1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam

122 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU . MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Rủi ro là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động đầu tư nói chung, trong đó có hoạt động cho vay của các ngân hàng. Trong nỗ lực nhằm thu được lợi nhuận, các ngân hàng không thể loại bỏ tuyệt đối rủi ro mà chỉ có thể tìm cách làm cho hoạt động này trở nên an toàn hơn. Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro lâu đời và quan trọng nhất mà các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính trung gian khác phải đối mặt. Tác động của rủi ro tín dụng đối với đối với hoạt động ngân hàng là hết sức to lớn mà hậu quả là kết quả kinh doanh của ngân hàng bị giảm sút, trong nhiều trường hợp nếu rủi ro tín dụng quá lớn có thể đưa ngân hàng tới tình trạng phá sản. Trên quan điểm quản lí toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan và là bạn đường trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ. Do vậy, ngày nay việc tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng luôn trở thành vấn đề mang tính sống còn, là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ ngân hàng nào. Ngân hàng phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ hỗ trợ phát triển) là một tổ chức tín dụng được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước. Trong những năm qua, Ngân hàng phát triển Việt Nam (NHPTVN) đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua việc cho vay để đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện các chương trình kinh tế của Nhà nước, đầu tư vào các dự án trọng điểm, các dự án thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn… Bên cạnh những kết quả đó, NHPTVN cũng đang gặp phải rất nhiều rủi ro trong hoạt động cho vay như một số dự án, chương trình kinh tế được đầu tư không có hiệu quả, chủ đầu tư không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả gốc, lãi đúng hạn mà biểu hiện rõ rệt nhất là tình trạng nợ quá hạn có xu hướng gia tăng…. Những khoản rủi ro này đang đe dọa tới sự phát triển bền vững của Ngân hàng cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1 . Vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển Việt Nam” được lựa chọn là hết sức cần thiết. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng phát triển. - Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHPTVN. - Đề xuất các giải pháp tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng tại NHPTVN. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHPTVN. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay của NHPTVN bao gồm: cho vay trung - dài hạn bằng nguồn vốn trong nước (cho vay đầu tư), cho vay lại vốn ODA, cho vay vốn ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu; phạm vi của đề tài chỉ tập trung vào rủi ro và hạn chế rủi ro tín dụng trong trong hoạt động cho vay trung - dài hạn bằng nguồn vốn trong nước của NHPTVN với số liệu nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2007. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng, kết hợp sử dụng các phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, tổng hợp để phân tích thực trạng rủi ro và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHPTVN. Kết cấu của luận văn: Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng phát triển Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển Việt Nam giai đoạn 2004-2007 Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển Việt Nam 2 . CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 1.1 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng phát triển 1.1.1 Khái quát về Ngân hàng phát triển Quá trình phát triển của các tổ chức tài chính gắn liền với quá trình phát triển kinh tế. Các ngân hàng như ngân hàng thương mại (NHTM), ngân hàng đầu tư, công ty tài chính…đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thu hút tiết kiệm và tài trợ cho phát triển, hạn chế rủi ro và tăng khả năng sinh lời. Phần lớn các trung gian tài chính hoạt động vì mục tiêu tối đa hoá lợi ích tài chính của chủ sở hữu. Song có một số tổ chức hoạt động với các mục tiêu và đối tượng phục vụ đặc biệt, hướng tới lợi ích kinh tế - xã hội. Các tổ chức tài chính này được gọi chung là “các công ty tài chính phát triển”. Ngân hàng phát triển (NHPT) là một tổ chức tài chính như vậy. NHPT là tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ yếu là tài trợ trung và dài hạn cho các dự án phát triển. Hoạt động của NHPT là huy động, tài trợ và làm các dịch vụ thanh toán. Mục tiêu hoạt động của NHPT là tài trợ có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế do Chính phủ hoạch định. Phương thức hoạt động chủ yếu là đầu tư trung và dài hạn cho các công trình kinh tế trọng điểm, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thông qua đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ. Hầu hết các quốc gia nhất là các nước đang phát triển đều thành lập NHPT do các lý do chủ yếu sau đây:  Nhu cầu vốn trung dài hạn cho phát triển kinh tế. Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, đặc biệt vốn trung và dài hạn là rất lớn như nhu cầu cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển (đường giao thông, bến cảng….), nhu cầu của các doanh nghiệp về đầu tư mới, trang bị máy móc, mở rộng quy mô sản xuất…Các nhu cầu này được đáp ứng chủ yếu bằng tiết kiệm của doanh nghiệp, dân cư và Ngân sách Nhà nước (NSNN) dành cho đầu tư. Tuy nhiên những nguồn này rất hạn chế, đặc biệt tại các nước đang phát triển, nguyên nhân do: 3 . - Thứ nhất, hệ thống NHTM với nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu, chỉ tập trung cho vay ngắn hạn. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thấp và kỳ hạn thường chỉ từ 3-7 năm. - Thứ hai, thị trường vốn trung và dài hạn không có hoặc kém phát triển. - Thứ ba, chi ngân sách cho phát triển kinh tế bị hạn chế do thu ngân sách còn eo hẹp, khả năng đầu tư của Chính phủ cho phát triển kinh tế bị hạn chế. Nhiều khoản chi đầu tư bị giảm hiệu quả rất lớn do tình trạng tham nhũng và trình độ quản lý yếu kém trong bộ máy của Chính phủ. Những lý do chủ yếu trên đã tạo ra khoảng cách lớn giữa cung và cầu trên thị trường tài chính dài hạn. Một trong những chính sách giải quyết là xây dựng một loại hình tổ chức tài chính có khả năng thu hút và cung cấp các nguồn vốn trung và dài hạn có hiệu quả cho các dự án phát triển. Đó chính là Ngân hàng phát triển.  Thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong tài trợ dài hạn. Bên cạnh mục tiêu hiệu quả tài chính, phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các mục tiêu kinh tế - xã hội như thay đổi cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường…nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững. Việc đầu tư lồng ghép như vậy có thể phải chấp nhận mục tiêu sinh lời trực tiếp thấp hơn so với các khoản đầu tư khác do: - Thứ nhất, các dự án phát triển là rất cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế. Các dự án này có khả năng sinh lời thấp, hoặc rủi ro cao, đặc biệt là dự án trong các ngành công nghiệp mũi nhọn và vùng nông thôn rộng lớn. - Thứ hai, nhiều NHTM không sẵn sàng đầu tư vào dự án phát triển do phần lớn các khoản tín dụng của NHTM đòi hỏi phải có tài sản thế chấp và phải đạt được hiệu quả tài chính theo cơ chế thị trường. NHPT là một tổ chức tài chính thực hiện chính sách tài trợ ưu tiên có hạn chế của Chính phủ nhằm thực hiện các công cuộc đầu tư đặc biệt. Các hoạt động nhằm mục tiêu phi lợi nhuận càng nhiều thì tính hỗ trợ phải càng cao.  Yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển có hiệu quả. Một dự án phát triển thường chứa đựng nhiều mục tiêu (như tăng lợi nhuận và công ăn việc làm…) mà các mục tiêu này trong nhiều trường hợp lại làm giảm quy 4 . mô của nhau. Điều này cản trở hoạt động của các thể chế tài chính theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên các dự án này lại không thích hợp hoàn toàn với phương pháp cấp phát ngân sách do có nguồn thu trực tiếp từ bán sản phẩm của dự án. Chính phủ sử dụng nguồn vốn tín dụng nhằm làm tăng tính hiệu quả tài chính của dự án phát triển. Lý do sử dụng nguồn vốn tín dụng trong tài trợ cho các dự án phát triển là: - Thứ nhất, Ngân sách Nhà nước nghèo nàn và phải sử dụng ưu tiên cho các dự án không thể hoàn lại vốn. Trong khi đó, nhiều dự án phát triển tạo nguồn thu trực tiếp (có khả năng sinh lời), có khả năng hoàn trả, có thể và cần thiết phải tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. - Thứ hai, phương pháp tài trợ bằng cách cho vay có nhiều ưu thế. Trước hết vốn của Nhà nước thường được cộng thêm vốn đối ứng huy động trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng quy mô tài trợ cho các dự án phát triển. Kết quả của việc hoàn trả là nguồn vốn của Nhà nước lại được tái tạo, tiếp tục một hoạt động tài trợ mới. Tài trợ ưu đãi qua chương trình tín dụng của Chính phủ được thực hiện có hiệu quả thông qua hoạt động của NHPT. Ngoài việc cung cấp các nguồn vốn trung và dài hạn cho các dự án, NHPT còn cung cấp với một số điều kiện ưu đãi mà các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động theo cơ chế thị trường không thể thực hiện được. Như vậy, NHPT được thành lập nhằm tài trợ các loại hình đầu tư phát triển (ĐTPT) có hiệu quả tài chính. 1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng phát triển 1.1.2.1 Huy động vốn Huy động vốn đã trở thành hoạt động chủ yếu của ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên đối với NHPT, vấn đề là làm thế nào để huy động được vốn trung và dài hạn với lãi suất bình quân thấp trong điều kiện cạnh tranh giữa các TCTD gia tăng…  Yêu cầu đối với nguồn vốn. Nguồn vốn của ngân hàng phải đảm bảo mối liên hệ giữa kỳ hạn và lãi suất. Với hoạt động chủ yếu là tài trợ cho các dự án dài hạn có khả năng sinh lời thấp hoặc rủi ro cao, yêu cầu đặt ra cho NHPT là phải có nguồn vốn hỗn hợp với lãi suất tương đối thấp, thời gian sử dụng dài và chấp nhận rủi ro. 5 .  Các hình thức huy động vốn. NHPT huy động vốn thông qua các hình thức sau: - Huy động tiền gửi trên thị trường trong đó chủ yếu là tiền gửi trung và dài hạn. - Phát hành giấy nợ trung và dài hạn. - Huy động các quỹ của Nhà nước: Nguồn vốn này tuy eo hẹp nhưng lại có vai trò rất quan trọng, tạo ra nguồn vốn hỗn hợp với chi phí bình quân thấp hơn các NHTM, tạo điều kiện để NHPT cho vay với lãi suất thấp hơn, hoặc gia tăng khả năng chấp nhận rủi ro. - Huy động các khoản tài trợ từ các tổ chức khác. - Vay nước ngoài (song phương, đa phương hoặc từ các tổ chức tài chính phát triển). - Tài trợ từ Ngân hàng Trung ương: thông qua các hình thức như mua lại các khoản nợ, bảo lãnh, cấp vốn, cho vay lại…trong một số trường hợp. - Vốn và quỹ của ngân hàng.  Quản lý nguồn vốn. Tìm kiếm và thực hiện các biện pháp gia tăng quy mô nguồn vốn với lãi suất thấp, kỳ hạn dài và ổn định là điều kiện sống còn của NHPT. Chiến lược nguồn vốn của ngân hàng là khai thác triệt để các nguồn hỗ trợ từ Chính phủ, các tổ chức tài chính, tiết kiệm trung và dài hạn của dân cư, huy động vốn trung và dài hạn.  Quản lý kỳ hạn và chi phí của nguồn. NHPT cho vay trung, dài hạn là chủ yếu. Để đảm bảo mức sinh lời hợp lý, ngân hàng duy trì tài sản thanh khoản ở mức rất thấp. Hơn nữa do yêu cầu cho vay các dự án từ 10-20-30 năm trong khi nguồn vốn huy động với kỳ hạn ngắn hơn (5- 10 năm), ngân hàng phải thực hiện một kỹ thuật quan trọng là chuyển hoá các nguồn tiền từ các kỳ hạn ngắn hơn sang kỳ hạn dài hơn. Do vậy, quản lý nguồn vốn bao gồm: - Tính toán chi phí huy động nhằm đảm bảo nguyên tắc kinh doanh có lãi. - Quản lý thanh khoản. 6 . 1.1.2.2 Sử dụng vốn. NHPT thực hiện mục tiêu kinh doanh thông qua sử dụng vốn, hình thành các khoản mục tài sản của NHPT.  Các loại tài sản: - Ngân quỹ: bao gồm tiền mặt trong két, tiền gửi tại Ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác. Ngân quỹ của NHPT thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. - Tài trợ ngắn hạn: Quy mô tài trợ ngắn hạn nhỏ, chủ yếu trong các dự án phát triển mà ngân hàng tài trợ trung và dài hạn. - Tài trợ theo dự án (trung và dài hạn): Là hoạt động quan trọng của NHPT, phản ánh mục tiêu và nội dung hoạt động chính của ngân hàng. Tài trợ theo dự án có thể chia theo các tiêu thức khác nhau: + Tài trợ theo dự án đã được chỉ định trước của chủ tài trợ. + Tài trợ theo dự án được ngân hàng khai thác và tìm kiếm. + Tài trợ theo dự án với nguồn vốn ưu đãi. + Tài trợ theo dự án với nguồn vốn thị trường. + Tài trợ độc lập, hoặc đồng tài trợ, hoặc tài trợ qua ngân hàng đầu mối. Trong đó, tài trợ các dự án trong kế hoạch của Chính phủ và các dự án tìm kiếm luôn được ngân hàng quan tâm đặc biệt. - Các tài sản khác như: đầu tư trực tiếp vào các ngành kinh tế, cho thuê.  Quản lý tài sản. - Xác định ngân quỹ của ngân hàng trong mối quan hệ với nhu cầu thanh khoản trong trung và dài hạn. - Quản lý rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái. - Quản lý các khoản cho vay và tính sinh lời của tài sản. NHPT quan tâm đến khả năng sinh lời của các tài sản, đặc biệt là các khoản cho vay - loại tài sản mang lại thu nhập nhiều nhất cho ngân hàng. Nội dung quản lý các khoản cho vay bao gồm: + Xác định quy mô và tỷ trọng các khoản cho vay ưu đãi theo chỉ thị của Chính phủ. 7 . + Xác định rủi ro từ các dự án. + Tìm kiếm, phân tích thẩm định các dự án phát triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia. 1.1.2.3 Các hoạt động khác. NHPT cung cấp dịch vụ bảo lãnh, tư vấn đầu tư, thanh toán…. Là ngân hàng chuyên doanh nên các hoạt động khác của ngân hàng ít đa dạng hơn so với các NHTM. 1.2 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển. 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của dự án phát triển. Các Dự án phát triển kinh tế (Dự án phát triển) là dự án trực tiếp tạo ra sản phẩm chiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngành, vùng, thúc đẩy quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của nhiều bộ phận dân cư. Dự án phát triển thường có các đặc điểm sau đây: - Dự án phát triển là những dự án lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia. Các dự án phát triển nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế của quốc gia. Dự án phát triển có quy mô lớn, thời gian vận hành dài. Tại nhiều nước đang phát triển, dự án phát triển do Chính phủ quyết định và thực hiện, vì vậy nó mang tính chất dự án công. Một số dự án do các tập đoàn kinh tế của Nhà nước hoặc tư nhân thực hiện có sự hỗ trợ của Nhà nước. Dự án phát triển thực hiện thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia như chiến lược công nghiệp hoá, phát triển nông nghiệp và nông thôn, chiến lược xuất khẩu hoặc thay thế hàng nhập khẩu, chiến lược giảm đói nghèo, bảo vệ môi trường…. - Dự án phát triển nhằm tới hai mục tiêu: Hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội. Các dự án phát triển phải tạo ra thu nhập bù đắp toàn bộ chi phí và có lãi. Do đó, các dự án này phải được thiết kế trên cơ sở tính toán được hiệu quả tài chính trực tiếp. Khác với dự án thương mại, dự án phát triển phải thực hiện các mục tiêu xã hội như phát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi cơ cấu kinh tế…Chủ đầu tư thường là Nhà nước (hoặc các cơ quan phát triển) nên việc thực hiện đa mục tiêu là tất yếu đối với dự án phát triển. 8 [...]... doanh ngân quỹ, rủi ro tín dụng (RRTD), rủi ro trong quản lý và kinh doanh chứng khoán, rủi ro trong cho thuê và rủi ro đối với các tài sản khác của ngân hàng Phân chia rủi ro theo nguyên nhân và các nhân tố tác 14 động - gồm có rủi ro do người vay không trả nợ cho ngân hàng, rủi ro do lãi suất thay đổi, rủi ro do tỷ giá thay đổi, rủi ro do các nguyên nhân khác như mất trộm, cháy, giấy tờ giả… Trong... án phát triển; đa dạng hoá tổ chức thực hiện tài trợ cho dự án phát triển; thực hiện chuyển tiếp tín dụng phát triển của Nhà nước sang tín dụng thương mại, liên kết tín dụng phát triển với tín dụng thương mại; tổ chức đấu thầu trong tài trợ các dự án phát triển 25 1.3.4.2 Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình tín dụng hợp lý, khoa học Hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau trong... dẫn đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng phát triển RRTD trong hoạt động tín dụng phát triển của NHPT có thể do nhiều nguyên nhân tạo ra, nhưng nhìn chung bao gồm các nhóm nguyên nhân sau: 1.3.3.1 Nguyên nhân thuộc về dự án phát triển và cơ chế chính sách về tín dụng phát triển Nhóm nguyên nhân chính dẫn đến RRTD của NHPT là do đặc điểm của bản thân các dự án phát triển mà ngân hàng tài trợ và cơ chế chính... khoản tín dụng đó và bên đi vay phải nhận nợ bắt buộc đối với tổ chức bảo lãnh và tổ chức bảo lãnh được quyền thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ theo thoả thuận đã ký ban đầu và theo các quy định của pháp luật 1.3 Hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng phát triển 1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng của Ngân hàng phát triển Cho đến nay có rất nhiều quan niệm về khác nhau về rủi ro, chẳng hạn rủi ro (risk)... chung là: Rủi ro là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước làm cho giá trị thực tế khác biệt so với giá trị kỳ vọng” Rủi ro là bạn đường trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung trong đó có các ngân hàng Trong hoạt động của các ngân hàng, rủi ro ngân hàng luôn gắn liền với việc giảm sút thu nhập ngoài dự kiến Theo các loại tài sản, rủi ro của ngân hàng gồm có: rủi ro trong quản... NHPT gặp phải RRTD 1.3.4 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng phát triển Hoạt động tín dụng phát triển (tài trợ các dự án phát triển) là hoạt động chủ yếu của NHPT Đây là hoạt động đem lại thu nhập chính cho NHPT nhưng đồng thời cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, do vậy các NHPT đều cố gắng thiết lập nhiều biện pháp nhằm hạn chế RRTD Việc hạn chế RRTD thực chất là một quá trình liên... ánh RRTD mà các ngân hàng đặc biệt quan tâm Nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho ngân hàng vì hi vọng thu lại tiền vay trở nên mong manh, ngân hàng cần phải có các biện pháp hữu hiệu để giải quyết  Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng: Dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = - * 100% Tổng dư nợ Tỷ lệ này phản ánh số dư quỹ dự phòng rủi ro (DPRR) mà ngân hàng trích lập so... điểm của bản thân dự án phát triển và cơ chế chính sách tín dụng phát triển của Nhà nước Do vậy để hạn chế RRTD, NHPT cần phối hợp với các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách tín dụng phát triển của Nhà nước như: Sàng lọc và quy định cụ thể các đối tượng được cấp tín dụng phát triển, phải đảm bảo các dự án sử dụng vốn tín dụng phát triển phải có hiệu quả tài chính; quy định... có tuân thủ đúng chính sách cho vay của ngân hàng hay không Để tăng cường tính khách quan trong quá trình kiểm soát tín dụng, nhiều NHPT đã tách cán bộ kiểm soát tín dụng ra khỏi phòng tín dụng Kiểm soát tín dụng cũng giúp các nhà quản lý ngân hàng trong việc đánh giá toàn bộ rủi ro tiềm tàng của ngân hàng Một khía cạnh khác của hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng là công tác kiểm tra, kiểm soát nội... bảo tiền vay và các điều kiện tín dụng khác thường thông thoáng hơn 1.2.3 Các hình thức của tín dụng phát triển Tín dụng phát triển bao gồm các hình thức: cho vay các dự án phát triển và bảo lãnh 1.2.3.1 Cho vay các dự án phát triển Cho vay các dự án phát triển là việc NHPT cho các chủ đầu tư vay vốn để thực hiện các dự án phát triển 12  Việc cho vay các dự án phát triển được thực hiện qua các bước . của Ngân hàng phát triển Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển Việt Nam giai đoạn 2004-2007 Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển Việt. luật. 1.3 Hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng phát triển. 1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng của Ngân hàng phát triển. Cho đến nay có rất nhiều quan niệm về khác nhau về rủi ro, chẳng hạn rủi ro (risk). Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển Việt Nam được lựa chọn là hết sức cần thiết. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Ngày đăng: 05/10/2014, 06:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Văn Bốn (2006), Báo cáo chuyên đề nghiệp vụ thẩm định, tín dụng và quản lý rủi ro của NHPTVN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chuyên đề nghiệp vụ thẩm định, tín dụng vàquản lý rủi ro của NHPTVN
Tác giả: Phạm Văn Bốn
Năm: 2006
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
6. Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình Ngân hàng phát triển, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng phát triển
Tác giả: Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB Lao động-Xã hội
Năm: 2005
7. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại
Tác giả: Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tếQuốc dân
Năm: 2007
8. Phan Thị Thu Hà (2007), Hoàn thiện cơ chế tài trợ cho các dự án phát triển tại các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế tài trợ cho các dự án phát triển tạicác tổ chức tín dụng Việt Nam
Tác giả: Phan Thị Thu Hà
Năm: 2007
9. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tín dụng ngân hàng
Tác giả: Học viện Ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2001
10. Hà Thị Kim Nga (2005), Các loại rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, NXB Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các loại rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt độngngân hàng
Tác giả: Hà Thị Kim Nga
Nhà XB: NXB Phương Đông
Năm: 2005
14. Ngân hàng phát triển Việt Nam (2006), Đề án chiến lược phát triển hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam giai đoạn 2006-2010, định hướng 2020 (dự thảo), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án chiến lược phát triển hoạtđộng của Ngân hàng phát triển Việt Nam giai đoạn 2006-2010, định hướng2020
Tác giả: Ngân hàng phát triển Việt Nam
Năm: 2006
15. Ngân hàng phát triển Việt Nam, các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2006, năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: các" b
19. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính
Tác giả: Frederic S.Mishkin
Nhà XB: NXBKhoa học và Kỹ thuật
Năm: 1995
20. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Đại học KTQD biên dịch, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng thương mại
Tác giả: Peter S.Rose
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2001
24. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanhngân hàng
Tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002
25. Lê Văn Tư (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Tác giả: Lê Văn Tư
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2005
26. Basel Committee on Banking Supervision, Core Principles for Effective Banking Supervision-consultative document, April 2006, http://www.bis.org/publ/bcbs123.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Core Principles for EffectiveBanking Supervision-consultative document
27. Basel Committee on Banking Supervision, Principles for the Management of Credit Risk, September 2000, http://www.bis.org/publ/bcbs75.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Principles for the Management ofCredit Risk
29. Federal Reserve Bank of Chicago, Risk Management, http://www.chicagofed.org/banking_information/risk_management.cfm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Risk Management
30. Elmer Funke Kupper, “Risk Management in Banking”, http://www.apra.gov.au/RePEcDocs/Archive/conference_papersl/risk_management_banking.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Risk Management in Banking
31. Jonathan Golin (2001), The Bank Credit Analysis Handbook, Published by John Wiley & Sons (Asia) Pte.Ltd Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Bank Credit Analysis Handbook
Tác giả: Jonathan Golin
Năm: 2001
33. IDF-ADFIAP (2001), Principles and practice of development banks, Volume I, ADFIAP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Principles and practice of development banks
Tác giả: IDF-ADFIAP
Năm: 2001
34. IDF-ADFIAP (2002), Principles and practice of development banks, Volume II, ADFIAP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Principles and practice of development banks
Tác giả: IDF-ADFIAP
Năm: 2002

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHPTVN - hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHPTVN (Trang 48)
Bảng 2.1: Huy động vốn của NHPTVN (Quỹ HTPT) - hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam
Bảng 2.1 Huy động vốn của NHPTVN (Quỹ HTPT) (Trang 49)
Bảng 2.3: Số vốn cho vay và dư nợ cho vay trung, dài hạn 2004 – 2007. - hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam
Bảng 2.3 Số vốn cho vay và dư nợ cho vay trung, dài hạn 2004 – 2007 (Trang 50)
Bảng 2.4: Tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. - hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam
Bảng 2.4 Tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư (Trang 51)
Bảng 2.5: Tình hình cho vay vốn ODA - hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam
Bảng 2.5 Tình hình cho vay vốn ODA (Trang 53)
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực. - hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực (Trang 54)
Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng theo loại hình doanh nghiệp. - hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam
Bảng 2.7 Cơ cấu tín dụng theo loại hình doanh nghiệp (Trang 55)
Bảng 2.9: Cơ cấu tín dụng theo khối kinh tế. - hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam
Bảng 2.9 Cơ cấu tín dụng theo khối kinh tế (Trang 56)
Bảng 2.11: Nợ quá hạn năm 2007 phân theo ngành nghề, lĩnh vực. - hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam
Bảng 2.11 Nợ quá hạn năm 2007 phân theo ngành nghề, lĩnh vực (Trang 58)
Bảng 2.12: Cơ cấu tín dụng theo chất lượng. - hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam
Bảng 2.12 Cơ cấu tín dụng theo chất lượng (Trang 59)
Bảng 2.13: Một số chương trình kinh tế vay vốn tại NHPTVN - hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam
Bảng 2.13 Một số chương trình kinh tế vay vốn tại NHPTVN (Trang 60)
Bảng 2.14: Một số dự án nhóm A vay vốn tại NHPTVN. - hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam
Bảng 2.14 Một số dự án nhóm A vay vốn tại NHPTVN (Trang 61)
Bảng 2.15: Cơ cấu tín dụng theo nguyên nhân dẫn đến rủi ro. - hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam
Bảng 2.15 Cơ cấu tín dụng theo nguyên nhân dẫn đến rủi ro (Trang 71)
Bảng 2.16: Tình hình XLRR qua các năm. - hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam
Bảng 2.16 Tình hình XLRR qua các năm (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w