nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu của dự án đường ô tô cao tốc hà nội-hải phòng tại tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính việt nam

106 569 1
nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu của dự án đường ô tô cao tốc hà nội-hải phòng tại tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC M th uở ầ 56 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ BẢNG Bảng 1.1: Bảng so sánh những điểm khác biệt giữa Luật đấu thầu với hướng dẫn đấu thầu cho các Dự án được sử dụng vốn vay của EDCF Hàn Quốc Error: Reference source not found Bảng 2.1. Nhân sự Error: Reference source not found Bảng 2.2. Trình độ Error: Reference source not found Bảng 2.3. Ngành nghề Error: Reference source not found Bảng.2.4. Hình thức lựa chọn Error: Reference source not found Bảng.2.5. Tổng hợp thời gian đánh giá và thương thảo Error: Reference source not found Bảng.2.6. Danh sách Nhà thầu Error: Reference source not found Bảng 2.7. Thống kê Phụ lục hợp đồng về cung cấp vật liệu Error: Reference source not found HÌNH VẼ M th uở ầ 56 PHẦN MỞ ĐẦU I. SỰ CẤN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Để đáp ứng được mục tiêu phát triển của đất nước giai đoạn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 thì mạng lưới đường bộ phải đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, tiện lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường; phát huy lợi thế của vận tải đường bộ có tính cơ động cao, hiệu quả trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng, tạo chân hàng cho các phương thức vận tải khác. Một số mục tiêu cụ thể: + Khối lượng khách vận chuyển 5,5 tỷ hành khách với 165,5 tỷ hành khách luân chuyển. + Khối lượng hàng hóa vận chuyển 760 triệu tấn với 35 tỷ tấn hàng hóa luân chuyển. + Phương tiện ô tô các loại khoảng 2,8 – 3,0 triệu xe. Do đó, giao thông vận tải đường bộ được đánh giá là sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội cũng như đời sống sinh hoạt của người dân. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ dân số và nhu cầu ngày càng cao của con người, Chính phủ Việt Nam đã nâng cấp và xây dựng mới nhiều công trình giao thông. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển kinh tế trong khi nguồn vốn ngân sách ngày càng hạn hẹp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã tìm kiếm thêm các nguồn vốn khác như vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), tìm kiếm các nhà đầu tư đầu tư theo hình thức BoT, BT hoặc PPP để phát triển nhanh cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong thời gian tới. Công tác đấu thầu của các dự án hạ tầng là một trong những khâu quan trọng của công tác quản lý dự án, nó khép lại quá trình chuẩn bị đầu tư và là tiền 1 đề để triển khai thi công của các dự án. Hiện nay, các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam có sự tham gia của rất nhiều nhà thầu từ khắp nơi trên thế giới. Hệ thống quy phạm pháp luật về đấu thầu và quản lý Hợp đồng của Việt Nam luôn thay đổi. Bên cạnh đó, công tác đấu thầu một số dự án phải tuân thủ quy định của các Nhà tài trợ và thông lệ quốc tế. Các quy định của các nhà tài trợ thường có một số khác biệt so với quy phạm pháp luật của Việt Nam. Hơn nữa, năng lực, kỹ năng về đấu thầu và quản lý hợp đồng của cán bộ quản lý các dự án lớn của các cơ quan Việt Nam còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ các lý do đó, công tác đấu thầu của một số dự án bị kéo dài ảnh hưởng tiến độ của dự án và một số hợp đồng ký kết bộc lộ một số hạn chế dẫn đến tranh chấp trong quá trình thực hiện. Do đó, việc nâng cao chất lượng công tác đầu thầu các dự án là rất cần thiết nhằm góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả đầu tư dự án. Trong bối cảnh còn nhiều vấn đề nổi cộm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, với nguyện vọng góp thêm một số ý kiến nhằm thúc đẩy công tác đầu thầu, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu của Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng tại Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam” làm luận văn Thạc sỹ. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN: Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu các tình huống đấu thầu và các tồn tại trong quản lý hợp đồng của Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng do Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) làm Chủ đầu tư theo hình thức BoT, làm cơ sở kiến nghị các giải pháp cho công tác đấu thầu của các gói thầu tiếp theo của Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, dự án mới do VIDIFI phụ trách nói riêng và tất cả các dự án sử dụng nguồn hỗn hợp (vốn vay ODA và vốn trong nước) và dự án có tính đặc thù tương tự như Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN: Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam là Chủ đầu 2 tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ giao làm Chủ đầu tư theo hình thức BOT tại Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007. Do đó, đề tài này giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về công tác đấu thầu của Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng do Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam làm Chủ đầu tư. IV . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có phương pháp biện chứng duy vật, kết hợp phương pháp lịch sử và lô gich, phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, mô hình hóa và tiếp cận hệ thống, phương pháp dự báo…… Nguồn số liệu thu thập từ các gói thầu đã triển khai và một số gói thầu đang trong quá trình đấu thầu, những khó khăn, vướng mắc thực tế do Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt nam làm Chủ đầu tư. V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN: Về mặt khoa học: Luận văn hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung thêm những vấn đề lý luận về quá trình đấu thầu các dự án xây dựng công trình giao thông sử dụng vốn vay ODA; làm rõ một số khái niệm, phân tích những đặc trưng cơ bản của quá trình đấu thầu và vai trò quan trọng của Chủ đầu tư trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và tổ chức đầu thầu các dự án, đưa ra những kiến nghị và một số giải pháp góp phần thúc đẩy công tác đấu thầu sử dụng nguồn vốn hỗn hợp (vốn vay ODA và vốn trong nước) trong thời gian tới. Về mặt thực tiễn: Đề tài có tính thời sự cấp bách, phù hợp với yêu cầu thực tiễn tăng cường công tác quản lý và giám sát hoạt đồng đầu tư xây dựng sử dụng vốn vay hỗn hợp (vốn vay ODA và vốn vay trong nước), đặc biệt đối với Chủ đầu tư. Kết quả Luận văn sẽ đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện cơ chế, thể chế về đấu thầu các công trình xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp (vốn vay ODA và trong nước); đồng thời góp phần vào việc hoàn chỉnh mô hình, chức năng nhiệm vụ của các Phòng, Ban của Chủ đầu tư trong quá trình tổ chức đấu thầu và quản lý hợp đồng sau đấu thầu có hiệu quả trong thời gian tới. 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU THẦU 1.1. Khái niệm, trình tự đấu thầu 1.1.1 Các khái niệm liên quan đến đầu tư và dự án đầu tư xây dựng: - Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản nhằm tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, đầu tư là hoạt động bỏ nhân lực, vật tư, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội nhằm thu được những lợi ích trong tương lai. Đầu tư có thể phân chia thành hai loại: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. + Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. + Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá trị khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. - Đầu tư xây dựng (ĐTXD) là hoạt động sử dụng các nguồn lực của xã hội (vốn) để tiến hành các công việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp nhà cửa và các cơ sở hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị và các công việc liên quan khác trên cơ sở tính toán hiệu quả và theo một kế hoạch đã định nhằm duy trì và tạo thêm các tiềm lực mới cho nền kinh tế, xã hội. Kết quả hoạt động ĐTXD là tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật mới, làm thau đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. - Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích duy trình, phát triển, nâng cao công suất và chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. 4 - Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của cọn người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất. phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác. - Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật. - Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Hoạt động ĐTXD chủ yếu được quản lý theo dự án (một số ít được quản lý theo chương trình, ví dụ như: Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học). Dự án đầu tư để xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các công trình mua sắm và lắp đặt thiết bị vào công trình gọi là dự án đầu tư xây dựng. Dự án ĐTXD có thể được nhìn nhận trên các khía cạnh sau đây: - Về mặt hình thức, dự án ĐTXD là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. - Về mặt nội dung, dự án ĐTXD bao gồm tập hợp các yếu tố và hoạt động có liên quan với nhau được thực hiện theo một kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. Giá trị hay chi phí của các nguồn lực này chính là vốn ĐTXD của dự án. Những “kết quả