TÔ CAO TỐC HÀ NỘI-HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu của dự án đường ô tô cao tốc hà nội-hải phòng tại tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính việt nam (Trang 94 - 99)

II. Nhập các số liệu & tính:

TÔ CAO TỐC HÀ NỘI-HẢI PHÒNG

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng tại mục 1.3 Chương I, thực trạng công tác tổ chức đấu thầu các gói thầu thuộc Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng của Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam thời gian qua, những vấn đề tồn tại nêu tại mục 2.2.3 của Chương II. Từ đó tác giả đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác Hồ sơ mời thầu cho Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng nói riêng và các dự án khác của Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam nói chung có sử dụng nguồn vốn hỗn hợp vốn vay trong nước và nước ngoài (bao gồm cả nguồn vốn ODA) với 5 biện pháp chính:

3.1. Biện Pháp 1: Hài hòa thủ tục và vận dụng một số thông lệ quốc tế

3.1.1. Hài hòa thủ tục pháp lý của pháp luật Việt Nam và quy định của Nhà tài trợ cho các gói thầu sử dụng vốn vay nước ngoài: tài trợ cho các gói thầu sử dụng vốn vay nước ngoài:

Hiện nay, Quốc hội đã ban hành nhiều bộ luật liên quan đến xây dựng cơ bản như: Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật thuế... Các bộ luật ban hành thường chung chung, khó vận dụng vào triển khai thực tế nên đòi hỏi cần phải có các Nghị định và Thông tư hướng dẫn. Do đó, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành nhiều Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện các bộ luật nói trên. Tuy nhiên, các thông tư liên quan đến đấu thầu được các bộ ngành ban hành dẫn đến chồng chéo lẫn nhau.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Hồ sơ mẫu về đấu thầu, trong đó bao gồm cả phần dự thảo Hợp đồng cho xây lắp, mua sắm thiết bị...Bên

cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng ban hành mẫu Hợp đồng cho các Hợp đồng liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Hai loại mẫu hợp đồng này có những điểm chưa thống nhất lẫn nhau dẫn đến khó vận dụng vào thực tế.

Trong các quy định về đấu thầu có nêu: “trường hợp có sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và quy định của Nhà tài trợ thì thực hiện theo các quy định của Nhà tài trợ”. Tuy nhiên, các quy định về quản lý Hợp đồng và thực hiện Hợp đồng thường đề cao quy định pháp luật Việt Nam.

Xuất phát từ những phân tích ở trên, các Bộ ngành cần thống nhất để hoàn thiện các quy định hiện hành về đấu thầu, quản lý Hợp đồng một cách đồng bộ, thuận tiện cho việc triển khai thực hiện.

3.1.2. Vận dụng một số thông lệ quốc tế:

Trong quá trình thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thường xem xét công tác đấu thầu theo cả quy định của pháp luật Việt Nam và của Nhà tài trợ, trường hợp có sự khác biệt thì đề nghị vận dụng theo quy định Việt Nam, dẫn đến thời gian thẩm định thường kéo dài.

Các gói thầu sử dụng nguồn vốn ODA thường sử dụng các điều khoản Hợp đồng của FIDIC trong khi các mẫu hợp đồng theo quy định của Việt Nam có một số nội dung khác biệt lớn về thẩm quyền của Chủ đầu tư, Tư vấn và Nhà thầu. Do vậy, khi triển khai Hợp đồng, thực hiện hợp đồng có một số bất cập.

Để triển khai thuận tiện công tác đấu thầu và thực hiện Hợp đồng đảm phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như của Nhà tài trợ cần vận dụng một số thông lệ quốc tế.

3.2. Biện pháp 2: Nâng cao năng lực Ban Quản lý dự án và Tư vấn

3.2.1. Đối với Tư vấn

- Nâng cao năng lực Tư vấn và thẩm định hồ sơ thiết kế, tính toán khối lượng và lập Hồ sơ mời thầu.

Hiện nay, lực lượng Tư vấn tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng công trình giao thông trong nước gồm khoảng 6.000 người với khoảng 80 doanh

nghiệp tư vấn từ Trung ương đến địa phương - được đánh giá là đã có những bước trưởng thành vượt bậc, trong ở mức độ nhất định đã đáp ứng được nhu cầu, góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kết cấu hạ tầng GTVT, thực hiện nhiều dự án, trong đó có những dự án quy mô lớn, kĩ thuật phức tạp. Tư vấn đầu tư xây dựng KCHT GTVT đã tham gia vào tất cả các dự án đó trong suốt các giai đoạn: từ khi lập quy hoạch, lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư các giai đoạn: đề xuất - khởi xướng và chuẩn bị đầu tư, khảo sát, thiết kế, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thẩm tra, kiểm định, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án. Với một khối lượng công việc đồ sộ, các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng công trình giao thông chỉ sau một thời gian đã nhanh chóng nắm bắt, năng động, đổi mới và sáng tạo để trở thành các đối tác tin cậy của các tổ chức tư vấn quốc tế có uy tín trên hầu hết các dự án lớn ở Việt Nam. Một số doanh nghiệp đi lên từ các viện nghiên cứu thiết kế, đã hoạch định và kiên trì thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ trong nhiều năm, đã xây dựng được thương hiệu và uy tín của mình, đảm đương những khối lượng công việc lớn, phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến.

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, vài năm gần đây, những lời kêu ca, phàn nàn về chất lượng dịch vụ tư vấn xuất hiện ngày càng nhiều, thậm chí có khi cả những chỉ trích về chất lượng dịch vụ, đạo đức Tư vấn. Công tác lập dự án và quy hoạch còn yếu, tư vấn chưa có tầm nhìn tổng thể, dài hạn, nên các dự án luôn bị rơi vào tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung nhiều trong quá trình thực hiện, nhiều dự án mới lập xong quy hoạch các số liệu dự báo đã lạc hậu, không sử dụng được. Chất lượng đồ án chưa cao, tính sáng tạo còn kém, hiện tượng sao chép đồ án khá phổ biến, “thiếu tính tư vấn ngay trong sản phẩm tư vấn”. Nhiều sai sót xuất hiện trong các đồ án, từ khâu khảo sát, điều tra, đến thiết kế kỹ thuật, giám sát thi công... dẫn đến đồ án phải chỉnh sửa nhiều lần, kéo dài thời gian thi công, phát sinh khối lượng, tăng kinh phí dự án. Vì vậy, giải pháp quan trọng là Nhà nước cần tạo điều kiện để phát triển các đơn vị tư vấn theo hướng chuyên

nghiệp, lớn mạnh cả về số lượng cũng như quy mô và năng lực để đảm bảo làm chủ khoa học công nghệ và có sức cạnh tranh với các tư vấn quốc tế. Hàng năm cần có sự phân loại và xếp hạng các đơn vị tư vấn theo các tiêu chí cụ thể để nâng cao tính cạnh tranh, tăng cường trách nhiệm và chất lượng công tác tư vấn của ngành GTVT. Do đó, việc củng cố, nâng cao hơn nữa chất lượng tư vấn đầu tư xây dựng công trình giao thông là khâu cực kì cần thiết. Trong nỗ lực này, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp tư vấn, mỗi kỹ sư tư vấn phải vươn lên hơn nữa trên con đường chuyên nghiệp, độc lập, có chính sách đào tạo nâng cao trình độ nhân lực, đầu tư khoa học công nghệ; Phía các cơ quan nhà nước xây dựng các chính sách khuyến khích tư vấn trong nước phát triển, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài. Như vậy, Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực đội ngũ kỹ sư tư vấn về chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp. Cần tăng cường chất lượng công tác đào tạo, kiểm tra để cấp các chứng chỉ cho kỹ sư thiết kế, kỹ sư tư vấn giám sát. Cần xây dựng được cơ chế trách nhiệm của ba bên Chủ đầu tư – Tư vấn – Nhà thầu phù hợp với các quy định trong hợp đồng nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và bình đảng giữa các bên vì mục tiêu chất lượng và tiến độ của công trình. Vì vậy, Chủ đầu tư cũng phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện nhiệm vụ của các kỹ sư tư vấn, trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu phải lập tức thay thế để đảm bảo chất lượng.

3.2.2. Đối với Ban Quản lý dự án:

Hiện nay, Công tác tổ chức lựa chọn Nhà thầu của Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam cho các gói thầu thuộc Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng đang được chia nhỏ các giai đoạn thực hiện ở mỗi Ban, Tổ chuyên gia, Tổ thẩm định và Tổ Thương thảo như đã được Học viên tổng hợp tại mục 2.2.1 Chương II, do đó không có sự kế thừa về kết quả xử lý của các bước dẫn đến còn nhiều tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện hợp đồng với các nhà thầu như phân tích tại mục 2.2.3 Chương II. Vì vậy, Học viên

Nhân sự phụ trách kỹ thuật (2 người) Trưởng phòng (1 người) Nhân sự phụ trách tài chính (2 người) Nhân sự phụ trách pháp lý (01 người)

đề nghị thành lập Phòng Dự án thuộc Ban QLDA HN-HP chuyên trách thực hiện những việc như sau:

- Kiểm tra nội dung Hồ sơ mời thầu do Tư vấn dự thảo và trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Kiểm tra và báo cáo kết quả lựa chọn Nhà thầu do Tổ chuyên gia cung cấp. - Thương thảo và hoàn thiện nội dung hợp đồng trước khi ký kết.

Đây là một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện và hoàn thiện hồ sơ mời thầu. Thành lập phòng dự án sẽ có những tác dụng sau :

- Tập trung mọi thông tin về lựa chọn thầu.

- Có thể khắc phục được những tồn tại đã nêu trên do việc phân tán trong quản lý và kiêm nhiệm trong thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu gây nên.

- Thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá các tài liệu thông tin, từ đó giúp cho việc tổ chức phối hợp các bộ phận với nhau có tính khoa học, chặt chẽ và hiệu quả hơn.

- Các bộ phận trong phòng dự án sẽ được giao những công việc, phần việc có tính chuyên môn hoá riêng.Vì thế sẽ giúp cho từng bộ phận ngày càng được nâng cao về trình độ, kỹ năng cũng như kinh nghiệm trong công tác tổ chức đấu thầu đối với từng loại công trình.

Về mặt nhân sự của Phòng Dự án bố trí cán bộ, nhân viên và được tổ chức như sau

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu của dự án đường ô tô cao tốc hà nội-hải phòng tại tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính việt nam (Trang 94 - 99)