Quản trị kinh doanh, kinh tế, đề tài, luận văn, tiểu luận, tốt nghiệp, marketing
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, các huyện diễn ra không đồng đều,nhất là đối với các tỉnh miền Trung nói chung, các huyện miền núi của vùng này nóiriêng Giữa các tỉnh, các huyện có sự chênh lệch về tốc độ phát triển kinh tế - xãhội; tỷ lệ hộ đói nghèo, và xu hướng chênh lệch về tốc độ phát triển này có chiềuhướng gia tăng trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng khá Nguyên nhân cơ bản củatình trạng này gồm: (i) do hoàn cảnh lịch sử, sự phân bổ đầu tư phát triển chưa diễn
ra đồng đều giữa các khu vực; (ii) một số vùng với nền kinh tế nông nghiệp chủđạo, trong khi đó các điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì điều kiện kinh tế -xã hộilâm vào tình trạng khó khăn, tỷ lệ hộ trong tình trạng nghèo cao hơn mức trungbình; (iii) dù tiến trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao trong cả nước trong nhữngnăm gần đây và có tác động mạnh đến sự biến đổi diện mạo của nhiều tỉnh, thànhphố, quận, huyện nhưng phần lớn tập trung tại các thành phố lớn như Thành phố HồChí Minh, Hà Nội, Hải Phòng Một số huyện vùng xa trung tâm hoàn toàn chưađược hưởng các lợi ích từ sự phát triển này
Thừa Thiên Huế nói chung, huyện Nam Đông nói riêng là một trong nhữnghuyện hội tụ đầy đủ cả ba yếu tố khó khăn trên Phù hợp với định hướng chính sáchcủa Chính phủ thúc đẩy phát triển nông thôn nhằm tăng trưởng và xóa đói giảmnghèo, “Dự án Giảm nghèo khu vực miền Trung” là một hỗ trợ tích cực nhằm giúpcác hộ nghèo, xã nghèo phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, sử dụng hợp
lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, từng bước rút ngắnkhoảng cách về kinh tế - xã hội giữa các huyện nghèo với các huyện khác trongtỉnh, giữa vùng nông thôn và thành thị
Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai thực hiện, thực tế dự án “Giảm nghèo khuvực miền Trung” đã có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội củahuyện Nam Đông Dự án đã có những tác động tích cực như thiết kế ban đầu của dự
án đề ra không? Và dự án đã có những tác động tiêu cực nào? Việc nghiên cứu, xem
Trang 2xét, đánh giá một cách tổng quát và đầy đủ những tác động của dự án “Giảm nghèokhu vực miền Trung” đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đông là hếtsức cần thiết cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành chọn đề tài nghiên
cứu “Nghiên cứu một số tác động của dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung”
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế”
làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ của mình.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Khái quát hóa tình hình đói nghèo trên thế giới
và ở Việt Nam
- Đánh giá thực trạng các hoạt động của dự án “Giảm nghèo khu vực miềnTrung” tại huyện Nam Đông trong những năm qua để đưa ra những nhận định vềmức độ tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện NamĐông
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả các hoạt động của dự
án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” tại huyện Nam Đông nhằm có những tácđộng tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của dự án “Giảm nghèo khu vựcmiền Trung” đối với sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông trong giai đoạntới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Với mục tiêu đặt ra, thời gian và tổng hợp các nguồn lực, đề tài sẽ chỉ tậptrung nghiên cứu một số tác động chủ yếu của dự án “Giảm nghèo khu vực miềnTrung” đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm huy động những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của
dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” đối với sự phát triển kinh tế - xã hội củahuyện Nam Đông
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 3- Phạm vi không gian: tác động của các hoạt động của
dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phạm vi thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản
về tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông, mức độ tác động của dự án
“Giảm nghèo khu vực miền Trung” đối với sự phát triển kinh tế - xã hội huyện NamĐông Tuy Hiệp định vay được ký ngày 2/4/2002, nhưng do một số nguyên nhânkhách quan và chủ quan, dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” mới được thựchiện vào tháng 5/2004 và trên thực tế thì năm 2005 dự án mới bắt đầu triển khai; dovậy các tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2007
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Theo thiết kế dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung”, khi dự án được thựchiện sẽ góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và đáp ứng phần lớn các nhucầu cấp thiết của cộng đồng người nghèo Trong ngữ cảnh của các dự án, chươngtrình, dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” còn mang lại hiệu quả về mặt kinh
tế - xã hội to lớn đối với người dân trong vùng dự án nói riêng và tỉnh Thừa ThiênHuế nói chung Đây cũng là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh, của quốc gia đến năm 2010
Về mặt lý luận, việc đánh giá tác động của dự án “Giảm nghèo khuvực miền Trung” đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đông là tổnghợp kinh nghiệm, vận dụng các giải pháp, công cụ để can thiệp và hỗ trợ trong tiếntrình xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển cộng đồng, nâng cao mức sống củangười dân Về ý nghĩa thực tiễn, việc đánh giá tác động của dự án “Giảm nghèokhu vực miền Trung” đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đông là:(i) trực tiếp đánh giá hiệu quả của các hoạt động của dự án “Gỉam nghèo khu vựcmiền Trung", xem xét những gì đạt được của dự án, rút ra bài học kinh nghiệm vàtrả lời câu hỏi là làm thế nào để sử dụng tốt nhất những nguồn lực trong thời giancòn lại của dự án; (ii) gián tiếp góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động của dự án
để góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đông là hết sức cầnthiết
Trang 45 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luậnvăn gồm 4 chương sau:
Chương 1:Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiển
Chương 2: Đặc điểm địa bàn, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiêncứu
Chương 3: Thực trạng hoạt động và tác động của dự án “Giảm nghèokhu vực miền Trung” trên địa bàn huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 4: Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả các hoạt độngcủa dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa ThiênHuế
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VIỆT NAM
1.1.1 Định nghĩa chung về đói nghèo và chuẩn đói nghèo quốc tế
Việt Nam thừa nhập định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đóinghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, TháiLan tháng 9 năm 1993: nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏamãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừanhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địaphương
Phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn quốc tế do Tổng cụcThống kê, Ngân hàng thế giới xác định và được thực hiện trong các cuộc khảo sátmức sống dân cư ở Việt Nam (năm 1992 - 1993 và năm 1997 - 1998) Đường đóinghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm Đường đóinghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung bao gồm cả mặt hànglương thực, thực phẩm và phi thực phẩm
Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn màhầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quankhác đã xây dựng đó là mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người với3.100 Kcal/ngày Người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được lượngKcal này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm
Trang 6Đường đói nghèo chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi lươngthực, thực phẩm Tính cả chi phí này với đường đói nghèo về lương thực, thựcphẩm ta có đường đói nghèo chung.