cụ thể” do việc thực hiện dự án ĐTXD mang lại có thể là một hoặc nhiều công trình xây dựng; nghĩa là một dự án đàu tư xây dựng có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình. Sản phẩm của việc thực hiện dự án ĐTXD chính là những công trình xây dựng. Hay nói khác đi, công trình xây dựng là sản phẩm của quá trình thực hiện 5 dự án ĐTXD, được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, được xây dựng theo thiết kế. Việc phân loại dự án ĐTXD có thể theo nhiều tiêu thức khác nhau. Để thích ứng với nội dung đối tượng nghiên cứu đề tài, có thể phân theo 2 tiêu thức chủ yếu sau đây: Thứ nhất: theo quy mô và tính chất, dự án ĐTXD sử dụng vốn Nhà nước được phân loại thành: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm: A, B, C theo những đặc trưng khác nhau nhằm phục vụ công tác quản lý. Đây cũng là cách phân loại dự án đầu tư theo quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Thứ hai: theo nguồn tài trợ, dự án ĐTXD được phần thành: - Dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước, bao gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, dự án sử dụng vốn tín dụng nhà nước; dự án sử dụng vốn đầu tư của DNNN. - Dự án ĐTXD sử dụng vốn khác, bao gồm: Dự án sử dụng vốn của tư nhân và dân cư; dự án sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác. Trong cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, dự án ĐTXD có thể sử dụng một nguồn vốn tài trợ, cũng có thể sử dụng nhiều nguồn vốn tài trợ tùy thuộc vào từng lĩnh vực và sự khuyến khích đầu tư của Nhà nước. Nghĩa là, một dự án ĐTXD có thể sử dụng 100% vốn Nhà nước hoặc cũng có thế sử dụng một phần vốn Nhà nước hoặc không sử dụng vốn nhà nước. 1.1.2. Các khái niệm chung liên quan đến đấu thầu: Trong thời kỳ bao cấp việc quản lý xây dựng cơ bản chủ yếu theo cơ chế kế hoạch hóa một cách cứng nhắc, các đơn vị xây dựng chủ yếu phải thực hiện theo kế hoạch pháp lệnh hàng năm. Đến ngày 20/4/1994, Chính phủ ban hành 6 Nghị định 177/CP thay thế Nghị định 385/HĐBT, việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã có những thay đổi cơ bản về chất, đảm bảo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ theo cơ chế thị trường có định hướng XHCN. Những năm tiếp theo nhằm cụ thể hóa và bổ sung thêm các vấn đề mới, Chính phủ đã ban hành các Nghị định NĐ42/CP ngày 16/7/1996, NĐ92/CP ngày 23/8/1997, NĐ 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999, NĐ12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, NĐ 07/2003/NĐ-CP năm 2003. Kèm theo đó, các Quy chế đấu thầu phù hợp với từng thời kỳ đã được Chính phủ ban hành gồm Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996, Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999, Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 sửa đổi bỏ sung 88/1999/NĐ-CP và Nghị định 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003. Đến ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 – Quốc hội khóa 11 đã thông qua Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 và Luật có hiệu lực thi hành từ 01/4/2006. Theo luật đấu thầu, một số khái niệm liên quan được hiểu như sau: * Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. * Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu. * Trình tự đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. * Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước. * Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước. * Người có thẩm quyền là người được quyền quyết định đầu tư dự án theo quy định của pháp luật. 7 * Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án theo quy định của pháp luật. * Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định về đấu thầu. * Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trường hợp đấu thầu xây lắp, Nhà thầu là các tổ chức có nền tài chính lành mạnh, có đủ điều kiện về năng lực, nhân sự, thiết bị và kinh nghiệm để thực hiện dự án. Nhà thầu có thể là một chủ thể độc lập hoặc là một lien danh gồm nhiều Nhà thầu được thành lập để tham gia xây dựng công trình. Nhà thầu hoặc liên danh Nhà thầu có thể của Việt Nam, của nước ngoài nếu đủ điều kiện tham gia đấu thầu theo quy định. * Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là Nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh. * Gói thầu là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án. Mỗi gói thầu chỉ có một bộ hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng, trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng. * Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành. Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để thương thảo. 8 [...]