Khái niệm về Ngân hàng thương mại Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải có một tổ chứckinh doanh đặc biệt – chuyên kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ trong quan hệvay mượn
Trang 1DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: VỐN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Hoạt động cơ bản của NHTM 4
1.1.2.1 Nhận tiền gửi 4
1.1.2.2 Tài trợ 6
1.1.2.3 Thực hiện các dịch vụ 7
1.1.3 Vai trò của của các NHTM trong nền kinh tế 9
1.2.VỐN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
1.2.1 Vốn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM 10
1.2.1.1 Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng (Vốn chủ sở hữu) 10
1.2.1.2 Các khoản tiền gửi Ngân hàng nhận được từ nền kinh tế 12
1.2.1.3 Tiền vay 16
1.2.1.4 Nguồn vốn ủy thác và tín thác 19
1.2.1.5 Các kênh huy động khác 21
1.2.2 Hiệu quả huy động vốn của NHTM 21
1.2.2.1 Phân tích chi phí huy động vốn của NHTM 21
1.2.2.2 Đa dạng hóa các kênh huy động vốn 24
1.2.2.3 Đảm bảo đủ vốn để NH thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo từng giai đoạn 25
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 27
1.3.1 Nhân tố khách quan 28
1.3.2 Nhân tố chủ quan 30
Trang 2HAI BÀ TRƯNG TRONG KHOẢNG THỜI GIAN 2008 - 2010
33
2.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 33
2.1.1 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 33
2.1.2 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hai Bà Trưng 35
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ và những hoạt động cơ bản của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hai Bà Trưng 38
2.1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của BIDV Hai Bà Trưng 38
2.1.3.2 Những hoạt động chủ yếu của BIDV Hai Bà Trưng 38
2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HAI BÀ TRƯNG 40
2.2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thời kỳ 2008 - 2010 40
2.2.1.1 Vốn huy động theo kỳ hạn 42
2.2.1.2 Vốn huy động phân theo thành phần kinh tế 44
2.2.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn và sự phù hợp với việc sử dụng vốn 49
2.2.2.1 Vốn huy động và Tổng vốn 49
2.2.2.2 Cân đôi giữa huy động vốn và sử dụng vốn 51
2.2.3.2 Lãi suất huy động vốn và cơ chế giá vốn FTP: 58
2.2.4 Đổi mới trong hoạt động huy động vốn 61
2.2.4.1 Về hình thức huy động vốn 61
2.2.4.2 Về phát triển mạng lưới 63
2.2.4.3 Về xây dựng và thực hiện thành công các chiến lược kinh doanh, kết hợp có hiệu quả giữa chiến lược khách hàng và chính sách lãi suất 64
2.2.5 Chất lượng dịch vụ huy động vốn 65
2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HAI BÀ TRƯNG 66
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 68
Trang 3CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HAI
BÀ TRƯNG 71
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HAI BÀ TRƯNG 71
3.1.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam giai đoạn 2008-2012 71
3.1.2 Định hướng công tác huy động vốn 74
3.2 QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIÊU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HAI BÀ TRƯNG 76
3.2.1 Đảm bảo đủ vốn để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng với chi phí vốn thấp nhất 77
3.2.2 Đa dạng hóa các kênh huy động vốn 77
3.2.3 Tăng khả năng cạnh tranh 78
3.3 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HAI BÀ TRƯNG 81
3.3.1 Tăng cường công tác phân tích quy mô và cấu trúc nguồn vốn 81
3.3.2 Nâng cao uy tín Ngân hàng 82
3.3.3 Vận dụng chế độ lãi suất linh hoạt 83
3.3.4 Hoàn thiện tiện ích phục vụ người gửi tiền 85
3.3.5 Tổ chức thông tin tiếp thị tốt hơn 88
3.3.6 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 89
3.3.7 Nâng cao trình độ và đổi mới công tác quản lý 93
3.4 KIẾN NGHỊ 94
3.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 94
3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 96
3.4.3 Đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 97
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 4Sơ đồ 1.1: Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay 4
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của BIDV Hai Bà Trưng 36Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của CN HBT - BIDV từ 2008 – 2010 41Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn kinh
50Bảng 2.6: Huy động vốn và sử dụng vốn cho vay theo kỳ hạn tại
BIDV CN HBT 52Bảng 2.7: Huy động vốn và sử dụng vốn cho vay theo loại tiền tệ 54Bảng 2.8: Chất lượng hoạt động tín dụng tại BIDV CN HBT từ
2008 - 2010 55Bảng 2.9: Chi phí hoạt động tại BIDV CN HBT 57
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong công cuộc đổi mới đất nước, vốn là một yếu tố không thể thiếu, làđiều kiện tiên quyết để tiến hành mọi hoạt động Trong doanh nghiệp, vốn là mộttrong những yếu tố quyết định tới sự thành công trong quá trình hoạt động Đốivới một ngân hàng - một đơn vị kinh doanh vốn lại càng quan trọng bởi không
có vốn, ngân hàng sẽ không thể tồn tại Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng làhuy động từ các tổ chức kinh tế và vốn nhàn rỗi trong dân cư
Không nằm ngoài quy luật chung đó, NH Đầu tư và Phát triển ViệtNam (BIDV) nói chung và CN Hai Bà Trưng (HBT) BIDV nói riêng đã và đangkhông ngừng đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường và trởthành một trong những NH hàng đầu tại Việt Nam hiện nay Hơn nữa, BIDVHBT luôn giữ vai trò quan trọng và cũng là một trong những đơn vị hàng đầutrong nước trong việc cung ứng vốn đầu tư phát triển nền kinh tế trong sự nghiệpCNH – HĐH, phục vụ quá trình hội nhập và phát triển
Xuất phát từ ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn nêu trên, vấn
đề “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BIDV chi nhánh
Hai Bà Trưng Hà Nội” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn
thạc sỹ kinh tế
2 Mục đích nghiên cứu của luận văn:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả huyđộng của NHTM
- Phân tích thực trạng về vấn đề nâng cao hiệu quả huy động vốn tạiBIDV HBT, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyênnhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại BIDV HBT
Trang 7- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tạiBIDV HBT.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nângcao hiệu quả huy động vốn tại NHTM, từ đó vận dụng vào phân tích thực tếtrong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BIDV HBT, để rút ra kết luận,hạn chế và nguyên nhân, làm căn cứ đề ra một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả huy động vốn tại BIDV HBT
- Phạm vi phân tích: Nghiên cứu hoạt động huy động vốn của BIDV HBT
- Thời gian nghiên cứu: Chủ yếu từ tháng 10 năm 2008 đến 31/12/ 2010
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trong luận văn, các phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phântích, thống kê có kết hợp các công thức, bảng biểu để tính toán, minh họa, sosánh, phân tích và rút ra kết luận
- Phương pháp kế thừa những nghiên cứu đã có cũng như khảo sát thựcnghiệm thu thập thông tin, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu
5 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được kết cấu theo bachương như sau:
Chương 1: Vốn và nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại BIDV HBT trong
khoảng thời gian cuối năm 2008 - 2010.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại
BIDV HBT
Trang 8CHƯƠNG 1 VỐN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải có một tổ chứckinh doanh đặc biệt – chuyên kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ trong quan hệvay mượn – đó là NHTM, một trung gian tài chính được hình thành lâu đờinhất Có thể hiểu NHTM là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với cácnội dung chính là:
Nhận tiền gửi và chi trả hộ cho khách hàng
Sử dụng số tiền của khách hàng gửi để cho vay
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình cùng với sự phát triểncủa nền kinh tế, ngân hàng đã thực hiện thêm những dịch vụ như: chiết khấuthương phiếu; tài trợ các hoạt động của Chính phủ; cung cấp các dịch vụ tài khoảntiền gửi; cung cấp các dịch vụ khác như: thanh toán quốc tế, dịch vụ thuê thiết bị;môi giới đầu tư; dịch vụ ngân hàng điện tử; dịch vụ ngân hàng tự động…
Như vậy, NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng kinh doanh tronglĩnh vực tiền tệ và cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế hoạtđộng của NHTM ngày càng đa dạng hơn Ngân hàng là một loại hình tổ chứcquan trọng đối với nền kinh tế, các ngân hàng có thể được định nghĩa quachức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế.Tuy nhiên, các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi cùng với đời sống kinh
tế, chính trị xã hội Chính vì vậy cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xemxét ngân hàng trên phương diện các dịch vụ mà chúng cung cấp như sau:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch
Trang 9vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”, sự đa dạng trong các dịch vụ của ngân
hàng được thể hiện ở chức năng của nó:
Sơ đồ 1.1: Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay
1.1.2 Hoạt động cơ bản của NHTM
1.1.2.1 Nhận tiền gửi
NHTM nhận tiền gửi xuất phát từ:
- Yêu cầu khách quan và khả năng của người gửi tiền:
+ Yêu cầu khách quan: Khi các chủ sở hữu có một lượng tiền nhất địnhtiết kiệm được sau khi đã chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết hoặc tạm thờinhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định họ sẽ nghĩ đến việc bảo quản
nó như thế nào cho an toàn khi đó giải pháp gửi tiền vào ngân hàng sẽ đượcchọn vì mục đích cất trữ
Ngân hàng hiện đại
Chức năng tín dụng
Chức năng lập kế hoạch đầu tư
Chức năng thanh toán
Chức năng tiết kiệm Chức năng quản lý tiền mặt
Trang 10Sau đó khi các chủ sở hữu tính đến việc có thu nhập và sử dụng cácdịch vụ ngân hàng Tùy theo lượng tiền nhàn rỗi, tùy kế hoạch sử dụng mà họ
sẽ tính toán xem gửi kỳ hạn nào với số tiền bao nhiêu thì sẽ hiệu quả nhất chomình Từ những năm cuối thập kỷ 60, hoạt động ngân hàng ngày càng pháttriển khi đó người ta nghĩ đến việc sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng
ví dụ thay vì hàng tháng họ phải mang tiền mặt đến bưu điện trả phí điệnthoại hoặc đi trả tiền điện, tiền thuê nhà, tiền thuê xe,… thì sẽ mất nhiều thờigian và không thuận tiện vì vậy họ sẽ thông qua các dịch vụ của ngân hàng,
“ủy nhiệm” cho ngân hàng thanh toán hộ trên cơ sở số tiền họ có trong tàikhoản tại các ngân hàng
+ Khả năng gửi tiền của các chủ sở hữu: Khi các cá nhân có tiền tiếtkiệm họ sẽ tính đến chuyện đầu tư khoản tiền gửi đó như thế nào để an toàn
và có hiệu quả thay vì giữ nó ở trong két chính vì thế họ sẽ gửi vào ngân hàng
để được hưởng lãi đó chính là hình thức gửi tiết kiệm Ngoài ra khi hoạt độngngân hàng phát triển, các phương tiện thanh toán hiện đại, đa dạng các cánhân sẽ gửi thu nhập của mình vào ngân hàng và thực hiện việc chi trả tất cảnhững khoản mục cần thanh toán thông qua tài khoản của họ tại ngân hàng.Các doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình cómột khoản tiền nhàn rỗi tạm thời như chưa đến kỳ trả lương, chưa đến kỳthanh toán tiền mua vật tư,… họ sẽ giữ lượng tiền đó trong tài khoản tại ngânhàng hoặc chuyển sang gửi tiết kiệm với kỳ hạn phù hợp
- Khả năng và nhu cầu của ngân hàng:
Về khả năng, NHTM có kho tàng chắc chắn, an toàn, hệ thống bảo vệkhá nghiêm ngặt, các điều kiện về bảo mật rất tốt, điều kiện về môi trường luônluôn đảm bảo Mặt khác thông qua tác nghiệp của nhân viên ngân hàng, cácquy định, quy trình gửi rút tiền, các ngân hàng luôn sẵn sàng đáp ứng kịp thờicác yêu cầu chi trả cũng như đảm bảo các khoản tiền gửi của người gửi tiền
Trang 11Về nhu cầu, bản thân ngân hàng là những trung gian tài chính, kiếm lời
từ những khoản tiền “tạm thời nhàn rỗi” của người này đem tài trợ cho nhucầu của người kia với mức lãi suất cao hơn, hoặc đầu tư vào những dự án đemlại mức lợi nhuận cao hơn Chính vì vậy ngân hàng phải huy động vốn haynhận tiền gửi từ khách hàng
Nhận tiền gửi là hoạt động tạo điều kiện cho những hoạt động khác củangân hàng và theo suốt quá trình tồn tại và phát triển của mỗi NHTM Nền kinh
tế càng phát triển thì nhu cầu gửi tiền sẽ càng gia tăng, thông qua hoạt độngnhận tiền gửi ngân hàng tập hợp được một số tiền tạm thời chưa sử dụng củacác chủ sở hữu để rồi sử dụng lượng tiền đó đem tài trợ lại cho nền kinh tế
1.1.2.2 Tài trợ
Là các hoạt động mà ngân hàng sử dụng nguồn vốn đã huy động được
để cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu với những điều kiện do hai bênthỏa thuận Hoạt động này bao gồm:
Cho vay (Tín dụng):
Tín dụng ngân hàng là một quan hệ giao dịch giữa ngân hàng chuyểngiao tiền cho các chủ thể khác được sử dụng trong một thời gian nhất định vàbên nhận tiền phải cam kết hoàn trả theo thời hạn thỏa thuận
Đây là hoạt động giữ vị trí đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết địnhđến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng vì hoạt động này tạo ra cho NHTMkhoản thu nhập chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập củaNHTM
Dựa vào các tiêu thức khác nhau người ta có thể chia thành các loại chovay khác nhau:
+ Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Cho vay bất động sản, cho vaycông nghiệp, cho vay cá nhân, cho vay xây dựng,…
+ Căn cứ vào thời hạn vay: Cho vay ngắn hạn, Cho vay trung và dài hạn
Trang 12+ Căn cứ vào phương pháp hoàn trả: Cho vay trả góp, cho vay hoàn trả theoyêu cầu,…
+ Căn cứ vào thành phần kinh tế: Cho vay quốc doanh và ngoài quốc doanh.Thông qua hoạt động tín dụng các NHTM đã và đang thực hiện chứcnăng xã hội của mình, góp phần làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốn đầu tưđược mở rộng và từ đó đời sống dân chúng được cải thiện
Đầu tư:
NHTM có thể sử dụng nguồn vốn để đầu tư như đầu tư vốn trực tiếpvào các doanh nghiệp dưới dạng góp vốn, thành lập công ty, hùn vốn dướihình thức liên doanh, liên kết Đây cũng là hoạt động có ý nghĩa rất quantrọng trong việc tạo ra lợi nhuận ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh củamình cũng giống như các doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế ngân hàng
có những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, ngân hàng có thể gửi khoản tiền đóvào các tổ chức tín dụng khác hay đầu tư trái phiếu Chính phủ để tăng thêmlợi nhuận
Cho thuê tài chính:
Là hoạt động tín dụng trung gian, dài hạn trên cơ sở các hợp đồng chothuê tài sản giữa bên cho thuê là NHTM với khách hàng Khi kết thúc hợpđồng khách hàng có thể mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điềukiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê Trong thời gian thuê các bên khôngđược đơn phương chấm dứt hợp đồng
1.1.2.3 Thực hiện các dịch vụ
Ngoài hoạt động huy động vốn, cho vay các NHTM còn thực hiện mộtloạt các dịch vụ khác cho khách hàng như:
+ Dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước:
Ngày nay, khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động thương mạicàng trở nên đa dạng nhu cầu thanh toán qua ngân hàng không dùng tiền mặt
Trang 13ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong các hoạt động kinh tế Hàng loạt cácphương thức thanh toán được các ngân hàng thực hiện như ủy nhiệm thu, ủynhiệm chi, thanh toán séc, thanh toán bù trừ, thực hiện chuyển tiền nhanh quamạng, thanh toán qua thẻ tín dụng,…Đồng thời, các ngân hàng cũng chútrọng đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất áp dụng công nghệ tiên tiến vàohoạt động ngân hàng để đảm bảo thời gian thanh toán nhanh nhất và chínhxác, an toàn.
Thực hiện tốt các dịch vụ thanh toán góp phần tăng thu nhập ổn địnhcho ngân hàng Hiện nay xu hướng nguồn thu về dịch vụ thanh toán ngàycàng tăng và chiếm một tỷ lệ lớn về tổng thu trong kinh doanh của ngân hàng.Đồng thời góp phần làm tăng tốc độ chu chuyển nguồn vốn, tiết kiệm thờigian, làm giảm khối lượng tiền tệ lưu thông, tiết kiệm chi phí in ấn, kiểm đếmtiền,… Ngân hàng thực hiện tốt công tác thanh toán sẽ thu hút được ngàycàng nhiều khách hàng đến giao dịch từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho côngtác huy động vốn và cho vay của ngân hàng
+ Dịch vụ bảo lãnh:
Bảo lãnh ngân hàng là sự cam kết của ngân hàng( bên bảo lãnh) vớibên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghiệp vụ tài chính thaycho khách hàng( bên được bảo lãnh) trong trường hợp khách hàng không thựchiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh.Thông thường các NHTM áp dụng các hình thức bảo lãnh như: bảo lãnh vayvốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,…
+ Bảo quản vật có giá:
Đây là một trong những dịch vụ lâu đời nhất được các NHTM thựchiện Có hai hình thức bảo quản vật có giá là két sắt bảo quản ký thác và bảoquản an toàn vật có giá
Trang 14Két sắt bảo quản ký thác được lập ra để cho khách hàng thuê, kháchhàng có quyền kiểm tra tài sản có giá của họ bất kỳ thời điểm nào Ngân hàngchỉ cung cấp kho bảo quản, két sắt và điều kiện an toàn.
Bảo quản an toàn vật có giá là nhiệm vụ trông nom, quản lý giấy tờ cógiá như là một đại lý đối với khách hàng
+ Các dịch vụ khác:
Ngoài những nghiệp vụ chủ yếu nêu trên ngân hàng còn thực hiện các dịch
vụ khác như mua bán, trao đổi ngoại tệ, dịch vụ ủy thác, quản lý tiền mặt,…
Các hoạt động của NHTM đều có mối quan hệ mật thiết hữu cơ, làmtiền đề, điều kiện cho nhau vì vậy NHTM phải thực hiện tốt đồng bộ tất cảcác hoạt động
1.1.3 Vai trò của của các NHTM trong nền kinh tế
Ngân hàng được định nghĩa là một loại hình tổ chức tài chính trunggian có vai trò quan trọng trong nền kinh tế chuyên cung cấp các dịch vụ tàichính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán vàthực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinhdoanh nào trong nền kinh tế Trên thực tế một ngân hàng hiện đại phải thựchiện rất nhiều vai trò mới có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhucầu của xã hội:
Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia
đình, thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phầnkhác để đầu tư vào nhà cửa thiết bị và các tài sản khác
Vai trò thanh toán: Thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc
mua hàng hóa và dịch vụ (như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấpmạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền đúc, tiền giấy
Vai trò người bảo lãnh: Cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàngmất khả năng thanh toán
Trang 15Vai trò đại lý: Thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ,
phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán
Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách kinh tế của
Chính phủ góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu
xã hội
1.2.VỐN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Vốn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM
Vốn đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động của các ngân hàngthương mại Nhìn chung, có thể hiểu vốn là khoản hình thành nên tài sản củangân hàng, giúp cho ngân hàng hoạt động một cách hiệu quả, nó có thể hìnhthành từ nhiều kênh khác nhau có thể tăng giảm tùy theo tình hình hoạt độngcủa ngân hàng tùy từng thời kỳ Khi bàn về vốn của Ngân hàng thương mạichúng ta có nhiều cách tiếp cận khác nhau, có nhiều cách phân chia vốn củaNgân hàng thương mại khác nhau: Có thể phân chia theo thời gian (ngắn hạn,dài hạn), theo loại tiền tệ (nội tệ, ngoại tệ), theo đặc điểm của nguồn (nợ, tiềnvay), nếu tiếp cận theo cách phân chia trên bảng tổng kết tài sản vốn của ngânhàng thương mại được chia thành:
1.2.1.1 Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng (Vốn chủ sở hữu)
Về khía cạnh kinh tế, vốn chủ sở hữu là vốn riêng có của NHTM do cácchủ sở hữu đóng góp và các quỹ của ngân hàng được hình thành trong quá trìnhkinh doanh thể hiện dưới dạng lợi nhuận để lại Nguồn vốn này có tính ổn địnhcao, NHTM không phải hoàn lại, nó có vai trò quan trọng đối với các hoạt động
mở rộng quy mô của mình như liên doanh, liên kết, mở rộng mạng lưới,…
Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng bao gồm nhiều loại khác nhau:
Trang 16Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động:
Trong quá trình hoạt động ngân hàng có thể gia tăng vốn của chủ sởhữu theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc từng điều kiện cụ thể
Trong điều kiện thu nhập ròng của ngân hàng lớn các ngân hàng có xuhướng chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu còn được bổ sung từ việc phát hành thêm cổ phần, gópthêm nếu là ngân hàng cổ phần hoặc được cấp thêm từ NSNN nếu là ngânhàng quốc doanh để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết
bị, công nghệ hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn chủ sở hữu do Nhà nướcquy định
Đây không phải là nguồn thường xuyên song nó giúp ngân hàng cóđược lượng vốn chủ sở hữu khi cần thiết
Các quỹ của ngân hàng:
Quỹ dự phòng rủi ro: được trích lập hàng năm và được tích lũy lạinhằm bù đắp những tổn thất xảy ra
Quỹ bảo toàn vốn: Nhằm bù đắp hao mòn của vốn dưới tác động củalàm phát
Ngoài ra còn có các quỹ khác như: quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,…nguồn hình thành các quỹ này là thu nhập sau thuế của ngân hàng Tuy nhiênkhả năng sử dụng các quỹ này vào hoạt động kinh doanh tùy thuộc vào mụcđích sử dụng của các quỹ
Trang 171.2.1.2 Các khoản tiền gửi Ngân hàng nhận được từ nền kinh tế
Tiền gửi thanh toán : Hay còn gọi là tiền gửi có thể phát hành séc (tiền
gửi giao dịch, tiền gửi theo yêu cầu) Mục đích gửi khoản tiền vào ngân hàngkhông phải để hưởng lãi mà là nhằm sử dụng các tiện ích do ngân hàng cungcấp như thanh toán hộ, chi trả hộ, thu hộ Ngân hàng thương mại buộc cáckhách hàng nếu muốn được ngân hàng cung cấp các dịch vụ thì cần phải kýquỹ một lượng tiền tối thiểu, đồng thời với những khoản tiền gửi vào tài khoảnthanh toán phải có thời gian nhất định mới được rút ra để thanh toán điều nàygiúp ngân hàng có thể sử dụng lượng vốn này Thời kỳ đầu ngân hàng còn thuphí trên số dư tiền gửi này nhưng về sau để khuyến khích khách hàng gửi tiềnvào ngân hàng không thu phí, hiện nay để cạnh tranh với nhau các ngân hàngcòn trả tiền lãi cho các số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tạingân hàng, mặc dù vậy mức lãi suất này là rất thấp nên chi phí huy động vốncủa loại tiền gửi này là rất thấp đây chính là ưu điểm của kênh huy động vốnnày Tuy nhiên, tính ổn định của kênh huy động vốn này là thấp nhất vì mụcđích của món tiền gửi này là dựng để thanh toán nên khách hàng có thể rút rabất cứ lúc nào mà ngân hàng không được phép từ chối Biến động của tiền gửithanh toán phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời vụ, hoặc địa bànhoạt động của ngân hàng Để đo độ biến động phức tạp của kênh huy động vốnnày, ta có thể đo tần suất biến động hoặc số vòng quay, hoặc dựa vào các con
số thống kê trong thời gian qua mà ngân hàng đưa ra kết luận Khi sử dụngkênh huy động vốn tiền gửi thanh toán ngân hàng phải thận trọng nếu khôngrủi ro chi trả sẽ xảy ra, điều này có thể làm giảm uy tín của ngân hàng, hoặcphải tốn chi phí để đi vay
Ở Mỹ tiền gửi giao dịch không hưởng lãi chiếm khoảng 30% tiền gửingân hàng mặc dù theo một đạo luật Liên bang Mỹ từ năm 1933 ngân hàngkhông được thanh toán lãi suất trên tiền gửi giao dịch nhưng nhiều ngân hàng
Trang 18chấp nhận trả chi phí giao dịch qua bưu điện hay cung cấp các dịch vụ miễnphí khác do đó vẫn thu hút được một lượng lớn tiền gửi thanh toán.
Để huy động được nguồn tiền gửi thanh toán ngân hàng cần phảikhuyến khích các cá nhân và tổ chức kinh tế mở tài khoản thanh toán đồngthời cũng cần phải nâng cấp các tiện ích và dịch vụ do ngân hàng cung cấpkèm theo như: dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán,…
Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa ngân hàng và
khách hàng về thời hạn gửi tiền trong khoảng thời gian đó ngân hàng cóquyền chủ động sử dụng số tiền đó khi khách hàng muốn rút tiền trước thờihạn cần phải báo trước và phải được sự chấp thuận của ngân hàng Tiền gửi
có kỳ hạn là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình hoạt độngkinh doanh do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội tạo ra từ cácquỹ như quỹ khấu hao, quỹ đầu tư, từ các nguồn thu nhập của doanh nghiệp,
… khi họ biết trước được thời điểm sử dụng tiền, họ gửi những khoản tiềnnày vào ngân hàng nhằm mục đích thu lợi và an toàn Ngân hàng thường phảitrả lãi cao cho số dư tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, nên chi phí huy độngthường cao nhưng bù lại tính ổn định của nguồn vốn này lại cao Ngân hàng
có thể yên tâm sử dụng mà không sợ bị rủi ro về khả năng chi trả
Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền do dân cư gửi vào ngân hàng với mục
đích an toàn và sinh lợi đây thường là khoản tiền gửi có tỷ trọng cao nhấttrong tổng số tiền gửi của ngân hàng và có tính ổn định cao nhất Mục đíchcủa người gửi tiền là nhằm hưởng lãi suất chính vì vậy lãi suât là yếu tố đượcngười gửi quan tâm nhất, lãi suất huy động tỷ lệ thuận với thời gian gửi tiền
sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn gửi dài hơn
Lãi suất chi trả cho người gửi tiết kiệm bao giờ cũng là cao nhất chính
vì vậy huy động nguồn vốn này sẽ có chi phí huy động lớn nhất Để huy độngđược nguồn vốn này, ngân hàng cần chú ý tới nhu cầu tiết kiệm từ dân cư,
Trang 19lượng tiền gửi phụ thuộc vào thu nhập của dân cư, vào xu hướng tiết kiệm,các đặc tính về dân số-xã hội, tình hình kinh tế xã hội Muốn huy động nguồntiền gửi tiết kiệm ngân hàng cần phải chú ý đến các yếu tố thuộc về kháchhàng này và điều chỉnh lãi suất huy động cho phù hợp.
Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi kháchhàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn, sự thay đổiđặc biệt là tiền gửi ngắn hạn làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng.Qui mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác, thông thường chiếm trên50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng
Tiền gửi là đối tượng phải dự dữ bắt buộc do vậy chi phí tiền gửithường cao hơn lãi trả cho tiền gửi Tiền gửi đặc biệt là tiền gửi ngắn hạnthường nhạy cảm với các biến động về lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chitiêu và nhiều nhân tố khác Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các doanhnghiệp, dân cư gửi và cho vay Trong điều kiện có lạm phát, người có tiền tiếtkiệm thường quan tâm tới lãi suất thực, điều đó có nghĩa là lãi suất thựcdương mới thực sự hấp dẫn các nguồn tiền tiết kiệm Các yếu tố khác như địađiểm ngân hàng, mạng lưới chi nhánh và quầy tiết kiệm, các loại hình huyđộng đa dạng, các dịch vụ đa dạng,…đều ảnh hưởng tới quy mô và cấu trúccủa nguồn tiền Thời vụ chi tiêu ảnh hưởng đến quy mô và tính ổn định củanguồn tiền Vào dịp tết, nguồn tiết kiệm cũng như tiền gửi của doanh nghiệp
có xu hướng giảm sút đặc biệt là trong điều kiện tình trạng thanh toán bằngtiền mặt vẫn là hình thức phổ biến nhất trong các giao dịch kinh tế ở nước tahiện nay Tại những thành phố lớn, nơi tập trung các tầng lớp dân cư có thunhập cao, hình thành người gửi tiền lớn, thu nhập gia tăng là điều kiện để cácgia đình tăng quy mô và kỳ hạn của các khoản tiền gửi Như vậy ngân hàngcần phải nghiên cứu đặc điểm thị trường nguồn tiền để có biện pháp quản lý
Trang 20và sử dụng thích ứng Tuy nhiên ngân hàng thường rất khó dự tính được chínhxác việc thay đổi quy mô và kết cấu của tiền gửi
Phát hành giấy tờ có giá: Các NHTM có thể phát hành kỳ phiếu, trái
phiếu và chứng chỉ tiền gửi với đặc điểm có kỳ hạn và khoản lãi được hưởngthường là hấp dẫn được in trên GTCG đó để huy động vốn của tổ chức, cánhân trong và ngoài nước Hình thức huy động này được thực hiện với mụcđích sử dụng vốn cụ thể với số lượng và thời gian phát hành nhất định khi cầnthiết Đặc điểm của khoản nợ này có tính ổn định cao, quyền đòi tiền xếp saucác loại tiền gửi khác Hiện nay, ở Việt Nam có một số giấy tờ có giá có thểđược mua bán trên thị trường, trong khi đó ở các nước có thị trường tài chínhphát triển thì việc mua bán các công cụ nợ diễn ra khá phổ biến và sôi động.Hiện nay, nhu cầu vốn trung và dài hạn còn rất lớn chính vì vậy việc pháthành giấy tờ có giá kỳ hạn dài đóng vai trị quan trọng trong việc tạo và giatăng nguồn vốn trung và dài hạn cho ngân hàng Huy động vốn bằng việc pháthành giấy tờ có giá thường có lãi suất hấp dẫn hơn các loại tiền gửi có cùng
kỳ hạn vì vậy chi phí vốn cho việc huy động nguồn vốn bằng cách này rất caotuy nhiên “tính lỏng” của loại vốn này lại cao vì có thể đưa ra mua bán trênthị trường vốn và tính ổn định của nó cũng rất cao
Theo kinh nghiệm cho thấy việc huy động vốn từ trái phiếu khá phổbiến ở các nước Ở Nhật Bản, vốn huy động từ phát hành trái phiếu có kỳ hạn
1 năm, 2 năm và 5 năm là rất phổ biến trong đó trái phiếu kỳ hạn 5 nămchiếm quá nửa trong tổng số trái phiếu phát hành và chúng được nắm giữ bởicác Công ty bảo hiểm, các Hợp tác xã nông nghiệp và rất nhiều tổ chức đầu tưkhác Loại kỳ phiếu có kỳ hạn 1 năm cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các
cá nhân và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng lượng trái phiếu phát hành
Ở Mỹ, các NHTM có khoản mục tiền gửi có kỳ hạn chiếm gần 50% và chủyếu thể hiện dưới dạng chứng chỉ tiền gửi, với các CDs thường có kèm theo
Trang 21quy định về kỳ hạn cố định với một mức lãi suất được xác định trước hoặctheo thỏa thuận và không có giới hạn về số tiền gửi tối thiểu Khoản mục nàybao gồm các CDs có thể chuyển nhượng giá trị lớn khoảng 100.000USD hoặchơn – những chứng chỉ tiền gửi hưởng lãi mà ngân hàng sử dụng để huy độngvốn từ các khách hàng quen thuộc Để hạn chế việc rút trước hạn đối với tiềngửi có kỳ hạn, thì các ngân hàng Mỹ có một quy định hết sức chặt chẽ là việcrút trước hạn đó sẽ bị xử phạt và mức phạt có thể vượt cả mức tiền lãi đượchưởng tính đến ngày rút tiền.
1.2.1.3 Tiền vay
Tiền gửi là nguồn tiền do khách hàng chủ động mang đến cho ngânhàng, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để kinh doanh Tuy nhiênkhông phải lúc nào các kênh tiền gửi cũng đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanhcủa ngân hàng, chính vì vậy khi nhu cầu cho vay vượt quá khả năng hiện cócủa ngân hàng, ngân hàng có thể đi vay để đáp ứng
Ngân hàng thương mại có thể đi vay từ nhiều nguồn khác nhau:
- Vay từ ngân hàng trung ương:
Ngân hàng thương mại có thể vay từ ngân hàng trung ương qua cáchình thức như chiết khấu, tái chiết khấu, hình thức vay này thông qua thịtrường mở Ngân hàng thương mại thường nắm giữ một lượng giấy tờ có giá,khi cần tiền mặt, ngân hàng thương mại đưa lượng giấy tờ này cầm cố tạingân hàng trung ương, thông qua lãi suất chiết khấu mà ngân hàng trung ương
có thể điều chỉnh được cung tiền tệ cũng như cơ cấu nguồn vốn của ngânhàng thương mại
Ngân hàng thương mại còn có thể vay từ các nguồn ngắn hạn như vay
để bù đắp dự trữ thiếu hụt, nâng cao khả năng thanh toán, nâng cao khả năngthanh khoản Các khoản vay này thường là trong thời gian rất ngắn Trongnhững trường hợp đặc biệt NHTM vẫn có thể vay NHNN để cho vay lại nền
Trang 22kinh tế theo kế hoạch của Nhà nước với một mức lãi suất ưu đãi nhưng khoảnvay này thường bị hạn chế về số lượng đặc biệt là khi chính sách tiền tệ quốcgia đang thắt chặt.
Vay ngân hàng trung ương để cho vay các dự án mà Chính phủ chỉ địnhLãi suất vay từ ngân hàng trung ương thường là ưu đãi nhưng để vay đượcnguồn vốn này lại phụ thuộc vào chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ
- Vay từ các tổ chức tín dụng khác:
Khi thị trường tiền tệ liên ngân hàng phát triển, ngân hàng thương mại
có thể vay từ các tổ chức tín dụng khác Nghiệp vụ này sẽ tạo ra thị trườngliên ngân hàng trong nước và quốc tế Lãi suất đi vay thường cao hơn vay từngân hàng trung ương, quy mô món vay phụ thuộc vào thị trường, về kỳ hạn
có thể co giãn, hoặc là rất ngắn hoặc có thể tới 3-5 năm
Nguồn tiền đi vay không phải dự trữ bắt buộc, không cần bảo hiểm tiềngửi đồng thời ngân hàng cũng chủ động được thời gian hoàn lại nhưng lãi suấtlại cao
Ngân hàng có thể đi vay bằng cách phát hành các giấy tờ có giá nhưphát hành các trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, CDs, hiện nay hình thức vay từviệc phát hành các giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng ngày càng cao so với tổnglượng tiền đi vay của các ngân hàng Bởi hình thức phát hành giấy tờ có giá làmột phần của chiến lược huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng, lãi suất củacác giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành ra sẽ thấp hơn lãi suất đi vay, tuynhiên Ngân hàng phải mất thêm chi phí in ấn, phát hành và quảng cáo cho cácgiấy tờ có giá này
Vay từ nước ngoài:
Theo Nghị định 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ vềquy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài thì các Ngân hàng thương mại cóthể vay vốn trung và dài hạn ở Ngân hàng nước ngoài để cho vay lại trong
Trang 23nước, các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay có quan hệ đại lý vàquan hệ thanh toán rộng rãi với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giớinên nghiệp vụ này tiến hành cũng khá thuận lợi Lãi suất vay được áp dụngtheo lãi suất trên thị trường tiền tệ thế giới Tuy nhiên, khi vay thì các NHTMViệt Nam phải chấp hành một hạn mức tín dụng do nước ngoài quy định, hạnmức này phải do Chính phủ hoặc NHNN Việt Nam bảo lãnh, theo Nghị định134/CP thì mức bảo lãnh vay vốn nước ngoài cho một tổ chức tín dụng khôngquá 6 lần vốn tự có của tổ chức đó, nhưng hạn mức trên phải trừ đi số nợtrước chưa trả đến thời điểm vay mới Như vậy, muốn tận dụng được hạn mứctín dụng nước ngoài các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải thực hiện tốtkhâu hoàn trả Các khoản vay nước ngoài của các Ngân hàng thương mại ViệtNam đều do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp kiểm soát và quản lý Vì vậy, các
hồ sơ vay vốn đều phải qua Ngân hàng Nhà nước xét duyệt, các Ngân hàngthương mại có quyền chủ động tìm kiếm các nguồn vay từ nước ngoài, qua đógóp phần quan trọng trong việc tài trợ các hoạt động kinh doanh ngân hàng
Tỷ trọng của nguồn tiền vay trong tổng nguồn thường thấp hơn nguồntiền gửi, đồng thời các khoản đi vay thường là có thời hạn và quy mô xác địnhtrước nên tạo thành nguồn ổn định cho ngân hàng Khác với nhận tiền gửi,ngân hàng không nhất thiết phải đi vay thường xuyên: ngân hàng chỉ vay lúccần thiết; ngân hàng hoàn toàn chủ động quyết định khối lượng vay phù hợpvới nhu cầu sử dụng, nguồn vay có thể không phải chịu dự trữ bắt buộc vàbảo hiểm tiền gửi Tuy nhiên do rủi ro lớn hơn nên lãi suất trả cho tiền vaythường lớn hơn lãi suất trả cho tiền gửi với cùng kì hạn Các khoản vay Ngânhàng Nhà nước và vay ngân hàng khác tuy lãi suất thấp song thường có thờihạn ngắn, chỉ nhằm đảm bảo thanh toán tức thời khi nhu cầu thanh toán củakhách hàng tăng cao Vay Ngân hàng Nhà nước phụ thuộc rất lớn vào chínhsách tiền tệ trong từng thời kỳ Việc vay mượn các ngân hàng khác trên cùng
Trang 24địa bàn cũng gặp khó khăn khi nhiều ngân hàng đang thiếu phương tiện thanhtoán Muốn mở rộng quy mô vay mượn trên thị trường liên ngân hàng, mộtngân hàng cần vươn tới thị trường liên ngân hàng quốc tế với khả năng phântích rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái.
Vay thông qua phát hành các giấy nợ trung và dài hạn đóng vai trị quantrọng trong việc tạo và gia tăng các nguồn trung và dài hạn ổn định cao chongân hàng Ngân hàng có thể sử dụng nguồn này để cho vay các dự án, tài trợcho trang thiết bị và bất động sản của doanh nghiệp và người tiêu dùng Cácnhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất là thu nhập của dân cư và ổn định vĩ mô,sau đến là các kỹ thuật nghiệp vụ của ngân hàng nhằm tạo tính thanh khoảncủa các giấy nợ và thuận tiện đối với người cho vay Mặc dù lãi suất thườngcao hơn các nguồn khác, song ngân hàng vẫn phải sử dụng phát hành giấy nợtrung và dài hạn khi tiền gửi không đáp ứng được yêu cầu như ổn định, quy
mô đủ lớn trong khoảng thời gian xác định
1.2.1.4 Nguồn vốn ủy thác và tín thác
Nguồn ủy thác: gồm cả ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác giải
ngân, ủy thác cấp phát,…: Đây là nguồn được hình thành do các tổ chức, cánhân, ủy thác tiền, tài sản vào ngân hàng nhờ ngân hàng cho vay, đầu tư, giảingân vốn Cùng với sự phát triển các mối quan hệ đa phương, rất nhiều tổchức kinh tế xã hội có cùng mục tiêu phát triển như của ngân hàng, có nguồntài chính đã sử dụng mạng lưới ngân hàng như các kênh dẫn vốn tới các mụctiêu kết quả là hình thành nguồn ủy thác, làm gia tăng nguồn vốn cho ngânhàng Nguồn này khá ổn định, các ngân hàng thực hiện hộ khách hàng vàhưởng hoa hồng, không phải trả lãi tuy nhiên chi phí để có và duy trì chúng làrất đáng kể như phải tìm kiếm các chủ đầu tư, tìm hiểu yêu cầu của họ, nghiêncứu dự án mà họ tài trợ,…
Trang 25Nguồn tín thác: Không phải tất cả các ngân hàng đều có năng lực cung
cấp dịch vụ tín thác bởi năng lực này phải được các nhà lập pháp thông quasong phần lớn các ngân hàng lớn và trung bình đều có bộ phận tín thác Bộphận tín thác thường cung cấp một lượng rất lớn tiền gửi cho ngân hàng bởi
họ quản lí tài sản của khách hàng trong đó có cả khách hàng là cá nhân, tổchức Các hoạt động của phòng tín thác có thể chịu sự chỉ đạo của khách hàngcũng có thể thay mặt cho khách hàng đưa ra các quyết định cụ thể ví dụ nhưlựa chọn tài khoản tiền gửi có lợi nhất cho khách hàng Tiền gửi tại phòng tínthác đòi hỏi phải tuyệt đối an toàn và được bảo hiểm giống như bảo hiểm tiềngửi Tín thác được coi là một trong những loại hình dịch vụ cần thiết đem lạilợi nhuận cho khách hàng của ngân hàng song nó thường không đem lại lợinhuận lớn cho ngân hàng bởi để có thể cung cấp được dịch vụ tín thác ngânhàng phải đầu tư một lượng lớn các cán bộ có trình độ cao, chuyên nghiệp tuynhiên cùng với sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng xu hướng tăng cườngđánh phí đối với các dịch vụ, hoạt động kinh doanh tín thác ngân hàng đã trởthành một nguồn thu phí dịch vụ ngày càng phổ biến
Tín thác bao gồm tín thác hiện hữu hay tín thác trợ cấp có thể hủy
ngang cho phép cán bộ tín thác đại diện cho khách hàng hiện đang sống màkhông cần luật pháp phải cho phép, việc này thường giúp khách hàng tránhkhỏi những chi phí không nhỏ trong quá trình thực hiện chúc thư khi họ qua
đời hoặc không đủ năng lực pháp lý Ngoài ra còn có hình thức tín thác chúc
thư để thực hiện di chúc, tín thác không hủy ngang cho phép tài sản là quà
tặng hoặc có thể sử dụng để phân bổ các quỹ nhận được theo phán quyết của
tòa án hoặc theo hợp đồng, tín thác từ thiện ủng hộ các mục tiêu nhân đạo, tín
thác hợp đồng là trường hợp ngân hàng giữ và quản lý tài sản được sử dụng
để làm vật đảm bảo cho việc phát hành chứng khoán của công ty và sau đóthay mặt công ty phát hành mua lại toàn bộ chứng khoán khi mãn hạn
Trang 26Như vậy, phòng tín thác thực hiện những vai trò và chức năng rất quantrọng chủ yếu là việc tạo lập mối quan hệ ủy thác với khách hàng, bảo vệ tàisản của khách hàng, ra các quyết định quản lý tài sản và phân bổ lại tài sản,lập kế hoạch cho các bất động sản và đảm bảo rằng bất động sản sẽ đượcchuyển nhượng cho người có quyền thụ hưởng hợp pháp Đồng thời, bộ phậntín thác đóng vai trị quan trọng trong việc thu hút một lượng đáng kể tiền gửi,hơn nữa, nhiều ngân hàng còn sử dụng phòng tín thác để tạo ra các quỹ đầu tưnhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng tín thác cũng như cho phépngân hàng tăng quy mô vốn đầu tư nhanh hơn.
1.2.1.5 Các kênh huy động khác
Các kênh này được hình thành từ nghiệp vụ mua, bán, quản lý tài sản
hộ Khi ngân hàng thương mại càng phát triển nghiệp vụ trung gian càngnhiều thì nguồn này chiếm tỷ trọng càng lớn
Các kênh khác này thường không lớn, việc gia tăng các kênh này nằmtrong chính sách tăng nguồn thu cho ngân hàng và bị ảnh hưởng rất lớn bởikhả năng thực hiện và mở rộng các loại hình dịch vụ khác
1.2.2 Hiệu quả huy động vốn của NHTM
1.2.2.1 Phân tích chi phí huy động vốn của NHTM
* Đối với kênh tiền gửi
Giả định rằng các yếu tố khác không đổi, ngân hàng sẽ huy động vốnbằng cách cung cấp các loại hình gửi tiền có chi phí thấp nhất, hay thu nhậpròng tạo ra từ việc sử dụng các nguồn vốn tiền gửi này là lớn nhất sau khi đãtrừ đi mọi chi phí Nếu ngân hàng có thể huy động được nguồn tiền gửi có chiphí thấp nhất và đầu tư vào các tài sản có mức lãi suất cao nhất, ngân hàng sẽtối đa được mức chênh lệch lãi suất và tối đa hóa thu nhập Tuy nhiên, mỗimột nguồn tiền gửi đều có những ưu, nhược điểm riêng cần phải phân tích
Trang 27Đối với tiền gửi giao dịch (Bao gồm cả tiền gửi giao dịch không hưởnglãi và tiền gửi giao dịch có hưởng lãi) là loại tiền gửi có chi phí thấp nhất màngân hàng cung cấp Đối với tiền gửi giao dịch ngân hàng thường phải chịuhai loại chi phí chính đó là chi phí xử lý séc và quản lý tài khoản Tuy nhiên,việc ngân hàng không phải trả lãi hay chỉ phải trả một mức lãi suất khôngđáng kể trên những tài khoản này đã giúp cho tài khoản giao dịch có mức chiphí thấp hơn đáng kể so với tài khoản tiết kiệm, tài khoản kỳ hạn và nhữngnguồn vốn khác Hơn nữa, sau này khi công nghệ ngân hàng phát triển chi phí
xử lý séc đã giảm đi rất nhiều bởi séc điện tử được đưa vào sử dụng cho phéplưu trữ được nhiều hơn, xử lý séc nhanh hơn với chi phí thấp hơn Mức chiphí cho một đồng vốn huy động tiền gửi giao dịch có thể tương đương với chiphí huy động cho một đồng tiền gửi phi giao dịch nhưng mức thu phí dịch vụcao hơn đã giúp tiền gửi giao dịch có mức chi phí ròng thấp hơn tiền gửi kỳhạn Khi chúng ta sử dụng tiền gửi để cho vay hay đầu tư độ chênh lệch giữalợi nhuận tiền gửi giao dịch và tiền gửi phi giao dịch là khoảng 40% đối vớimột ngân hàng trung bình Phí về dịch vụ tài khoản giao dịch nói chung là bùđắp khoảng 1/3 chi phí mà ngân hàng phải chịu Ngược lại, phí về dịch vụ đốivới tiền gửi kỳ hạn chỉ góp một phần không đáng kể vào việc bù đắp chi phí.Hơn nữa, chi phí trả lãi bình quân cho một đồng tiền gửi tiết kiệm cao hơn balần so với chi phí trả lãi liên quan đến một đồng tiền gửi giao dịch
Xét về mặt chi phí huy động đối với ngân hàng thì tiền gửi phi giaogiao dịch gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, các loại chứng chỉ tiềngửi xếp sau tiền gửi giao dịch, nhìn chung tiền gửi tiết kiệm có chi phí tươngđối cao vì nó rất nhạy cảm với lãi suất song trong nhiều trường hợp ngân hànglại không phải in ấn các bản báo cáo hàng tháng cho khách hàng nên lại tiếtkiệm được chi phí Tuy nhiên, đối với tài khoản tiết kiệm theo sổ, khách hàngcũng cố gắng sử dụng nó như tài khoản giao dịch bằng cách tiến hành nhiều
Trang 28hoạt động rút, gửi tiền và các ngân hàng cố gắng hạn chế tốc độ quay vòng đóbằng cách quy định giới hạn số lần rút tiền và thông qua việc thu phí Chắcchắn rằng chi phí hoạt động cho tiền gửi giao dịch sẽ cao hơn do yêu cầu vềnhân công và thiết bị cao phục vụ cho việc xử lý giao dịch trong khi đó chiphí này là rất nhỏ đối với tiền gửi tiết kiệm Sự khác biệt quan trọng trênphương diện lợi nhuận cho ngân hàng chính là lệ phí đối với dịch vụ mà tàikhoản giao dịch mang lại Điều này giải thích tại sao trong những năm gầnđây khi phải đối mặt với vấn đề chi phí hoạt động ngày càng tăng, ngân hàng
đã tăng giá đối với tài khoản giao dịch, buộc người gửi tiền phải trả một tỷ lệcao hơn cho các chi phí mà họ gây ra khi ký phát séc
Về quy mô, tiền gửi phi giao dịch ít biến động hơn so với tài khoản tiềngửi giao dịch tuy vậy chi phí trả lãi cao hơn nhiều so với tiền gửi giao dịchtrong khi chi phí duy trì và quản lý đối với tài khoản này nói chung là thấp.Trong những năm gần đây, cùng với yêu cầu của công chúng về các loại tàikhoản tiền gửi mang lãi suất cao, sự gia tăng của mức độ phi quản lý hóa đãlàm cho tỷ trọng khoản tiền gửi phi giao dịch trên tổng nguồn huy động củacác ngân hàng ngày càng tăng
* Đối với kênh tiền vay
Đối với ngân hàng nguồn tiền vay thường chiếm tỷ trọng nhỏ nhưngngân hàng có thể chủ động quyết định quy mô, thời hạn tuỳ theo nhu cầu củamình Nguồn tiền vay không cần phải dự trữ bắt buộc, không cần bảo hiểmtiền gửi, không cần chi phí để duy trì, quản lý nhưng lãi suất lại cao nên chiphí huy động nguồn này rất cao, cao hơn huy động từ nguồn tiền gửi bù lại thìtính ổn định của nguồn tiền này cũng rất cao
Trong trường hợp NHTM đi vay từ Ngân hàng Trung ương thì có thểlãi suất ưu đãi hơn nhưng thời hạn, quy mô của món vay đó lại tuỳ thuộc vàochính sách tiền tệ mà Ngân hàng trung ương đang theo đuổi Nếu đi vay từ
Trang 29TCTD khác thì ngân hàng hoàn toàn có thể chủ động với món vay này songlãi suất lại cao và thường là thời hạn ngắn.
Khi thị trường tiền tệ liên ngân hàng phát triển ngân hàng có thể đi vaybằng cách phát hành các giấy nợ trung và dài hạn để tạo lập nguồn vốn trung
và dài hạn cho mình Tuy nhiên, muốn mở rộng quy mô vay trên thị trườngtiền tệ liên ngân hàng ngân hàng cần phải nâng cao khả năng phân tích rủi rolãi suất và rủi ro hối đoái
* Đối với các kênh huy động khác
Để huy động được các nguồn này ngân hàng không phải trả lãi như vớicác khoản vay hay khoản tiền gửi nhưng để thu hút và duy trì được thì ngânhàng cần phải đầu tư về nhân sự, cơ sở vật chất,…nâng cao tiện ích phục vụcủa mình cũng như chi phí tìm kiếm, phân tích, quản lý,…
1.2.2.2 Đa dạng hóa các kênh huy động vốn
Số lượng sản phẩm huy động: Tùy theo đặc điểm kinh doanh mà mỗi
NH áp dụng một hệ thống các sản phẩm khác nhau trong quá trình huyđộng vốn Số lượng các sản phẩm này tùy thuộc và cũng là một yếu tốphản ánh khả năng quản lý của NH Chỉ những NH có hoạt động kinhdoanh đa dạng, phong phú, nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, khả năngquản lý tốt… mới có điều kiện phát triển nhiều loại công cụ huy động vốnkhác nhau
Sự đa dạng về kỳ hạn và loại tiền tệ sử dụng: Đó là khả năng huy
động các nguồn vốn với các loại kỳ hạn khác nhau, trong đó có cả nội tệ vàngoại tệ, với mức lãi suất khác biệt tương ứng sao cho người gửi tiền chấpnhận và cảm thấy mức lãi suất đưa ra với kỳ hạn đó là hợp lý, nhờ đó NHđạt được cơ cấu về kỳ hạn và loại tiền mong muốn đối với nguồn vốn cầnhuy động
Trang 301.2.2.3 Đảm bảo đủ vốn để NH thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo từng giai đoạn
- Vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định: Vốn huy động tăng
trưởng ổn định theo thời gian sẽ đáp ứng nhu cầu tín dụng, cũng như hoạtđộng kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng Nếu ngân hàng huyđộng được một lượng vốn lớn nhưng không ổn định thường xuyên, có khảnăng khi một lượng tiền lớn bị rút ra thì sẽ ảnh hưởng đến lượng vốn dànhcho vay và đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn sẽ không cao, ngân hàng thườngxuyên phải gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản
- Cơ cấu nguồn vốn huy động phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn về kỳ
hạn, loại tiền: Xuất phát từ kế hoạch sử dụng vốn để có chiến lược huy động
vốn phù hợp Huy động vốn đảm bảo phù hợp với sử dụng vốn cả về loại tiền,
kỳ hạn, lãi suất sẽ góp phần đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng
- Chi phí huy động vốn bình quân hợp lý: Việc tính toán chi phí huy
động vốn rất quan trọng đối với ngân hàng bởi:
Thứ nhất, ngân hàng bao giờ cũng cố gắng tìm kiếm cho mình một tổhợp các kênh huy động vốn khác nhau trên thị trường với mức chi phí thấpnhất Việc giả thiết coi tất cả các yếu tố khác là như nhau thì ngân hàng nào
có mức chi phí huy động vốn thấp nhất mà không phải chấp nhận mức rủi rocao hơn thì ngân hàng đó sẽ có mức lợi nhuận cao hơn
Thứ hai, việc tính toán chính xác một cách tương đối chi phí huy độngvốn là yếu tố cơ bản để xác định mức lợi nhuận mà ngân hàng cần thu được từcác tài sản sinh lời của mình, căn cứ vào chi phí, ngân hàng định giá cho mỗisản phẩm dịch vụ mà mình cung ứng cho khách hàng
Thứ ba, việc xác định chi phí huy động vốn sẽ giúp cho ngân hàng chủđộng trong kinh doanh, giảm được các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ngânhàng: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro vốn,…