Chuẩn đói nghèo của “Chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam”: Căn
cứ vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính 2001 - 2005 vàmức sống thực tế của người dân ở từng vùng, Bộ Lao động, Thương binh và xã hộiViệt Nam đưa ra chuẩn nghèo đói nhằm lập danh sách hộ nghèo từ cấp thôn, xã vàdanh sách xã nghèo từ các huyện trở lên để hưởng sự trợ giúp của Chính phủ từChương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo và các chính sách hỗ trợkhác …
Do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cùng với định hướngcủa Chính phủ trong việc tiếp cận với trình độ của các nước đang phát triển trongkhu vực, nên chuẩn đói nghèo đã được điều chỉnh lại, trong đó có tính đến các nhân
tố ảnh hưởng Chuẩn đói nghèo mới áp dụng cho thời kỳ 2006 - 2010 quy định: Hộnghèo là những hộ ở khu vực nông thôn có thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/tháng trở xuống, đối với những hộ ở khu vực thành thị có thu nhập bình quân260.000 đồng/người/tháng trở xuống [9]
1.1.2 Khái quát tình hình đói nghèo trên thế giới và ở Việt Nam
Nghèo đói từ lâu luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chínhsách phát triển của các nước trên thế giới Tính trên toàn thế giới, hiện có khoảng1,2 tỷ người đang sống dưới mức nghèo khổ, trong đó hai phần ba sống ở Châu Á,
ba phần tư sống ở các vùng nông thôn Tại cuộc họp Thượng đỉnh toàn cầu năm
1995 ở Đan Mạch, các quốc gia đã nhất trí rằng mỗi nước cần phải xây dựng mộtchương trình chống đói nghèo, bao gồm việc giám sát và đo lường tiến bộ dựa trênmột số mục đích đã được thỏa thuận và đồng ý, và dựa vào đó có sự điều chỉnh cácchính sách vĩ mô tương ứng Sau đó, các thành viên của phiên họp đặc biệt thứ 24của Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào tháng 6 năm 2000 đã cam kết giảm một nữađói nghèo vào năm 2015 [13]
Trang 7Việt Nam được xếp vào nhóm các nước nghèo của thế giới, đây là kết quảđiều tra mức sống dân cư (theo chuẩn nghèo chung của quốc tế), tỷ lệ đói nghèonăm 1998 ở Việt Nam là trên 37% và năm 2000 tỷ lệ này là 32% (giảm khoảng ½ tỷ
lệ hộ nghèo so với năm 1990) Nếu tính theo chuẩn đói nghèo về lương thực, thựcphẩm năm 1998 là 15% và năm 2000 là 13% Theo chuẩn nghèo của Chương trìnhxóa đói giảm nghèo quốc gia mới, đầu năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo,chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước
Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệnghèo, tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mongmanh Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, do vậy,chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi xuống ngưỡngnghèo và làm tăng tỷ lệ nghèo
Phần lớn thu nhập của người nghèo là từ nông nghiệp Với điều kiệnnguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những người nghèo rấtbấp bênh và dễ bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đình và cộng đồng.Nhiều hộ gia đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo, nhưng vẫn giáp ranh vớingưỡng nghèo đói, do vậy, khi có những giao động về thu nhập cũng có thể khiến
họ trượt xuống ngưỡng nghèo Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạonên khó khăn cho người nghèo
Mức độ cải thiện thu nhập của người nghèo chậm hơn nhiều so vớimức sống chung và đặc biệt so với nhóm có mức sống cao Sự gia tăng chênh lệchthu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất (từ 7,3 lần năm 1993 lên 8,9lần năm 1998)cho thấy, tình trạng tụt hậu của người nghèo (trong mối tương quanvới người giàu) Mặc dù chỉ số nghèo đói có cải thiện, nhưng mức cải thiện ở nhómngười nghèo chậm hơn so với mức chung và đặc biệt so với nhóm người có mứcsống cao Hệ số chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn còn rất cao
Những tỉnh nghèo nhất hiện nay cũng là tỉnh xếp thứ hạng thấp trong cảnước về chỉ số phát triển con người và phát triển giới
Trang 8Vấn đề xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ lớn của Việt Nam trong hiện tạicũng như trong tương lai Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1,1 triệu hộ gia đình đangsống trong tình trạng đói nghèo, chiếm khoảng dưới 7% tổng dân số cả nước, hầuhết họ đang sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hảiđảo Vì vậy, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã được Chính phủ quan tâm đặt ra mộtcách chính thức từ những năm đầu của thập kỷ 90 Các chuẩn về nghèo đói đã đượcChính phủ đưa ra từ những năm 1993, chiến lược xóa đói giảm nghèo ở Việt Namnhằm vào mục đích tăng thu nhập cho hộ gia đình nghèo và luôn coi trọng mục tiêuphát triển con người, nâng cao dân trí, phát triển xã hội bên cạnh các mục tiêu pháttriển kinh tế và công nghiệp hóa [22]
1.1.3 Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam đã thành công trong nỗ lực giảm tỷ lệ nghèo từ hơn 60% vào năm
1990 xuống còn 18,1% vào năm 2004, phần lớn nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,với mức tăng bình quân 8-9% mỗi năm Duy trì được đà tăng trưởng kinh tế hiệnnay là điều kiện cần nhưng chưa đủ Tăng trưởng phải đi liền với bình đẳng và phảimang lại lợi ích cho tất cả các vùng và các nhóm dân cư trong nước Phần đôngngười nghèo ở Việt Nam sống trong hoàn cảnh bị tách biệt về mặt địa lý, dân tộc,ngôn ngữ, xã hội và kinh tế Kinh nghiệm của các nước khác cho thấy rằng lợi íchthực sự của tăng trưởng kinh tế ít đến được với các nhóm người chịu thiệt thòi này.[22]
Báo cáo quốc gia đầu tiên của Việt Nam về tiến độ thực hiện các "Mục tiêuPhát triển Thiên niên kỷ", được công bố tháng 9 năm 2005 và phân phát tại Hộinghị thượng đỉnh thế giới năm 2005, cho thấy tình trạng chênh lệch và bất bìnhđẳng xã hội giữa các vùng, giới tính và nhóm dân cư đang ngày càng gia tăng.Trong khi các vùng đô thị được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách cải cách vàtăng trưởng kinh tế, thì tình trạng vẫn tồn tại dai dẳng ở nhiều vùng nông thôn củaViệt Nam và ở mức độ rất cao ở các vùng dân tộc thiểu số - Theo Tổng cục thống
kê là 69,3% vào năm 2002 [4]
Trang 9Trong thập kỷ tới đây nổ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh
tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng nhưng cũng đặt ra nhiều tháchthức đối với sự nghiệp giảm nghèo Do đó tăng trưởng bình đẳng, chính sách và nổlực vì người nghèo nhằm thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển Thiên niên
kỷ sẽ vẫn là trọng tâm trong các dự án và công tác tuyên truyền vận động của các tổchức, các nhà tài trợ dự án
1.2 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐÓI NGHÈO
1.2.1 Thế giới
Tình trạng đói nghèo liên quan đến nhiều yếu tố như chiến tranh xảy ra liênmiên ở các quốc gia trên thế giới làm cho các nước bị chiến tranh rơi vào tìnhtrạng đói kém, bệnh tật triền miên Bên cạnh nguyên nhân chủ quan do conngười gây nên thì thiên tai lũ lụt, hạn hán, động đất … xảy ra ngày trầm trọnggây tác hại ngày càng lớn ở nhiều nơi.[13]
Khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở nhiều khu vực trên thế giới làm cho nền kinh
tế của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng, số lượng người thất nghiệp gia tăng, đời sốngnhân dân của các quốc gia này bấp bênh và đói nghèo cũng bắt đầu tăng lên từnhững nguyên nhân như thế này
Những căn bệnh thế kỷ đang hoành hành, diễn ra khắp mọi nơi trên thế giới,dịch bệnh không loại trừ một ai, những quốc gia càng nghèo thì dịch bệnh càng trởnên trầm trọng hơn bởi vì nghèo luôn đi kèm với lạc hậu, nhận thức kém, đói nghèo,không đủ kinh phí để trang trải cho việc phòng chống bệnh
1.2.2 Việt Nam
Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn củanghèo đói và thiếu nguồn lực Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họ khôngthể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ Ngược lại, nguồn vốn nhân lực thấp lạicản trở họ thoát khỏi nghèo đói Các hộ nghèo có rất ít đất đai, thiếu đất đai ảnhhưởng đến việc đảm bảo an ninh lương thực của người nghèo cũng như khả năng đadạng hóa sản xuất, để hướng tới sản xuất các loại cây trồng với giá trị cao hơn Đa
Trang 10số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyếnnông, khuyến ngư, bảo vệ động, thực vật; nhiều yếu tố đầu vào sản xuất như: điện,nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón … đã làm tăng chi phí, giảm thu nhậptính trên đơn vị giá trị sản phẩm [13]
Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếmđược việc làm tốt, ổn định Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu cầu dinhdưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trongtương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp ảnhhưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục và nuôi dưỡng con cái … đếnkhông những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ tương lai Suy dinh dưỡng ở trẻ em vàtrẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đến trường của con em các gia đìnhnghèo nhất và sẽ làm cho việc thoát nghèo thông qua giáo dục trở nên khó khănhơn
Các tỉnh miền Trung nói chung và vùng dự án bao gồm các tỉnh Quảng Bình,Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Kon Tum nói riêng có đặc điểm địa hình, thời tiết,khí hậu phức tạp làm cho sản xuất kém ổn định Địa hình với độ dốc cao, thảm thựcvật rừng bị tàn phá nặng, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng, lượng mưalớn do đó đất đai bị xói mòn, rửa trôi mạnh, đe dọa nghiêm trọng đến môi trườngsinh thái Hàng năm thường xảy ra thiên tai, lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng nặng nề đếnđời sống, sản xuất của dân cư cũng như cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nặng Điều kiện tựnhiên kém thuận lợi của các tỉnh này được xem như là nguyên nhân cơ bản dẫn đếntình trạng nghèo đói, lạc hậu và chậm phát triển
Bên cạnh điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ dân trí của người dân thấp,đặc biệt là nhóm người dân tộc thiểu số Họ sinh con đông nhưng không có khảnăng chăm sóc và nuôi dưỡng con cái thường bị ốm đau bệnh tật, chất lượng dân sốthấp làm vấn đề đói nghèo ngày càng trở nên bức xúc hơn Đặc biệt ở những vùngnày thường thiếu giáo viên, cán bộ y tế, bán sĩ giỏi, thiếu những mô hình trang trại
để học tập kinh nghiệm và áp dụng, thiếu kiến thức về kỹ thuật và quản lý, không
có việc làm là những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo
Trang 11Một nguyên nhân dẫn đến đói nghèo nữa là cơ sở hạ tầng thiếu và kém trầmtrọng, thậm chí có những vùng còn chưa có công trình hạ tầng Điều này hạn chế rấtnhiều tới sự phát triển kinh tế - xã hội và gây ra những khó khăn lớn trong đời sốngsinh hoạt của dân cư và làm tăng thêm sự cô lập của các xã, thôn bản và cộng đồngdân cư này với cộng đồng dân cư khác và với các khu vực trong cả nước về mọi mặtnhư sản xuất, trao đổi hàng hóa, học tập, giao lưu, tiếp cận, trao đổi thông tin, chínhtrị, văn hóa, xã hội cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Nguồnlực còn nhiều hạn chế, nhất là vốn đầu tư kỹ năng lao động.