... quản lý các dự án nói chung 30 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ MỜI THẦU VÀ ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN DO TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VIỆT NAM LÀM CHỦ ĐẦU TƯ 2.1 Tổng quát về Tổng Công ty phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 17/4/2007 tại Thông báo số 75/TB-VPCP, Thủ tư ng Chính phủ giao Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB)... cùng Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) huy động vốn để thực hiện Dự án đầu tư đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng theo hình thức BoT, VDB, VCB và các Nhà đầu tư đã thành lập Tổng Công ty phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) với vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng (VDB chiếm 51% ; VCB chiếm 29%; Vinaconex chiếm 10% và Tập đoàn đầu tư Sài Gòn chiếm 10%) Thực hiện chiến lượng phát triển kinh... nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển theo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính và năng lực kinh nghiệm * Lập hồ sơ mời thầu: HSMT là toàn bộ tài liệu quan trọng để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu của Chính phủ quy định và bao gồm các... thác, nhanh hoàn vốn tại Quyết định 1621/QĐ-Ttg Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam được thành lập và hoạt đồng theo Giấy Chứng nhận kinh doanh số 0103019365 do Sở KH và ĐT thành phố Hà Nội cấp ngày 31/8/2008 với vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng Tên giao dịch tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VIỆT NAM Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM DEVELOPMENT INFRASTRUCTURE... dự thầu và để bên mời thấu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng * Hồ sơ dự thầu: là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của HSMT và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong HSMT * Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu Trường hợp Nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu. .. xuất; gói thầu mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu 2 “Đấu thầu rộng rãi” là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự Hồ sơ mời thầu sẽ không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một số nhà thầu gây... trong hồ sơ mời thầu đã làm ảnh hưởng đến việc đánh giá hồ sơ dự thầu Tổ chuyên gia tư vấn xét thầu khi đánh giá hồ sơ dự thầu chưa bám sát các yêu cầu cũng như tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu, từ đó đưa ra các kết luận thiếu căn cứ xác đáng Như vậy với tư cách là bên mời thầu và quản lý hợp đồng, chủ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các cuộc đấu thầu nói riêng và trong... thầu để mời tham gia đấu thầu Theo Luật đấu thầu các gói thầu xây lắp có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên phải được tiến hành sơ tuyển Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm lập hồ sơ mời sơ tuyển; thông báo mời sơ tuyển, tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; trình và duyệt kết quả sơ tuyển; thông báo kết quả sơ tuyển Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ. .. chủ đầu tư và nhà thầu Việc lựa chọn nhà thầu sẽ đảm bảo tính công bằng và minh bạch cao khi có sự tham gia của đợn vị tư vấn Trong quá trình thi công công trình, tư vấn là đơn vị độc lập thay mặt chủ đầu tư quản lý chất lượng công trình, theo dõi chặt chẽ mọi biến động trên hiện trường, có những ý kiến chính xác giúp chủ đầu tư hoàn thành trách nhiệm quản lý khối lượng, chất lượng và tiến độ công. .. đầu tư ; đại diện Chủ đầu tư; Bên mời thầu để sử dụng 1.3 Những yếu tố ảnh hưởng công tác tổ chức đấu thầu của Chủ đầu tư 1.3.1 Tính tất yếu phải nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu Như ta đã biết hoạt động mời thầu là một hoạt động không thể thiếu được để tiến hành một cuộc đấu thầu có chất lượng, hiệu quả cũng như phát huy vai trò to lớn của phương thức đấu thầu Từ quan niệm đó ta thấy công tác lập hồ . đề tài này giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về công tác đấu thầu của Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng do Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam làm Chủ đầu tư. IV. thêm một số ý kiến nhằm thúc đẩy công tác đầu thầu, tác giả lựa chọn đề tài: Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu của Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng tại Tổng. và vốn trong nước) và dự án có tính đặc thù tư ng tự như Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN: Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hệ thống camera giám sát:

  • Hệ thống bảng điện tử:

  • Hệ thống kiểm soát giao thông:

  • Xây dựng dải cây xanh/hệ thống rào chắn:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan