1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

106 493 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 785,5 KB

Nội dung

Mọi hoạt động của từng cá nhân cũng như toàn xã hội đều hướng tới một mục đích nào đó. Song có những trường hợp mục đích đó không đạt được do trong quá trình hoạt động gặp phải rủi ro.

Trang 1

Rủi ro mà ngân hàng gặp phải trong quá trình kinh doanh rất đa dạngnhư rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá trong đó rủi ro tín dụngđược coi là đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế thị trường hiện nay Đây

là loại rủi ro thu hút được sự quan tâm của không chỉ các ngân hàng - tổchức kinh doanh tiền tệ mà cả các cơ quan quản lý nhà nước bởi vì nếukhông quản lý được nó thì hậu quả xảy ra là rất lớn Và trong hoàn cảnhkinh tế nước ta hiện nay – một nước đang phát triển với tiềm lực kinh tếchưa cao, nguồn vốn ít thì sử dụng vốn làm sao vừa tránh được nguy cơ mấtvốn, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đang trở thành vấn đề cấp thiết

Trong phạm vi đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam”, em xin được nêu lên một số hiểu biết về vấn

đề rủi ro tín dụng và đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

Đề tài của em gồm 3 phần:

Chương I: Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam

Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam

Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn, kinh nghiệm thực tiễnchưa nhiều nên bài viết không thể tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Vũ Duy Hào đã hướngdẫn em hoàn thành đề án này

Sinh viên

Nguyễn Thục Oanh

Trang 2

CHƯƠNG I RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Rủi ro là gì?

Mọi hoạt động của từng cá nhân cũng như toàn xã hội đều hướng tớimột mục đích nào đó Song có những trường hợp mục đích đó không đạtđược do trong quá trình hoạt động gặp phải rủi ro Vậy rủi ro là gì? Có rấtnhiều khái niệm về rủi ro như “rủi ro là những bất trắc gây ra mất mát thiêthại”; “rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cốkhông mong đợi” Nhưng nói chung mọi ý kiến đều đi đến khẳng định rủi

ro là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến Rủi ro có thể gặp bất cứ lúc nàongoài ý muốn của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống nhất là lĩnhvực kinh tế

Trong lĩnh vực kinh tế rủi ro được coi là những tổn thất mà các doanhnghiệp phải chấp nhận khi kinh doanh Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ –tín dụng ngân hàng cũng phải chấp nhận điều đó Và thực tế đã chứng minhrằng không một ngành kinh doanh nào mà khả năng dẫn đến rủi ro lại lớnnhư kinh doanh tiền tệ

Tóm lại: rủi ro là những bất trắc xảy ra ngoài mong muốn của conngười Trong kinh doanh rủi ro tồn tại khá phổ biến và rất phức tạp bởi vìthực tiễn đã chứng minh rằng bất kì hoạt động kinh doanh nào đem lại lợinhuận đều có rủi ro, lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao

1.1.2 Các loại rủi ro phổ biến trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng: Cũng như bất kì ngành kinh doanhnào khác, ngân hàng có thể gặp rủi ro và có thể bị mất vốn Hơn nữa, ngânhàng là một ngành kinh tế nhạy cảm, hoạt động của ngân hàng với bản chấtcủa nó, chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro Bản thân người quản lýngân hàng và người lập chính sách cần biết và hiểu những rủi ro này để tìm

Trang 3

mọi cách hạn chế những đổ vỡ dễ gây thiệt hại, trước hết là đến ngân hàng

đó và sau đó là toàn bộ nền kinh tế Trên thế giới, người ta đã phân ra nhiềuloại rủi ro trong hoạt động ngân hàng

1.1.2.1 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phảichịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy

đủ vốn và lãi Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không

dự kiến là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất.Tuy nhiên những khoản cho vay

đó luôn hàm chứa rủi ro Rủi ro tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất trongcác loại rủi ro mà ngân hàng gặp phải, nó thường xuyên xảy ra và gây nênhậu quả nặng nề nhất Rủi ro tín dụng ngân hàng gắn liền với rủi ro củakhách hàng vay vốn Tuy vậy thực tế cho thấy rủi ro tín dụng xảy ra còn vìkhách hàng cố ý không trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng, có ý đồ chiếm dụngvốn Rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm tê liệt khả năng thanh toán của ngânhàng, thậm chí đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản Chính vì vậy trong quátrình hoạt động kinh doanh Ngân hàng không được xem nhẹ vấn đề rủi ro tíndụng

1.1.2.2 Rủi ro hối đoái

Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phảichịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính Trong cơ chế thịtrường, tỷ giá thường xuyên dao động Sự thay đổi này cùng với trạng tháihối đoái của ngân hàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời.Tuy nhiên có những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngânhàng

Để có thể phòng ngừa rủi ro hối đoái, ngân hàng phải làm cân xứnggiữa tài sản có và tài sản nợ đối với mỗi loại ngoại tệ trong bảng cân đối tàisản

Cần lưu ý rằng, cho dù giá trị tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ làcân xứng với nhau đối với từng loại ngoại tệ thì ngân hàng cũng chỉ mới loạitrừ được rủi ro tỷ giá, còn rủi ro lãi suất ngoại tệ vẫn phát sinh nếu các kỳhạn của tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ không cân xứng với nhau Vìvậy, chỉ khi ngân hàng làm cho tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ cân

Trang 4

xứng với nhau cả về số lượng và kì hạn thì mới có thể phòng ngừa được rủi

ro tỷ giá và rủi ro lãi suất ngoại tệ một cách triệt để

Các tỷ giá và mức lãi suất giữa các quốc gia (giữa các đồng tiền) cómối tương quan không chặt chẽ với nhau, do vậy, ngân hàng có thể tận dụngđặc điểm này bằng cách đa dạng hoá cơ cấu tài sản có và tài sản nợ bằngngoại tệ nhằm giảm rủi ro hối đoái

1.1.2.3 Rủi ro lãi suất

Khi huy động vốn của doanh nghiệp và dân cư, ngân hàng phải trả lãi.Khi tài trợ, ngân hàng thu lãi Lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi vàchứng khoán thường xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận chongân hàng và ngược lại gây tổn thất cho ngân hàng Như vậy, rủi ro lãi suất

là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất thị trườngthay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác như cấu trúc và

kì hạn của tài sản và nguồn, qui mô và kì hạn của hợp đồng kì hạn

Quá trình chuyển hoá tài sản là một chức năng đặc biệt cơ bản củangân hàng Quá trình chuyển hoá tài sản bao gồm việc mua các chứng khoán

sơ cấp, tức là sử dụng vốn; và phát hành các chứng khoán sơ cấp, tức là huyđộng vốn Kỳ hạn và độ thanh khoản của các chứng khoán sơ cấp trongdanh mục đầu tư thuộc tài sản có thường không cân xứng với các chứngkhoán thứ cấp thuộc tài sản nợ Sự không cân xứng về kì hạn giữa tài sản có

và tài sản nợ làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất

Ngoài ra khi lãi suất thị trường thay đổi ngân hàng còn có thể gặpphải rủi ro giảm giá trị tài sản Như chúng ta đã biết, giá trị thị trường của tàisản có hay tài sản nợ là dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ Do đó,nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tănglên, do đó giá trị hiện tại của tài sản có và tài sản nợ giảm xuống và ngượclại Do đó, nếu kì hạn của tài sản có và tài sản nợ không cân xứng với nhau,

ví dụ tài sản có có kì hạn dài hơn tài sản nợ, thì khi lãi suất thị trường tăng,giá trị của tài sản có sẽ giảm nhanh hơn và nhiều hơn so với sự giảm giá trịcủa tài sản nợ Rủi ro giảm giá trị của tài sản khi lãi suất thay đổi thuộc loạirủi ro về lãi suất và có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản của ngân hàng

Trang 5

Ngân hàng có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách làm cho các kỳ hạncủa tài sản có và tài sản nợ cân xứng nhau Việc làm cho các kì hạn cânxứng với nhau, một mặt, giảm được rủi ro lãi suất; mặt khác, lại làm giảmkhả năng sinh lời của ngân hàng, bởi lẽ nó làm giảm các cơ hội đầu tư vàonhững lĩnh vực có rủi ro song khả năng sinh lời lớn.

1.1.2.4 Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là tổn thất xảy ra cho ngân hàng khi nhu cầu thanhkhoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến

Rủi ro thanh khoản phát sinh khi người gửi tiền đồng thời có nhu cầurút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức Ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi

ro thanh khoản, ví dụ như trong tình huống dân chúng mất lòng tin vào ngânhàng, hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng không dự tínhđược đòi hỏi ngân hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mứcbình thường Trong bối cảnh đó, chi phí để huy động vốn bổ sung tăng lênmột cách đáng kể do lượng vốn cung ứng trên thị trường giảm Hậu quả làngân hàng phải bán một số tài sản có độ thanh khoản thấp để đáp ứng nhucầu rút tiền của người gửi Do phải bán khẩn cấp một số tài sản với giá thấpkhiến cho khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng bị đe doạ Rủi rothanh khoản trong trường hợp nghiêm trọng, nếu hầu hết những người gửitiền đều đồng loạt yêu cầu ngân hàng phải trả lại tiền gửi của họ thì dẫn đếnngân hàng đang từ chỗ phải đối phó với rủi ro thanh khoản đến chỗ phải đốimặt với rủi ro phá sản

1.1.2.5 Rủi ro hoạt động ngoại bảng

Hoạt đông ngoại bảng là các hoạt động không thuộc bảng cân đối tàisản (nội bảng), bởi vì các hoạt động này không liên quan đến việc nắm giữcác chứng khoán hay giấy nhận nợ sơ cấp hoặc ngân hàng phát hành cácchứng khoán hay giấy nhận nợ thứ cấp Tuy nhiên, các hoạt động ngoạibảng có ảnh hưởng đến trạng thái tương lai của bảng cân đối tài sản nộibảng, bởi vì các hoạt động ngoại bảng có thể tạo ra những tài sản có và tàisản nợ bổ sung cho bảng cân đối nội bảng

Trang 6

Xuất phát từ tính chất của các hoạt động ngoại bảng là ngân hàng thuđược phí trong khi không phải sử dụng đến vốn kinh doanh cho nên đãkhuyến khích phát triển các hoạt động ngoại bảng ngày càng phát triển Tuynhiên những hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro Chẳng hạn, trongtrường hợp công ty phát hành trái phiếu phá sản thì ngân hàng phải đứng rathanh toán toàn bộ gốc và lãi chứng khoán do công ty phát hành Điều nàydẫn đến là bảo lãnh thư đã trở thành một bộ phận trong bảng cân đối tài sảnnội bảng- nghĩa là ngân hàng phải sử dụng vốn kinh doanh của mình đểtrang trải những gì đã cam kết trong thư bảo lãnh Trong thực tế, nhữngtrường hợp thua lỗ nghiêm trọng trong hoạt động ngoại bảng đã trở thànhnguyên nhân chính khiến cho ngân hàng có thể đi đến phá sản.

Ngày nay, hoạt động ngoại bảng rất phong phú và đa dạng Trong khimột số hoạt động ngoại bảng được sử dụng tích cực vào việc phòng ngừa rủi

ro lãi suất, rủi ro ngoại hối và rủi ro tín dụng thì nếu việc quản trị điềuhành không hiệu quả hoặc không đánh giá đúng được tác dụng của cácnghiệp vụ ngoại bảng có thể dẫn đến những tổn thất to lớn

1.1.2.6 Rủi ro công nghệ

Rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triểncông nghệ không tạo ra được khoản tiết kiệm trong chi phí như đã dự tínhkhi mở rộng qui mô hoạt động Tính không hiệu quả trong đầu tư công nghệcủa ngân hàng phát sinh trong trường hợp, ví dụ, dung lượng đầu tư quá lớndẫn đến công nghệ không sử dụng đến và hậu quả là tổ chức bộ máy trở nênquan liêu kém hiệu quả; hoặc là qui mô hoạt động không được mở rộng,mặc dù đã đầu tư công nghệ mới Rủi ro về công nghệ có thể gây nên hậuquả là khả năng cạnh tranh của ngân hàng giảm xuống đáng kể và nguyênnhân tiềm ẩn của sự phá sản ngân hàng trong tương lai Ngược lại, lợi ích từviệc đầu tư công nghệ là tạo cho ngân hàng một sức bật quan trọng trongcuộc cạnh tranh dữ dội trên thương trường và đồng thời cho phép ngân hàng

Trang 7

phát triển các sản phẩm mới, tiên tiến, hiện đại giúp cho ngân hàng tồn tại

và phát triển bền vững

1.1.2.7 Rủi ro quốc gia và rủi ro khác

Những rủi ro khác bao gồm: thay đổi thuế đột ngột, ảnh hưởng củachiến tranh làm cho các điều kiện trên thị trường tài chính thay đổi đột biếnkhông dự tính trước, sự sụp đổ đột ngột của thị trường chứng khoán, rủi rochộm cắp, lừa đảo

Cuối cùng phải kể đến các rủi ro bắt nguồn từ yếu tố kinh tế vĩ mônhư lạm phát gia tăng, sự biến động vô lối của giá cả hàng hoá, thất nghiệpđều có ảnh hưởng đến sự biến động lãi suất, bộc lộ rủi ro tín dụng và rủi rothanh khoản

1.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro đối với hoạt động ngân hàng

Rủi ro gắn liền với hoạt động của ngân hàng thương mại, phản ánhcác tình huống bất thường xảy ra, có thể gây tổn thất cho ngân hàng Khi tổnthất xảy ra, trước hết thu nhập của ngân hàng giảm sút, dẫn đến tỷ suất lợitức và thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm Việc cổ phiếu giảm giá, nếukhông được kịp thời chấn chỉnh, sẽ có thể kéo theo việc bán hàng loạt cổphiếu trên thị trường, là điểm mở đầu của quá trình mua lại, sáp nhập, hoặcthay thế ban quản lý ngân hàng Rủi ro tín dụng và lãi suất có thể dẫn đếnrủi ro thanh khoản với việc hàng loạt người gửi tiền rút tiền ra khỏi ngânhàng, buộc ngân hàng phải đóng cửa và tuyên bố phá sản Tổn thất ở mứcthấp, làm giảm quĩ dự phòng, giảm vốn và quĩ của ngân hàng Để đối phóvới tình huống trên, ngân hàng phải giảm tiền lương (hoặc chi phí khác),giảm lao động Nếu rủi ro ở mức quá cao, sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng,gây ra những hậu quả không lường đến không những cho bản thân ngân đó,

mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng, quyền lợi của người gửi tiền

Trang 8

tưởng vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dẫn đến giảm đáng

kể các quan hệ giao dịch của ngân hàng

- Rủi ro làm tăng nguy cơ phá sản: đây là ảnh hưởng nghiêm trọngnhất của rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng Nếu rủi ro ở mức độ caokhông sớm được hạn chế sẽ dẫn đến hàng loạt các ảnh hưởng xấu nêu trên,

và sẽ dẫn đến đỉnh điểm là sự phá sản của ngân hàng

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Tín dụng ngân hàng

1.2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng xuất phát từ chữ La tinh Creditium có nghĩa là tin tưởng, tínnhiệm, tiếng Anh gọi là Credit

Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn.Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị,dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau

đó hoàn trả với một lượng giá trị lớn hơn

Khái niệm tín dụng trên đây thể hiện 3 mặt cơ bản:

+ Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người nàysang người khác

+ Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời

+ Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phảikèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức

* Với mục đích xem xét tín dụng như là một chức năng cơ bản củangân hàng thì tín dụng được hiểu như sau:

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bêncho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân,doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sảncho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đivay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đếnhạn thanh toán

Trang 9

Bản chất của tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản trên cơ sởhoàn trả và có đặc trưng sau:

+ Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm haihình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản)

+ Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyểngiao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay

sẽ trả đúng hạn Đây là yếu tố rất cơ bản trong quản trị tín dụng

+ Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, haynói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc

+ Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở camkết hoàn trả vô điều kiện Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác địnhquan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước thực chất là lệnh phiếu(promissory note), trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện chobên cho vay khi đến hạn thanh toán

1.2.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chiphí nhất định Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành ra nhiều loại khácnhau tuỳ theo những tiêu thức phân loại khác nhau

a Dựa vào mục đích của tín dụng – theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau:

 Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp

 Cho vay tiêu dùng cá nhân

 Cho vay bất động sản

 Cho vay nông nghiệp

 Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu

b Dựa vào thời hạn tín dụng – theo tiêu thức này tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:

 Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm Mụcđích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sảnlưu động

Trang 10

 Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm Mụcđích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.

 Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục đíchcủa loại cho vay này là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư

c Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng – theo tiêu thức này tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:

 Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thếchấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bảnthân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay

 Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảmcho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nàokhác

d Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay – theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:

 Cho vay chỉ có một kì hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ mộtlần khi đáo hạn

 Cho vay có nhiều kì hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp

 Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳkhả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào

e Dựa vào phương thức cho vay – theo tiêu thức này, tín dụng có thể chia thành các loại sau:

 Cho vay từng lần theo món: Đặc điểm của loại cho vay này làkhách hàng xin vay món nào thì phải làm hồ sơ xin vay món đó Như vậynếu trong một quý khách hàng có bao nhiêu món vay, thì khách hàng phảilàm bấy nhiêu hồ sơ xin vay Bộ phận tín dụng tiến hành phân tích hồ sơ xinvay và xem xét cho vay đối với từng hồ sơ cụ thể

Phạm vi áp dụng:

+ Khách hàng vay không thường xuyên

+ Khách hàng vay thường xuyên nhưng chưa được ngân hàng tínnhiệm cho áp dụng hạn mức tín dụng

+ Thường áp dụng cho khoản vay dài hạn hoặc cho vay các dự án.+ Thường yêu cầu khách hàng phải có đảm bảo

Trang 11

 Cho vay theo hạn mức tín dụng: Đặc điểm cơ bản của loại cho vaynày là một hồ sơ xin vay dùng để xin vay cho nhiều món vay Cụ thể kháchhàng nộp hồ sơ vay vốn một lần vào đầu quý, dù trong quý khách hàng cónhiều món vay cũng chỉ cần làm một hồ sơ duy nhất Ngân hàng tiến hànhphân tích tín dụng và nếu đồng ý cho vay, hai bên tiến hành kí kết hợp đồngtín dụng, trong hợp đồng tín dụng ngân hàng sẽ xác định hạn mức tín dụngcho khách hàng.

Phạm vi áp dụng: áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thườngxuyên và được ngân hàng tín nhiệm Thường khi cho vay loại này ngânhàng không yêu cầu bảo đảm tín dụng

f Dựa vào rủi ro tín dụng – theo tiêu thức này tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:

 Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao

 Tín dụng có vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lànhmạnh như: khách hàng tiêu thụ chậm hàng hoá, tiến độ thực hiện kế hoạch

bị chậm, khách hàng gặp thiên tai, hoặc trì hoãn nộp báo cáo tài chính

1.2.1.3 Quy trình tín dụng ngân hàng

*Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng

Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ýnghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng Về mặt hiệuquả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểurủi ro tín dụng Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có tác dụng sau đây:

+ Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm vàquyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng

+ Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tụcvay vốn về mặt hành chính

+ Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quantrong hoạt động tín dụng

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khitiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyếtđịnh cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng Một bảng mô tả quytrình tín dụng có thể tóm tắt như sau:

Các giai Nguồn và nơi Nhiệm vụ của ngân Kết quả của mỗi

Trang 12

- Tiếp xúc, phổ biến

và hướng dẫn kháchhàng lập hồ sơ vayvốn

- Các thông tin bổsung từ phỏngvấn, hồ sơ lưutrữ

- Tổ chức thẩm định

về các mặt tài chính

và phi tài chính docác cá nhân hoặc bộphận thẩm địnhthực hiện

- Báo cáo kết quảthẩm định để chuyểnsang bộ phận cóthẩm quyền để quyếtđịnh cho vay

Quyết định

tín dụng

- Các tài liệu vàthông tin từ giaiđoạn trước chuyểnsang và báo cáothẩm định

- Các thông tin bổsung

- Quyết định chovay hoặc từ chốicho vay dựa vào kếtquả phân tích

- Quyết định chovay hoặc từ chốituỳ thuộc kết quảthẩm định

- Tiến hành các thủtục pháp lý như kýhợp đồng tín dụng,hợp đồng côngchứng và các loạihợp đồng khác.Giải ngân - Quyết định cho

vay và các hợpđồng liên quan

- Các chứng từlàm cơ sở giảingân

- Thẩm định cácchứng từ theo cácđiều kiện của hợpđồng tín dụng trướckhi phát tiền vay

- Chuyển tiền vàotài khoản tiền gửicủa khách hànghoặc chuyển trảcho nhà cung cấptheo yêu cầu củakhách hàng

Giám sát

và thanh lý

tín dụng

- Các thông tin từnội bộ ngân hàng

- Các báo cáo tàichính theo định kìcủa khách hàng

- Các thông tinkhác

- Phân tích hoạtđộng tài khoản, báocáo tài chính, kiểmtra mục đích sửdụng vốn vay

- Tái xét và xếphạng tín dụng

- Thanh lý hợp đồngtín dụng

- Báo cáo kết quảgiám sát và đưa racác giải pháp xử lý

- Lập các thủ tục đểthanh lý tín dụng

Quy trình tín dụng căn bản:

Trang 13

a Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Là khâu căn bản đầu tiên của qui trình tín dụng, nó được thực hiệnngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn.Tuỳ từng trường hợp mà cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơvới những thông tin yêu cầu khác nhau Nhìn chung một bộ hồ sơ đề nghịcấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:

+ Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng.+Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng.+ Thông tin về bảo đảm tín dụng

Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàngcác loại giấy tờ sau:

+ Giấy đề nghị vay vốn

+ Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng

+ Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư.+ Báo cáo tài chính của thời kì gần nhất

+ Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.+ Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết

b Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng củakhách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồivốn vay cả gốc và lãi Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm nhữngtình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểmsoát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chếthiệt hại có thể xảy ra Mặt khác phân tích tín dụng còn quan tâm đến việckiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đónhận định về thái độ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay

Trang 14

c Quyết định và ký hợp đồng tín dụng

Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một

hồ sơ vay vốn của khách hàng Có hai loại sai lầm cơ bản thường gặp trongkhâu này:

+ Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt.+ Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt

Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngân hàng.Loại sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thểthu hồi, tức là thiệt hại về tài chính Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại

về uy tín và mất cơ hội cho vay

Nhằm hạn chế sai lầm, ngân hàng thường chú trọng: (1) thu thập và

xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định, (2)trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có nănglực phân tích và phán quyết

Cơ sở để ra quyết định tín dụng: trước hết dựa vào thông tin thu thập

và xử lý từ hồ sơ tín dụng, do giai đoạn trước chuyển sang Kế đến, dựa vàonhững thông tin khác hoặc thông tin cập nhật hoá có liên quan

Quyền phán quyết tín dụng:Tuỳ theo qui mô vay lớn hay nhỏ mà

quyền phán quyết thường được trao cho một hội đồng tín dụng hay một cánhân phụ trách

Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp nhận hoặc từchối cho vay Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn kháchhàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm các bước tiếp theo Nếu từ chối chovay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng đượcrõ

d Giải ngân

Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết.Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã camkết trong hợp đồng Giải ngân góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời

Trang 15

nếu có sai sót ở khâu trước Ngoài ra, cách thức giải ngâncòn góp phần kiểmtra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kếthay không

Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vậnđộng hàng hoá hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ saunày Tuy vậy, giải ngân cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuân lợitránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng

e Giám sát tín dụng

Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục đích bảo đảmcho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tíndụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởngđến khả năng thu hồi nợ sau này Các phương pháp giám sát tín dụng có thể

áp dụng bao gồm:

+ Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng

+ Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kì

+ Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kì

+ Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanhhoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn

+ Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay

+ Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệvới khách hàng khác

+ Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác

f Thanh lý hợp đồng tín dụng

Đây là khâu kết thúc của qui trình tín dụng Khâu này bao gồm:

 Thu nợ

Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản

đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.tuỳ theo tính chất của khoản vay và tìnhhình tài chính của khách hàng, hai bên có thể thoả thuận và lựa chọn mộttrong những hình thức thu nợ sau:

Trang 16

+ Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn.

+ Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ

+ Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kì hạn

Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngânhàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này

có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ

 Tái xét hợp đồng tín dụng

Thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều khoản tín dụng

đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để

1.2.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Rủi ro trong hoạt động tín dụng là đặc trưng nhất và dễ xảy ra nhất.Hoạt động tín dụng là hoạt động tiêu biểu của hầu hết các ngân hàng, hoạtđộng này đòi hỏi ngân hàng phải tìm mọi cách để kiểm soát được khả năngtrả nợ của khách hàng, ít nhất cũng là dự tính, phán đoán khả năng này.Không phải bao giờ dự tính này cũng chính xác tuyệt đối và thời gian qua đithì khả năng phán đoán lại càng trở nên khó hơn Người ta cho rằng rủi rochính mà ngân hàng phải đối mặt là rủi ro trong hoạt động tín dụng

1.2.2.1 Thế nào là rủi ro tín dụng?

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thấttrong hoạt động tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khảnăng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết

Trang 17

Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản lỗ tiềm tàng vốn có đượctạo ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng Có nghĩa là khả năng kháchhàng không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụngngân hàng cấp cho họ Hoặc nói một cách cụ thể hơn, luồng thu nhập dựtính mang lại từ các tài sản có sinh lời của các ngân hàng có thể không đượchoàn trả đầy đủ xét cả về mặt số lượng và thời hạn Các ngân hàng sẽ không

bị đe doạ bởi rủi ro tín dụng nếu luôn luôn nhận lại được cả gốc và lãi củacác khoản vay đúng thời hạn, ngược lại nếu người vay gặp khó khăn tàichính, thì cả gốc và lãi khoản vay bị đặt trong tình trạng rủi ro không thu hồiđược Trong điều kiện bình thường, phần lớn các tài sản tài chính do cácdoanh nghiệp phát hành và được đầu tư bởi các ngân hàng đều được đảmbảo với mức xác suất cao, lãi thu được thường dưới dạng lãi suất cố định.Nhưng khi có rủi ro, mặc dù xảy ra với xác suất thấp, mức vốn có thể mất lạikhông có giới hạn Có thể lấy các trái phiếu có phiếu lĩnh lãi cố định do cácdoanh nghiệp phát hành và các khoản cho vay của ngân hàng để minh chứngcho mâu thuẫn giữa thu nhập và rủi ro tín dụng Trong cả hai trường hợp,nếu không có rủi ro, nguồn thu nhập của ngân hàng là có giới hạn dưới dạnglãi suất các khoản cho vay hoặc lãi suất trái phiếu, ngược lại ngân hàngthường mất toàn bộ phần lãi suất và có thể một phần hay toàn bộ vốn gốc,điều này còn phụ thuộc vào khả năng bồi hoàn của tài sản thế chấp và kếtquả của việc thanh lý tài sản trong trường hợp người đi vay phá sản

1.2.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớnnhất trong cơ cấu tài sản của ngân hàng thương mại, và đem lại phần lợinhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại Nhưng đây cũng là hoạt độngluôn luôn chứa đựng nguy cơ rủi ro Rủi ro tín dụng là loại rủi ro gắn liềnvới việc không thu được nợ khi đến hạn hoặc ứ đọng vốn, thiếu hụt vốn Cóhai loại rủi ro tín dụng chính đó là:

a Rủi ro ứ đọng vốn, thiếu hụt vốn

Trang 18

Hoạt động chính của ngân hàng là đi vay để cho vay, ngân hàng huyđộng vốn với mức lãi suất thấp và cho vay với mức lãi suất cao hơn, sựchênh lệch giữa lãi suất đầu ra với lãi suất đầu vào tạo ra thu nhập cho ngânhàng Trên thực tế, đôi khi các nghiệp vụ này thường không diễn ra nhưmong muốn bởi vì xảy ra các rủi ro như:

- Rủi ro ứ đọng vốn: xảy ra khi vốn bị tồn đọng lớn không cho vayhoặc đầu tư làm cho thu nhập của ngân hàng giảm sút

Khi huy động vốn ngân hàng phải mất chi phí huy động do vậy nếukhi xảy ra tình trạng mất cân đối giữa việc huy động và sử dụng vốn (lượngvốn huy động lớn hơn sử dụng), điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngânhàng do lợi nhuận đem lại từ việc cho vay có thể không đủ bù đắp chi phíhoạt động và lãi suất huy động vốn

- Rủi ro thiếu vốn: xảy ra khi ngân hàng sử dụng vốn vượt quá mứchuy động được Để bù đắp mức thiếu hụt này, ngân hàng phải đi vay vốncủa các ngân hàng khác hoặc ngân hàng trung ương với mức lãi suất caohơn bình thường, điều này làm giảm thu nhập của ngân hàng

b Rủi ro nợ quá hạn

Xảy ra khi đến hạn thanh toán mà người đi vay vẫn chưa trả nợ đầy

đủ thì khoản cho vay đó chuyển sang nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi

đã quá hạn Nợ quá hạn trong kinh doanh ngân hàng là hiện tượng kháchhàng không có khả năng trả nợ đúng hạn như đã cam kết trong hợp đồng tíndụng

Tuỳ theo những tiêu thức khác nhau, người ta phân nợ quá hạn thành:

 Căn cứ vào thời gian quá hạn

- Nợ quá hạn dưới 90 ngày

- Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày

- Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Trang 19

 Căn cứ vào khả năng thu hồi

- Nợ quá hạn thông thường đòi đủ 100%

- Nợ quá hạn khó đòi

- Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

 Căn cứ theo thời hạn khoản vay

- Nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn

- Nợ quá hạn của các khoản vay trung hạn

- Nợ quá hạn của các khoản vay dài hạn

 Căn cứ theo loại tiền

- Nợ quá hạn theo VNĐ

- Nợ quá hạn theo ngoại tệ

 Căn cứ theo nguyên nhân phát sinh

- Nợ quá hạn do lỗi người vay

- Nợ quá hạn do lỗi của người cho vay

 Căn cứ theo biện pháp bảo đảm tiền vay

- Nợ quá hạn có bảo lãnh của bên thứ ba

- Nợ quá hạn còn vật tư, còn hàng hoá tồn kho chờ bán và có tài sảnhình thành từ vốn vay

- Nợ quá hạn có tín chấp

- Nợ quá hạn có xác nhận của cấp chủ quyền

1.2.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là vấn đề cấp thiết hiện nay mà các NHTM đang dồntoàn tâm toàn lực để giải quyết Để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng ở cácNHTM hiện nay thì cần thiết phải tìm ra nguyên nhân phát sinh để có biệnpháp giải quyết Các nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng là:

a Những nguyên nhân bất khả kháng

Trang 20

Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họmất khả năng thanh toán cho ngân hàng Ví dụ: thiên tai, chiến tranh, hoặcnhững thay đổi tầm vĩ mô (thay đổi của chính phủ, chính sách kinh tế, hàngrào thuế quan ) vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay.

Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới ngườivay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay Nhiều người vay, với bảnlĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng, hoặc khắc phục những khókhăn Trong những trường hợp khác, người vay có thể bị tổn thất song vẫn

có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đủ gốc và lãi Tuy nhiên, khitác động của những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng

nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm

b Nguyên nhân từ phía khách hàng

 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

Khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng với mục đích đãđưa ra trong đơn xin vay vốn Khách hàng có thể sử dụng vốn vào kinhdoanh không đúng đối tượng, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dàihạn, vào tài sản cố định, hay sử dụng tiền vào hoạt động kinh doanh khác vàgặp phải rủi ro

 Khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng kém

Do trình độ tổ chức, quản lý của giám đốc còn yếu kém, thiếu kinhnghiệm kinh doanh nên có những tính toán không hợp lý khi lập dự án.Trình độ của người quản lý có hạn nên không nhanh nhạy trước những biếnđộng và xu hướng phát triển của thị trường do đó không nắm bắt được thời

cơ và luôn bị rơi vào thế bị động Kết quả là doanh nghiệp không phát triểnđược, dự án thất bại và mất khả năng thanh toán cho ngân hàng

 Khả năng kém thích nghi với môi trường cạnh tranh

Trang 21

Để tồn tại trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải khôngngừng cạnh tranh Nếu doanh nghiệp nào thắng trong cạnh tranh thì tồn tại,còn không doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ và phá sản Nếu doanh nghiệp không

có khả năng thích nghi với sự thường xuyên thay đổi của môi trường thì sẽ

bị đào thải ra khỏi cuộc cạnh tranh và khi đó khả năng trả đầy đủ vốn vaycho ngân hàng của doanh nghiệp là rất thấp

 Khách hàng cố tình lừa đảo tiền của ngân hàng

Khách hàng cung cấp những thông tin sai lệch cho ngân hàng, lừa đảo

để được vay vốn Sau khi được vay vốn thì sử dụng sai mục đích dẫn đếnthua lỗ không có khả năng hoàn trả ngân hàng

Ngoài ra, một số khách hàng vay vốn của ngân hàng khi đến hạn mặc

dù có khả năng thanh toán nhưng lại không muốn và không chịu trả nợ chongân hàng Đây là hành động chây ì, cố tình lừa đảo tiền của ngân hàng Rủi

ro này phát sinh do tư cách đạo đức của người vay

 Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: người vay không thựchiện được nghĩa vụ trả nợ vì chết, mất tích, hoặc các tài sản đảm bảo bị mất,giảm giá, khó phát mại

c Nguyên nhân từ phía ngân hàng thương mại

 Ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho vay sai lầm do không nắmđược đầy đủ hoặc chuẩn xác các thông tin về khách hàng như: khả năng tàichính, quản trị, kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả của dự án, giá trị tàisản đảm bảo Điều này đã gây ra rủi ro và dẫn đến tổn thất cho ngân hàng

 Chính sách tín dụng không hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi

ro Nếu chính sách tín dụng không rõ ràng, đầy đủ và thống nhất thì dễ dẫnđến việc cấp những khoản tín dụng chất lượng thấp, thiếu hiệu quả do ngườivay đã lợi dụng những khe hở trong chính sách

Trang 22

 Mở rộng khối lượng tín dụng nhưng chưa quan tâm đến chất lượngtín dụng Trên thực tế, trong quá trình cho vay các ngân hàng do quá chútrọng tới số lượng cho vay mà lơ là chất lượng khoản cho vay nên dễ gây rarủi ro tín dụng.

 Trình độ năng lực của cán bộ thẩm định dự án còn thấp dẫn đếnnhững nhận định sai lầm và cho vay không hiệu quả Cán bộ tín dụng không

am hiểu lắm về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng nên xác định sai hiệuquả của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng Việc thiếu hiểu biết vềluật cũng gây ra thiệt hại cho khách hàng khi xảy ra tranh chấp trước phápluật

 Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng không đảmbảo Một số cán bộ có phẩm chất yếu kém đã lợi dụng vị trí của mình đểtham ô, trục lợi, họ đã tiếp tay cho khách hàng rút vốn ngân hàng

 NHTM chưa xây dựng và phát triển được mạng lưới thông tin đầy

đủ trong cả lĩnh vực ngân hàng và phi ngân hàng

 Ngân hàng thiếu một cơ cấu theo dõi, quản lý rủi ro, chưa có hệthống đo lường, phân tán rủi ro theo từng loại khách hàng Hệ thống kiểmsoát chưa phát huy hết tác dụng, chưa có sự giám sát chặt chẽ đối với cáckhoản đã cho vay, không kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong hoạt độngcấp tín dụng

d Các nguyên nhân khác

 Thông tin không cân xứng

Trên thị trường tài chính, khi có một giao dịch mà trong đó một bênkhông biết rõ đầy đủ những thông tin mà họ cần biết về bên kia thì được gọi

là thông tin không cân xứng Việc thiếu thông tin cũng là nguyên nhân gây

ra sự lựa chọn đối nghịch trước khi cuộc giao dịch diễn ra và rủi ro đạo đứcsau cuộc giao dịch đó

Trang 23

+ Chọn lựa đối nghịch xảy ra khi người đi vay có khả năng không trảđược nợ, gây rủi ro cho ngân hàng lại là người tích cực tìm vay nhất bằngmọi cách nên có nhiều khả năng được chọn nhất Điều này dẫn đến khoảnvay sẽ được cấp cho trường hợp có rủi ro.

+ Rủi ro do các thông tin không cân xứng tạo ra sau khi diễn ra cácgiao dịch là loại rủi ro người cho vay phải gánh chịu khi người đi vay khôngmuốn trả nợ Rủi ro này được gọi là rủi ro đạo đức

 Môi trường kinh tế – các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ

- Hệ thống hành lang pháp lý của Nhà nước chưa đầy đủ, thiếu đồng

bộ, không rõ ràng sẽ tạo kẽ hở để người vay lợi dụng chiếm vốn và gây thiệthại tới ngân hàng

- Hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng đều chịu ảnh hưởng củachính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ Vì vậy, bất kì một sự thay đổi nhỏnào trong chính sách (ví dụ như: chính sách tài chính- tiền tệ, chính sáchthuế ) đều có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới việc kinh doanhcủa ngân hàng

1.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

Tuy rủi ro tín dụng là khách quan, song ngân hàng phải quản lý rủi rotín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra Từnhững nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hoá thànhnhững dấu hiệu phát sinh trong hoạt động tín dụng, phản ánh rủi ro tín dụng:

a Nợ có vấn đề

Khi cấp tín dụng các NHTM đều mong muốn khoản tín dụng đượchoàn trả đầy đủ và đúng hạn như đã thoả thuận Để đảm bảo an toàn, sau khicấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng phải thường xuyên giám sát khoảntín dụng đã cấp để theo dõi việc khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mụcđích không, hiệu quả hoạt động và sử dụng vốn vay ra sao Tuỳ thuộc vào

Trang 24

tính lành mạnh của khoản vay mà ngân hàng có mức độ giám sát thườngxuyên, liên tục hay định kì Hoạt động giám sát giúp ngân hàng nhận biết vàphát hiện được các khoản vay có vấn đề để có những hành động và biệnpháp cần thiết, kịp thời để ngăn ngừa hoặc xử lý.

Nợ có vấn đề là những khoản vay mà trong đó thoả thuận hoàn trả có khả năng bị đổ vỡ, dù hiện tại những khoản vay đó chưa đến kì hạn trả nợ gốc và lãi.

Trong thực tế, có nhiều dấu hiệu biểu hiện khoản vay sẽ gặp khókhăn Khó khăn có thể xảy ra ngay khi bắt đầu cho vay, hoặc xuất hiện chậmhơn hoặc đột ngột phát sinh mà không có dấu hiệu báo trước Rất khó có thểkết luận một khoản vay có vấn đề vì các biến cố xảy ra là bất ngờ, không dựdoán trước được Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụngtrong hoạt động của ngân hàng:

Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng

Khách hàng có biểu hiện:

+ Các khoản nợ gốc và lãi khách hàng không thanh toán đầy đủ hoặcchậm thanh toán

+ Xin ngân hàng cho kéo dài thời hạn trả nợ, xin gia hạn nợ

+ Có biểu hiện giảm vốn điều lệ

+ Chậm trễ trong thanh toán lương cho nhân viên

+ Vốn vay bị sử dụng với mục đích khác so với thoả thuận trong hợp đồng+ Chu kì vay thường xuyên gia tăng

Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý

và tổ chức khách hàng

+ Không có sự thống nhất trong hội đồng quản trị hay ban điều hành

về quan điểm, mục đích, cách thức quản lý

Trang 25

+ Quản lý nhân sự yếu kém, cơ cấu không hợp lý dẫn đến việc dùngngười không hiệu quả và có hiện tượng những người có năng lực rời khỏicông ty

+ Nội bộ không đoàn kết, có sự mâu thuẫn và tranh giành quyền lực.+ Phát sinh nhiều khoản chi phí không hợp lý

Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ Giá trị sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp suy giảm

+ Thu nhập không ổn định và thiếu tính thường xuyên

+ Hệ số quay vòng vốn lưu động thấp, khả năng thanh toán giảm+ Các khoản nợ thương mại gia tăng một cách bất thường

Nhóm 4: Nhóm dấu hiệu thuộc về xử lý thông tin tài chính, kế toán

+ Chậm chễ hay trì hoãn nộp báo cáo tài chính, các số liệu trong báocáo tài chính không hợp lý và thiếu chuẩn xác

+ Tăng doanh số bán hàng nhưng lãi giảm hoặc lỗ

+ Tiền mặt giảm, vốn lưu động giảm

+ Sản xuất và bán hàng không đạt chỉ tiêu như kế hoạch

Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu thuộc về thương mại

+ Doanh nghiệp chuyển lĩnh vực kinh doanh, kinh doanh nhữngngành nghề mà không thuộc chuyên môn của mình, lĩnh vực có độ rủi ro cao

+ Yếu tố đầu vào không thuận lợi như: giá cả nguyên vật liệu đầu vàotăng, không nhập được những nguyên liệu đặc chủng

+ Cơ cấu vốn của doanh nghiệp không hợp lý, sử dụng vốn sai mụcđích ví dụ như: dùng vốn vay ngắn hạn để mua sắm, tài trợ cho TSCĐ, nhàxuởng

Trang 26

+ Chi phí của doanh nghiệp không hợp lý

Nhóm 6: Nhóm các dấu hiệu về mặt pháp luật

+ Có những thay đổi về chính sách liên quan đến ngành nghề kinhdoanh của doanh nghiệp theo chiều hướng bất lợi

+ Doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật

b Nợ quá hạn

Nợ quá hạn phát sinh khi người đi vay không thực hiện nghĩa vụ hoàntrả nợ đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn như trong hợp đồng tín dụng cho ngânhàng

Nợ quá hạn là biểu hiện đặc trưng nhất của rủi ro tín dụng Việc phátsinh nợ quá hạn là điều khó có thể tránh khỏi, nhưng nếu nợ quá hạn phátsinh quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán củangân hàng thương mại

Nợ quá hạn có thể hiểu là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốcvà/hoặc lãi không được khách hàng trả đúng hạn như trên hợp đồng Nếukhông được điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc được gia hạn nợ thì số nợ đến hạnphải chuyển sang nợ quá hạn, và khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn

Nợ quá hạn được xác định theo công thức:

Nợ quá hạn có thể phân chia thành nhiều loại theo nhiều tiêu thứckhác nhau:

Trang 27

 Căn cứ vào khả năng thu hồi

+ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: là những khoản nợ đã quá hạnnhưng khách hàng có thiện chí trả nợ và khách hàng có tiềm lực về tài chính

để có thể trả nợ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi bao gồm:

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 100%

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi một phần

+ Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: là khoản nợ quá hạn màmặc dù ngân hàng đã tìm mọi cách nhưng không thể thu hồi lại được vốncho vay

Đối với nợ loại này, khả năng mất vốn của ngân hàng là cao vì vậycần phải có biện pháp để giảm thiểu rủi ro

 Căn cứ vào nguyên nhân gây ra nợ quá hạn:

+ Nợ quá hạn do nguyên nhân từ phía khách hàng:

Do trình độ yếu kém của khách hàng dẫn đến làm ăn thua lỗ, doanhnghiệp mất khả năng hoàn trả vốn cho ngân hàng

Do khách hàng cố ý lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng

+ Nợ quá hạn do nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Do trình độ yếu kém nên cán bộ tín dụng đã không phân tích và nhậnđịnh chính xác về khách hàng làm phát sinh nợ quá hạn

Do sống trong môi trường tiền bạc nhiều cán bộ tín dụng đã khôngcòn giữ được phẩm chất đạo đức, họ bị một số kẻ xấu mua chuộc để chiếmđoạt vốn của ngân hàng

+ Nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan: Là khoản nợ phát sinh donhững nguyên nhân bất khả kháng, thường xảy ra bất ngờ như : thiên tai,địch hoạ, sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô

 Căn cứ vào thành phần kinh tế

+ Nợ quá hạn thuộc thành phần kinh tế quốc doanh

+ Nợ quá hạn thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh

Trang 28

 Căn cứ vào tài sản bảo đảm

+ Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: khả năng tổn thất của ngân hàng làkhông cao do khoản vay đã được đảm bảo bằng tài sản thế chấp, bảo lãnh,cầm cố Trong trường hợp khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vaythì ngân hàng có thể phát mại tài sản để thu hồi vốn

Nợ quá hạn được đảm bảo 100%: khoản vay đã được bảo đảm hoàntoàn bằng tài sản thế chấp hay cầm cố

Nợ quá hạn được bảo đảm một phần: giá trị tài sản thế chấp hay cầm

cố chỉ có thể bảo đảm cho một phần của khoản vay

+ Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo: ngân hàng cho vay mà khôngcần tài sản đảm bảo, chỉ dựa vào uy tín của khách hàng

1.2.2.5 Đo lường rủi ro tín dụng

 Tỷ lệ lãi treo

Lãi treo phát sinh

Tỷ lệ lãi treo =

Tổng thu nhập từ hợp đồng tín dụng

Trang 29

Lãi treo là tiền lãi của khoản cho vay mà ngân hàng chưa thu hồiđược Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thiệt hại trong thu nhập dự tính củangân hàng do rủi ro tín dụng.

 Tỷ lệ nợ khó đòi

Nợ khó đòi

Tỷ lệ nợ khó đòi =

Tổng doanh số cho vay

Nợ khó đòi là nợ quá hạn không hoặc rất ít có khả năng thu hồi Tỷ lệnày phản ánh tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

 Tỷ lệ nợ khoanh, xoá nợ

Nợ khoanh, xoá nợ

Tỷ lệ nợ khoanh =

-Tổng doanh số cho vay

Nợ khoanh là những khoản cho vay không thu hồi được, thường làcác khoản cho vay chính sách và Nhà nước phải “khoanh” lại

 Tỷ lệ miễn giảm lãi

Miễn giảm lãi

Tỷ lệ miễn giảm lãi =

Tổng doanh số cho vay

 Tỷ trọng nợ khó đòi

Trang 30

Nợ khó đòi

Tỷ trọng nợ khó đòi =

Nợ quá hạnCác tỷ lệ này càng lớn thì mức độ rủi ro tín dụng càng cao, ngân hàng

có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ nợ không thu hồi được, thậm chí nếunghiêm trọng có thể đẩy ngân hàng đến bờ vực của phá sản

b Các tiêu chuẩn về an toàn tín dụng của ngân hàng

Hiệp định Basel I: là thoả thuận về các quy chuẩn tài chính áp dụngđối với các NHTM của nhóm G10 ký ngày 15/07/1988 tại Thuỵ Sĩ Hiệpđịnh này được coi là một thể chế pháp lý quan trọng nhất có ảnh hưởng đến

sự ổn định của toàn hệ thống ngân hàng trên thế giới và hiện nay có trên 100nước áp dụng các quy chuẩn tài chính của Hiệp định này Nội dung được quiđịnh: Các tài sản của ngân hàng trong và ngoài bảng cân đối kế toán đượcphân thành 4 nhóm, tương ứng với mức độ rủi ro của từng nhóm sẽ có một

hệ số rủi ro

Hiệp định Basel sửa đổi năm 1999 (Basel II): trong quá trình thựchiện Hiệp định Basel I một số khiếm khuyết đã dần bộc lộ, nhất là trong việcphân bổ vốn an toàn rủi ro tín dụng Tháng 6/1999, Hiệp định Basel II ra đờivới một số thay đổi như sau:

+ Yêu cầu về vốn an toàn rủi ro: được tính toán dựa trên cách xếphạng tín dụng do tổ chức chuyên nghiệp thực hiện hoặc đánh giá tín dụngnội bộ do hệ thống các ngân hàng cùng lập ra

+ Kiểm tra đánh giá: cần thực hiện tốt công tác này để hoạt động củangân hàng luôn tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn tín dụng, phát triển vàhoàn thiện quá trình đánh giá nội bộ

+ Nguyên lý thị trường: khuyến cáo các ngân hàng công bố rộng rãithông tin về tình hình hoạt động, vốn và mức độ rủi ro cho cổ đông

Trang 31

Tại Việt Nam, NHNN đã ban hành hai văn bản quan trọng liên quantới vấn đề này:

Quyết định số 297/1999 QĐ- NHNN5 ngày 25/8/1999 quy định vềcác tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các Tổ chức tín dụng, theo

đó, các TCTD tại Việt Nam phải thường xuyên duy trì các tỷ lệ an toàngồm:

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: TCTD (trừ chi nhánh các ngân hàng

nước ngoài) phải duy trì tỷ lệ tối thiểu là 8% giữa vốn tự có so với tài sản kể

cả cam kết ngoài bảng được điều chỉnh theo mức độ rủi ro

+ Tỷ lệ thanh khoản: kết thúc ngày làm việc các TCTD phải duy trì

cho ngày làm việc tiếp theo tỷ lệ thanh khoản tối thiểu bằng 1 giữa tài sản

có thể thanh toán ngay và nguồn vốn phải thanh toán ngay

+ Tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn: các

TCTD chỉ được phép sử dụng tối đa 25% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn Riêng đối với các đối tượng vay là TCTD cổ phần của Nhà

nước, nhân dân và tín dụng của HTX thì tỷ lệ quy định tối đa là 20% và10%

Quyết định số 296/1999/QĐ- NHNN5 về giới hạn cho vay đối với

một khách hàng của TCTD Tổng dư nợ cho vay của một TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD đó.

1.2.2.6 Tác hại của rủi ro tín dụng đối với hoạt động ngân hàng

Cũng như bất kì ngành kinh doanh nào khác, ngân hàng có thể gặp rủi

ro và có thể bị mất vốn Hơn nữa, ngân hàng là một ngành kinh tế nhạy cảm,hoạt động ngân hàng với bản chất của nó, chịu ảnh hưởng của rất nhiều loạirủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ gây thiệt hại trướchết là đối với ngân hàng, sau đó là toàn bộ nền kinh tế

 Rủi ro tín dụng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng

Rủi ro tín dụng phát sinh đồng nghĩa với việc một phần vốn kinhdoanh của ngân hàng bị tồn đọng hay thất thoát trong khoản nợ này Điều

Trang 32

này làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng, làm giảm doanh số cho vay vàdẫn đến giảm hiệu quả trong việc sử dụng vốn của ngân hàng.

 Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận: Ngân hàng cho vay chủ yếudựa vào nguồn vốn huy động trên thị trường và phải trả chi phí huy động Vìvậy, nếu khoản cho vay của ngân hàng có vấn đề, thì ngân hàng khôngnhững không thu được lãi để bù đắp chi phí mà còn có nguy cơ bị tồn đọnghoặc thất thoát vốn Trong trường hợp này, lợi nhuận ngân hàng giảm mộtcách đáng kể

 Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán

Nếu những doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đổ vỡ, nhất là nhữngdoanh nghiệp vay nhiều vốn của ngân hàng và không có khả năng khắc phụcđược, thì sau đó sẽ dẫn đến sự đổ vỡ của chính bản thân ngân hàng Khingân hàng bị rủi ro tín dụng và phải dùng vốn để trang trải cho khoản thấtthoát này thì đến một chừng mực nào đó sẽ không thể thực hiện việc “xoásổ” những khoản thất thoát này nữa và ngân hàng có thể bị lâm vào tìnhtrạng mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền

Vốn

Tín dụng khó đòi

Tín dụng có khả năngthu hồi

Số dư tiền gửi khách hàng

Trang 33

Số dư tiền gửi khách hàng

Tín dụng có khả năngthu hồi

 Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng

Khi chất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn là cao tức hiệu quảhoạt động của ngân hàng kém, dân chúng sẽ mất lòng tin vào ngân hàng,gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn, làm giảm lợi nhuận và ảnhhưởng tới vị thế của ngân hàng

 Rủi ro tín dụng có thể đưa ngân hàng đến bờ vực của phá sản

Đây là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của rủi ro tín dụng đối với hoạtđộng ngân hàng Rủi ro xảy ra ở mức độ cao có thể dẫn đến một loạt các tổnthất nêu trên, nếu không có biện pháp kịp thời để hạn chế thì ngân hàng cóthể rơi vào tình trạng phá sản

1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Nhân tố con người

1.3.1.1 Đội ngũ cán bộ ngân hàng

Trình độ của cán bộ tín dụng thấp, đây là một trở ngại lớn đối vớicông tác hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng Một ngân hàng có hệ thốngqui trình tín dụng chặt chẽ và đầy đủ nhưng nếu nhân viên tín dụng không

có khả năng thì họ vẫn có thể đưa ra những quyết định sai lầm, gây tổn thấtcho ngân hàng

Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng là yếu tố không kémphần quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng Cán bộtín dụng vì mưu lợi cá nhân thông đồng với khách hàng gây thiệt hại chongân hàng thì ngân hàng khó có thể kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụngđược

Trang 34

Để hạn chế rủi ro tín dụng, bên cạnh việc phải xây dựng các văn bảnluật tín dụng, cẩm nang tín dụng một cách hoàn chỉnh và đầy đủ thì ngânhàng cần phải quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ.

1.3.1.2 Khách hàng

a Ý thức của khách hàng

Nếu khách hàng không có ý thức về trách nhiệm phải trả nợ, họ cốtình chay ì, chiếm dụng vốn của ngân hàng thì dù ngân hàng có nhận thức vàthực hiện nhiều biện pháp chặt chẽ để hạn chế rủi ro, kiểm soát khoản vaycủa khách hàng một cách sát sao thì khách hàng vẫn tìm được kẽ hở để luồnlách, lừa đảo Ý thức khách hàng là yếu tố khách quan gây nên rủi ro tíndụng, nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng

1.3.2 Môi trường kinh tế – chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ

Bất kì sự thay đổi nào của Chính phủ về chính sách phát triển kinh tế,phát triển ngành nghề, chính sách tài chính- tiền tệ, chính sách thuế đều cóảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng Nếu ảnh hưởng

đó tác động tới doanh nghiệp là tiêu cực thì ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởngtheo do khó có khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp Vì vậy, sự thay đổimột cách bất ngờ các chính sách liên quan đến kinh tế của Chính phủ lànhân tố ảnh hưởng tới việc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng

Hệ thống pháp luật của Nhà nước nếu thiếu đồng bộ, không chặt chẽ

và rõ ràng sẽ tạo cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng kẽ hở pháp luật để thựchiện những hành vi xấu gây thiệt hại cho ngân hàng Ngân hàng khó có thể

Trang 35

nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng nếu Nhà nước không xây dựngmột hệ thống luật pháp ổn định và hoàn thiện.

1.3.3 Hệ thống thông tin

Hoạt động trong ngành ngân hàng, yếu tố thông tin là vô cùng cầnthiết Nhưng hiện nay, ở Việt Nam, việc cung cấp thông tin tín dụng cònchậm và đôi khi chưa chính xác, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng

Cán bộ tín dụng thường chỉ có thông tin từ phía khách hàng cung cấp,nên độ chính xác không cao, điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến nhữngquyết định sai lầm của cán bộ trong quá trình thẩm định dự án và quyết địnhcho vay

Hệ thống thông tin chưa theo kịp sự phát triển của ngành ngân hàng,chưa đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu thông tin của ngân hàng, đây là nhân

tố ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng

Trang 36

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Thành lập ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đượcNhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt Ngân hàngNgoại thương là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngânhàng Việt Nam và là thành viên của nhiều hiệp hội Ngân hàng khác nhưHiệp hội Ngân hàng Châu Á, Asean Pacific Bankers Club

Vài nét về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:

 Vốn điều lệ hơn 3.955 tỷ đồng

 Là doanh nghiệp nhà nước được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 90,91

 Là Ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam

 Là NHTM đầu tiên tại Việt Nam quản lý vốn tập trung

 Là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 Ngânhàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 Là NHTM đầu tiên hoạt động kinh doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷtrọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

 Là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngânhàng Châu Á, tổ chức thanh toán toàn cầu Swift, tổ chức thẻ quốc tế Visa vàMaster Card

 Là NHTM đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa,Master Card và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam: Visa,American Express, MasterCard, JCB Hiện là ngân hàng độc quyền pháthành thẻ American Express tại Việt Nam

Trang 37

 Là đại lý thanh toán chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớnnhất tại Việt Nam

 Là ngân hàng chiếm tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnhlớn nhất tại Việt Nam

 Là Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt tỷ lệ trên 95% điện Swiftđược xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ

 Được chọn làm ngân hàng chính trong việc quản lý và phục vụ chocác khoản vay nợ, viện trợ của Chính phủ và nhiều dự án ODA tại ViệtNam

 Là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại,thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, ứng dụng công nghệ vào hoạtđộng ngân hàng

Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động Ngân hàng và một đội ngũcán bộ tinh thông nghiệp vụ, đầy năng lực và nhiệt tình, Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng ViệtNam Năm năm liên tục, từ năm 2000 đến 2004, nhờ các thành tích đạt đượctrong hoạt động kinh doanh ngân hàng, Ngân hàng Ngoại thương được tạpchí The Banker- một tạp chí có uy tín trên thế giới- bình chọn là “ Ngânhàng tốt nhất Việt Nam”

Song song với phát triển các nghiệp vụ và sản phẩm ngân hàng, Ngânhàng Ngoại thương tiếp tục mở rộng hệ thống nhằm đáp ứng tốt hơn nữanhu cầu của khách hàng Tính đến cuối năm 2005, hệ thống của Ngân hànggồm:

- 26 chi nhánh cấp 1, 41 chi nhánh cấp 2 và 47 phòng giao dịch trêntoàn quốc;

- 1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài;

Trang 38

- 3 công ty trực thuộc (Công ty chứng khoán, Công ty Cho thuê Tàichính, công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản);

- Góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp (2 công ty bảo hiểm, 3 công tykinh doanh bất động sản, 1 công ty đầu tư kĩ thuật), 7 ngân hàng và 1 quĩ tíndụng;

- Tham gia 4 liên doanh với nước ngoài

Trong năm 2005, Ngân hàng Ngoại thương đã thiết lập thêm quan hệđại lý với một số ngân hàng trên thế giới, nâng tổng số ngân hàng đại lý lênkhoảng 1250 ngân hàng tại gần 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

Đối với Ngân hàng Ngoại thương, năm 2005 được đánh dấu bằngnhiều sự kiện quan trọng Đó là năm Ngân hàng Ngoại thương kết thúc Đề

án Tái cơ cấu, hoàn thành giai đoạn II Chương trình Hiện đại hoá ngân hàng

và hệ thống thanh toán Đây cũng là năm Ngân hàng Ngoại thương chínhthức khởi động thực hiện chương trình Cổ phần hoá bằng việc phát hànhTrái phiếu tăng vốn và đã đạt được kết quả hết sức vang dội

Ngân hàng Ngoại thương đã trở thành một trong những ngân hànghiện đại nhất Việt Nam với hệ thống công nghệ tiên tiến, tích hợp kết nốitoàn bộ các sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cung cấp cho khách hàng cácsản phẩm ngân hàng hiện đại chất lượng cao; là ngân hàng đi đầu trong lĩnhvực tự động hóa thanh toán sử dụng mạng SWIFT Quan trọng hơn cả Ngânhàng Ngoại thương đã xây dựng và đào tạo một đội ngũ cán bộ năng động,nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ

Với phương châm luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt, mụctiêu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là duy trì vai trò ngân hàngthương mại hàng đầu ở Việt Nam và trở thành tập đoàn tài chính đa năngcủa khu vực và quốc tế trong thập kỷ tới Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam cam kết xây dựng mô hình tổ chức tiên tiến theo các chuẩn mực quốc

tế, đa dạng hoá hoạt động, đi đầu về ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đạinhằm cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao cho mọi

Trang 39

thành phần kinh tế Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ giữ vững niềm tincủa đông đảo bạn hàng trong và ngoài nước.

NHNT Việt Nam cung cấp các dịch vụ rất đa dạng và phong phú, đápứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, bao gồm các loạihình dịch vụ:

 Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ

 Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu Đồng Việt Nam và ngoại tệ

 Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng ViệtNam và ngoại tệ

 Chuyển tiền trong và ngoài nước

 Thanh toán xuất nhập khẩu (L/C-D/A-D/P )

 Nhận mua bán giao ngay, có kì hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh

 Bảo lãnh và tái bảo lãnh

 Thực hiện nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn

 Phát hành thẻ tín dụng Vietcombank – Visa Card, Vietcombank –Master Card, Vietcombank – American Express (sử dụng trong và ngoàinước, rút tiền mặt trên máy VCB-ATM) và thẻ ATM-Connect24 (sử dụngtrong nước)

 Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như: Visa,Master Card, American Express, JCB và Dinners Club

 Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua hệ thống Swift,Money Gram

 Dịch vụ E- banking, Home Banking

Trang 40

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng

Phũng kế toỏn t i ch àng ớnh

Phũng quản lý vốn liờn doanh cổ phần

Mạng lưới ngo i n ài n ước

dụng Phũng xõy dựng cơ bản Văn phũng

Sở giao dịch

Cụng ty t i ch àng ớnh VINAFICO tại Hồng

Văn phũng đại diện tại Paris, Moscow, Singapore Phũng quản trị

24 chi nhỏnh Cỏc cụng ty con

Ngày đăng: 12/04/2013, 21:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cỏc chỉ tiờu tài chớnh của Ngõn hàng Ngoại thương - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 1 Cỏc chỉ tiờu tài chớnh của Ngõn hàng Ngoại thương (Trang 45)
Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng Ngoại thương - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 1 Các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng Ngoại thương (Trang 45)
Bảng 2: Tớn dụng phõn theo thời hạn - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 2 Tớn dụng phõn theo thời hạn (Trang 50)
Bảng 2: Tín dụng phân theo thời hạn - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 2 Tín dụng phân theo thời hạn (Trang 50)
Bảng 4: Cho vay bằng ngoại tệ qui đổi - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 4 Cho vay bằng ngoại tệ qui đổi (Trang 52)
Bảng 4: Cho vay bằng ngoại tệ qui đổi - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 4 Cho vay bằng ngoại tệ qui đổi (Trang 52)
Bảng 6: Tớn dụng phõn theo thành phần kinh tế - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 6 Tớn dụng phõn theo thành phần kinh tế (Trang 54)
Bảng 6: Tín dụng phân theo thành phần kinh tế - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 6 Tín dụng phân theo thành phần kinh tế (Trang 54)
Bảng 7: Chi tiết cỏc khoản mục nợ cú vấn đề - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 7 Chi tiết cỏc khoản mục nợ cú vấn đề (Trang 58)
Bảng 7: Chi tiết các khoản mục nợ có vấn đề - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 7 Chi tiết các khoản mục nợ có vấn đề (Trang 58)
Bảng 8: Nợ quỏ hạn phõn theo thời gian - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 8 Nợ quỏ hạn phõn theo thời gian (Trang 60)
Bảng 8: Nợ quá hạn phân theo thời gian - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 8 Nợ quá hạn phân theo thời gian (Trang 60)
Bảng 9: Nợ quỏ hạn phõn theo khả năng thu hồi - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 9 Nợ quỏ hạn phõn theo khả năng thu hồi (Trang 61)
Bảng 9: Nợ quá hạn phân theo khả năng thu hồi - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 9 Nợ quá hạn phân theo khả năng thu hồi (Trang 61)
Bảng10: Nợ quỏ hạn phõn theo loại tiền - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 10 Nợ quỏ hạn phõn theo loại tiền (Trang 62)
Bảng 11: Trớch lập và sử dụng dự phũng rủi ro - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 11 Trớch lập và sử dụng dự phũng rủi ro (Trang 63)
Bảng 11: Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 11 Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro (Trang 63)
- Làm sạch bảng tổng kết tài sản của NH trong vũng hai năm, từ cuối năm 2001 đến hết năm 2003: Trớch lập DPRR để xử lý đưa cỏc khoản nợ tồn đọng ra tài khoản ngoại bảng và xin Chớnh phủ cấp bự vốn; - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
m sạch bảng tổng kết tài sản của NH trong vũng hai năm, từ cuối năm 2001 đến hết năm 2003: Trớch lập DPRR để xử lý đưa cỏc khoản nợ tồn đọng ra tài khoản ngoại bảng và xin Chớnh phủ cấp bự vốn; (Trang 67)
Bảng 12: Nợ tồn đọng của Ngân hàng Ngoại thương còn dư nợ tính đến 31/12/2000 - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 12 Nợ tồn đọng của Ngân hàng Ngoại thương còn dư nợ tính đến 31/12/2000 (Trang 67)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w