Nguyên nhân nghèo có tính chủ quan là do sự ỷ lại của hộ nghèo Người nghèocũng ỷ lại vào sự hưởng lợi từ các chương trình của Chính phủ, không muốn tựnguyện vươn lên Tuy nhiên, sự thiếu tham gia, chủ động và tự giác trong các hoạtđộng chung của cộng đồng cũng góp phần làm cho người nghèo thụ động hơn Việchuy động đóng góp một số công trình, chương trình công cộng như thủy lợi, đườngnông thôn còn rất khó khăn, mặc dù tác động của những công trình này nếu có
sự đóng góp của người dân sẽ tốt hơn rất nhiều
Chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong giảm nghèo và hỗ trợtrực tiếp, tuy nhiên, năng lực của đội ngũ cán bộ còn yếu và sự phối hợp tại các cấpchưa tốt Thậm chí một số cán bộ về khuyến nông, y tế, còn thiếu
Ngoài những nguyên nhân trên, những nguyên nhân khác như bất bình đẳnggiới, ô nhiễm môi trường tác động đến các vấn đề xã hội, nguồn lực của ngườinghèo Môi trường xuống cấp làm những nguồn lực sản xuất tự nhiên như đất, nướckhông còn, gây ra những thiệt hại về năng suất, trong khi người nghèo không đủ
“vốn” và kỹ thuật để đối phó và áp dụng khoa học kỹ thuật cao
Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế cả nước có bước phát triển nhanh chóng nhưng
ở những vùng dân trí thấp, kém năng động thì kinh tế phát triển chậm, mức sốngdân cư ngày càng tụt hậu và tạo ra khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các vùngngày càng lớn [9]
1.3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO.
Trang 12Trong những năm trở lại đây chính sách của các tổ chức tài chính quốc tế, cácnhà đầu tư đã có những thay đổi theo hướng tập trung các nguồn lực vào mục tiêuxóa đói giảm nghèo Các quốc gia đã có cam kết về ưu tiên nguồn tài chính đầu tưcho xóa đói giảm nghèo Năm 1996, tại cuộc họp của Tổ chức Hợp tác và phát triểnkinh tế OECD, các nhà tài trợ quốc tế đã nhất trí tái cấu trúc lại cơ cấu các khoảnviện trợ nhằm vào mục đích giảm đói nghèo Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàngphát triển châu Á (ADB), Chương trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP) đều chútrọng phối hợp các hành động nhằm đạt được mục tiêu toàn cầu là giảm 50% đóinghèo trước năm 2015 [2]
Xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia nằmtrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chính phủ Việt Nam đã cónhững chính sách cụ thể cho các chương trình này nhằm chỉ đạo và hướng dẫn cácđịa phương và các Bộ, Ngành liên quan thực hiện có hiệu quả mục tiêu này Đảngchủ trương tăng trưởng phát triển đi đôi với xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ chiếnlược trong giai đoạn đổi mới Đổi mới, phát triển tạo tiền đề cho thực hiện xoá đóigiảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội
Thực hiện chủ trương trên, Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình và dự
án lớn nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo như: Chương trình mục tiêu quốc gia xoáđói giảm nghèo giai đoạn 1998 – 2000, tổng vốn đầu tư cho chương trình ước tính10.000 tỷ đồng, trong đó bao gồm các nguồn từ Ngân sách nhà nước, hợp tác quốc
tế và các nguồn khác; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khókhăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới (gọi tắt là chương trình 135), chươngtrình này được thực hiện từ năm 1998 đến năm 2005, mục tiêu của chương trình này
là xóa đói giảm nghèo kinh niên, giảm số hộ nghèo từ 4-5%/năm trong giai đoạn từ
1998 – 2000 và giảm tỷ lệ phần trăm các hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khănxuống còn 25% vào năm 2005; Chương trình 327 là chương trình tạo ra sự pháttriển nông lâm nghiệp trên vùng đất trống, đồi núi trọc và tạo ra một chương trìnhlồng ghép nhằm xác định việc sản xuất, bảo tồn, khôi phục rừng và đất nôngnghiệp; Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã ở các xã miền núi, vùng cao,
Trang 13vùng dân tộc thiểu số Ngoài ra còn có một số chương trình, dự án góp phần vàoviệc xóa đói giảm nghèo như: dự án định canh định cư và xây dựng kinh tế mới; dự
án trồng 5 triệu ha rừng; dự án vốn vay đa dạng hóa nông nghiệp, do Ngân hàng thếgiới tài trợ với trị giá 67 triệu USD; Chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn;Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm giaiđoạn 2001 – 2005; các chính sách trợ cước, trợ giá vận chuyển các mặt hàng thiếtyếu phục vụ sản xuất và đời sống cho các hộ vùng các xã đặc biệt khó khăn [13]Hầu hết các dự án xóa đói giảm nghèo được triển khai trên diện rộng, giá trịđầu tư lớn Hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho chương trìnhmục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo Ngân sách nhà nước eo hẹp nhưng phảiđầu tư trên tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân kể cả đầu tư cho xóa đóigiảm nghèo, điều này dẫn đến Ngân sách không đủ để trang trải chi phí đầu tư cũngnhư các khoảng chi cần thiết khác cho một quốc gia Các dự án ODA của các nhàtài trợ đã có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho Chính phủ cân đối các nguồntài chính quốc gia nhờ giá trị lớn của các khoản tín dụng và điều kiện tín dụng ưuđãi Để giải quyết nhanh chóng vấn đề nghèo đói ở miền Trung cũng như các vùngkhác trong cả nước, Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi các tổ chức quốc tế và cácquốc gia đã chuyển hướng mục tiêu tài trợ của họ sang lĩnh vực xóa đói giảmnghèo Các tổ chức quốc tế và các quốc gia đã hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủViệt Nam nên các dự án lớn ở Việt Nam đã được hình thành, trong đó có dự án
"Giảm nghèo khu vực miền Trung"
1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN "XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO" MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI [47]
1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Sử dụng nguồn vốn ODA cho công tác xóa đói giảm nghèo là một lợi thế sovới các nguồn vốn khác Bởi vì các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế vềlương thực, y tế, dân số đã gia tăng các khoản viện trợ xoá đói giảm nghèo chongười dân tại các vùng đang gặp khó khăn Vấn đề đặt ra làm thế nào để nâng cao
Trang 14hiệu quả sử dụng nguồn vốn này một cách tốt nhất Trung Quốc đã có những quyđịnh cụ thể để quản lý nguồn vốn cho công tác xóa đói giảm nghèo, cụ thể như sau:
Việc trả vốn các dự án “Xóa đói giảm nghèo” ở Trung Quốc được thực hiệntheo cách “ai hưởng lợi, người đó trả nợ” Quy định này buộc người sử dụng phảitìm giải pháp sản sinh lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn vốn Trung Quốc quản lý tậptrung, thực hiện phi tập trung
Từ năm 1980 đến cuối năm 2005, tổng số vốn ODA mà Ngân hàng thế giớicam kết với Trung Quốc là 39 tỷ USD, trong đó vốn của các chương trình, dự án vềxoá đói giảm nghèo trên 20 tỷ USD Tổng mức đầu tư đó đã đóng vai trò rất tíchcực trong việc thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội
ở Trung Quốc
Tóm tắt nguyên nhân thành công của việc sử dụng vốn ở Trung Quốc có mấyđiểm sau: chiến lược hợp tác tốt, xây dựng tốt các dự án, cơ chế điều phối và thựchiện tốt, cơ chế theo dõi, giám sát chặt chẽ Trung Quốc đặc biệt đề cao vai tròcủa việc quản lý và giám sát Hai cơ quan Trung ương quản lý dự án là Bộ Tàichính và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Bộ Tài chính làm nhiệm vụ “đi xintiền”, đồng thời là cơ quan giám sát việc sử dụng vốn Bộ Tài chính yêu cầu các SởTài chính địa phương thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của các dự án,phối hợp với WB đánh giá từng dự án
Các Bộ ngành chủ quản và địa phương có vai trò quan trọng trong thực hiện
và phối hợp với Bộ Tài chính giám sát việc sử dụng vốn Việc trả vốn dự án ởTrung Quốc theo cách “ai hưởng lợi, người đó trả nợ” Quy định này buộc người sửdụng phải tìm giải pháp sản sinh lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn vốn
1.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan quan niệm để sử dụng vốn xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả, trướchết phải tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực và năng lực thể chế Chính phủ TháiLan cho rằng, việc thực hiện dự án xóa đói giảm nghèo mà giao cho các bộ phậnhành chính không phải là thích hợp
Trang 15Cơ sở luật pháp rõ ràng và chính xác trong toàn bộ quá trình là điều kiện đểkiểm soát và thực hiện thành công các dự án xóa đói giảm nghèo Thái Lan đề caohoạt động phối hợp với đối tác viện trợ Các nguồn vốn này được coi là “quỹ tàichính công” và được quản lý theo những quy tắc kế toán chặt chẽ.
Quá trình giải ngân khá phức tạp nhằm kiểm soát đồng tiền được sử dụngđúng mục đích Trong đó, nhà tài trợ có thể yêu cầu nước nhận viện trợ thiết lậphoặc sữa đổi hệ thống thể chế và hệ thống luật pháp Cơ quan chịu trách nhiệm gồm
có các Bộ, một số cơ quan Chính phủ, trong đó Bộ phát triển đóng vai trò chỉ đạo
Thái Lan đặc biệt chú trọng công tác kiểm soát và kiểm toán Công tác kiểmtoán tập trung vào kiểm toán các hệ thống quản lý Trong đó, chịu trách nhiệm gồm
có kiểm toán nội bộ trong mỗi cơ quan, các công ty kiểm toán nước ngoài đượcthuê, và các dịch vụ kiểm toán của Ủy ban châu Âu Khi công tác kiểm toán pháthiện có những sai sót, sẽ thông báo các điểm không hợp lệ cho tất cả các cơ quan
Công tác kiểm soát tập trung vào kiểm tra tình hình hợp pháp và tính hợpthức của các giao dịch, kiểm tra hàng năm và chứng nhận các khoản chi tiêu, kiểmtra cuối kỳ, kiểm tra bất thường
Chính phủ Thái Lan cho rằng, kiểm tra và kiểm toán thường xuyên khôngphải để cản trở mà là để thúc đẩy quá trình dự án
1.4.3 Kinh nghiệm của Malaysia
Ở Malaysia, vốn ODA được quản lý tập trung vào một đầu mối là Văn phòngKinh tế Kế hoạch Đa số nguồn vốn ODA được đất nước này dành cho thực hiệncác dự án xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho người dân
Văn phòng Kinh tế Kế hoạch Malaysia là cơ quan lập kế hoạch ở cấp Trungương, chịu trách nhiệm phê duyệt chương trình dự án, và quyết định phân bổ ngânsách phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia
Malaysia đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ Mục đích lớn nhấtcủa Malaysia là nhận hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực con người thông quacác lớp đào tạo Malaysia công nhận rằng họ chưa có phương pháp giám sát chuẩnmực Song chính vì vậy mà Chính phủ rất chú trọng vào công tác theo dõi đánh giá
Trang 16Kế hoạch theo dõi và đánh giá được xây dựng từ lúc lập kế hoạch dự án cho đếnquá trình dự án được triển khai Malaysia cũng đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra,giám sát Phương pháp đánh giá của đất nước này là khuyến khích phối hợp đánhgiá giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ, bằng cách hài hòa hệ thống đánh giá củahai phía Nội dung đánh giá tập trung vào hiệu quả của dự án so với chính sách vàchiến lược, nâng cao công tác thực hiện và chú trọng vào kết quả.
Hoạt động theo dõi đánh giá được tiến hành thường xuyên, Malaysia chorằng công tác theo dõi đánh giá không hề làm cản trở dự án, trái lại sẽ giúp nâng caotính minh bạch, và đặc biệt là giảm lãng phí
Mỗi nước có mỗi cách quản lý dự án xóa đói giảm nghèo riêng, và dù theocách nào đi nữa thì mục tiêu lớn nhất mà các nước đặt ra và đạt được đó là bảo vệtối đa nguồn vốn, phục vụ tốt nhất cho xã hội dân sinh
1.4.4 Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số nước và hướng vận dụng vào Việt Nam
Sau khi nghiên cứu phân tích kinh nghiệm của một số nước có nhiều đặcđiểm kinh tế tương đồng với Việt Nam, có thể rút ra bài học về quản lý và sử dụngnguồn vốn xóa đói giảm nghèo như sau:
- Phân bổ nguồn vốn trực tiếp cho hộ hưởng lợi dựa trên một quy ước cụ thể
về thời hạn sử dụng, mục đích sử dụng, các kết quả đầu ra sau một thời hạn nhấtđịnh thông qua các hoạt động được dự án hỗ trợ về kỹ thuật nhằm nâng cao vai trò,trách nhiệm của người dân trong quá trình sử dụng nguồn vốn của dự án Đồng thời,tăng cường vai trò giám sát và đánh giá việc thực hiện các hoạt động dự án của các
cơ quan quản lý dự án Ngoài ra, cần xác định một cách rõ ràng vai trò, trách nhiệmcủa các cơ quan có liên quan để sau đó có thể đánh giá hoạt động của từng cơ quan
- Các đầu ra của dự án cần được giám sát và đánh giá về tính hiệu quả và kếtquả Công tác này được thực hiện tốt sẽ cung cấp các số liệu về các kết quả trực tiếp
và tổng hợp được những tác động của vốn đầu tư dự án đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội nói chung và công tác xóa đói giảm nghèo nói riêng
Trang 17- Tập trung các nguồn lực nhằm nâng cao nhận thức của người dân về cácvấn đề kinh tế - xã hội, tiến hành các hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề củacộng đồng bằng cách kết hợp nỗ lực chung của cộng đồng và các nguồn lực của địaphương hướng tới những thay đổi theo mục tiêu dự án đã đề ra
- Cần phải thiết lập một hệ thống kế toán phù hợp với các nguyên tắc kế toánchung theo quy định hiện hành Các báo cáo tài chính của dự án được gửi cho các
cơ quan quản lý dự án và nhà tài trợ sau khi được một đơn vị kiểm toán độc lập thựchiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn giảm nghèo này một cách tốt nhất
Trang 18CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 65.051,80 ha chiếm 12,87% diện tích tựnhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 10 xã và 1 thị trấn, đó là: Hương Phú, HươngSơn, Thượng Quảng, Hương Hữu, Hương Giang, Hương Hòa, Hương Lộc, ThượngLong, Thượng Nhật, Thượng Lộ và Thị trấn Khe Tre
Trên địa bàn huyện chỉ có một tuyến độc đạo là tỉnh lộ 14B, nối trung tâmhuyện lỵ và quốc lộ 1A dài 33 km Vị trí địa lý của vùng với những hạn chế về khí
Trang 19hậu thời tiết, địa hình, đặc biệt là về giao thông đã tạo nên những thách thức chohuyện trong việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
2.1.2.1 Địa hình
Địa hình thấp dần từ Nam về Bắc Độ cao tuyệt đối thấp nhất: 40m, cao nhất
là đỉnh núi Mang cao 1.720m
Vùng dự án nằm gọn trong thung lũng Nam Đông với diện tích 65.000
ha, độ cao đỉnh lên đến 1.420m nhưng điểm đáy của thung lũng chỉ cao 50m so vớimực nước biển Với hơn năm phần sáu diện tích là đồi núi cao, phần còn lại khoảng9.000 ha là tương đối bằng phẳng, đây là địa bàn sinh sống và sản xuất của nhândân trong vùng Toàn bộ thung lũng nằm trong vùng lưu vực thượng nguồn sôngHương nên mỗi sự thay đổi về môi trường môi sinh ở khu vực này đều có ảnhhưởng đáng kể đến vùng hạ nguồn, đặc biệt là thành phố Huế Vì vậy địa hình phứctạp, bị chia cắt mạnh, nhiều khe suối và đồi núi nhấp nhô, không thuận lợi cho pháttriển nông nghiệp và thuỷ lợi, giao thông đường bộ và đường thuỷ
2.1.2.2 Khí hậu, thời tiết
Khí hậu: Huyện Nam Đông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ bình quân hàng năm 24,40C, thấp hơn nhiệt độ trung bình của tỉnh(24,90C)
Lượng mưa bình quân hàng năm 4.200 mm, cao hơn lượng mưa bình quântoàn tỉnh (2.687,4mm)
Độ ẩm tương đối 86% thấp hơn trung bình cả tỉnh (87%)
Số giờ nắng trung binh 1.759 giờ
Số ngày mưa trung bình hàng năm từ 145 - 180 ngày
Nhìn chung khí hậu thời tiết của vùng khá phù hợp với sinh trưởng, pháttriển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày
Trang 20Tuy nhiên cần chú ý lượng mưa tập trung vào một số tháng trong năm từ tháng 9đến tháng 11 với lượng mưa có tháng lên đến gần 6.000 mm, gây ra lũ lụt, ngập úngảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống Mùa khô kéo dài từ tháng 5 đếntháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió tây, lượng bốc hơi lớn gây ra khô hạn kéo dài.Bởi vậy, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn để giữ nước,chống lũ lụt, khô hạn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội củavùng.
