Gói thầu EX-8 Công ty TNHH tập đoàn cầu đường Sơn Đông-Trung Quốc 8Gói thầu EX-9 Công ty TNHH tập đoàn cầu đường Sơn Đông-Trung Quốc

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu của dự án đường ô tô cao tốc hà nội-hải phòng tại tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính việt nam (Trang 49 - 54)

III Các dự án khác

7Gói thầu EX-8 Công ty TNHH tập đoàn cầu đường Sơn Đông-Trung Quốc 8Gói thầu EX-9 Công ty TNHH tập đoàn cầu đường Sơn Đông-Trung Quốc

6 Gói thầu EX-10 Công ty TNHH Kỹ Thuật và Xây dựng Namkwang-Hàn Quốc

Như đã đề cập ở Chương I, phạm vi nghiên cứu của đề tài là về công tác lập Hồ sơ mời thầu để lựa chọn được Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm với chi phí hợp lý cho Dự án do Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam làm Chủ đầu tư. Do đó, học viên tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu cho gói thầu thuộc Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng sử dụng nguồn vốn ODA.

Khái quát về vốn ODA: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, viện trợ phát triển mới thực sự phổ biến và được quốc tế hoá. Người ta lập ra những ban chuyên trách về công tác viện trợ, đồng thời cũng đặt ra những quy định bắt buộc đối với nước cung cấp cũng như nước nhận viện trợ. Sự đóng góp của những nước phát triển cho quá trình tăng trưởng kinh tế của những nước nghèo không còn mang tính tự giác nữa mà đã có tính chất bắt buộc. Năm 1970, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã đề nghị các nước tài trợ dành khoảng 0,7% GDP của nước mình để tạo

nguồn viện trợ cho các nước nghèo.

Theo tập quán tài trợ quốc tế, hàng năm các nhà tài trợ tổ chức Hội nghị viện trợ quốc tế để vận động tài trợ cho các quốc gia đang phát triển. Đối với Việt Nam, sau Hội bàn tròn về viện trợ phát triển dành cho Việt Nam diễn ra lần đầu tiên vào năm 1993, các hội nghị viện trợ tiếp theo được đổi tên thành Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (gọi tắt là Hội nghị CG) và Việt Nam từ vị thế là khách mời đã trở thành Đồng chủ trì Hội nghị CG cùng với Ngân hàng Thế giới. Địa điểm tổ chức Hội nghị CG cũng thay đổi từ việc tổ chức tại nước tài trợ như tại Pháp, Nhật Bản, ... sang tổ chức tại Việt Nam.

Trong thời gian qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều và hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Ngoài các nước là thành viên của Tổ chức OECD-DAC còn có các nhà tài trợ mới nổi như Trung Quốc, ấn độ, Hung-ga-ri, Séc, ...

Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD-Organization For Economic Cooperation and Developmemt) ra đời vào ngày 14/12/1960 tại Paris - Pháp với sự góp mặt của 20 thành viên các nước phát triển, xuất phát từ ý tưởng thành lập một tổ chức bao gồm các nền kinh tế phát triển đồng ý cung cấp, giúp đỡ các nước nghèo, đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ bên tiếp nhận vốn và cả bên cung cấp vốn. Trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước OECD lập ra Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) để giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Khái niệm ODA được Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC-Development Assistance Commitee) của tổ chức OECD chính thức đề cập vào năm 1969. Theo Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC): Viện trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với các điều kiện ưu đãi; ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển, được các cơ quan chính thức của chính phủ trung ương và địa

phương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, một địa phương, một ngành, được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định tín dụng được đại diện có thẩm quyền hai bên nhận và hỗ trợ ký kết. Hiệp định tín dụng này được chi phối bởi công ứơc quốc tế.

Cho đến nay chưa có một định nghĩa nào hoàn chỉnh về ODA, nhưng để hiểu ODA là gì chúng ta hãy tham khảo một số định nghĩa sau:

* Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vốn vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất, thời gian ân hạn và trả nợ) của cơ quan chính thức thuộc các nước và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ - NGO.

* Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản viện trợ hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn, lãi suất thấp ) của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức Tài chính quốc tế (Như WB, IMF, ADB, … ), gọi chung là các đối tác nước ngoài, dành cho Chính phủ và nhân dân nước nhận viện trợ.

Những quan điểm về ODA đã thay đổi cùng với quá trình phát triển, hội nhập của kinh tế thế giới. Trước đây, đặc biệt là những năm trước thập kỷ 70, ODA được coi là nguồn vốn viện trợ ngân sách của các nước phát triển dành cho các nước chậm phát triển. Với quan điểm này, ODA mang tính tài trợ là chủ yếu. Ngày nay, trong xu thế quốc tế hoá toàn cầu nền kinh tế đã hình thành một xu thế hoàn toàn mới. Quan niệm mới này cho rằng ODA là một hình thức hợp tác phát triển của các nước công nghiệp hoá và các tổ chức quốc tế với các nước chậm phát triển và đang phát triển.

Theo quan điểm của Chính phủ Việt Nam, ODA là “hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt

Nam với Nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”.

Như vậy, có thể hiểu khái niệm ODA một cách tổng quát như sau: ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi của các cơ quan tài chính thuộc các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện hợp tác phát triển quốc tế của các nước nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và thịnh vượng của các nước khác (không tính đến các khoản viện trợ cho mục đích thuần tuý quân sự).