Có hai cách tính lãi suất đầu vào bình quân:
Trang 31Lãi suất đầu vào bình quân Tổng số dư nguồn thứ i * Lãi suất huy động củanguồn thứ i Tổng số dư các nguồn vốn
Hoặc:
Lãi suất đầu vào bình quân = Σ (Tỷ trọng loại tiền gửi thứ i *Lãi suất loại tiền gửi i)
Với i = 1-nNhư vậy, có thể với biểu lãi suất như nhau nhưng do khác nhau về tỷtrọng từng loại tiền gửi dẫn đến lãi suất huy động bình quân giữa các NHTMrất khác nhau Chi phí huy động thấp là một trong những điều kiện cơ bảngiúp NHTM tăng khả năng sinh lời nhưng ít gặp rủi ro Ưu thế này thườnggặp ở các NHTM hoạt động mạnh, trường vốn, có uy tín cao, năng lực quảntrị của Ban Giám đốc tốt, nhân viên có chuyên môn giỏi, khả năng giải quyếtvấn đề nhanh, thái độ phục vụ khách hàng lịch sự
Vì vậy, các ngân hàng luôn phấn đấu đạt được chi phí huy động bình quânhợp lý nhất, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cho vay, chênh lệch lãi suất huyđộng và cho vay lớn nhất có thể và đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường
Hệ số đo lường an toàn vốn của ngân hàng CAR (Capital AdequacyRatio hay còn gọi là hệ số COOKE tên của người thiết lập ra hệ số này):
Tháng 12/1987, một quy chế an toàn về vốn cho các ngân hàng đã được
ủy ban Basle soạn thảo Dự thảo bàn về nhiều vấn đề, trong đó có nêu ra chỉ
số đo lường độ an toàn về vốn của các NHTM, còn gọi là hệ số COOKE Đến1/1/1993 những yêu cầu mới về vốn này thực sự trở thành bắt buộc đối vớicác Ngân hàng
Hệ số này được xác định theo công thức sau:
Σ vốn tự có*100Giá trị quy đổi của tài sản có rủi roTrong đó Σ giá trị quy đổi của tài sản có rủi ro = Σ (tài sản rủi ro nộibảng* Hệ số rủi ro) + Σ (Tài sản rủi ro ngoại bảng * Hệ số rủi ro)
Tài sản có rủi ro là những khoản mục tài sản có được phản ánh trong vàngoài bảng tổng kết tài sản có thể bị tổn thất trong quá trình kinh doanh như:
H =
=
Trang 32cho vay không thu hồi được vốn, ngân hàng phải trả tiền cho khách hàngđược bảo lãnh, giá trị hạch toán giảm, công ty được ngân hàng hùn vốn kinhdoanh bị thua lỗ,…
Theo thông lệ quốc tế, ngân hàng đạt mức an toàn khi duy trì hệ sốCOOKE này trên 8% Tuy nhiên, cho tới nay hầu hết các NHTM Việt Namđều có hệ số COOKE vẫn ở mức thấp hơn quy định
Khi vốn huy động tăng dẫn tới tổng tài sản của ngân hàng tăng, tuynhiên nếu các ngân hàng không tăng vốn chủ sở hữu thì hệ số an toàn vốngiảm Điều này cho thấy đồng thời với việc tăng cường vốn huy động cácNHTM phải có kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển các ngânhàng thương mại cần phải nỗ lực hết mình, không ngừng nâng cao khả năngcạnh tranh của mình trên thị trường Trong đó, huy động vốn có tầm quantrọng hàng đầu đặc biệt là tạo lập nền vốn vững chắc thông qua nghiệp vụ huyđộng vốn, tuy nhiên đó không phải là một bài toán dễ đòi hỏi ngân hàng phải
có những nghiệp vụ linh hoạt, hấp dẫn và thiết thực phù hợp từng giai đoạnhoạt động của ngân hàng cũng như tình hình kinh tế chính trị- xã hội, chínhsách của Đảng và Nhà nước Muốn vậy ngân hàng cần phải có sự đi sâu phântích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn:
Trang 331.3.1 Nhân tố khách quan
Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế :
Quyết định của khách hàng luôn gắn liền với từng động thái của nền kinh
tế Trong điều kiện nền kinh tế bất ổn, giá cả và sức mua của đồng tiền biếnđộng mạnh thì người dân có xu hướng tích trữ vàng, USD hoặc các dạng tài sảnkhác thay vì đem số tiền đó đi gửi tại các ngân hàng Ngược lại, khi nền kinh tếtăng trưởng ổn định với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì người dân sẽ có cái nhìn khảquan hơn và xu hướng gửi tiền ở các NHTM tăng lên là một điều tất yếu
Nền kinh tế phát triển cũng kéo theo sự phát triển của thị trường tàichính một mặt sẽ tạo thêm một kênh huy động mới cho ngân hàng thông quaviệc phát hành các loại giấy tờ có giá tuy nhiên cũng tạo thêm cho ngân hàngmột đối thủ cạnh tranh mới đó là việc các doanh nghiệp cũng có thể thông qua
đó huy động vốn nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh Mặt khác, không chỉphải đối mặt với cuộc cạnh tranh quyết liệt trong nội bộ ngành ngân hàng đểgiành thị phần khi thị trường tài chính phát triển thì ngày càng xuất hiện nhiềuđịnh chế tài chính phi ngân hàng như công ty tài chính, công ty chứngkhoán,quỹ tiết kiệm… cạnh tranh với ngân hàng trong lĩnh vực huy động vốn
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càngnhiều song tự bản thân nó không thể đáp ứng sự tăng lên đó vì vậy cácNHTM đóng vai trị cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, là nơitập trung tất cả các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế- xã hội
để cung cấp một nguồn vốn lớn cho nền kinh tế góp phần đảm bảo hiệu quảkinh doanh ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội và thực hiệnChính sách tiền tệ quốc gia Hiện nay ở nước ta cũng có những kênh huyđộng vốn khác bắt đầu hoạt động như thị trường chứng khoán, các quỹ tiếtkiệm,… tuy nhiên kênh huy động vốn thông qua hệ thống các NHTM vẫnđược coi là kênh chủ yếu và hiệu quả nhất
Trang 34Nhân tố tiết kiệm trong nền kinh tế :
Năng lực tài chính của người dân cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng huy động vốn của các ngân hàng Khi người dân có thu nhập càng caothì lượng tiền dành cho tiết kiệm có thể càng tăng, đặc biệt khi thu nhập bìnhquân đầu người đã đạt đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ tiết kiệm khôngphải tăng lên theo tương quan tỷ lệ với sự gia tăng của thu nhập mà tăng vớimột tỷ lệ lớn hơn so với thu nhập do những nhu cầu thiết yếu lúc này đã đượcthỏa mãn hoàn toàn và lượng tiền dư ra sẽ tăng nhanh Tuy nhiên, lượng tiền
dư ra đó có được gửi vào NHTM hay không còn phụ thuộc vào tâm lý tiêudùng của dân cư, họ có thể đem gửi ngân hàng, tích trữ dưới dạng tiền mặt,vàng, ngoại tệ hay mua các tài sản khác
Bên cạnh đó, nguồn tiết kiệm của các tổ chức kinh tế - xã hội cũng rấtquan trọng NHTM có thể huy động được nguồn vốn này thông qua nghiệp vụphát hành trái phiếu Như vậy tiết kiệm được coi là quốc sách hàng đầu khôngchỉ với từng cá nhân hộ gia đình mà tất cả các tổ chức kinh tế-xã hội
Chính sách của Nhà nước :
Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác huyđộng vốn của các NHTM bởi là một chủ thể kinh tế trong nền kinh tế, cácngân hàng phải hoạt động theo pháp luật và tuân thủ các chính sách của Nhànước Do hoạt động ngân hàng chịu nhiều rủi ro có ảnh hưởng sâu rộng đếnhoạt động chung của cả nền kinh tế nên ngành ngân hàng chịu sự kiểm soátchặt chẽ của Ngân hàng trung ương, Chính phủ Khi Ngân hàng Nhà nướcthực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ mang lại thuận lợi cho ngân hàngtrong việc huy động vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước đồng thời nó còn có tácđộng làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ, ngược lại khi Ngân hàng Nhànước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khó khăn cho Ngân hàng trongcông tác huy động vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước
Một mặt, ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhànước, Bộ tài chính thông qua một hệ thống các văn bản,quy định về vốn, dự
Trang 35trữ, cách thức hoạt động kinh doanh,…Mặt khác, vì hoạt động của ngân hàng
có quan hệ với hầu hết các chủ thể khác trong nền kinh tế nên chịu sự tácđộng gián tiếp của các văn bản pháp luật quy định cho lĩnh vực kinh doanhnói chung và các ngành nghề kinh doanh khác nói chung như luật đất đai, luậtthuế, luật doanh nghiệp,… Hiện nay, nhận thấy được sự cần thiết phải tậptrung vốn cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đặc biệt là nguồnvốn trung và dài hạn chính vì thế Nhà nước đã ban hành các văn bản hướngdẫn cụ thể nhằm khuyến khích các Ngân hàng thương mại ngày càng mở rộnghuy động vốn đáp ứng cho nhu cầu về vốn của nền kinh tế
1.3.2 Nhân tố chủ quan
Uy tín của ngân hàng:
Gửi tiền vào Ngân hàng mục đích của khách hàng bên cạnh việc sinhlời còn nhằm mục đích an toàn chính vì vậy họ thường phải có sự cân nhắctrước khi lựa chọn một ngân hàng nào đó đem lại cho họ sự tin tưởng khi đemtài sản của mình gửi vào Thông thường người gửi tiền đánh giá uy tín củangân hàng thông qua các tiêu thức cơ bản như: hoạt động lâu năm, quy mô,trình độ quản lý, công nghệ, cơ sở vật chất,…Như vậy, bản thân ngân hàngcần phải ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao uy tín của mình sẽ tạođược “niềm tin” nơi công chúng khi họ giao dịch với ngân hàng, từ đó mới cóthể tăng cường công tác huy động vốn