2.1.2.3 Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Nam Đông là huyện có diện tích tự nhiên lớn, nhưng diện tích đất nôngnghiệp nhỏ, độ dốc cao Đất đai hình thành và phát triển trên địa hình phức tạp vànhiều loại đá mẹ khác nhau, do đó đặc điểm đất đai (thổ nhưỡng khá đa dạng), gồm
8 loại đất chính
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các loại đất chính tại huyện Nam Đông năm 2007
Nguồn: Số liệu của Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Nam Đông năm 2007
Trang 21Đất đai được khai thác sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, trong đó đấtdùng cho nông nghiệp 53.247,08 ha chiếm 81,8%, đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọngtương đối lớn 15,5%, đất phi nông nghiệp chỉ có 1.767,53 ha, chiếm 2,7% tổng diệntích tự nhiên Vì vậy, cần sử dụng tài nguyên đất sao cho có hiệu quả là nhiệm vụrất quan trọng trong 10 năm tới, bởi vì trong giai đoạn này phát triển kinh tế củahuyện còn dựa vào khai thác tài nguyên đất là chủ yếu
Bảng 2.2: Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2007
Nguồn: Bảng thống kê, kiểm kê diện tích đất đai huyện Nam Đông năm 2007
Thổ nhưỡng: Nam Đông có hai loại đất chính: Đất phù sa cổ và phù sa sôngsuối, trong đó đất phù sa sông suối phân bổ ở độ cao 60 - 80m, tập trung nhiều ởven sông Tả Trạch Các loại đất này có độ phì cao, địa hình đồi thấp, tương đốibằng phẳng
Đánh giá chung: Tài nguyên đất của huyện khá đa dạng thích hợp cho pháttriển nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, khả năng mở rộng đất nôngnghiệp còn lớn Song do địa hình đồi núi chia cắt, độ dốc cao, nếu canh tác khôngđúng quy trình sẽ làm độ phì bị cạn kiệt, dẫn đến hiện tượng xói mòn trơ sỏi đa Vìvậy, khi mở rộng diện tích đất nông nghiệp cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọngiống cây trồng sao cho bảo vệ được đất, chống lại sự xói mòn rửa trôi [13]
* Tài nguyên rừng
Trang 22Nam Đông là huyện miền núi có địa hình đa dạng cộng với thời tiết nóng ẩm,mưa nhiều nên thảm thực vật rừng rất phong phú, có nhiều thuận lợi để phát triểnngành sản xuất lâm nghiệp Trong đó rừng tự nhiên chiếm 97,3%, với các loại gỗquý như lim, kim giao … và động vật hoang dã như sao la, gấu, nai, lợn rừng Tuytrữ lượng gỗ thấp, chủ yếu là rừng nghèo, khoanh nuôi tái sinh, rừng trung bìnhphần lớn phân bổ chủ yếu ở vùng núi cao Rừng trồng chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu
là tràm, keo, cây bạch đàn không phù hợp, thường bị chết sau 3 - 4 năm
Về trữ lượng rừng: Rừng tự nhiên do Lâm trường Nam Đông và lâm trườngKhe Tre quản lý là 28.257,4 ha, chiếm 70,7% tổng diện tích rừng tự nhiên của toànhuyện Trong đó, rừng giàu chiếm 39,3%, rừng trung bình chiếm 21,5%, rừngnghèo và rừng phòng hộ chiếm 39,2% Như vậy, trữ lượng của rừng tự nhiên chủyếu là rừng trung bình và rừng nghèo
Đánh giá chung, thảm thực vật của rừng phong phú, đa dạng sinh học vớinhiều chủng loại quý hiếm Tuy vậy, động vật rừng còn ít, trữ lượng lâm sản thấp.Rừng có nhiều gỗ quý như lim, kim giao … Các loại lâm sản phụ đáng chú ý có cây thuốc
Đánh giá về tiềm năng phát triển rừng: diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên64% diện tích tự nhiên, nhưng rất khó phát huy được thế mạnh về rừng trong nhữngnăm tới do một số lý do cụ thẻ như: trữ lượng của rừng thấp, diện tích rừng phòng
hộ lớn không được phép khai thác, khó khai thác rừng kinh tế, do địa hình hiểm trở
* Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện khá phong phú, đáng kể nhất là khoángsản phi kim loại: đá vôi, đá Granit, cao lanh, pirit … có trữ lượng khá lớn Trong đótrữ lượng đá vôi vào khoảng 500 triệu m3 thuận lợi cho việc phát triển công nghiệpvật liệu xây dựng như sản xuất xi măng, khai thác đá cát phục vụ xây dựng
* Điều kiện môi trường sinh thái
Do chưa phát triển công nghiệp và cơ giới hóa nông nghiệp, độ che phủ củarừng lớn, vì vậy, môi trường sinh thái còn trong sạch Tuy vậy nơi đây tiềm ẩn một
Trang 23số điểm bất lợi cho môi trường như khả năng đất bị bào mòn rửa trôi nhanh Sửdụng chất hóa học như thuốc diệt sâu bọ, cỏ dại, phân hóa học dễ gây ô nhiểmnguồn nước có thể ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản.
2.1.3 Dân số, lao động và dân tộc
Tổng nhân khẩu toàn vùng dự án năm 2007 là 23.428 người chiếm 1,99% dân
số toàn tỉnh với 4.901 hộ và 12.730 lao động Tỷ lệ tăng dân số bình quân toàn vùng
ổn định, nạn du canh du cư đã chấm dứt, nạn đốt rừng làm nương rẫy còn xảy ranhưng ở phạm vi hẹp
Trang 24- Thời tiết khí hậu thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp nhiệt đới, cóhiệu quả, đặc biệt là cây ăn quả như chuối, cam Sài Gòn, cau, dứa và cây côngnghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu
- Đất canh tác còn khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng để trồng cây côngnghiệp dài ngày, cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày như mía tím.Nguồn nước mặt dồi dào, đảm bảo cho phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất
- Tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú: đá vôi có trữ lượng lớn, gỗ,cát, sạn
- Nam Đông có tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch, địa hình hùng vĩ, môitrường sinh thái trong sạch với nhiều điểm du lịch sinh thái phân bố khắp nơi tronghuyện khá hấp dẫn và cuốn hút khách du lịch
- Đội ngũ cán bộ năng động, bước đầu làm quen với cơ chế kinh tế thịtrường, biết tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành, các cấp
- Địa hình dốc, chia cắt mạnh, các sông, suối đều ngắn và nông (cạn) nênmùa mưa lượng nước chảy xiết gây nên hiện tượng xói mòn mạmh, về mùa khônước cạn nhanh, lưu lượng thấp, gây thiếu nước ngọt cho sản xuất Nhiều đồi núi,khe suối, trở ngại cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, dẫn đếnsuất đầu tư lơn, phát huy năng lực và hiệu quả thấp
- Đất canh tác manh mún, thiếu đất canh tác cây lương thực, hoa màu, thựcphẩm Đất trống đồi núi trọc có diện tích lớn, trong đó phần lớn là loại đất có độ phì
Trang 25thấp, lẫn sỏi đá, cần được che phủ, cải tạo bằng các loại cây lâm nghiệp và cây nôngnghiệp, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái trong tương lai.
- Trình độ dân trí và trình độ canh tác của một bô phận dân cư còn thấp Lựclượng lao động tuy đông nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, sự cần cù và năngđộng còn hạn chế Tốc độ tăng dân số còn cao là một sức ép lớn về giải quyết việclàm, đời sống, cũng như đào tạo nghề nghiệp
2.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NAM ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
2.2.1 Thành tựu kinh tế đạt được
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnh, huyện lần thứ XII, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Tỉnh
uỷ, Ban thường vụ tỉnh uỷ, huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế đã nổ lực vượtqua nhiều khó khăn, thách thức, phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trêntất cả các lĩnh vực: kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịchđúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đầu tư theo hướng kiên cố; các ngành,lĩnh vực và cơ sở đều phát triển; văn hóa, xã hội có tiến bộ, đời sống nhân dân đượccải thiện, giảm hộ đói nghèo; quốc phòng an ninh được giữ vững; chính trị ổn định;sức mạnh khối đại đoàn kết được phát huy; bộ máy chính quyền được củng cố
Nhìn lại tổng thể qua 15 năm tái lập huyện và thực hiện đường lối đổimới, những thành tựu đạt được rất quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực Nổi bật
là ổn định cơ bản vững chắc định canh định cư, nền kinh tế từ tự cung tự cấp từngbước chuyển sang sản xuất hàng hóa; văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, quốc phòng, an ninhđược giữ vững, chính trị ổn định; hệ thống chính trị được củng cố, niềm tin củanhân dân được nâng lên; đội ngũ cán bộ trưởng thành nhiều mặt
Về kinh tế: Năm 1991, tốc độ tăng trưởng 3,2%, thu nhập bình quân đầu
người dưới 1 triệu đồng, thu ngân sách 257 triệu đồng Đến năm 2005, tốc độ tăngtrưởng kinh tế tăng gấp 3 lần, thu ngân sách tăng gấp 10 lần, thu nhập người dân
Trang 26tăng 3,5 lần Diện tích lúa nước tăng gấp 2,1 lần, năng suất tăng gấp 3 lần, sảnlượng lương thực có hạt tăng gần 4 lần Hình thành vùng cây nguyên liệu cao su2.500 ha, rừng kinh tế 2.100 ha Cơ cấu lao động có bước chuyển dịch theo hướngtăng dần lao động các ngành phi nông nghiệp Kết cấu hạ tầng cơ sở làm việc đượcđầu tư xây dựng đồng bộ theo hướng kiên cố hóa và vững chắc.
Văn hóa – xã hội: phát triển cả về lượng và về chất; huyện đạt chuẩn quốc
gia phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở; tỷ lệ tăng dân số tựnhiên giảm; đời sống nhân dân ổn định, không còn hộ đói, giảm hộ nghèo, cơ bảnxóa nhà tạm cho hộ nghèo và hộ chính sách
Nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân được tăng cường Chăm
lo, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; số lượng đảng viên tăng gấp
2 lần, xóa được tổ chức Đảng yếu kém
Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự phát triển mới, công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp, nông thôn, nhìn cung, kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân vẫncòn thấp, tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; kinh tế nôngnghiệp chiếm tỷ trọng còn cao, hướng phát triển công nghiệp, ngành nghề nôngthôn lúng túng; lao động qua đào tạo nghề còn ít; văn hóa giáo dục, y tế, thu nhập,chất lượng cuộc sống người dân mặc dù có cải thiện nhưng nhìn chung vẫn còn ởmức thấp
Trang 27Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa mạnh, một số loại cây, con cóhiệu quả nhưng nhân rộng chưa nhiều Kinh tế vườn phát triển chưa đều, đất nôngnghiệp ít nhưng còn bỏ hoang hóa, chưa tận dụng hết Gía trị và hiệu quả trên một
ha canh tác còn thấp
Có tiềm năng công nghiệp – xây dựng, chế biến nông – lâm sản nhưng chậmquy hoạch và kêu gọi đầu tư khai thác; các dịch vụ những năm gần đây có bướcphát triển khá nhưng đang ở dạng tự phát, sản phẩm còn nghèo, giá trị, doanh thucòn thấp
Một số công trình khi quyết định đầu tư chưa lường hết yếu tố tự nhiên, tậpquán nên chậm phát huy hiệu quả, gây lãng phí; có công trình khi xây dựng xongđưa vào sử dụng thiếu các giải pháp quản lý đồng bộ nên nhanh xuống cấp
Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất sản xuất nông – lâmnghiệp còn chậm, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh
Đào tạo nghề chưa nhiều, chất lượng nguồn nhân lực thấp, chuyển dịch cơcấu lao động chậm
- Lĩnh vực văn hóa, xã hội chất lượng còn thấp
Chất lượng dạy và học chuyển biến chậm, tỷ lệ học sinh khá, giỏi còn ít, họcsinh yếu kém còn nhiều, nhất là bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông; côngtác quản lý giáo dục ở một số trường thiếu chặt chẽ, xã hội hóa giáo dục còn nhữnghạn chế
Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân còn thấp, nhất là tuyến y tế cơ sở;đầu tư trang bị y tế cho tuyến xã còn ít Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm nhưng sinhcon thứ 3 có xu hướng tăng Trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao
Hoạt động văn hóa thông tin chưa toàn diện, rộng khắp, các thiết bị văn hóacòn thiếu Chất lượng làng, cơ quan đạt chuẩn văn hóa còn thấp; số thôn, đơn vịđược công nhận đạt chuẩn còn ít
Trang 28Hộ nghèo giảm nhanh nhưng tính bền vững chắc chưa cao; đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân nhìn chung vẫn còn nghèo, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số
2.2.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đông giai đoạn
2006 – 2010
Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực khả năng có những diễnbiến khó lường; toàn cầu hóa, khu vực hóa, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xuthế chung Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với tự do hóa thương mại, mở rộng đầu tưgiữa các nước sẻ được đẩy nhanh, đồng thời cạnh tranh kinh tế - thương mại cũngthêm gay gắt Cơ hội cho phát triển ngày càng nhiều thách thức Tình hình trên đãtác động trực tiếp đến nước ta cũng như tỉnh ta và huyện Nam Đông, vừa tạo ranhững thuận lợi, vừa làm nảy sinh những khó khăn và thách thức mới
1 Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, sớm đưa huyện thoát nghèo: (i) Phát triểnnông – lâm nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng tăng giá trị và hiệu quả trên mộtđơn vị canh tác; (ii) Phát triển đa dạng và coi trọng chất lượng các hoạt động dịchvụ; (iii) Tập trung đầu tư để tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp;(iv) Tài chính bảo đảm các khoản thu, chi ngân sách, tiết kiệm chi; tín dụng làm tốtcông tác huy động và đáp ứng vốn vay sản xuất kinh doanh
2 Phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quảgiáo dục – đào tạo, y tế, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội: (i) Tập trung tạo sựchuyển biến mạnh mẽ toàn diện về giáo dục – đào tạo nhằm nâng cao chất lượngdạy và học; (ii) Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng dân số, xây dựnggia đình phát triển toàn diện; (iii) Phát triển văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần xãhội; (iv) Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và chính sách
xã hội
3 Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tư an toàn xã hội
* Một số chương trình trọng điểm
Trang 29Căn cứ định hương phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010, UBNDhuyện tiếp tục thực hiện các chương trình trọng điểm và các dự án lớn sau:
Chương trình trọng điểm: (i) Tiếp tục chương trình phát triển nông – lâm
nghiệp; (ii) Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển công nghiệp – ngành nghềdịch vụ và du lịch; (iii) Tiếp tục thực hiện chương trình nâng cao đời sống đồng bàodân tộc thiểu số và hộ nghèo; (iv) Tiếp tục thực hiện chương trình nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo; (v) Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển hạ tầng vàchỉnh trang đô thị; (vi) Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực vàxuất khẩu lao động
Tiếp tục thực hiện các dự án lớn: Tiếp tục phối hợp với các ngành cấp tỉnh
cũng như chủ động lập các dự án cụ thể sau: (i) Gọi vốn đầu tư dự án nhà máy ximăng Long Quãng; (ii) Dự án mở rộng tuyến đường La Sơn – Nam Đông; (iii) Dự
án xây dựng nhà máy thuỷ điện Thượng Nhật; (iv) Tiếp tục triển khai dự án Giảmnghèo khu vực miền Trung và các dự án phát triển sản xuất
2.3 GIỚI THIỆU DỰ ÁN “GIẢM NGHÈO KHU VỰC MIỀN TRUNG”
2.3.1 Địa bàn, đối tượng, phạm vi, thời gian thực hiện dự án
- Địa bàn: Dự án triển khai ở 10 huyện thuộc 4 tỉnh miền Trung: MinhHóa, Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình; Hướng Hóa, Đăkrông tỉnh Quảng Trị; A Lưới,Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế; ĐăkGlei, ĐăkTô, KonPlông và Ngọc Hồi tỉnhKontum; 10 huyện gồm 136 xã đặc biệt khó khăn thuộc miền núi, vùng cao, vùng
xa, vùng dân tộc ít người
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, dự án được triển khai tại 9 xã thuộc hai huyện NamĐông và 21 xã thuộc huyện A Lưới
- Đối tượng: Với mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của xã, dự kiến
khoảng 342.000 người thuộc 65.000 hộ gia đình, cộng đồng dân cư ở thôn bản trongtoàn bộ vùng dự án sẽ được hưởng lợi Hơn 60% cộng đồng dân cư này là ngườidân tộc thiểu số và 75% dân số được xác định là nghèo theo ngưỡng nghèo chungcủa Ngân hàng thế giới
Trang 30- Phạm vi thực hiện dự án: Chọn 110 xã thuộc chương trình 135 củaChính phủ và 26 xã khó khăn khác để hình thành vùng dự án với tổng số xã là 136
- Thời gian thực hiện dự án: Theo thiết kế ban đầu, dự án được thực hiệntrong khoảng thời gian là 5 năm (2002 – 2007), tuy nhiên do một số nguyên nhânkhách quan và chủ quan như ADB không tuyển được tư vấn đúng thời hạn, dự ánHTKT cần phải thực hiện trước khi các hoạt động chính của dự án “Giảm nghèokhu vực miền Trung” được triển khai, nguồn vốn DFID chưa được Chính phủ phêduyệt nên dự án triển khai chậm hơn 2 năm (2004 – 2009) và ADB đã đồng ý giahạn thêm khoảng thời gian này Thực tế thì thời gian thực hiện dự án vẫn là 5 năm(2004 – 2009), hai năm đầu (2002 – 2003) dự án chỉ thực hiện các bước chuẩn bịnhư lập hồ sơ mời thầu gói thầu tư vấn, thực hiện các hoạt động của dự án HTKT Cũng vì lý do thời gian thực hiện dự án được gia hạn thêm 2 năm nên nguồn vốnDFID không được ADB tài trợ sau ngày 31/12/2007
2.3.2 Vốn và nguồn vốn đầu tư của dự án
Nguồn vốn dự kiến đầu tư cho dự án gồm vốn vay ADB, vốn đối ứng củaChính phủ Việt Nam kể cả phần đóng góp của người hưởng lợi và vốn đồng tài trợkhông hoàn lại của Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID)
Bảng 2.4: Phân bổ vốn đầu tư của các dự án thành phần
Hợp phần
Tổng vốn đầu tư của các
dự án thành phần(triệu USD)
Tương đương(tỷ đồng)
Trang 31Tổng chi phí toàn dự án 78,09 1.108,92
Nguồn: Dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung”
Tổng chi phí toàn dự án là 78,09 triệu USD, tương đương 1.108,92 tỷ đồng,bao gồm các thành phần sau:
+ Vốn vay của ADB: 44,68 triệu USD, tương đương 634,30 tỷ đồngchiếm 57,2% tổng số vốn; thời hạn vay 32 năm gồm 8 năm ân hạn với lãi suất1%/năm, các năm còn lại lãi suất 1,5%/năm
+ Vốn đồng tài trợ không hoàn lại do DFID tài trợ là 16,38 triệu USD, tươngđương 232,87 tỷ đồng chiếm 21%
+ Vốn đối ứng của Việt Nam là 15,93 triệu USD, tương đương 241,74 tỷ đồng chiếm21,8% gồm: Ngân sách các tỉnh thuộc dự án đóng góp 15,93 triệu USD, tươngđương 226,22 tỷ đồng; đóng góp của người hưởng lợi bằng hiện vật và sức lao động1,11 triệu USD 15,52 tỷ đồng
2.3.3 Hệ thống tổ chức, quản lý dự án
Thống nhất cho dự án từ cấp Trung ương đến cấp xã, phân cấp triệt để cho dự
án cấp tỉnh Phân công các cấp thẩm quyền vận hành dự án cụ thể là đối với cấpTrung ương điều phối tổng thể dự án; cấp tỉnh quản lý dự án thành phần của từngtỉnh; cấp xã quản lý các tiểu dự án thông qua việc dành hẳn một hợp phần
Tổ chức bộ máy dự án được phân như sau:
- Trung ương
+ Thành lập văn phòng dự án Trung ương trực thuộc Bộ kế hoạch và đầu tưđặt tại Hà Nội Cán bộ làm việc tại Văn phòng DATW gồm 6 người
+ Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng DATW là: Được Bộ Kế hoạch
và Đầu tư giao nhiệm vụ điều phối chung toàn bộ dự án và hỗ trợ về mặt thể chế cho
dự án ở cấp TW bao gồm việc soạn thảo các chính sách; phối hợp với các Bộ, Ngànhcủa Chính phủ để xử lý các vấn đề liên quan đến dự án; Giám sát các kế hoạch vàtình hình thực hiện dự án hàng năm tại các tỉnh để đảm bảo tính nhất quán với cácmục tiêu của Chính phủ; Kiểm tra, nắm bắt tình hình giải ngân các tài khảon đặc biệt
ở các tỉnh nhằm đảm bảo các nguồn vốn vay, vốn đối ứng luôn đầy đủ để kịp thời
Trang 32thực thi dự án; Đảm bảo có được các phê chuẩn cần thiết ở cấp TW đúng lúc để hỗtrợ công tác thực thi dự án; Là cơ quan đầu mối liên lạc giữa Chính phủ Việt Nam,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư với ADB, DFID để điều phối hoạt động dự án; Phối hợp vớiADB, DFID đánh giá tình hình thực hiện dự án tại các địa phương; Lập báo cáo hàngtháng/ quý/ 6 tháng/ cả năm cho Bộ kế hoạch và đầu tư và Thủ tướng Chính phủ vềtình hình hoạt động của dự án
- Địa phương
* Cấp Tỉnh:
+ Ban quản lý dự án trực thuộc UBND tỉnh, đặt trụ sở tại Sở Kế hoạch và Đầu
tư Cán bộ làm việc tại Ban QLDA tỉnh gồm 12 – 14 người
+ Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Ban QLDA tỉnh là:
Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của dự án trong phạm vi tỉnh và đảmbảo đầy đủ vốn đối ứng cho dự án; Quản lý và giám sát các hoạt động của tư vấntrong và ngoài nước, tham gia vào quá trình đấu thầu tuyển chọn tư vấn của ADB;
Tổ chức đấu thầu mua sắm các hàng hóa và dịch vụ, đấu thầu xây dựng liên quantrong các hoạt động của dự án; Hướng dẫn các cấp liên quan tổ chức thực hiện cáchoạt động xây dựng dự án có sự tham gia của cộng đồng từ cơ sở; Điều phối vàquản lý các hoạt động của các nhóm HTKT huyện đặt tại các huyện dự án; Đảm bảocác thủ tục để có thể rút tiền từ ADB về tài khoản đặc biệt của Ban QLDA tỉnh vàđảm bảo các thủ tục thanh quyết toán vốn đầu tư theo các quy định hiện hành; Theodõi việc giải ngân tiểu hợp phần tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh; Lập kế hoạch theodõi, đánh giá các hoạt động của dự án, tổng hợp và báo cáo các hoạt động của dự án
và tình hình giải ngân từ tài khoản đặc biệt cho ADB, Bộ Tài chính và Văn phòngDATW
* Cấp Huyện
+ Nhóm HTKT huyện được bố trí phòng làm việc tại Phòng NN&PTNT huyện
dự án Mỗi nhóm có khoảng 6 – 7 cán bộ kỹ thuật cho các hợp phần có liên quan;các hoạt động liên quan của Nhóm này được nhận trực tiếp từ BQLDA tỉnh
Trang 33+ Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của nhóm HTKT huyện: Hỗ trợ về mặt kỹthuật cho các BQLDA xã thực thi các dự án tại xã trong huyện dự án; Hỗ trợ một sốviệc liên quan đến tạm ứng, thanh toán, quyết toán các hoạt động do xã làm chủ đầu
tư, làm việc với chi nhánh Kho bạc nhà nước huyện, Ngân hàng NN&PTNT huyện
* Cấp xã:
+ Tại mỗi xã đều có Ban QLDA xã Ban QLDA xã dự kiến khoảng 5 -7 người,tuỷ theo số lượng, quy mô của các tiểu dự án xã
+ Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của ban QLDA xã:
Là chủ đầu tư các tiểu dự án xã làm chủ đầu tư trong khuôn khổ dự án Giảmnghèo khu vực miền Trung; đầu mối điều phối, tổ chức lấy ý kiến người dân về cácvấn đề phát triển kinh tế - xã hội của xã; Phê chuẩn các đề xuât phát triển trong xã,tham gia với Ban QLDA tỉnh trong việc lựa chọn các nhà thầu xây dựng, đề xuấtngười thực hiện các mô hình trình diễn của nông dân cũng như các hoạt động khác;Tham gia nghiệm thu các hoạt động, dịch vụ đã được hoàn tất và ký chấp thuận vàobiên bản nghiệm thu các hợp đồng, dịch vụ này; Làm các thủ tục thanh quyết toánvới người hưởng lợi với sự hỗ trợ của Ban QLDA tỉnh và nhóm HTKT huyện trongkhuôn khổ các tiểu dự án do xã chủ trì thực hiện; Báo cáo định kỳ về các hoạt độngcủa dự án, tình hình thanh toán, giải ngân từ tài khoản của xã
2.3.4 Phương pháp tiếp cận dự án
- Áp dụng phương pháp xây dựng dự án có sự tham gia của cộng đồng Ngườidân sẽ trực tiếp tham gia vào các dự án từ lúc bắt đầu thiết kế dự án cho đến quátrình xây dựng các công trình và cuối cùng là được tham gia vào quá trình khai thác
và vận hành dự án
- Theo phương pháp này quy trình tiếp cận của dự án có 2 đặc điểm sau:
+ Dự án được thiết kế, đánh giá và thực hiện với sự tham gia của người dân vàcác cộng đồng tại địa phương do nhận thức được tính cần thiết và có sự cam kết củađịa phương cũng như vai trò quan trọng của những người dân địa phương và ngườihưởng lợi trong quá trình xác định và thống nhất ý kiến về các hoạt động của dự án
Trang 34+ Các kết quả chính xác cho từng đầu ra và mục tiêu cụ thể trong toàn bộ mụctiêu tổng thể của dự án không được xác định ngay trong toàn bộ quá trình của dự án
mà được xem xét và chi tiết dần trong suốt quá trình triển khai dự án Các hoạt độngcủa dự án có thể đem lại lợi ích thiết thực nhất cho cộng đòng trong suốt quá trìnhthực hiện dự án
- Từ những đặc điểm trên, phương pháp tiếp cận này có những thuận lợi vàkhó khăn sau:
+ Thuận lợi: Việc tham gia vào toàn bộ các quá trình của một dự án sẽ nâng
cao vài trò của người dân địa phương bởi chính họ là người được hưởng lợi trựctiếp từ dự án, hiệu quả của dự án là hiệu quả mà họ được hưởng Đặc biệt là ngườidân được trực tiếp quyết định các vấn đề ưu tiên đầu tư cho cộng đồng
+ Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên còn có những khó khăn nhất định
như: do trình độ dân trí của vùng tham gia dự án thấp cũng như không có điều kiện
để làm quen với việc sử dụng các công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia trựctiếp của người dân nên quá trình lựa chọn các công trình đầu tư trên địa bàn cònnhiều hạn chế; việc xây dựng các mô hình trình diễn tại các làng bản cho người dânhọc tập gặp nhiều trở ngại và tốn nhiều thời gian
2.3.5 Tổ chức quản lý và vận hành dự án
Ban QLDA sẽ được thành lập và đặt tại Sở Kế hoạch và đầu tư Đứng đầu banQLDA này là Gíam đốc bán chuyên trách, do sở Kế hoạch và đàu tư cử ra, trực tiếpliên hệ với lãnh đạo các ngành tham gia vào dự án Ban QLDA ở tỉnh sẽ có 12-14thành viên chuyên trách Ban này chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các sáng kiếnđược xác định thông qua quá trình đánh giá nông thôn dựa vào cộng đồng được đưavào các kế hoạch phát triển của tỉnh do tỉnh báo cáo hàng năm lên Trung ương đểxin vốn Ngân sách Ban QLDA tỉnh có con dấu và tài khoản riêng
Ban QLDA được cung cấp trang thiết bị và tài chính để vận hành, đồng thờiđược đào tạo về các yêu câu lập kế hoạch và báo cáo của ADB và Chính phủ ViệtNam, được cấp 1 xe ôtô Ban QLDA tỉnh sẽ điều phối các hoạt động của các thànhviên của nhóm HTKT huyện, thực hiện việc mua sắm trang thiết bị và các dịch vụ
Trang 35theo chỉ đạo của dự án như: Theo dõi, giám sát, quản lý các tư vấn và các cơ quanđịa phương, tổ chức phi Chính phủ; thực hiện, giám sát và tổng kết kinh nghiệmphát triển và các hoạt động đào tạo do dự án tài trợ; mua sắm thiết bị và xe máy chocác thành viên của dự án và của các cơ quan thực hiện sử dụng Phối hợp với Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn để giám sát các hoạt động giải ngân hợpphần tài chính vi mô; đào tạo Ban thực thi dự án về lập các kế hoạch hoạt động vàthực hiện các hoạt động giám sát, đánh giá các yêu cầu về báo cáo cho Chính phủ
và ADB
Ban QLDA cũng sẽ chịu trách nhiệm tổ chức các hội thảo về các bài học kinhnghiệm “từ dự án và sẽ mời các dự án khác đang hoạt động trong tỉnh trao đổi kinhnghiệm của họ”
2.3.6 Sự cần thiết việc triển khai thực hiện dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” đối với sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông
Dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” được triển khai trên địa bàn huyệnNam Đông là một điều hết sức cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội Là một
dự án ODA, có tổng mức đầu tư gần 120 tỷ trong 5 năm có vai trò hết sức quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thể hiện ở một sốkhía cạnh sau:
Thứ nhất, dự án đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Các hoạt động đầu tư này diễn ra sẽ làm gia tăng tổng cầu, từ đó góp phần thực hiệncác hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra từ nền kinh tế, cũng như kích thích năng lựcsản xuất của nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động đầu tư
Đầu tư có tác động trực tiếp đến tổng cung, về dài hạn nó quyết định tốc độtăng trưởng của nền kinh tế
Vốn là yếu tố có tính quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của mọi quốcgia nói chung Đầu thập kỷ 40, Harrod-Domar đã chứng minh tốc độ tăngtrưởng kinh tế (GDP) phụ thuộc vào vốn đầu tư Quan hệ này được biểu diễn bằngphương trình sau:
DGDP = I/ICOR (1)
Trang 36Trong đó: ICOR là hệ số đầu tư, I là tổng vốn đầu tư xã hội và DGDP là mứctăng tổng sản phẩm quốc nội.
Từ (1) có thể chuyển đổi: I = ICOR x DGDP (2)
Như vậy, kết quả của quá trình sử dụng vốn đầu tư sẽ làm gia tăng vốn sảnxuất tức tăng năng lực sản xuất nền kinh tế dưới dạng tài sản cố định và hàng tồnkho Sự thay đổi này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng tác động đến tổngcung của nền kinh tế
tư tương đương 30% GDP " [26]
Vì vậy, nguồn vốn đầu tư của dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” thật
sự là cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tăng trưởngkinh tế nói riêng
Thứ hai, hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư này có vai trò quyết định đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà như Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII đã đề racũng như trong các báo cáo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trongtừng năm
Thứ ba, dự án đã đầu tư vào đa số các hoạt động nông – lâm nghiệp và thủy
sản với các kỹ thuật canh tác, gieo trồng mới giúp người dân có được nhữngphương pháp sản xuất mới, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi
Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm Với một trong những mục
tiêu của dự án là tăng cường năng lực cho người dân cũng như cán bộ quản lý, thựchiện dự án các cấp; hỗ trợ cho người dân trong quá trình sản xuất; dự án sẽ gópphần phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho người dân trong huyện Đây lànhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bởi vì nhân tố này có ảnh hưởngtrực tiếp tới các hoạt động sản xuất, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân
Trang 37cư Việc cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua đầu tư vào các lĩnh vực: sức khỏe
và dinh dưỡng, giáo dục và đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng quản lý sẽ tăng hiệuquả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và các yếu tố sản xuấtkhác, nhờ đó đẩy mạnh tăng trưởng Mặt khác, tạo việc làm không chỉ tăng thu nhậpcho người lao động mà còn góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội Đây làcác yếu tố ảnh hưởng rất lớn để tốc độ tăng trưởng
* Đánh giá tác động của dự án đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Đánh giá tác động của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là đánh giátổng thể một dự án tới việc nâng cao phúc lợi kinh tế cho người dân 1 quốc gia, 1vùng, hay 1 địa phương Nó đánh giá dự án trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân chứkhông phải đánh giá theo đối tượng tham gia dự án hay chủ thể thực hiện dự án
Đánh giá tác động của dự án bao gồm cả đánh giá tác động tích cực và tiêucực của dự án về khả năng chỉ trả cho các đơn vị tiêu dùng tăng lên và chấp nhậnviệc bồi thường các đơn vị tiêu dùng bị thiếu hụt
Nhiều tác động của dự án có thể không có thị trường như bảo tồn tính đadạng sinh vật hoặc có thị trường nhưng không hoàn chỉnh như lợi ích của việc cungcấp nước sạch Vì vậy, trong trường hợp này cầ phải ước lượng một số loại giátrị phi thị trường
Nhiều tác động của dự án có thị trường nhưng lại được mua và bán tại nhữngthị trường mà giá cả của chúng bị bóp méo bởi hàng loạt hoạt động can thiệp củaChính phủ, bởi các chính sách kinh tế vĩ mô hoặc bởi cạnh tranh không hoàn hảo
Tác động tích cực là các lợi ích của dự án mà mức độ góp phần của nó sẽnâng cao giá trị tiêu dùng sẳn sàng cung cấp cho xã hội Tiêu dùng ở đây được hiểutheo nghĩa rộng Tiêu dùng của xã hội cũng có thể là khả năng sẳn sàng chi trả của
xã hội cho việc bảo tồn một số loại động vật hay thực vật, hoặc là khả năng sẳnsàng chi trả của xã hội để cho tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp hay sử dụngnước sạch…
Trang 38Tác động tiêu cực là chi phí phản ánh mức độ mà xã hội phải chấp nhận hysinh tiêu dùng ở lĩnh vực này do phải sử dụng nguồn lực để đáp ứng một nhu cầu ởlĩnh vực khác.
Để xác định tác động tích cực và tác động tiêu cực của dự án, các lợi ích vàchi phí của dự án cần phải so sánh tình trạng có dự án với tình trạng không có dự
án Tình trạng không có dự án không phải là tình trạng trước khi có dự án Trongmột số trường hợp, tình trạng không có dự án được thể hiện bằng mức năng suấthiện tại của các nguồn lực tương ứng Tuy nhiên, năng suất hiện tại có thể thườngxuyên thay đổi mà không cần có dự án đó và điều này cần phải được xét đến khi xácđịnh tình trạng không có dự án [11]
2.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của dự án đối với một số lĩnh vực kinh tế
-xã hội chủ yếu của huyện Nam Đông như giá trị sản xuất nông nghiệp , giá trị sảnxuất xây dựng cơ bản, tình hình giảm tỷ lệ hộ nghèo, tình hình sử dụng nguồn nướcsạch, hợp vệ sinh, tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trước và trong quá trình dự án thựchiện
2.4.2 Phương pháp tiếp cận
Phát triển kinh tế - xã hội là một lĩnh vực rộng lớn, nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội lại là một việc rất khó khăn và phứctạp, vì vậy trong phạm vi đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu một số tác độngcủa các hoạt động của dự án thông qua 5 hợp phần đối với sự phát triển kinh tế - xãhội của huyện trong thời gian dự án triển khai từ năm 2005 đến năm 2007, chúng tôicũng lấy mốc thời gian năm 2004 để so sánh và đối chiếu số liệu Tuy nhiên, mức
độ tham chiếu số liệu để phân tích chỉ mang tính tương đối; một số chỉ tiêu về pháttriển kinh tế - xã hội không thể lượng hóa được, do vậy chúng tôi sử dụng thêm mộtnguồn thông tin khác để phân tích đó là tham khảo ý kiến đánh giá của hộ hưởng
Trang 39lợi, là đối tượng trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ dự án mà chúng tôi sẽ trình bàytrong phần sau
Phương pháp tiếp cận của đề tài là nghiên cứu những thay đổi, biến động vềtình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đông bao gồm những thay đổi,biến động tích cực và tiêu cực trước và sau khi dự án “Giảm nghèo khu vực miềnTrung” được triển khai tại huyện Nam Đông Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành sosánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện dự án so với huyện Phong Điền
là một huyện vùng đồng bằng có địa hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân
số và dân tộc có nhiều điểm thuận lợi, phát triển hơn so với huyện Nam Đông Từ
đó, chúng tôi đánh giá mức độ hiệu quả các hoạt động của dự án, các mục tiêu của
dự án có được thực hiện như đã đặt ra ban đầu hay không và mức độ tác động củacác hoạt động đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cụ thể như sau:
- Hợp phần an ninh lương thực: Đánh giá mức độ thành công của các môhình vườn gia đình trên các nội dung về chất lượng, quy mô của mô hình cũng nhưvai trò của các đơn vị cung cấp; đánh giá các hoạt động về hỗ trợ, đào tạo về dinhdưỡng cho trẻ em; các hoạt động tập huấn việc sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệsinh …
- Hợp phần tạo thu nhập: Phân tích những vướng mắc trong hoạt động tíndụng vi mô như nguyên nhân tỷ lệ giải ngân tiểu hợp phần này thấp, mức lãi suấtcho vay đối với người nghèo được áp dụng đối với hoạt động này, thời hạn vay …;đánh giá mức độ thành công các hoạt động nông – lâm nghiệp thuộc hợp phần nàybao gồm việc xây dựng các mô hình, kế hoạch kinh doanh cho sản xuất nôngnghiệp, vấn đề về tiếp cận thị trường cho sản phẩm nông nghiệp …; những ảnhhưởng của các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được dự án đầu tư, các nguồn vốncho hoạt động bảo trì công trình …
- Hợp phần phát triển cộng đồng: Đánh giá vai trò của các hướng dẫn viêncộng động, các hoạt động của nhóm đồng sở thích cũng như vấn đề quản lý tàinguyên thiên nhiên ở vùng cao, đánh giá việc phát triển người dân tộc thiểu số
Trang 40- Hợp phần tăng cường thể chế: Đánh giá công tác đào tạo tiểu giáo viên vàcán bộ dự án, vai trò của các cấp trong quá trình thực hiện dự án, các diễn đàn chia
sẽ thông tin và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện dự án
- Hợp phần quản lý dự án: Đánh giá công tác đấu thầu và điều chỉnh chi phí,việc DFID cắt giảm tài trợ cho các hoạt động vào năm 2007, các vấn đề về công tác
tổ chức, thực hiện dự án ở các cấp…
Trên cơ sở đánh giá trên chúng tôi tổng hợp, phân tích những mặt đạt được
và những mặt còn hạn chế của các hoạt động dự án; đánh giá mức độ tác động củachúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian dự án đượctriển khai so với thời gian trước đó Từ đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằmnâng cao hiệu quả các hoạt động của dự án, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xãhội của huyện
2.4.3 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để đạt được mục đích của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sửdụng các phương pháp sau:
2.4.3.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Đây là phương pháp nghiên cứu tổng quát để khái quát đốitượng nghiên cứu và để nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xãhội Phương pháp này yêu cầu nghiên cứu các hiện tượng không phải trong trạngthái riêng rẽ, cô lập mà trong mối quan hệ bản chất của các hiện tượng, sự vật;không phải trong trạng thái tĩnh mà trong sự phát triển từ thấp đến cao, trong sựchuyển biến từ số lượng sang chất lượng, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai
2.4.3.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp
Các số liệu và thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội củahuyện Nam Đông được thu thấp từ các báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của huyệnNam Đông qua các năm; báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộihuyện Nam Đông thời kỳ 2001 - 2010; văn kiện dự án, Hiệp định vay, các báo cáo