Các điều kiện ưu đãi có thể là: - Lãi suất thấp (dưới 3%/năm);

- Thời gian ân hạn (chỉ phải trả lãi suất, chưa phải trả nợ gốc) dài; - Thời gian trả nợ dài (khoảng từ 30-40 năm).

Để tiến hành cung cấp và tiếp nhận vốn hỗ trợ phát triển chính thức, cần phải có các Điều ước quốc tế về ODA.

Điều ước quốc tế về ODA: Là thoả thuận bằng văn bản được ký kết giữa đại diện của nước tiếp nhận với đại diện của nhà tài trợ về các vấn đề có liên quan đến ODA, bao gồm các Hiệp định, Nghị định thư, Văn kiện chương trình, dự án và các văn bản trao đổi giữa các bên có giá trị tương đương.

Như đã nêu, theo quan niệm mới, ODA là hình thức hợp tác phát triển của các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế với các nước chậm phát triển và đang phát triển. Với quan điểm này, ODA gồm viện trợ không hoàn lại và các khoản cho vay với điều kiện ưu đãi của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ (NGO). ODA mà các nước phát triển, các tổ chức quốc tế, NGO … bỏ ra sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên. Các nước phát triển, thông qua việc cung cấp ODA, một mặt muốn nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, mặt khác việc đầu tư cho các nước chậm phát triển và đang phát triển nâng cấp KCHT sẽ tạo ra thị trường rộng lớn hơn, có điều kiện tốt hơn để họ tiến hành đầu tư trực tiếp.

hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà tài trợ và bên nhận tài trợ. • Vốn ODA có tính chất ưu đãi

ODA là nguồn vốn mang tính ưu đãi hơn cả bởi vì bao giờ cũng có một phần cho không khá lớn. Còn phần cho vay chủ yếu là vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn các khoản vay thông thường rất nhiều (thường dưới 3%/năm). Mức độ ưu đãi nhiều hay ít được thể hiện ở mức lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ. Một khoản vốn vay ODA thường có thời gian sử dụng vốn dài, thường khoảng 30-40 năm, gồm 2 phần: thời gian ân hạn từ 5-10 năm và thời gian trả nợ. Thời gian trả nợ cũng rất đa dạng, gồm nhiều giai đoạn và những tỷ lệ trả nợ khác nhau ở từng giai đoạn.

Để được xếp vào ODA, một khoản cho vay phải có thành tố viện trợ cho không quy đổi tối thiểu 25% (quy định tại điều 1 Nghị định 131/2006/NĐ-CP). Thành tố hỗ trợ cho không giúp lượng hoá mức độ ưu đãi của một khoản vay vốn ODA so với một khoản vay thương mại thông thường.

• Vốn ODA thường gắn liền với các điều kiện ràng buộc

Thứ nhất, ODA gắn liền với điều kiện chính trị:

ODA là một trong những phương tiện để thực hiện ý đồ chính trị của nước cấp viện trợ đối với nước nhận viện trợ. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh ODA dùng để lôi kéo thêm đồng minh vì có sự đối đầu Đông-Tây, nhằm cân bằng lực lượng. Kể từ sau ngày các nước XHCN cũ ở Đông Âu thay đổi thể chế chính trị vào những năm đầu của thập kỷ 90, các nước phương Tây đã cung cấp vốn ODA, tạo điều kiện giúp đỡ các nước này chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Trong các nước cấp viện trợ thì Nhật Bản nặng về châu Á với 20% dành cho vùng Nam Á và 48,8% dành cho vùng Viễn Đông. Viện trợ của Đức và áo dành phần lớn cho các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, còn viện trợ của Mỹ gần đây hầu như dành cho Trung Đông.

Thứ hai, ODA gắn liền với điều kiện kinh tế:

tế, đem lại lợi nhuận cho hàng hoá và dịch vụ trong nước. Họ gắn quỹ viện trợ với việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước họ như là một biện pháp nhằm tăng cường khả năng làm chủ thị trường xuất khẩu và giảm bớt tác động của viện trợ đối với cán cân thanh toán. Ngoài ra, vốn ODA còn dọn đường cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào nước nhận viện trợ.

Thứ ba, ODA gắn liền với các nhân tố xã hội:

Nhìn chung, công chúng các nước OECD luôn ủng hộ nguyên tắc giúp đỡ những người cần được giúp đỡ. Uỷ ban châu Âu chứng minh rằng 90% dân chúng coi vấn đề phát triển là rất quan trọng. Ngoài ra, 80% dân chúng châu Âu cho rằng cần phải tăng ngân sách phát triển của Liên minh châu Âu (EU). ở các nước có ODA dưới 0,7% GNP, hơn 70% dân chúng nghĩ rằng Chính phủ nên tăng ngân sách viện trợ phát triển của nước mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phía nước nhận viện trợ, nguy cơ lệ thuộc vào nước ngoài, gánh nặng nợ nần là một thực tế khó tránh khỏi. Mặt khác, các nước nhận viện trợ phải lo được sự ổn định về đường lối chính trị và kinh tế, luôn phải giữ được thế chủ động về kinh tế, chính trị; giữ được bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc. Do vậy, các nước nhận viện trợ phải rất thận trọng khi sử dụng ODA.

Gói thầu X-10 (Km96+300-Km104+417):

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu của dự án đường ô tô cao tốc hà nội-hải phòng tại tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính việt nam (Trang 49 - 54)