0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Laáy keát quaû ño

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THỬ NGHIỆM ĐỘNG CƠ PHẦN 2 GV ĐỖ QUỐC ẤM (TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT) (Trang 56 -64 )

 Kết quả đo là giá trị trung bình cộng của ba lần đo theo các thao tác (6) và (7), trị số chênh lệch giữa các lần đo không được quá 6% HSU (HSU)

 Đối với phương tiện có nhiều ống xả, kết quả đo được lấy theo giá trị lớn nhất.  In kết quả đo cuối cùng.

VIII.4.4 Đo khí thải động cơ diesel (Thiết bị MDO 2) VIII.4.4.1 Các bước chuẩn bị :

Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM

109 1. Đặt thiết bị vào vị trí cần đo và cấp nguồn

cho thiết bị.

Cấp nguồn 230 V ( đường A) hay nguồn 12/24 V (đường B).

Hình 8.43 : Cấp nguồn cho thiết bị 2. Kết nối đầu dò khí thải với thiết bị đo, và

kẹt chặt nó vào ống xả.

Hình 8.44 : Kết nối đầu dò vào ôtô 3. Tiếp theo kết nối bộ điều khiển cầm tay

vào thiết bị.

Hình 8.45 : Kết nối bộ điều khiển vào thiết bị

4. Cài đặt cảm biến RPM. Cảm biến RPM phụ thuộc vào loại, đời mà nhà sản xuất lắp đặt trên xe. Kết nối cảm biến với bộ điều khiển cầm tay.

Theo tiêu chuẩn của MAHA, cảm biến RPM là loại kẹp Piezo. Các loại sau cũng dùng được :  Cảm biến TDC.

 Cảm biến quang.  Kẹp W.

Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM

110 5. Để đo nhiệt độ động cơ thông qua nhiệt độ

dầu, ta tháo que thăm dầu ra và thay vào đó là đầu dò nhiệt độ dầu (nếu có). Sau đó nối nó với bộ điều khiển cầm tay.

Hình 8.46 : Kết nối đầu dò nhiệt độ 6. Bật công tắt chính (A), đèn báo(B) sáng

lên có nghĩa thiết bị đã được cấp nguồn.

Hình 8.47 : Cấp nguồn cho thiết bị

7. Cho xe nổ đến khi nhiệt độ dầu hay nước làm mát đạt được nhiệt độ yêu cầu (bước này không cần thiết nếu như động cơ đã đủ nóng).

8. Sau khi kết nối bộ điều khiển cầm tay, và thiết bị đo đã được cấp nguồn, màn hình trên bộ điều khiển xuất hiện các thông báo :

 Phiên bản phần mềm.  Ngôn ngữ sử dụng.  Số lần sử dụng.

9. Tiếp đó thông báo đầu tiên về việc đo kiểm xuất hiện. Bây giờ bạn có thể chọn một trong ba chương trình :

 Official diesel emission test.  Diesel emission diagnostic test.  Printing progam.

Dùng phím <CLEAR> để lựa chọn, phím <ENTER> để khởi động chương trình.

Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM

111

VIII.4.4.2 Kiểm tra chẩn đoán.

Thông tin chung.

Thiết bị cho phép đo kiểm toàn bộ lượng khí thải một cách nhanh chóng, mà không cần phải tuân thủ theo suốt chu trình kiểm tra.

Kẹp chặt đầu dò vào ống xả và tiến hành đo kiểm. Kết quả cũng ngay lập tức hiển thị trên màn hình.

Bằng cách nhấn phím <P>, kết quả đo có thể in ra liên tục cho đến khi kết thúc quá trình đo kiểm bằng cách nhấn phím <ESC>.

Các bước chuẩn bị :

1/ Các bước chuẩn bị tương tự như mục trên :

 Đặt thiết bị vào đúng vị trí hoạt động và cấp nguồn cho thiết bị.  Kết nối đầu dò khí thải với thiết bị đo.

 Kết nối bộ điều kiển bằng cầm tay với thiết bị đo.  Kết nối cảm biến RPM.

 Kết nối đầu dò nhiệt độ dầu.  Bật công tắc ON.

 Kết quả đo chỉ chính xác khi động cơ đạt được nhiệt độ làm việc. 2/ Chọn các mục :

Sau khi chọn mục “Exhaust Diagnostic” bằng phím <CLEAR> và xác nhận bằng phím <ENTER>, màn hình xuất hiện thông báo.

Bây giờ màn hình bắt đầu xuất hiện thông tin đo kiểm (mục 3 đến 5).

3/ Chọn chế độ kiểm tra.

Bây giờ ta chọn chế độ kiểm tra (A hay B) tùy vào hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng phím “CLEAR” để chọn chế độ kiểm tra và xác nhận bằng phím <ENTER>. 4/ Chọn loại đầu dò :

Dùng phím <CLEAR> để chọn đầu dò loại 1 (cho xe khách) hay loại 2 (cho xe chở hàng). Xác nhận bằng phím <ENTER>.

Hình 8.48 : Các thông báo hiển thị trên màn hình

Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM

112 5/ Chọn cảm biến RPM :

Bây giờ chọn loại cảm biến RPM thích hợp để đo kiểm động cơ.

Dùng phím <CLEAR> để chọn một trong các cảm biến RPM sau :

 Kẹp Piezo.  Cảm biến TDC.  Cảm biến quang.  Kẹp W.

6/ Hiệu chỉnh :

Bây giờ động cơ tự động làm nóng đến nhiệt độ làm việc. Màn hình xuất hiện thông báo :

Hình 8.49 : Các thông báo hiển thị trên màn hình

Quá trình kiểm tra chẩn đoán :

Sau khi làm nóng thiết bị, việc đo kiểm bắt đầu. Tăng, giảm ga để RPM đạt được giá trị yêu cầu.

Trong suốt quá trình bạn sẽ thấy màn hình xuất hiện các thông báo :

1/ RPM hiện thời và giá trị k.

2/ RPM hiện thời và nhiệt độ dầu (nếu đầu dò nhiệt độ dầu có kết nối).

3/ RPM hiện thời và nhiệt độ động cơ. 4/ RPM hiện thời và giá trị k max.

Dùng phím <CLEAR> để gọi một vài giá trị xuất hiện trên màn hình.

Hình 8.50 : Các kết quả hiển thị trong quá trình đo

Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM

113 Để in ra giá trị hiện hành ta nhấn phím <K>.

Các dữ liệu sẽ xuất hiện :

 Nhiệt độ dầu (nếu có kết nối dầu dò).  Nhiệt độ động cơ.

 RPM.

 Giá trị k hiện thời.  Giá trị k max.  Chế độ kiểm tra.  Loại đầu dò.

Hình 8.51 : Kết quả sau khi in

Bắt đầu in :

Để in đường cong khí thải, nhấn phím <P>. Máy in sẽ bắt đầu in ra các dữ liệu sau :

 Ngày.  Giờ.

 Tên và địa chỉ công ty.  Tên chế độ kiểm tra.  Tên đầu dò.

Màn hình thông báo :”Please wait, data printing” trong lúc dữ liệu đang được in ra.

Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM

114 Trong suốt quá trình in thiết bị sẽ phát ra những

tiếng “bíp” (không hiển thị kết quả đo của lần trước trong bản in).

Trong khi in, ta có thể lưu lại giá trị k max bằng phím <SPACE>.

Ta có thể lưu lại 9 giá trị max và in ra.

Khi một giá trị được lưu lại thì nó sẽ không còn hiển thị trên màn hình.

Nếu có hơn 9 giá trị lưu lại thì những giá trị đầu sẽ bị xóa.

Ví dụ :

Nếu bạn dã lưu 9 giá trị bằng phím <SPACE> và bay giờ bạn lưu tiếp giá trị thứ 10, thì giá trị thứ 10 sẽ được lưu lại và giá trị thứ nhất sẽ bị xóa đi.

Để ngừng quá trình in, ta nhấn phím <ESC>.

Hình 8.52 :Dạng các kết quả đo Cuối cùng ta nhập các dữ liệu về xe đăng kiểm

bằng bàn phím :  Biển số xe.

 Số khung, sườn xe.

 Số dặm (hay Km) đường xe đã đi.

Sauk hi xác nhận xong dữ liệu, ta nhấn phím <ENTER>, dữ liệu bắt đầu in ra.Thêm vào đó bản in sẽ chừa ra một hàng cuối để người kiểm tra viên ký tên xác nhận.

Hình 8.53 Nhập các dữ liệu đăng ký của xe


Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM

115

Bản in chẩn đoán :A : Giờ chẩn đoán.

B : Ngày chẩn đoán. C : Tên và địa chỉ công ty. D : Chế độ kiểm tra. E : Loại đầu dò.

F : Trục giá trị k (đơn vị : min-1). G : Trục thời gian.(xem G1) H : Trục RPM.(xem H1) I : Nét đậm biểu thị giá trị k. J : Nét mờ biểu thị giá trị RPM. K : Danh sách các giá trị k đã lưu lại.

A : Biển số xe.

B : Số khung, sườn xe.

C : Số dặm (km) đường đã đi.

D : Nơi để kiểm tra viên ký tên xác nhận.

Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THỬ NGHIỆM ĐỘNG CƠ PHẦN 2 GV ĐỖ QUỐC ẤM (TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT) (Trang 56 -64 )

×