Chính sách lãi suất:
Bao gồm cả lãi suất huy động và cho vay Đây là một chính sách quantrọng của các ngân hàng thương mại đòi hỏi phải có sự linh hoạt vừa hấp dẫnđược người gửi vừa phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng Thôngthường khi lãi suất tăng thì quy mô vốn huy động tăng tuy nhiên có nhữnggiai đoạn khi lãi suất giảm nhưng người gửi vẫn thu được một khoản chênh lệchsau khi đã trừ tỷ lệ trượt giá thì vốn huy động vẫn có thể tăng lên Vì người dânthường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ lạm phát sự mấtgiá của đồng tiền và khả năng sinh lời của các hình thức đầu tư khác như cổ
Trang 36phiếu, trái phiếu,… từ đó họ sẽ đưa ra quyết định có nên gửi tiền vào ngân hànghay không, gửi bao nhiêu với thời gian bao lâu, dưới hình thức nào,…
Đối với các tổ chức kinh tế ít nhạy cảm hơn với lãi suất nhưng họ quantâm nhiều tới công nghệ ngân hàng, thái độ phục vụ cũng như tính thanhkhoản của món tiền gửi vào
Bên cạnh đó việc cân đối vốn cũng là một vấn đề cần quan tâm, thôngqua đó ngân hàng sẽ biết được thực trạng và có những dự đoán nhu cầu biếnđộng vốn trong tương lai từ đó có thể đưa ra chính sách huy động vốn thíchhợp về số lượng cũng như là loại tiền và kỳ hạn huy động Qua đó sẽ nângcao tính chủ động của ngân hàng thương mại trong công tác huy động vốn
Chính sách quảng cáo, khuyến mại, mở rộng mạng lưới:
Ngày nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào có hoạt động liên quan đến thịtrường đều phải chú trọng đến chính sách quảng cáo để tạo được một hìnhảnh đẹp, đáng tin cậy trong con mắt của khách hàng Để có được kết quả đóngân hàng không chỉ cần quảng cáo trên tạp chí, pano, áp phích, inernet,…
mà còn cần phải kết hợp với các chính sách khách hàng, sản phẩm, nghiệp vụ
tư vấn, tuyên truyền… một cách đồng bộ Với phương châm: “Sự thành công
Trang 37của khách hàng chính là sự thành công của chúng tôi”, ngân hàng phải làmsao cho người dân biết đến hoạt động của mình, thấy được lợi ích khi giaodịch với ngân hàng.
Đi liền với hoạt động quảng cáo là những hoạt động khuyến mại, giúpđẩy mạnh hơn hoạt động quảng cáo thu hút vốn vào ngân hàng Các hình thứckhuyến mại đa dạng sẽ tạo được tâm lý thoải mái cho khách hàng, nghệ thuậttặng quà nhiều khi không thể hiện ở giá trị món quà mà là ý nghĩa của mónquà đối với người được tặng vừa thể hiện được hình ảnh của ngân hàng màcòn thực hiện những dụng ý và mục đích của ngân hàng Nếu ngân hàng cómột sự ưu đãi cho những khách hàng gửi tiền món lớn, thường xuyên cũnglàm cho khách hàng cảm thấy hài lòng, bên cạnh đó ngân hàng cũng cần chútrọng đến những sản phẩm dịch vụ và phục vụ sau giao dịch để khách hàngluôn cảm thấy họ được quan tâm chăm sóc chu đáo
Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa điểm của ngân hàng cũng ảnhhưởng rất nhiều tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng Một ngân hàng
có mạng lưới chi nhánh rộng khắp, địa điểm thuận lợi nơi dân cư có thu nhậpcao thường có nhiều cơ hội thu hút được nhiều nguồn vốn hơn so với nhữngngân hàng có mạng lưới nhỏ hẹp, địa điểm không thuận lợi
Trình độ của đội ngũ nhân viên, trình độ công nghệ:
Đội ngũ nhân viên đặc biệt là những nhân viên giao dịch là nhữngngười tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vì vậy nếu trình độ của nhân viên cao,thái độ niềm nở, ân cần sẽ gây được thiện cảm của khách hàng về “ văn hóagiao dịch” từ đó tăng lượng khách hàng đến với ngân hàng
Sự phát triển về công nghệ của ngân hàng cũng ảnh hưởng lớn hoạtđộng huy động vốn của ngân hàng Trình độ công nghệ cao sẽ làm cho nghiệp
vụ được thực hiện một cách tốt hơn, nhanh hơn, chính xác hơn thuận tiện hơncho khách hàng
Trang 38CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG TRONG KHOẢNG
THỜI GIAN 2008 - 2010
2.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 2.1.1 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyếtđịnh số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, là doanh nghiệpNhà nước hạng đặc biệt, bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bóvới nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiêncứu, tiếp thị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch
vụ liên quan đến hoạt động tài chính, tiền tệ, ngân hàng
Lịch sử xây dựng, trưởng thành và đổi mới của Ngân hàng luôn gắnliền với sự phát triển của đất nước với những tên gọi khác nhau gắn liền vớichức năng nhiệm vụ của mình:
+ Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957 với quy mô banđầu gồm 11 chi nhánh , 200 nhân viên với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, quản
lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh
tế, xã hội
+ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 26/6/1981 vớinhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bảnthuộc kế hoạch nhà nước tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế
+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990 vớinhiệm vụ được thay đổi về cơ bản: Ngoài việc tiếp tục nhận vốn Ngân sách đểcho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước thì BIDV đã thực hiện
Trang 39huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; Kinhdoanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắpphục vụ đầu tư phát triển.
Năm 1996 BIDV được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định
số 286-QĐ/NH5 ngày 21/9/1996 thành lập lại theo mô hình Tổng công ty Nhànước quy định tại quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 theo ủy quyền củaThủ tướng Chính phủ, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyênmôn hóa và hợp tác kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nângcao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn hệthống BIDV; đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Ngân hàng Đầu tư và phát triểnViệt Nam được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thươngmại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển đất nước Đây là thời kỳ BIDV đãkhẳng định được vị trí, vai trò là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Namtrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với danh hiệu Đơn vịAnh hùng lao động thời kỳ đổi mới
Hiện nay Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là một trong nhữngNgân hàng thương mại quốc doanh lớn của Việt Nam giữ vai trò chủ đạo
trong phục vụ đầu tư phát triển có chức năng huy động vốn dài hạn, trung
hạn và ngắn hạn trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển, kinh doanh
đa năng tổng hợp về tài chính tiền tệ, tín dụng ngân hàng; làm Ngân hàng đại
lý, ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính, tiền tệ, các tổ chức kinh tế, xã hội,… trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật về Ngân hàng Mô hình tổ chức của BIDV
gồm 04 khối: Khối liên doanh, Khối đơn vị sự nghiệp, Khối ngân hàng vàKhối công ty với 03 Ngân hàng liên doanh, 02 công ty liên doanh, 02 trungtâm và 07 công ty kinh doanh Tính đến nay, BIDV có mạng lưới chi nhánhrộng khắp cả nước với 120 chi nhánh và Sở Giao dịch, 483 phòng giao dịch,
Trang 40trong đó chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hai Bà Trưng là mộttrong những chi nhánh mới được thành lập trực thuộc BIDV.
Từ năm 2001 đến nay BIDV đã triển khai đồng bộ Đề án cơ cấu lại đượcChính phủ phê duyệt và dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán doNgân hàng thế giới tài trợ tiến tới phát triển thành một Ngân hàng đa năng hàngđầu của Việt Nam, hoạt động ngang tầm với các ngân hàng khu vực
2.1.2 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hai Bà Trưng
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hai Bà Trưng được thànhlập theo Quyết định số 718/2008/QĐ-HĐQT ngày 19/09/2008 của chủ tịchHội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam về việc mở chinhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hai Bà Trưng trên cơ sở được tách ra
từ Sở Giao dịch I và đặt trụ sở tại 191 Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Hà Nội.Ngày đầu thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hai Bà Trưngchỉ có 65 cán bộ nhân viên, nhưng đến nay sau hơn 2 năm hoạt động đã có sốcán bộ nhân viên tăng lên cụ thể là 96 người trong đó Ban Giám đốc có 01Giám đốc phụ trách chung và 02 Phó Giám đốc Ngoài 01 phòng dịch vụkhách hàng, 02 phòng quan hệ khách hàng, 04 phòng giao dịch và 01 điểmgiao dịch Chi nhánh còn có 05 phòng và 01 tiền tệ kho quỹ khác tạo nên sựhoàn thiện trong bộ máy hoạt động được tổ chức theo sơ đồ sau: