loại hình thổ nhưỡng, bao gồm 19 nhóm đất và 54 đơn

vị đất Trong đó có 11 nhóm chính sau:

- Đất cát: 533.434ha

- Đất phù sa: 3.400.059ha

- Đất mặn thời vụ (mùa khô): 825.255ha;

- Đất mặn thường xuyên: 446.991ha

- Đất mùn đỏ vàng trên núi: 3.503.024ha

- Đất xói mòn trơ sỏi đá: 405.717ha

Theo niên giám thống kê (2000), diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 32.924.100ha Đến nay, chúng ta đã đưa vào sử dụng với các mục đích khác nhau 69,9% tổng diện tích đất tự nhiên, tức 22,9triệu ha Trong đó:

Trang 16

- Đất lâm nghiệp (có rừng) là 11.575.400ha, chiếm 35,2%

- Đất chuyên dùng là 1.532.800ha, chiếm 4,7%

- Đất nhà ở là 443.200ha, chiếm 1,3%

Diện tích đất chưa sử dụng cả nước là 10,008triệu ha, chiếm khoảng 30,4% diện tích đất tự nhiên Trong đó :

- Đất đồi núi trọc : 8,55triệu ha, chiếm 26% diện tích tự nhiên

- Còn lại là núi đá, mặt nước và đất chưa sử dụng khác

Về thực trạng sử dụng đất hiện nay, nhìn chung đất chuyên dùng (đô thị, công nghiệp, giao thông vận tải) đang có xu hướng tăng lên rất mạnh do đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa và đô thị hoá Trong khi đó dân số tiếp tục tăng, nhu cầu về nhà ở cũng được tăng lên đáng kể Diện tích đất nông nghiệp, nhất là ở đồng bằng đang bị giảm đi khá mạnh Trong những năm gần đây, công nghiệp, đô thị và giao thông phát triển mạnh, diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng tiếp tục giảm với tốc độ cao hơn Nếu chúng ta không có quy hoạch và quản lý tốt thì diện tích đất nông nghiệp màu mỡ ở đồng bằng sẽ mất đi nhanh chóng

Về chất lượng đất, do Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều và tập trung nên xói mòn, rửa trôi diễn ra khá mạnh trong mùa mưa, dẫn tới đất dễ bị suy thoái, cạn kiệt dinh dưỡng

Xói mòn thường làm mất các chất dinh dưỡng trong đất Theo Nguyễn Tử Siêm

và Thái Phiên, 1998, mức độ mất các nguyên tố dinh dưỡng đất do xói mòn được xếp theo thứ tự sau:

C >N >K, Ca >Mg >P Bên cạnh đó, sự khai thác quá mức cũng như chế độ canh tác không hợp lý ở những vùng khô hạn có chỉ số khô hạn từ 0,05 đến 0,06 đã dẫn tới sa mạc hoá (Ninh Thuận, Bình Thuận, Cheo Reo,…) Sa mạc hoá ở nước ta thường do các nguyên nhân chính sau:

- Do chặt phá rừng

- Do cát bay ven biển

- Do đất mặn hoá

Trang 17

- Do phèn hoá

- Do canh tác nông nghiệp quá mức

- Do khai thác mỏ bừa bãi

Ở đồng bằng, do sức ép dân số, nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh cao, đầu tư nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước tưới, trong khi ít chú ý đến việc

trả lại chất hữu cơ cho đất đã làm cho đất xấu đi rõ rệt

1.3 Tác động của việc sử dụng tài nguyên đất lên môi trường và con người

1.3.1 Đất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh

Đất là tư liệu sản suất đặt biệt, là đối tượng lao động độc đáo; là một yếu tố cấu thành của hệ sinh thái trái đất Trên quan điểm sinh thái học thì đất là một tài nguyên tái tạo, là vật mang của nhiều hệ sinh thái khác trên trái đất Con người tác động vào đất cũng tức là tác động vào các hệ sinh thái mà đất “mang” trên mình

nó Như vậy, tùy thuộc vào phương thức đối xử của con người đối với đất mà đất đai có thể phát triển theo chiều hướng tốt và cũng có thể phát triển theo hướng xấu Cho nên việc bảo vệ môi trường đất và các giải pháp chống ô nhiễm đất duy trì tính năng sản suất lâu dài của đất là một trong những chiến lược quan trọng của nước ta trong việc sử dụng hợp lý và lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Cũng giống như các hệ sinh thái khác, hệ sinh thái đất có cách phát triển riêng,

đó là hệ quả của mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố hữu sinh và vô sinh và khả năng tự điều chỉnh riêng Nói theo nghĩa rộng thì đó là khả năng lập lại cân bằng giữa các quần thể sinh vật đất, giữa vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng và cũng nhờ có sự tự điều chỉnh này mà hệ sinh thái đất giữ được ổn định mỗi khi chịu tác động của các nhân tố ngoại cảnh Sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất tuy có giới hạn nhất định, nếu sự thay đổ vượt quá giới hạn này, hệ sinh thái mất khả năng

tự điều chỉnh và hậu quả là chúng bị ô nhiễm, giảm độ phì nhiêu và giảm tính năng sản suất

Sự tác động của con người có thể điều chỉnh và tìm được một giới hạn thích hợp cho nhiều loại sinh vật đất và cây trồng Giới hạn này còn gọi là giới hạn sinh thái

Trang 18

các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái ra ngoài giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất với từng nhân tố sinh thái

1.3.2 Tác động của các hệ thống sản xuất đến môi trường đất

Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất trong sản suất nông – lâm nghiệp, ngoài ra con người còn sử dụng đất cho nhiều mục đích khác nhau: nơi ở, đường giao thông, kho tàng, mặt bằng sản xuất nông nghiệp

Dân số tăng đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và con người phải áp dụng những biện pháp để tăng mức sản suất và tăng cường khai thác độ phì đất Những biện pháp phổ biến là:

- Tăng cường sử dụng các chất hóa học trong nông lâm nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu diệt cỏ

- Sử dụng các chất điều khiển sinh trưởng để giảm bớt sự thất thoát mùa màng và thuận lợi cho thu hoạch

- Sử dụng công cụ và kỹ thuật hiện đại

- Mở rộng mạng lưới tưới tiêu

Tất cả các biện pháp này đều gây tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái và môi

trường đất Đó là:

- Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu

- Làm ô nhiễm môi trường đất do sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu

- Làm mất cân bằng dinh dưỡng

- Làm xói mòn và thoái hóa đất

- Phá hủy cấu trúc đất và các đặt tính sinh học của đất do sử dụng máy móc nặng

- Mặn hóa, tiêu hóa do tưới tiêu không hợp lý

Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ra ô nhiễm

Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:

- Nguồn gốc tự nhiên: do nhiễm phèn, nhiệm mặn, bão lụt, xói mòn, rửa trôi…

Trang 19

- Nguồn gốc nhân tạo: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, hoạt động nông nghiệp

Môi trường đất có những đặc thù riêng và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể có cùng nguồn gốc nhưng lại gây tác động rất bất lợi rất khác nhau Do đó, phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm sẽ phù hợp hơn đối với môi trường đất:

- Ô nhiễm do tác nhân hóa học

- Ô nhiễm do tác nhân sinh học

- Ô nhiễm do tác nhân vật lý

Môi trường đất có thể bị ô nhiễm do sự lan truyền các chất ô nhiễm từ không khí, nước bị ô nhiễm hay các xác hữu cơ động thực vật tồn dư lâu dài trong đất, làm cho nồng độ các chất tăng lên vượt quá khả năng chịu tải của môi trường gây ô nhiễm đất Có thể xem 2 nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất:

Những nguyên nhân nằm ngoài sự can thiệp của con người như:

- Hiện tượng nhiễm phèn do nước phèn từ các rốn phèn (trung tâm sinh phèn) theo dòng nước mặt hoặc nước ngầm lan đến các vị trí khác nhau gây hiện tượng nhiễm phèn Các đất nhiễm phèn chủ yếu là nhiễm các chất độc Fe2+

, Al3+, SO42- và đồng thời làm cho nồng độ của chúng tăng cao trong dung dịch đất, mật độ keo đất tăng lên cao, pH của môi trường giảm xuống Hậu quả là gây ngộ độc cho cây trồng và các sinh vật đất

- Hiện tượng nhiễm mặn: hiện tượng nhiễm mặn gây ra do muối trong nước biển,

nước triều hay từ các mỏ muối, trong đó các chất độc như: Na+

, K+, Cl-, SO42- Các chất này gây tác hại đến môi trường đất do tác động của các ion hoặc cũng có thể gây hại do áp suất thẩm thấu, nồng độ muối cao trong dung dịch đất đến cơ thể sinh vật, đặc biệt là gây độc sinh lý cho thực vật

- Quá trình glây hoá: Quá trình glây hoá trong môi trường đất là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong các điều kiện ngập nước yếm khí, nơi tích luỹ nhiều xác chết của các chất sinh vật sinh ra nhiều chất độc như: CH4, H2S, FeS, NH3 đồng

Trang 20

vai trò gián tiếp trong việc gây ô nhiễm đất do sự liên kết chặt chẽ giữa chúng với các hợp phần ô nhiễm đi vào đất

- Các quá trình khác: Các quá trình vận chuyển các chất ô nhiễm theo dòng nước mưa lũ, theo gió từ này đến nơi khác khi xảy ra hoạt động núi lửa hay cát bay Ngoài ra nhiễm đất từ quá trình tự nhiên còn do đặc điểm, nguồn gốc của các quá trình địa hoá Tác nhân gây ô nhiễm đất chính là các kim loại nặng

1.3.2.2.Ô nhiễm đất từ nguồn gốc nhân tạo

+ Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp:

Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến tính chất lý và hóa học đất

- Những tác động về vật lý đất như: gây xói mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu trú đất do kết quả của các hoạt động xây dựng, sản xuất khai thác mỏ

- Những tác động về hóa học như: các chất thải rắn, lỏng và khí tác động đến đất Các chất thải công nghiệp ngày càng nhiều và có độc tính ngày càng cao, nhiều loại rất khó bị phân hủy sinh học Các chất thải độc hại có thể được tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm năng đối với môi trường

Có thể phân chia các chất thải ra 4 nhóm chính:

- Chất thải xây dựng,

- Chất thải kim loại,

- Chất thải khí,

- Chất thải hóa học và hữu cơ

+ Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp:

Bao gồm các loại chất thải như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tàn tích sản phẩm

và cây trồng nông nghiệp, chất thải gia súc và tàn tích rừng

Ô nhiễm do phân bón

- Phân vô cơ

Để tăng năng suất cây trồng, người ta thường sử dụng các loại phân hoá học như: đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O) Nhưng trong các loại phân vô cơ, đáng chú ý nhất là phân N, một loại phân mang lại hiệu quả quan trọng nhất cho năng suất cây

Trang 21

trồng, tuy nhiên nó cũng rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất do tồn dư của nó do

sử dụng với liều lượng cao Khi bón N, cây sử dụng tối đa 30% lượng phân bón vào đất Còn lại, phần thì vị rửa trôi làm mất đi, phần còn lại trong đất sẽ gây ô nhiễm đất

Khi bón N vào đất thường trong đất tồn tại 2 dạng: NH4 và NO3-, cây trồng hấp thu cả 2 dạng này, nếu cây hấp thu nhiều N, trong cây sẽ tồn lưu cao NO3

trong lá, quả, hạt quá mức sẽ gây hại cho người tiêu dùng

Lượng N tồn dư trong đất dạng NO3

- dễ bị rửa trôi xuống sông, suối hoặc trực tiếp đi xuống nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm Theo mức cho phép của WHO, nước ngầm chứa > 45 mg/l NO3

-, không thể dùng làm nước uống

Quá trình nitrat hoá làm tăng tính chua của môi trường đất do trong đất tồn tại HNO3

Một số phân bón hoá học khác gây ô nhiễm môi trường đất như phân lân Phân super lân thường có 5% axít tự do (H2SO4), làm cho môi trường đất chua Trong các loại phân lân cũng còn chứa một lượng các kim loại nặng khác như As, Cd, Pb cũng là nguyên nhân làm tích luỹ các kim loại này trong đất

- Phân hữu cơ

Thông thường phân hữu cơ gồm: phân chuồng, phân xanh, phân ủ Thành phần của phân tuỳ thuộc vào nguồn chế biến Nguồn phân hữu cơ gây ô nhiễm đất có thể

do cách sử dụng, nguồn sử dụng để chế biến

Phân chuồng nếu không được ủ đúng kỹ thuật, như nông dân sử dụng phân tươi (phân chuồng, phân bắc) ngâm ủ, nông dân sử dụng tưới trên cây trồng chứa rất nhiều các vi sinh (Coliform, E.coli, Clostridium perfingens, Streptococcus, Salmonella, Vibrio cho lera), ký sinh trùng (giun đũa) trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trên rau làm cho rau không an toàn, gây độc cho người sử dụng

Các loại phân hữu cơ hiện nay, như phân chuồng (heo, gà,…) được nuôi từ thức

ăn tổng hợp không còn an toàn cho nông sản như trước, vì trong thành phần của nó

có nhiều khoáng vi lượng (Cu, Zn, Fe, Mn, Co,…) Hàm lượng kim loại nặng chứa

Trang 22

trong phân có thể là nguồn xâm nhập vào đất trồng và tồn lưu trong các loại nông sản phẩm, đặc biệt là các loại rau ăn lá

Sử dụng nhiều phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí, quá trình khử chiếm ưu thế,

sẽ tạo ra nhiều axít hữu cơ làm đất chua, đồng thời tạo ra nhiều chất độc H2S, CH4,

CO2

Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: thuốc trừ sâu, bệnh (nấm, tuyến trùng…), thuốc diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng đều là các chất hoá học hữu cơ hay vô cơ Rất cần thiết để diệt sâu, bệnh, cỏ dại bảo vệ cây trồng, nhưng vì bản chất của các chất này là diệt sinh học nên ít nhiều đều ảnh hưởng đến môi trường đất

Các hoá chất này gây ô nhiễm môi trường đất và hoạt tính của chúng sẽ là chất độc cho các động vật và con người Nó có thể tồn tại lâu trong đất, xâm nhập vào thành phần cây, nhất là tích luỹ ở các bộ phận của cây, con người sử dụng các sản phẩm này sẽ gây ngộ độc

Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường sinh thái Sau khi xâm nhập vào môi trường và tồn tại một thời gian dài trong các dạng cấu trúc sinh hoá khác nhau hoặc tạo các dạng hợp chất liên kết trong môi trường đất Các hợp chất mới này thường có độc tính cao hơn bản thân nó Ví dụ: như DDT sau một thời gian sử dụng có tạo ra DDE, độc hơn DDT gấp 2-3 lần Thuốc trừ sâu Aldrin tồn tại lâu dài trong đất bị phân thành Dieldrin, mà tính chất của nó độc nhiều lần so với Aldrin

Các thuốc bảo vệ thực vật thường chứa nhiều kim loại nặng như: As, Pb, Hg Một số loại thuốc bệnh như: CuSO4, Zineb, Macozeb,… chứa các kim loại nặng như Zn, Cu, Mn sử dụng nhiều và lâu dài sẽ tồn lưu các kim loại trong đất

Tác hại khác của thuốc trừ sâu bệnh là sự xâm nhập của nó vào môi trường đất làm cho cơ lý hoá tính đất giảm sút, mức độ gây hại tương tự như phân bón hoá học Nhưng khả năng diệt khuẩn cao nên thuốc trừ sâu bệnh cũng đồng thời tiêu diệt nhiều vi sinh vật có ích làm các hoạt tính sinh học của đất bị giảm

Trang 23

1.4 Hiện trạng quản lý đất đai ở Việt Nam

Quản lý nhà nước về đất đai là tổng thể các hoạt động có tổ chức bằng quyền lực nhà nước thông qua các phương pháp và công cụ thích hợp để tác động đến quá trình khai thác sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua các thời kỳ Quản lý đất đai bằng quyền lực của nhà nước được thực hiện thông qua các phương pháp và công cụ quản lý: phương pháp hành chính; phương pháp kinh tế; thông qua quy hoạch, kế

hoạch trên cơ sở luật pháp (Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)

1.4.1 Sơ lược về quản lý nhà nước về đất đai của nước ta qua các thời kỳ

1.4.1.1 Thời kỳ phong kiến và thực dân phong kiến

1.4.1.1.1 Thời kỳ phong kiến dân tộc (từ năm 938 đến năm 1858)

Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV là thời kỳ hình thành và phát triển cực thịnh của nhà nước phong kiến Việt Nam, ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước chiếm đại bộ phận bao gồm ruộng làng, xã, ruộng quốc khố và ruộng phong cấp Chính vì thế dân

ta có câu: “Đất vua, chùa làng”

Ở nước ta, công tác đạc điền và quản lý điền địa có lịch sử lâu đời, để lắm vững

và quản lý đất đai nhà nước phong kiến đã lập ra hồ sơ quản lý đất đai như: Sổ địa

bạ thời Gia Long, sổ địa bộ thời Minh Mạng

1.4.1.1.2 Thời kỳ thực dân phong kiến

Do chính sách cai trị của thực dân pháp, trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại nhiều chế độ quản lý điền địa khác nhau:

- Chế độ quản lý thủ điền thổ tại Nam kỳ

- Chế độ bảo tồn điền trạch, sau đổi thành quản thủ địa chánh tại Trung kỳ

- Chế độ bảo thủ để áp (còn gọi là để đương) áp dụng với bất động sản của người pháp và kiều dân kết ước theo luật lệ Pháp quốc

- Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 29-3-1925 áp dụng tại Bắc kỳ

- Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 21-7-1925 (sắc lệnh 1925) áp dụng tại Nam kỳ và các nhượng địa Pháp quốc ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng

Trang 24

Sau năm 1954, miền Nam Việt Nam nằm dưới ách cai trị của Mỹ - Nguỵ nên vẫn thừa kế và tồn tại ba chế độ quản lý thủ điền địa trước đây:

- Tân chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 1925

- Chế độ điền thổ địa bộ ở những địa phương thuộc Nam kỳ đã hình thành trước Sắc lệnh 1925

- Chế độ quản thủ địa chính áp dụng ở một số địa phương thuộc Trung kỳ

Tuy nhiên từ năm 1962, chính quyền Việt Nam cộng hoà đã có Sắc lệnh CTNT triển khai công tác kiến điền và quản thủ điền địa tại những địa phương chưa thực hiện Sắc lệnh 1925 Như vậy từ năm 1962, trên lãnh thổ Miền Nam do Nguỵ quyền Sài Gòn kiểm soát tồn tại hai chế độ: Chế độ quản thủ điền địa và tân chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 1925

124-1.4.1.2.Thời kỳ từ sau cách mạng tháng tám năm 1945

1.4.1.2.1 Từ năm 1980 đến năm 1988

Quyết định số 201/CP ngày 01 tháng 07 năm 1980 của hội đồng Chính phủ “về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước”, đây được coi là văn bản đầu tiên quy định chế độ quản lý đất đai thống nhất

cả nước sau khi đất nước được thống nhất

Quản lý nhà nước ruộng đất bao gồm các nội dung như sau:

- Điều tra, khảo sát và phân bố các loại đất

- Thống kê, đăng ký đất đai

- Quy hoạch sử dụng đất

- Giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý sử dụng đất

- Giải quyết các tranh chấp về đất

- Quy định các chế độ, thể lệ quản lý việc sử dụng đất và tổ chức việc thực hiện các chế độ, thể lệ ấy

1.4.1.2.2 Từ năm 1988 đến nay

- Luật đất đai năm 1988: nội dung của Luật gồm 6 chương 57 điều, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22 tháng 12 năm 1987 và được chủ tịch

Trang 25

HĐBT công bố ngày 08 tháng 01 năm 1988 Đây là bộ luật đầu tiên của Nhà nước

ta quy định quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng đất Luật quy định Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài có thời hạn và tạm thời người sử dụng đất hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quy định: chế độ quản lý sử dụng các loại đất (5 loại đất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng) lập bản đồ địa chính, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Luật đất đai 1993: nội dung của Luật gồm 7 chương 89 điều, được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 07 năm 1993 Trong quá trình thi hành Luật đất đai 1998 đã bộc lộ nhiều điều không phù hợp, Luật đất đai 1993 ra đời thay thế luật đất đai 1988 Luật đất đai 1993 khẳng định lại quyền sở hữu đất đai đồng thời quy định rõ nội dung quản lý nhà nước về đất đai (7 nội dung) Phân định

rõ đất đai thành 6 loại (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng) Luật quy định quyền của UBND các cấp trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền của Chính phủ trong việc giao đất theo hạng mức đất và loại đất

- Luật đất đai 2003: Nội dung của luật gồm 7 chương 146 điều được nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01/07 năm 2004 Luật này khắc phục tồn tại của luật đất đai 1993 và các luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001 đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng đất phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế

Luật đất đai 2003 khác cơ bản luật đất đai 1993 ở một số nội dung sau:

+ Phân định rõ 3 nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp (bao gồm đất nông nghệp

và đất lâm nghiệp quy định ở luật đất đai 1993), nhóm đất phi nông nghiệp (bao gồm đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng và một phần đất chưa sử dụng ở luật đất đai 1993) Luật quy định rõ đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất sử dụng cho khu kinh tế, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh

Trang 26

+ Quy định việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện và cấp tỉnh (chính phủ không làm chức năng này)

+ Quy định về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam: được giao đất, được thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở

1.4.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Để xác định vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai từ trung ương đến địa phương, tại điều 6 chương I Luật đất đai 2003 đã nêu nội dung quản lý nhà nước về đất đai:

1 Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai

2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:

a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và

d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

đ) Quản lý việc giao, đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

f) Thống kê, kiểm kê đất đai;

g) Quản lý tài chính về đất đai;

h) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;

i) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

Trang 27

j) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai

và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

k) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

l) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

3 Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, đảm bảo quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả

Trang 28

CH ƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG

SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT TẠI HUYỆN TÂN CHÂU – TỈNH TÂY

25’-110o46’ vĩ độ Bắc, được thành lập vào ngày 13 tháng 5 năm 1989 theo Quyết định số 48/QĐ-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trên

cơ sở chia tách địa giới hành chính từ huyện Tân Biên và huyện Dương Minh Châu

Tổng diện tích tự nhiên 95.118ha; đến năm 2004 tiến hành điều chỉnh ranh giới hành chính, trên cơ sở sáp nhập 3 ấp (Tà Đơ, Đồng Kèn, Suối Bà Chiêm) thuộc xã Suối

Đá - huyện Dương Minh Châu, diện tích tự nhiên đến năm 2010 là 110.106,69ha Tân Châu là huyện biên giới giữa Việt Nam - Vương quốc Campuchia, cách thị xã Tây Ninh 30km, cách Tp Hồ Chí Minh 130km, ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Đông giáp thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản - tỉnh Bình Phước

- Phía Nam giáp thị xã Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu

- Phía Tây giáp huyện Tân Biên

- Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia (đường biên giới dài 47,5km)

Trang 29

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh

(Nguồn: Báo cáo Phòng tài nguyên và môi trường năm 2010)

Trang 30

2.1.1.2 Điều kiện địa hình

Địa hình là đồi đỉnh bằng, lượn sóng nhẹ, độ cao tuyệt đối từ 18 đến 148,5m; song phổ biến là 40m-60m, địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, nơi bằng thấp là vùng hồ Dầu Tiếng; nhìn chung phần lớn địa hình khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều)

2.1.1.3 Điều kiện khí hậu

Tân Châu mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, thể hiện qua từng yếu tố như sau:

Nền nhiệt độ cao đều quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 26,6oC, giá trị trung bình cao thường xuất hiện vào các tháng III-VI, (27,6-28,3oC); nhiệt độ thấp thường xuất hiện trong tháng 12 và tháng 2, giá trị trung bình thấp (24,8-25,4oC); biên độ nhiệt

độ trung bình năm đạt 3,0-3,5oC; biên độ nhiệt ngày đêm lại khá cao, từ 8-100

C vào các tháng mùa khô

Lượng mưa khá cao, bình quân trong 14 năm từ 1996-2009 là 1.823 mm/năm, số ngày có mưa bình quân 140 ngày/năm; sự phân bố lượng mưa năm phụ thuộc chặt chẽ vào mùa gió, có trên 90% lượng mưa hàng năm xuất hiện vào mùa gió Tây Nam,

còn được gọi là các tháng mùa mưa (đầu tháng V đến trung tuần tháng XI)

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

Nguồn nước mặt của huyện Tân Châu chủ yếu là từ 02 sông lớn là sông Tha La

và sông Sài Gòn, đã xây dựng hồ Dầu Tiếng với dung tích thiết kế 1,58 tỷ m3

, ngoài

ra trên địa bàn huyện còn có các suối và kênh mương đã xây dựng, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho sinh hoạt

- Nguồn nước ngầm

lớn nên cần thận trọng trong quá trình khai thác và phải c quản lý sử dụng t

ch hi u Trong đó, cần ưu tiên khai c n

Trang 31

,

Các khu vực có công nghiệp chế biến, khu dân cư và đô thị nên sử dụng nước mặt qua hệ thống cấp nước tập trung Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện Tân Châu, phân bố thành 2 khu vực: k

; k

, nên một số khu vực thuộc phía Bắc như: xã Tân Hòa và xã Suối Ngô mực nước ngầm sâu, nên rất thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô

và nhiều loài chim quý hiếm,

2.1.2.3 Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu kết quả thăm dò, khảo sát của ngành Địa chất; Quy hoạch khai thác tài nguyên khoáng sản tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 Trên địa bàn huyện Tân Châu có trữ lượng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng như sau:

- Đá vôi xi măng: được thành tạo từ trầm tích hệ tầng Tà Thiết, đá vôi có diện lộ nhỏ tại khu vực Sroc Con Trăn, Chà Và thuộc xã Tân Hòa; Sroc Tâm thuộc xã Suối Ngô Đá vôi có màu xám, xám đen, xám trắng, phân lớp mỏng đến vừa có xen kẽ các lớp kẹp mỏng sét vôi, bột kết Đá vôi có hàm lượng CaO đạt chỉ tiêu cho sản xuất xi măng Đến nay đã đánh giá 03 mỏ đá vôi với trữ lượng và tài nguyên dự báo

Trang 32

69,36 triệu tấn, mỏ còn lại ở xã Suối Ngô có tài nguyên dự báo cấp P là 121,77 triệu tấn), nếu tính đến cốt -50m, tài nguyên đá vôi được dự báo là 805,632 triệu tấn

- Đất sét xi măng: đã phát hiện và đánh giá 4 mỏ sét trên địa bàn huyện Tân Châu

đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu xi măng Tổng tài nguyên các mỏ sét đã đánh giá là 33,63 triệu tấn (Sróc Con Trăn 16,5 triệu tấn; Sroc Tâm 11,3 triệu tấn; Bồ Trúc 0,33 triệu tấn; Chà Và 5,5 triệu tấn)

- Phụ gia xi măng: đã phát hiện 06 mỏ laterit, phân bố chủ yếu ở xã Tân Hòa, lân cận khu vục quy hoạch xây dựng nhà máy xi măng, làm phụ gia điều chỉnh thành phần phối liệu xi măng Laterit có thành phần hóa học: Fe2O3: 40,89%; SiO2: 37,64%; hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu dùng làm phụ gia cho sản xuất xi măng (tiêu chuẩn yêu cầu hàm lượng Fe2O3>30%, bề dày thân khoáng >0,5m) Dự báo trữ lượng tài nguyên là 26,400 triệu tấn

- Cao lanh: đã phát hiện và đánh giá 3 mỏ cao lanh trên địa bàn huyện Tân Châu Cao lanh có màu vàng nhạt đến trắng xám Kết quả phân tích hóa học các mẫu cao lanh đều cho thấy hàm lượng Fe2O3 đều >1% Theo tiêu chuẩn cao lanh làm nguyên liệu cho sản xuất gốm sứ thì hàm lượng Fe2O3 phải <1%, chỉ làm được gốm hoặc sứ thấp cấp Tổng tài nguyên cao lanh dự báo là 5,95 triệu tấn

- Đất sét gạch ngói: đã phát hiện trên 06 mỏ sét gạch ngói với tài nguyên dự báo khoảng 6,358 triệu m3, đất sét địa bàn huyện Tân Châu có thành phần cơ lý đủ tiêu chuẩn làm gạch

- Đá xây dựng và ốp lát: trên địa bàn huyện Tân đang thăm dò trữ lượng đá ốp lát (đá granodiorit) trên diện tích 100ha tại xã Tân Hòa

- Cuội sỏi: đã phát hiện 3 mỏ với tài nguyên dự báo 0,68 triệu m3

- Cát xây dựng: các mỏ cát xây dựng phân bố chủ yếu dọc theo 02 sông chính là

sông Sài Gòn, sông Tha La chảy vào hồ Dầu Tiếng Đã phát hiện 04 mỏ với trữ

lượng và tài nguyên dự báo là 15,95 triệu m3, đang được khai thác cung cấp cát cho xây dựng trên địa bàn huyện như mỏ cát trên đoạn suối Chà Và khu 1 thuộc xã Tân Hòa có trữ lượng 0,21 triệu m3, mỏ cát xây dựng trên suối Tha La thuộc xã Suối Dây trữ lượng 0,15 triệu m3

Trang 33

- Vật liệu san lấp: vật liệu san lấp gồm đất san lấp và laterit san lấp Đến nay đã thống kê được 2 điểm đất san lấp với tài nguyên dự báo khoảng 23,2 triệu m3

và 12 điểm laterit san lấp, tài nguyên dự báo 20,61 triệu m3

Nguồn vật liệu này phân bố tập trung ở các xã Tân Hòa, Tân Đông, Suối Dây, Suối Ngô,… có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu tại chỗ, với tổng trữ lượng là 43,81 triệu m3

Bảng 2.1 Tài nguyên khoáng sản huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh

(Nguồn: Báo cáo qui hoạch sử dụng đất phòng Tài nguyên và môi trường huyện

Tân Châu năm 2010)

Tân Châu có nguồn tài nguyên khoáng sản làm xuất vật liệu xây dựng khá lớn, chất lượng tốt Tuy nhiên, phần lớn diện tích sét và đá xây dựng phân bố ở các

xã ven hồ Dầu Tiếng, ven sông Sài Gòn, đây là vùng rất nhạy cảm về môi trường như Tân Hòa, Tân Thành, Suối Dây, nên quá trình khai thác cần hết sức quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và phục hồi lại mặt bằng sau khai thác

Căn cứ theo Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Tây Ninh đến năm

2020, được phê duyệt tại Quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 01/02/2010 của UBND tỉnh Tây Ninh và rà soát cân đối trên địa bàn từng xã thuộc huyện Tân Châu,

dự kiến trong thời kỳ quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khai thác sét, đá xây dựng và vật liệu san lấp như sau:

Trang 34

- Xây dựng lò gạch: dự kiến đến năm 2020 bố trí 5,0ha, xây dựng hệ thống lò gạch

tại ấp Chăm xã Suối Dây

- Khai thác phún sạn: khai thác phún sạn phục vụ san lấp trong xây dựng kết cấu

hạ tầng khu dân cư, đường giao thông, dự báo sẽ tăng nhanh trong kỳ quy hoạch

Dự kiến quỹ đất cho khai thác phún sạn đến năm 2020 là 148,5ha,

- Cát san lấp: đến năm 2020 sẽ bố trí thêm 23,0ha đất phục vụ khai thác cát san lấp (vật liệu thô sơ) tại xã Tân Phú

Như vậy, tổng nhu cầu đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ đến năm 2020 là 217,9ha, tăng 176,5ha so với hiện trạng năm 2010

2.2 Đặc điểm tài nguyên đất huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh

Căn cứ kết quả Điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Tây Ninh, tỷ

lệ 1:100.000” do Viện Quy hoạch - Thiết kế Nông nghiệp thực hiện năm 2005, trên địa bàn huyện Tân Châu có 02 nhóm đất chính và chia thành 05 đơn vị bản đồ đất

2.2.1 Nhóm đất xám

Được phân thành 03 đơn vị bản đồ đất

- Đất xám trên phù sa cổ (X): đất xám trên phù sa cổ có quy mô diện tích 82.330,27ha, chiếm 74,77% diện tích tự nhiên, đất xám phân bố thành những khu vực rộng lớn, chiếm giữ gần hết phần bậc thềm có độ cao từ 10 đến 50m hoặc đến 60m, trên những bề mặt không bị đọng nước hoặc những khu vực nghèo nước ngầm Đất xám trên phù sa cổ ở Tân Châu có địa hình khá bằng phẳng và tầng đất hữu hiệu dày; có đến 61,20% diện tích phân bố ở cấp độ dốc 0-3o và 100% diện tích

có tầng dày >100 cm

Đất xám Tân Châu có cơ giới nhẹ, tỷ lệ cấp hạt cát ở tầng đất mặt trong các phẩu diện lên đến 58,0-64,0%, trong khi đó cấp hạt sét chỉ khoảng 30-33% Độ chua hoạt tính (pHH2O) chỉ đạt 4,4-4,7 đơn vị pH Mùn rất thấp chỉ khoảng 1,4-2,2%OM, có khi chỉ đạt 0,8%OM (phẫu diện TN 04-29) Đạm, lân và kali cả tổng số và dễ tiêu đều nghèo; trong đó, ở tầng đất mặt đạm tổng số chỉ đạt 0,06-0,10%; lân tổng số: 0,018-0,046%; kali tổng số: 0,023-0,036%; lân dễ tiêu: 1,3-3,6 mg/100g và kali dễ tiêu là 1,9-3,5 mg/100gđ Tuy nhiên đất xám có cơ giới nhẹ, dễ cải tạo, lại được

Trang 35

phân bố ở địa hình khá bằng phẳng thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nước tưới cũng như thuận lợi trong việc thực hiện các biện pháp canh tác Vì vậy, nó có thể thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn nhiệt đới

Hiện nay hầu hết diện tích đất xám trên phù sa cổ ở Tân Châu đã đang được sử dụng cho các mục tiêu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng

Do những lợi thế về địa hình và phạm vi thích hợp rộng nên trong phần đất nông nghiệp nhiều loại cây trồng cạn khác nhau đang được trồng trên đất xám như: cao

su, điều, mãng cầu, xoài, sầu riêng, bưởi, cam, chôm chôm, nhãn, chuối, khoai mì, đậu phộng, bắp, tất cả đều sinh trưởng phát triển tốt Đối với những cây có củ và một số cây trồng cạn hàng năm, đất xám ở địa hình bằng có khả năng thích nghi cao hơn so với nhiều loại đất khác, vì vậy ngoài những khu vực trồng cây lâu năm nên

ưu tiên phát triển, một số cây như đậu phộng, ngô, khoai mỳ, mía cũng rất có lợi thế khi canh tác trên loại đất này Tuy nhiên, sử dụng đất cho mục đích trồng trọt cần chú ý bổ sung phân hữu, bón vừa đủ các loại phân hóa học theo yêu cầu của cây trồng

- Đất xám có tầng loang lổ glây (Xf): đất xám có tầng loang lổ glây có diện tích 911,97ha, chiếm 0,83% DTTN, phân bố ở hai xã Tân Hưng 736,96ha và Tân Phú 175,01ha Đất xám phân bố ở địa hình tương đối thấp, nơi có mực nước mạch lên xuống nông và có thể bị đọng nước bề mặt một số giai đoạn trong năm Quá trình rửa trôi bề mặt và tích tụ sét, sắt, nhôm xảy ra đồng thời với quá trình ôxy hóa - khử xen kẻ ở các tầng đất trong vòng 30-70 hoặc 100cm, tạo cho các lớp đất này có glây

và có màu loang lổ đỏ vàng Đất xám có tầng loang lổ glây là đất có tầng dày và có các kiểu hình thái đặc trưng là Ah-AB-Btw(g) hoặc Ah-AB-Btvg Theo phân loại của FAO/WRB, đất Xf tương đương với đơn vị đất Stagni-Plinthic Acrisols hoặc Umbri-Gleyic Acrisols (Hyperferric)

Đất xám có tầng loang lổ glây ở Tân Châu có cơ giới trung bình đến nhẹ, chua vừa và có độ phì khá Tỷ lệ cấp hạt sét ở tầng đất mặt thay đổi trong khoảng 29-33%, cấp hạt cát trong khoảng 40-60% Độ chua hoạt tính (pHH2O) đạt 4,6-5,0 đơn vị pH

Trang 36

mùn và đạm thường khá đến giàu, lân trung bình, nghèo kali Số liệu phân tích các chỉ tiêu vừa nêu ở tầng đất mặt cho giá trị là 4,3-8,5%OM, 0,21-0,22%N, 0,05-0,13%

P2O5 và 0,022-0,041% K2O Nhìn chung, đất xám có tầng loang lổ glây là một trong những loại đất có nhiều ưu điểm về đặc tính lý hóa học, phân bố ở địa hình khá bằng

phẳng, nguồn nước tưới chủ động là điều kiện thuận lợi để áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp Nhìn chung đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng là loại đất khá thích nghi với chuyên canh lúa nước hoặc luân canh lúa nước với cây trồng cạn hàng năm; cũng có thể trồng cây lâu năm, tùy theo vị trí địa hình

và điều kiện thoát thủy mùa mưa

- Đất xám glây (Xg): đất xám glây có diện tích là 11.671,58ha, chiếm 10,60% diện

tích tự nhiên; phân bố ở các thung lũng ven suối hoặc các trũng thấp trong vùng phù

sa cổ, xuất hiện khá phổ biến trong địa bàn huyện Tân Châu, phân bố nhiều ở các xã phía Tây của huyện, nhiều nhất là ở xã Tân Đông 2.380,80ha (20,40%) Đất xám phân bố trên những bề mặt địa hình thấp, có mực nước ngầm nông, thường bị đọng nước vài ba tháng hoặc hơn trong năm và có glây trung bình đến mạnh xuất hiện trong vòng độ sâu 0-50cm, được xếp vào đất xám glây Về hình thái phẫu diện, hầu hết đất xám glây có tầng dày và có tầng A giầu mùn với các kiểu hình thái đặc trưng

là Ah-ABg-Btg hoặc Ah-AB-Btg Theo phân loại của FAO/WRB, đất Xg tương đương với đơn vị đất Umbri- Gleyic Acrisols

Đất xám glây có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, chua vừa và có độ phì khá Tỷ lệ cấp hạt sét ở tầng đất mặt thay đổi trong khoảng 30-36%, cấp hạt cát trong khoảng 50-52% Độ chua hoạt tính (pHH2O) đạt 4,5-4,6 đơn vị pH Các yếu tố dinh dưỡng trong đất thường không cân đối, mùn và đạm khá đến rất giàu, lân trung bình thấp, nghèo kali; mặt khác giữa các khoanh đất xám glây cũng có những phân biệt rõ về hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt là mùn và đạm Số liệu phân tích các chỉ tiêu vừa nêu ở tầng đất mặt cho giá trị là 2,1-17,5%OM; 0,14-0,50%N, 0,15-0,16%

P2O5 và 0,025-0,036% K2O Nhìn chung, xám glây cũng là một trong những loại đất có nhiều ưu điểm cho sử dụng nông nghiệp; đất chua vừa, hàm lượng dinh

Trang 37

dưỡng cho cây trồng khá cao, lại được phân bố ở địa hình thấp bằng thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nước tưới cho cây trồng

2.2.2 Nhóm đất đỏ vàng

Được phân thành 02 đơn vị bản đồ đất

- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ (Fk): đất nâu đỏ trên đá macma bazơ có diện tích

2.702,07ha, chiếm 2,45% DTTN; phân bố trên bề mặt địa hình vòm thoải có độ cao

từ 55m đến 95m, độ dốc 3-8o; phân bố chủ yếu ở xã Tân Hòa 2.153,9ha (79,71%) Đất nâu đỏ trên macma bazơ có tầng đất rất dày thường dày 2-3m có khi tới cả chục mét, với độ sâu 125cm hình thái phẫu diện có kiểu A-AB-Bs hoặc Ah-AB-Bs; tầng tích tụ sắt nhôm (Bs) thường xuất hiện ở độ sâu >30cm Nhìn chung, toàn bộ cột đất

có màu nâu đỏ hay đỏ tươi, các lớp phía trên do lẫn hữu cơ nên có màu tối hơn, càng xuống sâu sắc đỏ càng rõ, biểu hiện của quá trình tích tụ sexquioxyt Theo phân loại của FAO/WRB, đất nâu đỏ trên bazan thường tương đương với đơn vị đất Rhodi-Acric Ferralsols

Đất có thành phần cơ giới nặng, cấu trúc viên-cụm, tơi, xốp, chua vừa và có hàm lượng dinh dưỡng khá cao Tỷ lệ cấp hạt sét đất thường vượt cấp sét nặng, lên đến 50-60% thậm chí đến 65-66% Độ chua hoạt tính (pHH2O) và trao đổi (pHKCl) theo thứ tự, thay đổi trong khoảng 4,7- 4,8 và 4,1- 4,2 đơn vị Mùn, đạm và lân tổng số khá cao, lên đến 2,3- 4,1% OM; 0,15- 0,22% N và 0,09- 0,10% P2O5 Tuy nhiên, lân dễ tiêu rất nghèo (1-2 mg/100gđ); kali tổng số và dễ tiêu đều nghèo, lượng K2O tổng số và dễ tiêu theo thứ tự chỉ đạt 0,021-0,024% và 2-3 mg/100gđ Phần lớn diện tích đất Fk hiện tại đang được sử dụng để trồng cao su, cây trồng cạn hàng năm Cây trồng trên đất Fk sinh trưởng tốt và cho năng suất khá cao Đây là một loại đất

có ưu thế cho phát triển các cây lâu năm, vì vậy đề nghị nên ưu tiên cho trồng cao

su và các loại cây lâu năm khác

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): đất nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích

4.948,81ha, chiếm 4,49% DTTN, phân bố ven sông Sài Gòn có địa hình vách sườn nghiêng góc theo hướng đông Bắc trên địa bàn xã Tân Hòa Đất nâu vàng trên phù

Trang 38

hệ tầng Bà Miêu (N2

2 bm) với thành phần bột kết, sét kết xen cát kết hạt mịn, màu loang lổ nâu, đỏ, vàng bẩn thường lẫn nhiều kết von laterit; có những khu vực lộ ra sản phẩm phong hóa từ những đá trầm tích cổ có thành phần cát kết màu xám xen ít bột kết, sét-vôi-bột kết màu xám tới xám sẫm của hệ tầng sông Sài Gòn (T1 ssg) Đất nâu vàng trên phù sa cổ ở Tân Châu, nhìn chung có thành phần cơ giới trung bình và chua; tỷ lệ sét thường đạt 30-40%, pHH2O khoảng 4,5-5,0 đơn vị, đất tầng mỏng, cấu trúc cục trung bình đến lớn có cạnh và chặt; ở độ sâu từ 50cm trở xuống

có rất nhiều kết von; các chất dinh dưỡng mùn, đạm lân và kali đều chỉ ở mức thấp (0,91% OM; 0,11% N; 0,045% P2O5 và 0,021% K2O)

Từ những đặc điểm hình thái và lý hóa học nêu trên cho thấy, đất nâu vàng trên phù sa cổ ở Tân Châu, tuy cũng có địa hình ít dốc song đất tầng mỏng, độ phì kém, lại nằm trong vùng rừng phòng hộ của hồ Dầu Tiếng, vì vậy đề nghị nên trồng, tu bổ và bảo vệ rừng

Bảng 2.2 Diện tích các loại đất huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh

1 Đất xám trên phù sa cổ Haplic Acrisols X 82.330,27 74,77

2 Đất xám có tầng loang

năm 2005 do Viện QH-TKNN thực hiện)

Trang 39

Bảng 2.3 Diện tích các loại đất theo độ dốc - tầng dày huyện Tân Châu -

(>100cm)

Tầng dày 1 (>100cm)

Tầng dày 3 (50-75cm)

Trang 40

Nhìn chung, đất đai ở huyện Tân Châu có tầng dày khá, độ dốc thấp, địa chất ổn định, nên thuận lợi đối với cho xây dựng công trình phi nông nghiệp, phát triển công nghiệp, đô thị và trồng cây cao su, một số cây ăn quả đặc sản Riêng các loại đất xám gley, đất xám có tầng loang lổ gley thích hợp trồng lúa nước, các loại rau màu và cây công nghiệp hàng năm

2.3 Phân loại đất theo mục đích sử dụng huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh

Bảng 2.4 Hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 huyện Tân Châu -

tỉnh Tây Ninh

Tổng diện tích tự nhiên 111.038,69 100,00 110.106,69 100,00 -932,00

Trong đó:

1.1 Đất lúa nước 5.887,99 5,30 957,50 0,87 -4.930,49 -4,43 1.2 Đất trồng cây lâu năm 28.521,09 25,69 43.827,70 39,80 15.306,61 14,12 1.3 Đất rừng phòng hộ 32.872,50 29,60 28.673,80 26,04 -4.198,70 -3,56

1.5 Đất rừng sản xuất 47,00 0,04 4.514,84 4,10 4.467,84 4,06 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản 56,08 0,05 60,04 0,05 3,96 0,00 1.7 Đất làm muối

Trong đó:

2.1 Đất XD trụ sở CQ, công trình SN 15,05 0,01 24,04 0,02 8,99 0,01 2.2 Đất quốc phòng 63,36 0,06 110,48 0,10 47,12 0,04

2.4 Đất khu công nghiệp

2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 259,72 515,36 255,64

(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai giai đoạn 2005 - 2010 - Sở TN và MT Tây Ninh

Theo bảng trên có thể nhận xét biến động sử dụng đất từ 2005 – 2010 như sau:

Ngày đăng: 25/04/2014, 20:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1.  Quan hệ giữa vòng tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh học - Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Hình 1.1. Quan hệ giữa vòng tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh học (Trang 8)
Hình 2.1.  Bản đồ hành chính huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh - Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh (Trang 29)
Bảng 2.1. Tài nguyên khoáng sản huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh - Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Bảng 2.1. Tài nguyên khoáng sản huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh (Trang 33)
Bảng 2.2. Diện tích các loại đất huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh - Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Bảng 2.2. Diện tích các loại đất huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh (Trang 38)
Bảng 2.3. Diện tích các loại đất theo độ dốc - tầng dày huyện Tân Châu - - Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Bảng 2.3. Diện tích các loại đất theo độ dốc - tầng dày huyện Tân Châu - (Trang 39)
Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 huyện Tân Châu               - - Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 huyện Tân Châu - (Trang 40)
Bảng 2.7. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 - Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Bảng 2.7. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 48)
Bảng 2.8.    Hiện trạng  sử dụng đất phát triển hạ tầng giai đoạn  2005 – 2010 - Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Bảng 2.8. Hiện trạng sử dụng đất phát triển hạ tầng giai đoạn 2005 – 2010 (Trang 49)
Bảng 2.10.  Hiện trạng khai thác đất tại huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh - Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Bảng 2.10. Hiện trạng khai thác đất tại huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh (Trang 56)
Hình 2.2. Các hầm đất trên địa bàn huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh - Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Hình 2.2. Các hầm đất trên địa bàn huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh (Trang 57)
Bảng 3.1.  Diện tích tự nhiên phân theo các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Tân - Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Bảng 3.1. Diện tích tự nhiên phân theo các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Tân (Trang 58)
Bảng 3.2. Tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Tân Châu - Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Bảng 3.2. Tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Tân Châu (Trang 59)
Bảng 3.3. Diện tích giao đất, cho thuê đất năm 2010 - Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Bảng 3.3. Diện tích giao đất, cho thuê đất năm 2010 (Trang 62)
Bảng 3.4. Thống kê số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích đã cấp giấy đến  năm 2010 huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh - Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Bảng 3.4. Thống kê số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích đã cấp giấy đến năm 2010 huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh (Trang 63)
Bảng 3.5.    Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Tân Châu - - Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Tân Châu - (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w