1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam

103 826 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Tuynhiên, việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các cấp, các ngành hiệnnay chưa được thực hiện dựa trên một văn bản quy phạm pháp luật nàokhông được thể chế trong bất cứ một Luật

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỔI MỚI LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM Ở CẤP TỈNH 4

1.1 Kế hoạch cấp tỉnh trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội 4

1.1.1 Những khái niệm cơ bản về lập kế hoạch phát triển KTXH 4

1.1.2 Vai trò của kế hoạch đối với sự phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường 7

1.1.3 Kế hoạch cấp tỉnh trong hệ thống phân cấp kế hoạch ở Việt Nam 11

1.1.4 Các bộ phận cấu thành kế hoạch cấp tỉnh 13

1.2 Luận cứ của việc đổi mới lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp tỉnh 15

1.2.1 Sự cần thiết phải đổi mới lập kế hoạch cấp tỉnh 15

1.2.2 Xu hướng đổi mới lập kế hoạch cấp tỉnh 16

1.2.3 Yêu cầu đổi mới công tác lập kế hoạch hàng năm cấp tỉnh 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM CỦA CẤP TỈNH HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TỈNH HÒA BÌNH) 29

2.1 Tổng quan tình hình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh hàng năm hiện nay 29

2.1.1 Quy trình lập kế hoạch hàng năm cấp tỉnh 29

2.1.2 Nội dung kế hoạch hàng năm cấp tỉnh 30

2.1.3 Phương pháp lập kế hoạch hàng năm cấp tỉnh 32

2.2 Căn cứ lựa chọn Hòa Bình làm tỉnh nghiên cứu 34

2.2.1 Hòa Bình là một tỉnh miền núi có vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội khó khăn 34

Trang 2

2.2.3 Công tác lập và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Hòa Bình đã được nhiều địa phương tham vấn và học tập 36

2.2.4 Việc xây dựng KH phát triển KTXH hàng năm của Hòa Bình giúp cho việc theo dõi và đánh giá kết quả được thường xuyên và liên tục 37

2.2.5 Cách xây dựng kế hoạch của cấp xã, huyện và tỉnh (kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm) của Hòa Bình được các tổ chức quốc tế đánh giá cao 37

2.3 Thực trạng công tác đổi mới lập kế hoạch ở Hòa Bình 37

2.3.1 Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã ở Hòa Bình đã được thể chế hóa và đổi mới một cách triệt để 38

2.3.2 Việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp Huyện của Hòa Bình đang từng bước tiến tới được thể chế hóa về cả quy trình và nội dung 40

2.3.3 KH phát triển KTXH cấp Tỉnh của Hòa Bình hiện nay đã thực hiện đổi mới ở KH phát triển KTXH 5 năm và KHPT của một số ngành 46

2.4 Một số bài học rút ra từ công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Hòa Bình 54

2.5 Một số bài học cho lập KH phát triển KTXH cấp tỉnh 58

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM Ở CẤP TỈNH TRONG THỜI GIAN TỚI 61

3.1 Những quan điểm và yêu cầu đổi mới trong công tác lập kế hoạch hàng năm cấp tỉnh 61

3.1.1 Quan điểm đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm cấp tỉnh 61

3.1.2 Các yêu cầu của công tác đổi mới lập kế hoạch cấp tỉnh hàng năm 64

3.2 Đề xuất đổi mới công tác lập kế hoạch hàng năm cấp tỉnh 65

3.2.1 Đổi mới tư duy kế hoạch cấp tỉnh 65

3.2.2 Đổi mới quy trình lập kế hoạch 67

Trang 3

3.3 Những kiến nghị thực hiện đổi mới 81

3.3.1 Hoàn thiện khung khổ pháp lý về công tác lập, theo dõi, đánh giá tình

hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 813.3.2 Thực hiện việc phân cấp và trao quyền hơn nữa giữa trung ương và địa phương

873.3.3 Tăng cường nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch

883.3.4 Tăng cường cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin 893.3.5 Gắn xây dựng kế hoạch với nguồn lực tài chính 893.3.6 Tăng cường sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và các thành phần

kinh tế trong việc xây dựng kế hoạch 90

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 4

KTXH Kinh tế xã hội

KHPT Kế hoạch phát triển

KHĐT Kế hoạch và Đầu tư

UBND Ủy ban nhân dân

HĐND Hội đồng nhân dân

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Năm X Năm hiện tại

Năm X+1 Năm kế hoạch

TCKH Tài chính kế hoạch

TDĐG Theo dõi đánh giá

CTHĐ Chương trình hành động

Trang 5

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các cấp kế hoạch 11

Sơ đồ 2.1: Quy trình lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp xã 39

Sơ đồ 2.2: Các bước lập kế hoạch hàng năm cấp Huyện 41

Sơ đồ 2.3: Quy trình mới xây dựng kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp Huyện 44

Sơ đồ 3.1: Quy trình lập kế hoạch hàng năm cấp tỉnh 69

Sơ đồ 3.2: Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 74

Sơ đồ 3.3: Sự tham gia đóng vai trò trung tâm 93

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hiện nay được thực hiệnthường xuyên hàng năm, 5 năm và là nhiệm vụ quan trọng được thực hiện ởtất cả các ngành, các cấp Công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đãgóp phần không nhỏ trong sự phát triển của đất nước thời gian qua Tuynhiên, việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các cấp, các ngành hiệnnay chưa được thực hiện dựa trên một văn bản quy phạm pháp luật nào(không được thể chế trong bất cứ một Luật hoặc một Nghị định; chủ yếu đượcthực hiện căn cứ vào các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kếhoạch hàng năm, các Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp, chính sáchđiều hành, ); đồng thời, chưa xây dựng được hệ thống giáo trình, phươngpháp luận hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trongnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó, việc lập kế hoạchphát triển kinh tế xã hội được thực hiện còn thiếu nhất quán và chưa bài bảngiữa các cấp, các ngành và các địa phương; ở nhiều nơi, nhiều cấp, việc lập kếhoạch vẫn mang tính bao cấp của thời kỳ trước

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâurộng hiện nay, sự liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể trong nền kinh

tế ngày càng lớn Đi đôi với việc tiếp tục đổi mới các cơ chế, chính sách kinh

tế vĩ mô, việc đổi mới công tác lập kế hoạch, mà trước hết là đổi mới nộidung, quy trình, phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nhất là ởđịa phương là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách Để phục vụ cho việc đổimới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phù hợp với yêu cầu phát

triển đất nước, việc nghiên cứu Luận văn “ Đổi mới công tác lập kế hoạch

phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở Việt Nam” là hết sức cần thiết và đáp

ứng được yêu cầu quản lý nền kinh tế hiện nay

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trang 7

- Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở hiện trạng công tác lập kế hoạch,

theo dõi và đánh giá kế hoạch hàng năm ở cấp tỉnh, cùng các cơ sở lý luận vàkinh nghiệm cụ thể; đồng thời qua thực tiễn nghiên cứu quy trình lập kếhoạch phát triển kinh tế xã hội hiện nay và đi sâu vào nghiên cứu công tác lập

kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh của Hòa Bình, Luận văn sẽ đề xuấtmột số đổi mới về nội dung và quy trình lập kế hoạch hàng năm ở cấp tỉnh,đồng thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp thực hiện những đổi mới công táclập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp tỉnh trong thời gian tới

- Để đạt được mục tiêu trên, Luận văn có nhiệm vụ:

+ Hệ thống hóa lý luận chung về lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hộihàng năm cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường và sự cần thiết phải đổi mớicông tác này

+ Phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hộihàng năm hiện nay ở cấp tỉnh thông qua việc đánh giá mẫu trong công tác xâydựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hòa Bình

+ Đề xuất nội dung, quy trình đổi mới trong lập kế hoạch hàng năm cấptỉnh và các kiến nghị, giải pháp thực hiện đổi mới lập kế hoạch phát triển kinh

tế xã hội ở cấp tỉnh trong thời gian tới

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Luận văn tập trung nghiên cứu tổng quan về vai trò, chức năng của kếhoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế thị trường; đánh giá hiện trạngcông tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và ở cấptỉnh nói riêng (bao gồm các kết quả đạt được; các tồn tại, hạn chế) Đề tài sẽ đisâu vào đề xuất một nội dung và quy trình mới trong việc lập kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội cụ thể của cấp tỉnh trên cơ sở tiếp thu một cách có chọn lọcnhững kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ tập trung đi vào nghiên cứu việc lập

Trang 8

KH phát triển KTXH hàng năm của cấp tỉnh hiện nay; đồng thời, thông quanghiên cứu việc lập kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh Hòa Bình để từ đóđưa ra các giải pháp kiến nghị thực hiện việc đổi mới công tác xây dựng kếhoạch hàng năm cấp tỉnh.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để phântích việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp tỉnh của Việt Nam trongthời gian qua như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trên cơ sởquan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phương pháp tổnghợp và phân tích; phương pháp thống kê, so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiêncứu lý thuyết với phân tích số liệu thực tế để đề xuất phương hướng điềuchỉnh trong thời gian tới Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng phương pháp hỏi ýkiến chuyên gia Các phương pháp này được thực hiện trên cơ sở các quanđiểm về phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới và ổn định ngân sáchcủa Nhà nước

5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận vănđược kết cầu thành ba chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận đổi mới lập kế hoạch hàng năm phát triển

kinh tế xã hội hàng năm ở cấp tỉnh

Chương 2: Thực trạng lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

của cấp tỉnh hiện nay (nghiên cứu tỉnh Hòa Bình)

Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm đổi mới công tác lập kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở cấp tỉnh trong thời gian tới

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỔI MỚI LẬP KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM Ở CẤP TỈNH1.1 Kế hoạch cấp tỉnh trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội

1.1.1 Những khái niệm cơ bản về lập kế hoạch phát triển KTXH

1.1.1.1 Kế hoạch

Trong thực tiễn quá trình phát triển kinh tế việc lập kế hoạch là mộttrong những chức năng quan trọng nhất của quản lý nhà nước Tuy nhiên,hiện nay còn có nhiều cách hiểu khác nhau giữa khái niệm kế hoạch và kếhoạch hóa, thậm chí còn đồng nhất hai khái niệm đó làm một, và coi sảnphẩm của quá trình kế hoạch hóa là xây dựng ra các văn bản kế hoạch

Có nhiều ý kiến cho rằng Kế hoạch là sự thể hiện mục đích, kết quả cũng như cách thức, giải pháp thực hiện cho một hoạt động tương lai Hay

nói cách khác, Kế hoạch là kết quả cụ thể của bước đầu tiên trong quy trình

Kế hoạch hóa, đó là bước soạn lập Kế hoạch

Cũng có ý kiến cho rằng Kế hoạch là sự thể hiện ý đồ của chủ thể về sự phát triển trong tương lai của đối tượng quản lý và đề ra các giải pháp để thực thi đạt được ý đồ đặt ra

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc lập Kế hoạch mà không triển khaithực hiện theo Kế hoạch đã được lập thì bản Kế hoạch đó chỉ là hình thức vàkhông có vai trò gì trong điều hành quản lý Như vậy, rõ ràng Kế hoạch hóa

và Kế hoạch là hai khái niệm khác nhau, trong đó Kế hoạch là sự biểu thị tưduy về tương lai và các giải pháp dự định tiến hành để đạt đến tương lai đóbằng cách hình thức khác nhau Còn Kế hoạch hóa là một quy trình gồmnhiều bước khác nhau, trong đó việc cho ra đời một bản Kế hoạch mới chỉ là

Trang 10

bước đầu

Như vậy, Kế hoạch được hiểu một cách chung nhất là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó là sự cụ thể hóa các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển theo từng thời kỳ bằng hệ thống các mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng phát triển, hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch Kế hoạch đưa ra một quá trình:

(1) mong muốn đạt được gì trong tương lai hoặc mục tiêu trong tương lai làgì; (2) phải làm gì để đạt được mong muốn hoặc mục tiêu đó trong nguồn lựcsẵn có hoặc có khả năng huy động; (3) làm thế nào để đạt được mục tiêu đómột cách có hiệu quả nhất; (4) khi nào làm; (5) và ai sẽ làm?

1.1.1.2 Kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa được hiểu là “Phương thức quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân của Nhà nước theo mục tiêu, là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là quy luật kinh tế để tổ chức các đơn vị kinh tế, các ngành, các lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế Quốc dân theo những mục tiêu thống nhất; dự kiến trước phương hướng, cơ cấu, tốc độ phát triển và có những biện pháp tương ứng bảo đảm thực hiện nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao”

Như vậy, kế hoạch hóa là quá trình hoạch định về tương lai, dự kiến các hành động kết nối với nhau và can thiệp một cách có ý thức của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hành động can thiệp đó Khi nói đến kế hoạch hóa là nói đến vấn đề được đề cập đến chủ yếu ở cấp quốc gia và đôi khi còn được sử dụng ở cấp vùng.

Hoạt động kế hoạch hóa cũng phù hợp ở cấp ngành, khi chúng có liên quan đến những vấn đề và sự tương tác mang đặc tính quốc gia, mà những vấn đề này thường phức tạp và có liên quan đến nhiều ngành, cơ quan và thể chế Ví dụ, kế hoạch hóa có thể áp dụng cho nhiều ngành trong đó có sự can thiệp mạnh của Chính

Trang 11

phủ như giao thông, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, thủy lợi và nông nghiệp.

1.1.1.3 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội là phương thức quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân của nhà nước theo mục tiêu, là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế, các ngành, các lĩnh vực

và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo những mục tiêu thống nhất: dự kiến trước phương hướng, cơ cấu, tốc độ phát triển và có các biện pháp tương ứng đảm bảo thực hiện, nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao”

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là công cụ nhà nước để định hướngphát triển kinh tế xã hội của quốc gia, địa phương trong một thời gian nhấtđịnh Kế hoạch đề ra những mục tiêu phát triển của quốc gia hay địa phươngtrong một khoảng thời gian nhất định (hàng năm, 5 năm,…) với các mục tiêuđặt ra cho mỗi quốc gia hoặc từng địa phương phải xây dựng và đề ra các giảipháp, chính sách trong khuôn khổ nguồn lực sẵn có hoặc có thể huy động đểđạt được các mục tiêu đề ra

1.1.1.4 Lập kế hoạch phát triển KTXH

Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội một cách đồng

bộ, thống nhất và đạt hiệu quả cần phải lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.Tất cả các nhà quản lý (cấp cao- trung- thấp) và tất cả các lĩnh vực quản lýđều phải thực hiện việc lập kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu phát triển

đã đề ra Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là chức năng đặc biệt quantrọng của quy trình quản lý KTXH Nó có ý nghĩa tiên quyết đối với hiệu quả

của hoạt động quản lý KTXH Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là tổng thể các hoạt động liên quan tới đánh giá, dự đoán- dự báo và huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình hành động nhằm đạt được các mục tiêu phát triển KTXH trong một khoảng thời gian nhất định của một quốc gia

Trang 12

hoặc một địa phương.

Lập kế hoạch phát triển KTXH là một quy trình gồm nhiều bước màtrọng tâm của nó chính là hướng vào việc xác định những gì cần phải hoànthành và hoàn thành như thế nào Kết quả của lập kế hoạch phát triển KTXHchính là bản kế hoạch xác định phương hướng hành động mà Nhà nước hoặcđịa phương sẽ thực hiện Có thể thấy quan hệ giữa Lập kế hoạch phát triểnKTXH và Kế hoạch là quan hệ nhân - quả: Kế hoạch là sản phẩm của quátrình lập kế hoạch Để có một kế hoạch đúng đắn và phù hợp với thực tiễn thìquá trình lập kế hoạch phải được coi là một quá trình cần quản lý

1.1.2 Vai trò của kế hoạch đối với sự phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường

1.1.2.1 KH là công cụ của nhà nước (các cấp) để can thiệp vào nền kinh tế thị trường:

- Nhà nước thông qua công cụ kế hoạch để can thiệp nhằm khắc phụccác khuyết tật thị trường, hướng hoạt động của thị trường vào hiệu quả xã hội:Bản thân thị trường có thể đem đến những kết cục phi hiệu quả Chính phủcan thiệp sẽ hy vọng hướng thị trường hoạt động theo hướng có hiệu quả hơn.Trong trường hợp thị trường độc quyền, Chính phủ can thiệp nhằm kiểm soátchặt chẽ thị trường, để đảm bảo rằng các rào cản đối với sự gia nhập thị trườngkhông trở thành những phương tiện khuyến khích quyền lực độc quyền Đốivới các ngoại ứng1, Chính phủ can thiệp để buộc các bên tham gia giao dịch thịtrường phải tính đến tác động của mình gây ra cho đối tượng thứ ba, nhờ đó cóthể điều chỉnh các hoạt động của thị trường đạt tới mức tối ưu xã hội

Sự can thiệp của Chính phủ trong các thị trường sẽ bổ sung thông tin

1 Ngoại ứng là một thuật ngữ kinh tế để chỉ những trường hợp hoạt động của những đối tượng trên thị trường gây ảnh hưởng đến một đối tượng khác mà những ảnh hưởng đó không được phản ánh trong giá cả hàng hoá, dịch vụ Ví dụ điển hình nhất của ngoại ứng (tiêu cực) là ô nhiễm môi trường, trong đó các doanh nghiệp sản xuất và làm tổn hại đến môi trường, nhưng họ không quan tâm đến điều đó một khi họ không phải đền bù cho những thiệt hại môi trường mà họ gây ra

Trang 13

cho thị trường, hoặc kiểm soát hành vi của những bên có lợi thế về thông tin

để đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả hơn Vai trò này ngày càng đượcnhận thức là vô cùng quan trọng, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin.Việc chính phủ ra các qui định nghiêm ngặt về thông tin hướng dẫn sử dụngthực phẩm dược phẩm là một thí dụ rõ ràng cho sự điều tiết của chính phủtrong trường hợp này Cuối cùng, khuyết tật về sự bất ổn định do nền kinh tế

do thị trường gây ra (giá cả bất ổn định, lạm phát, thất nghiệp ) có khả năngđược khắc phục khi Chính phủ can thiệp bằng việc chủ động đưa ra và thựchiện các chính sách tài khóa và tiền tệ phù hợp với từng giai đoạn phát triểnkinh tế khác nhau để đưa nền kinh tế trở về trạng thái ổn định lâu dài

- Nhà nước thông qua công cụ kế hoạch để thực hiện những hoạt động

mà thị trường không điều tiết: Những thất bại thị trường đặt vấn đề cần phải

có sự can thiệp của Chính phủ nhằm đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động cóhiệu quả hơn Tuy vậy, ngay cả khi nền kinh tế vận hành có hiệu quả, thì vẫncòn hai lý do nữa để Chính phủ cần phải can thiệp, đó là phân phối lại thunhập nhằm thực hiện công bằng xã hội và hàng hóa khuyến dụng

- Nhà nước dùng công cụ kế hoạch để can thiệp nhằm hướng hoạt độngKTXH của đất nước theo những mục tiêu mà Chính phủ cần đạt tới: Thịtrường tự do được hình thành từ sự tương tác giữa vô số người mua và ngườibán trên thị trường Những người này đều chỉ có động cơ tối đa hoá lợi íchngắn hạn của mình, còn họ không có động lực và phương tiện để chăm lo chonhững lợi ích dài hạn của cả cộng đồng Do đó, Chính phủ, với tư cách làngười đại diện cho quyền lợi của cả cộng đồng dân cư, phải hướng nền kinh

tế phát triển theo định hướng chiến lược dài hạn mà Chính phủ cho rằng cólợi cho cả xã hội nói chung

Với tư cách là một tổ chức ra đời nhằm thực thi những quyền hành nhất

Trang 14

định đối với xã hội, Chính phủ thường đặt ra những mục tiêu mà xã hội cầnđạt tới trong một thời gian nhất định hay một số lĩnh vực cụ thể Để đạt đượcnhững ý muốn của mình, Chính phủ phải can thiệp trực tiếp vào các lĩnh vực

đó bằng việc hoạch định những mục tiêu cụ thể thông qua các chiến lược, kếhoạch, chương trình phát triển

Như vậy, việc tăng cường sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tếkhông chỉ xuất phát từ những khuyết tật vốn có của thị trường mà nó cònmang một ý nghĩa cao hơn nhằm hướng xã hội tới một đời sống tốt đẹp hơn

mà thị trường dù có hoạt động tốt cũng không làm được

Để thực hiện được các chức năng nói trên, Chính phủ thường sử dụngnhiều công cụ khác nhau như: Hệ thống pháp luật và những quy định dưới luật;Hoạch định phát triển; Các chính sách kinh tế vĩ mô; Lực lượng kinh tế nhànước,…

1.1.2.2 KH là công cụ huy động và phân bổ nguồn lực khan hiếm nhằm thực hiện các mục tiêu ưu tiên:

Chúng ta luôn nằm trong tình trạng khan hiếm nguồn lực, nhất là: vốn,lao động có tay nghề và công nghệ kỹ thuật tiên tiến Nếu cứ để thị trường điềutiết, các nguồn lực này sẽ hướng vào việc sản xuất các hàng hoá nhiều lợinhuận và mang tính trước mắt, ngắn hạn, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu củanhững người giầu trong xã hội, đó là những hàng hoá xa xỉ Các nguồn lựckhông thể huy động được vào những vùng sâu, vùng xa hoặc hoạt động trongnhững lĩnh vực mà xã hội cần có Vì vậy, nếu các nguồn lực khan hiếm đượcphân bổ theo KH, nó sẽ bảo đảm hướng được vào các vấn đề mang tính bứcxúc mà xã hội cần có, hướng vào người nghèo và những tầng lớp yếu thế trong

xã hội; các nguồn lực khan hiếm được phân bổ phù hợp với nhu cầu trong dàihạn của đất nước và địa phương

1.1.2.3 KH là công cụ để Chính phủ công bố các mục tiêu phát triển của

Trang 15

mình và huy động nguồn lực xã hội cùng hướng tới đạt mục tiêu:

Sự công bố cụ thể về những mục tiêu xã hội và kinh tế quốc gia hoặccủa một địa phương dưới dạng một KHPT cụ thể có những ảnh hưởng quantrọng về thái độ hay tâm lý đối với dân cư Nó có thể thành công trong việctập hợp dân chúng đằng sau chính phủ trong một chiến lược quốc gia để xoá

bỏ nghèo đói Bằng việc huy động sự ủng hộ của quần chúng và đi sâu vàocác tầng lớp xã hội, các đảng phái, tôn giáo để yêu cầu mọi công dân đềucùng nhau là việc để xây dựng đất nước Nhà nước (các cấp) khi có một KHkinh tế được coi là được trang bị tốt nhất để đảm bảo những động lực cầnthiết để vượt qua những lực cản và thường hay chia rẽ của chủ nghĩa bè phái

và chủ nghĩa truyền thống trong một yêu cầu chung đòi hỏi tiến bộ xã hội vàcuộc sống ấm no cho mọi người

1.1.2.4 KH là một công cụ để thu hút được các nguồn tài trợ từ nước ngoài:

Nếu chúng ta có những KHPT cụ thể với những mục tiêu đặt ra cụ thể

và những dự án được thiết kế cẩn thận, đó thường là một điều kiện cần thiết

để nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước Trongmột chừng mực nhất định việc mô tả dự án tỷ mỷ và cụ thể trong khuôn khổmột KHPT toàn diện càng nhiều bao nhiêu thì mong muốn của các địaphương về việc tìm kiến nguồn vốn từ bên ngoài càng nhiều bấy nhiêu Thực

tế qua Hội nghị các nhà tài trợ vừa qua đã cho thấy, nhờ Chính phủ Việt Nam

đã có một lộ trình rõ ràng và thể hiện rõ quyết tâm trong cải cách bộ máyhành chính nên Việt Nam đã nhận được sự cam kết tài trợ lớn nhất từ trướcđến nay từ cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế

Trang 16

1.1.3 Kế hoạch cấp tỉnh trong hệ thống phân cấp kế hoạch ở Việt Nam

Cấp kế hoạch được quan niệm là các cấp có chức năng xây dựng và quản lý

kế hoạch Phân cấp kế hoạch là phân chia hệ thống kế hoạch thành các cấp, các thứbậc khác nhau và phân công nhiệm vụ quản lý kế hoạch cụ thể cho các cấp

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các cấp kế hoạch

Thực tế lập kế hoạch ở Việt Nam cho thấy, các tổ chức kế hoạch có thểphân thành 3 nhóm: cơ quan kế hoạch trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư);các bộ phận kế hoạch của các Bộ và các cơ quan chức năng; các đơn vị lập kếhoạch của địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) Trong điều kiện kinh tếthị trường và cơ cấu kinh tế xã hội ngày càng trở nên phức tạp như hiện nay,việc phân cấp quản lý, xác định rõ nhiệm vụ của các cấp trong quá trình kếhoạch hóa là cơ sở đảm bảo thành công của công tác kế hoạch

Trong xu thế hiện nay, vai trò kế hoạch của cấp tỉnh chiếm vị trí ngàycàng quan trọng trong cấu phần của kế hoạch quốc gia Việc xây dựng kế

Kế hoạch cấp quốc gia

Kế hoạch phát triển KTXH cấp tỉnh

Kế hoạch của các cơ

quan trung ương

Kế hoạch triển phát KTXH cấp huyện

Kế hoạch phát triển ngành

Kế hoạch triển phát KTXH cấp xã

Trang 17

hoạch cấp địa phương sẽ giúp phần xây dựng kế hoạch cấp quốc gia đượchoàn thiện hơn trong việc xác định được các mục tiêu; đề ra đường hướng,chính sách thực hiện; tổ chức thực hiện; kiểm tra giám sát thực hiện và đánhgiá quá trình, kết quả thực hiện.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kéo theo đó là sựphát triển ngày càng cao trong phân công, kết hợp sử dụng các nguồn lực (baogồm nhân lực, vật lực, tài lực) trong điều kiện bị chi phối và tác động củanhiều yếu tố khác nhau thì việc xây dựng tốt các kế hoạch cấp tỉnh sẽ giúpcho việc phân bổ các nguồn lực này được hợp lý và có hiệu quả cao

Ngoài ra, kế hoạch cấp tỉnh còn đóng vai trò giúp kế hoạch cấp quốcgia tổ chức tốt sự phân công, kết hợp và sử dụng tốt nguồn lực xã hội mộtcách có hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu đặt ra trong từng thời kỳ hoặctrong từng giai đoạn nhất định

Tuy nhiên, kế hoạch cấp tỉnh cũng những đặc thù riêng đối với kếhoạch cấp quốc gia Việc độc lập của kế hoạch cấp tỉnh giúp cho tính chủđộng của các đơn vị kinh tế và các chủ thể kinh tế, cũng như các tác nhânkinh tế của địa phương được chủ động hơn, làm cho bản chất của kế hoạchhóa phát triển ngày càng trở nên linh hoạt và mềm dẻo hơn

Xu hướng hiện nay trong việc xây dựng kế hoạch cấp quốc gia là tăngcường và phân cấp trong quản lý kinh tế theo hướng ngày càng trao quyềnnhiều hơn cho chính quyền địa Do đó, kế hoạch cấp tỉnh đóng một vai trò hếtsức quan trọng trong hệ thống phân cấp kế hoạch ở Việt Nam Nó góp phầnxây dựng và thực hiện một cách chuẩn xác mục tiêu phát triển kinh tế xã hộitại các địa phương nói riêng và việc thực hiện chiến lược phát triển đất nướcnói chung Kế hoạch cấp tỉnh là một bộ phận không thể tách rời và cấu thành

hệ thống các cấp kế hoạch tại Việt Nam

Trang 18

1.1.4 Các bộ phận cấu thành kế hoạch cấp tỉnh

1.1.4.1 Theo tính chất của kế hoạch:

Theo tính chất của kế hoạch thì kế hoạch cấp tỉnh có kế hoạch pháttriển kinh tế, xã hội và kế hoạch phát triển các ngành

- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh bao gồm:

+ Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

+ Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế như: tốc độ tăng trưởng GDP,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế

xã hội (bao gồm hạ tầng đô thị, giao thông, thủy lợi, các dự án có ảnh hưởngnhanh và trực tiếp đến phát triển kinh tế); đổi mới phát triển doanh nghiệp,đăng ký kinh doanh và phát triển các thành phần kinh tế; xuất nhập khẩu; quy

mô dân số,

+ Các chỉ tiêu về xã hội như: giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, phát triển nguồnnhân lực, phát triển khoa học công nghệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân,…

+ Các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường như: giảm ô nhiễm môi trường, xử

lý các chất thải tại các khu công nghiệp, làng nghề; cải tạo và xử lý môitrường các sông, ao, hồ, kênh mương bị ô nhiễm,…

+ Các chỉ tiêu về cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm chống lãngphí và phòng chống tham nhũng

Ngoài ra còn các chỉ tiêu về quốc phòng và an ninh trên địa bàn tỉnh

- Kế hoạch phát triển ngành cấp tỉnh bao gồm:

+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

+ Ngành công nghiệp và xây dựng

+ Các ngành dịch vụ: tài chính, ngân hàng, các dịch vụ kinh doanh; dịch

vụ bưu chính viễn thông; dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quankhác; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trường; các dịch vụ xãhội và liên quan đến y tế; các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành;các dịch vụ giải trí văn hoá, thể thao; dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác,…

Trang 19

1.1.4.2 Theo thời gian kế hoạch:

Theo thời gian kế hoạch thì kế hoạch cấp tỉnh có kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội 5 năm và kế hoạch hàng năm

- Kế hoạch 5 năm cấp tỉnh bao gồm:

+ Mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu dự kiến thực hiện trong 5năm của tỉnh

+ Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực trong 5 năm, bao gồm:kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường và quốc phòng an ninh

+ Định hướng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của địaphương trong 5 năm, bao gồm: công nghiệp, nông nghiệp nông thôn, hạtầng giao thông vận tải, bưu điện, hạ tầng đô thị và dân cư, hạ tầng xã hội,

+ Giải pháp thực hiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong 5 năm

- Kế hoạch hàng năm cấp tỉnh: là cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và

các chỉ tiêu chủ yếu thực hiện trong 5 năm được thực hiện từng bước thôngqua các kế hoạch hàng năm

Kế hoạch hàng năm cấp tỉnh bao gồm các nội dung:

+ Mục tiêu thực hiện trong năm trên cơ sở mục tiêu kế hoạch 5 năm.+ Nhiệm vụ thực hiện trong năm, bao gồm nhiệm vụ về phát triển kinh tế,

về phát triển xã hội, về bảo vệ môi trường, cải cách hành chính và quốc phòng

an ninh

+ Các chỉ tiêu chủ yếu trong năm, bao gồm: tốc độ tăng trưởng, cơ cấukinh tế, xuất nhập khẩu, lao động, việc làm, cân đối thu chi ngân sách, cân đốinguồn lực cho đầu tư phát triển,…

+ Phương hướng, giải pháp thực hiện trong năm cho phát triển cácngành và lĩnh vực

Trang 20

1.2 Luận cứ của việc đổi mới lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp tỉnh

1.2.1 Sự cần thiết phải đổi mới lập kế hoạch cấp tỉnh

Kế hoạch cấp tỉnh hiện nay chưa thực sự là công cụ được sử dụng mộtcách có hệ thống và đầy đủ trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong

xã hội tại địa phương để định hướng cho các thành phần kinh tế, các tầng lớpdân cư, đặc biệt là của giới doanh nghiệp, của các nhà đầu tư trên địa bàn, vìvậy kế hoạch của các địa phương chưa thu hút sự quan tâm của các tầng lớp

xã hội, chưa đi vào cuộc sống thực tế

Nội dung kế hoạch còn nặng về những vấn đề mà người quản lý quantâm, chưa chú ý đến các vấn đề phát triển bền vững tại địa phương và giảiquyết các vấn đề xã hội,…

Nhiều nội dung kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm cấp tỉnh chưathật ăn khớp và đồng bộ với nhau Việc xây dựng kế hoạch cấp tỉnh mới chỉtập trung ở các sở, ban, ngành trong tỉnh, thiếu sự tham gia của cấp huyện,cấp xã và chưa có sự tham vấn của cộng đồng, do đó nhiều bản kế hoạch đượcxây dựng mang tính chủ quan, không phù hợp với tình hình thực tiễn

Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cấp tỉnh chưa đặt trọng tâm vào hiệuquả kinh tế: mục tiêu kế hoạch vừa nhiều về số lượng các chỉ tiêu, lại mangnặng tính tham vọng, duy ý chí Nguồn lực hạn chế nhưng lại bị dàn mỏng raquá nhiều mục tiêu do vậy việc sử dụng kém hiệu quả

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh còn nặng về việc xác địnhmột số chỉ tiêu kinh tế với những cân đối chủ yếu, còn thiếu các chỉ tiêu phảnánh chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Các chỉ tiêu về kinh tế chưa gắnkết chặt chẽ với những vấn đề xã hội, cải thiện môi trường, phát triển nguồnnhân lực, đảm bảo chính sách xã hội

Trang 21

Kế hoạch của tỉnh đến cấp huyện, xã còn nặng về phân bổ nguồn vốnđầu tư của nhà nước, chưa coi trọng đúng mức việc vận dụng các cơ chế,chính sách để huy động tối đa các nguồn lực từ những thành phần kinh tếkhác và nguồn lực từ ngoài nước.

Bên cạnh đó, cùng với quá trình phát triển kinh tế, kế hoạch cấp tỉnhngày càng có vai trò và vị trí quan trọng trong kế hoạch hàng năm của quốcgia Đồng thời, với quá trình phân cấp ngày càng mạnh và yêu cầu đồng bộtrong đổi mới công tác kế hoạch hóa cấp địa phương thì việc đổi mới lập kếhoạch cấp tỉnh là yêu cầu bức thiết trong điều kiện hiện nay

1.2.2 Xu hướng đổi mới lập kế hoạch cấp tỉnh

Công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ngày càngđược chú trọng Các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương đã nhậnthức được đầy đủ tính cấp thiết của việc xây dựng kế hoạch, chỉ có nhữngbản kế hoạch được xây dựng tốt thì việc sử dụng nguồn lực mới hiệu quả

và có tính thực tiễn cao

Việc xây dựng kế hoạch phát triển KTXH cấp tỉnh trước đây chỉ mangtính chất đối phó, kế hoạch thực hiện việc phân bổ nguồn lực; tuy nhiên, hiệnnay việc xây dựng kế hoạch phát triển KTXH đã được nhiều địa phương triểnkhai thực hiện gắn với nguồn lực thực tế của địa phương, kế hoạch xuất phát

từ nhu cầu thực tiễn, kế hoạch được đề ra đã có thể theo dõi và đánh giá được

Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, hiện nay nhiềuchương trình và dự án đã được triển khai thực hiện ở cả cấp Trung ương vàcấp địa phương để nhằm đổi mới và nâng cao công tác xây dựng kế hoạch (Ởcấp Trung ương với sự giúp đỡ của UNDP, đã thực hiện được việc đổi mớitrong công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, đã xây dựng đượckhung theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xãhội 5 năm 2006-2010 (Quyết định số 555/2007/QĐ-BKH, ngày 30/5/2007; Ở

Trang 22

cấp địa phương với sự tài trợ của Thụy Điển đã xây dựng được bộ sổ tayhướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế cấp xã và cấp huyện).

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, thì việc đổi mới xu hướng xây dựng

kế hoạch phát triển KTXH là một yêu cầu tất yếu Để một bản kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội thực sự có tính thuyết phục cao và được các thành phầnkinh tế sử dụng thì nội dung của bản kế hoạch cần phải được xây dựng, đổimới theo xu hướng như sau:

1.2.2.1 KH cấp tỉnh được xây dựng mang tính chiến lược

Nội dung của bản KH cấp tỉnh theo cơ chế cũ bao gồm nhiều chỉ tiêuchi tiết, toàn diện, tuy vậy nó chủ yếu là mang tính tác nghiệp, cụ thể hoá cácchỉ tiêu chung của nhà nước bằng các chỉ tiêu pháp lệnh giao cho các cấp địaphương Điều này không thể thực hiện được trong cơ chế thị trường và khôngphù hợp cới cơ chế thị trường Bởi vì:

- Hoạt động của cơ chế thị trường có một nhược điểm lớn là tính thiểncận, chú trọng quá mức vào những lợi ích ngắn hạn, trước mắt mang tính cánhân, mà thiếu mất cái nhìn tổng thể, theo đuổi những lợi ích dài hạn mangtính xã hội (hoặc cộng đồng) Tỉnh, huyện với tư cách là người đại diện chăm

lo lợi ích cho toàn thể nhân dân trên địa bàn, không chỉ thế hệ hôm nay màcòn cả mai sau, thì không thể chấp nhận tầm nhìn ngắn hạn như vậy Thay vìthế, tỉnh cần điều hành nền kinh tế địa phương theo định hướng phát triển lâudài và sử dụng những công cụ có sẵn trong tay, trong đó có KH, để điều chỉnh

sự vận động của cả nền kinh tế đi theo định hướng đã chọn

- Nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động, nó chịu tác động rất lớnbởi các nhân tố bên trong và bên ngoài Trong nền kinh tế thị trường, những yếu

tố cơ hội, thách thức thường xuyên xuất hiện rồi mất đi Điều đó đòi hỏi làm KHcấp tỉnh phải cập nhật được thường xuyên những yếu tố ấy, dự kiến trước đượcnhững yếu tố sẽ xuất hiện để xác định những mục tiêu mang tính dài hạn cần đạttới và cách đi tối ưu cho quá trình phát triển các địa phương

Trang 23

Như vậy, bản KH cấp tỉnh phải tiếp cận theo hướng mới, đó là: KH cấptỉnh phải giảm phần định lượng, tăng phần định tính, KH cấp tỉnh phải thểhiện được tầm nhìn chiến lược dài hạn - trung hạn của địa phương, trên cơ sởđánh giá đúng thực chất xuất phát điểm của tỉnh nhà, chứ không nên quá chútrọng đến điều hành sự vụ hàng năm

Nội dung cụ thể của tầm nhìn chiến lược đó là cần phải trả tới đượcnhững câu hỏi: Hiện nay chúng ta đang đứng ở đâu? chúng ta muốn đi tớiđâu? (các mục tiêu chiến lược) trong tương lai; Làm thế nào để đi tới? (cách

đi tối ưu cho việc đạt được các mục tiêu ấy) và làm thế nào để biết đã đi tới(các tiêu chuẩn, giám sát đánh giá)

1.2.2.2 KH cấp tỉnh được xây dựng phải gắn với nguồn lực

Để thực hiện được ý đồ chiến lược của mình, tỉnh hoặc huyện cần phải

có nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên, tài chính, con người và thể chế.

Lâu nay, trong lập KH cấp tỉnh, chúng ta chỉ quan tâm đến nguồn lực tự nhiên

và tài chính và trong nguồn lực tài chính cũng chủ yếu đề cập đến nguồn lực

từ ngân sách Tuy vậy, giữa KH cấp tỉnh và ngân sách vẫn chưa có sự gắn kếtthực sự, dẫn đến mục tiêu KH cấp tỉnh đề ra nhưng không có hoặc không đủnguồn lực để thực hiện Điều này làm KH cấp tỉnh bị xem nhẹ, tình trạng

”KH treo” diễn ra phổ biến, trong khi nguồn lực vốn đã hạn hẹp lại bị dàntrải, hiệu quả đầu tư thấp Muốn KH cấp tỉnh thực sự là công cụ hữu hiệu đểquản lý nhà nước thì KH cấp tỉnh phải gắn với nguồn lực, trong đó không chỉnguồn lực tự nhiên, vật chất và tài chính, mà tất cả các nguồn lực khác về conngười, xã hội - thể chế cũng phải được phát huy tối đa

Thông thường, các nhà lập KH cấp tỉnh có thể chia nguồn lực (hay nóirộng hơ là tiềm năng nguồn lực) làm 2 nhóm: Nhóm nguồn lực vật chất vànhóm nguồn lực phi vật chất Nguồn lực vật chất bao gồm: nguồn gắn với đất

và không gắn với đất nguồn gắn với đất, đó là: tự nhiên, đất đai, cơ sở hạ

Trang 24

tầng, nguồn không gắn với đất bao gồm: vốn, lao động Các nguồn lực phivật chất gồm có: các yếu tố lịch sử, chính trị, xã hội, vốn nhân lực, thể chếchính sách,

Nguồn lực tự nhiên của một tỉnh chỉ có hạn, và việc khai thác bừa bãinhững nguồn lực này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường Nếukhông có sự kết hợp khôn ngoan giữa nguồn lực tự nhiên và các nguồn lựckhác thì sẽ chỉ là sự lãng phí tài nguyên và hy sinh lợi ích của thế hệ tương laicho những lợi ích thiển cận của thế hệ hiện tại

Nguồn lực tài chính từ ngân sách thì cũng chỉ có hạn Với một tỉnhtrung bình hiện nay của Việt Nam, nguồn lực này chiếm khoảng 50-60% tổngvốn đầu tư xã hội Điều đó có nghĩa là nếu chỉ dựa vào nguồn lực ngân sáchthôi thì không thể tạo ra bước phát triển đột phá cho tỉnh, nhất là trong điềukiện nguồn lực ngân sách đã tương đối ổn định theo Luật Ngân sách 2002.Như vậy, làm thế nào để có thể khai thác và phát huy tối đa các nguồn lựckhác ngoài ngân sách, đặc biệt là từ khu vực tư nhân là một câu hỏi lớn cầnđặt ra Trong kinh tế thị trường, tỉnh không thể chỉ định khu vực tư nhân phảiđầu tư vào ngành này, ngành khác, vùng này, vùng kia Đó là lựa chọn củabản thân nhà đầu tư, dựa trên sự cân nhắc về khả năng sinh lợi của các dự ánđầu tư khác nhau

Nguồn nhân lực không phải là nguồn lực bằng tiền có thể trực tiếp huyđộng ngay vào phát triển, nhưng đây lại là yếu tố quyết định đến mọi sự phát triểntrên địa bàn tỉnh, vì con người là tác nhân của sự phát triển, cũng là đối tượng thụhưởng thành quả của sự phát triển đó Khi con người được làm việc trong mộtđiều kiện cởi mở, kích thích sáng tạo và được đãi ngộ thoả đáng thì sẽ phát huyđược trí tuệ, sáng tạo và sẽ đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của tỉnh

Để thu hút nguồn lực này, tỉnh chỉ có thể dựa vào một môi trườngchính sách thuận lợi, thân thiện với các nhà đầu tư, nhằm hướng các nhà đầu

Trang 25

tư đầu tư vào những lĩnh vực mà tỉnh mong muốn Muốn vậy, cần có sự đổimới về thể chế để tạo ra một môi trường như vậy.

1.2.2.3 Kế hoạch cấp tỉnh được xây dựng có sự tham gia của các bên trong lập KH

Một bản KH cấp tỉnh mang tầm chiến lược, phải tính đến nhu cầu,nguyện vọng của các nhà đầu tư nói riêng và tất cả các thành phần kinh tế nóichung Nói cách khác, bản KH cấp tỉnh đó phải có tính chất cùng tham gia

Đối với KHPT KTXH ở địa phương, các bên liên quan bao gồm:

- Cấp tỉnh: Bộ KHĐT, Các bộ ban ngành, Chính phủ và quốc hội,UBND, HĐND tỉnh/ thành phố trong tỉnh và các tỉnh trong vùng, Các sở banngành trong tỉnh, và trong vùng, UBND các huyện/quận trong tỉnh, Các tổchức đoàn thể, các thành phần kinh tế, các đơn vị sản xuất kinh doanh nhànước và tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ, nhân dân trongtỉnh

- Cấp huyện: UBND, HĐND tỉnh/thành phố trong tỉnh và các tỉnh trongvùng, Sở KHĐT, UBND và HĐND huyện/quận, các phòng ban ngành tronghuyện, và một số huyện trong tỉnh, các tổ chức đoàn thể, các thành phần kinh

tế, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ, nhân dân trong huyện

Sự tham gia các bên liên quan vào quá trình lập KHPT KTXH của cáccấp tỉnh, huyện, thậm chí phường xã, thôn bản sẽ dẫn đến:

+ Đầu tư có hiệu quả hơn do có sự lựa chọn mục tiêu chính xác đối tượngđầu tư hợp với nguyện vọng và nhu cầu các bên liên quan hay của dân, và qua

đó nhà nước sẽ được sự ủng hộ của các bên liên quan trong đó đặc biệt là dânchúng và họ sẽ tạo điều kiện cho việc tiến hành các chủ trương, chính sách củanhà nước được thuận lợi hơn Chủ trương của Nhà nước là người dân phải đượchưởng lợi từ các chỉ tiêu công cộng, do đó các công trình cơ sở hạ tầng và dịch

vụ công cộng đều phải hợp lòng dân Các KH dự án đều xây dựng thể chế cụ thểhoá các chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho người dân

Trang 26

tham gia lựa chọn công trình, tham gia quản lý và thực hiện triển khai công trình.

+ Các bên liên quan được tham gia, tính trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đượcnâng cao, công trình được duy tu, bảo dưỡng tốt hơn; Sự gắn bó (đoàn kết) cộngđồng tốt hơn; Các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội dần được đẩy lùi trong dân chúng

Đặc biệt trong hướng tiếp cận này, cần nhấn mạnh sự tham gia từ phíacộng đồng dân cư trong lập KHPT Điều này có tác dụng:

+ Biến người dân trở thành chủ thể của quá trình lựa chọn và ra cácquyết định KHPT Điều đó bảo đảm cho các KHPT hướng vào dân, phục vụnguyện vọng của nhân dân, của người nghèo và những tầng lớp yếu trong xãhội, tạo điều kiện cho họ được hưởng lợi nhiều nhất từ các hoạt động phát triển

+ Biến người dân trở thành chủ thể quản lý thực hiện các KHPT Điềunày bảo đảm khả năng huy động tối đa nguồn lực trong dân cư phục vụ quátrình phát triển, bảo đảm sử dụng nguồn lực tốt nhất, tiết kiệm nhất và hiệuquả cao nhất, bảo đảm các tiến độ triển khai thực hiện hoạt động phát triển.Dân tham gia phân bổ nguồn lực thì quyền lợi của dân sẽ nhiều hơn và hạn

chế được thất thoát Dân được tham gia quản lý thì họ sẽ nhận thức được yêu

cầu trách nhiệm của họ được nâng cao Là cơ sở để thực hiện đầu tư của nhànước, tư nhân hay tiếp nhận viện trợ nước ngoài đúng hướng, có hiệu quảhơn Hơn thế nữa, người dân sẽ phát huy cao nhất trí tuệ, sự thông minh củamình, hiến nhiều kế hay trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển,quan điểm "dân làm" được thực thi triệt để nhất Cộng đồng dân cư thông quacác tổ chức của mình sẽ đảm nhận được những công việc mà trước đây khôngthể làm được, qua đó, trình độ và tính chủ động, tính trách nhiệm, nghĩa vụcủa người dân, của cán bộ cấp cơ sở được nâng cao

+ Biến người dân trở thành chủ thể sử dụng các thành quả của cácKHPT Điều này bảo đảm tính bền vững , hiệu quả trong sử dụng kết quả củahoạt động phát triển

Chỉ khi nào cộng đồng dân cư và doanh nghiệp thấy tiếng nói của mình

Trang 27

được phản ánh trong bản KH, chỉ khi nào mục tiêu phát triển mà tỉnh đề rađồng thuận với mong muốn của người dân và doanh nghiệp thì khi đó cácthành phần này mới thấy bản KH đó là “của họ” và họ mới tích cực cùngchính quyền phấn đấu thực hiện nó Và cũng chỉ lúc đó, tỉnh mới có thể hyvọng huy động được một cách tối đa nguồn lực tài chính ngoài ngân sách vàođầu tư phát triển.

1.2.2.4 KH cấp tỉnh được xây dựng phải mang tính lồng ghép

Quan điểm "lồng ghép" trong soạn lập KH cấp tỉnh đã trở thành kháphổ biến và gắn liền với quá trình đổi mới KHH ở nước ta Trong thời gianqua, trên thực tế, chúng ta đã có những hoạt động cụ thể triển khai theo quanđiểm này, đó là: dự án "Lồng ghép biến dân số vào KHH phát triển ở ViệtNam" (Dự án VIE/97/P15); "Sổ tay xây dựng KHPT bền vững ngành và địaphương" (Dự án VIE/01/021); Dự án lồng ghép Chiến lược toàn diện về tăngtrưởng và giảm nghèo (CPRGS) vào lập kế hoạch địa phương (TF 051164)nhằm đưa quan điểm và yêu cầu phát triển bền vững vào lập KH của cácngành và các địa phương khi xây dựng KHPT KTXH 5 năm của Bộ, ngành,địa phương mình; Bộ KHĐT đã đưa ra hướng dẫn cụ thể những yêu cầu lồngghép CPRGS trong quá trình xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010, đồng thờiphối hợp với Tổ công tác liên ngành CPRGS hỗ trợ các địa phương về nângcao năng lực xây dựng KHPT KTXH ở địa phương có tính đến yếu tố tăngtrưởng và giảm nghèo,

Lồng ghép một yếu tổ nào đó trong KH cấp tỉnh có nghĩa là đưa yếu tố

đó vào với tư cách là hạt nhân, là mục tiêu cuối cùng của KH, hướng toàn bộnội dung của KH cấp tỉnh theo quỹ đạo của yếu tố này trong quá trình xácđịnh mục tiêu cuối cùng, mục tiêu trung gian, chỉ tiêu kết quả, các yếu tố đầuvào, chương trình hành động và giải pháp tổ chức triển khai thực hiện Lồngghép biến dân số trong KHPT tức là phải xem yếu tố dân số (quy mô, cơ cấu,

Trang 28

chất lượng dân số) là đối tượng chính, để từ đó đặt ra những yêu cầu củaKHPT KTXH, trong đó đặc biệt gắn với KH về nâng cao múc sống dân cư,

KH giáo dục, KH y tế và chăm sóc sức khỏe, KH môi trường Lồng ghépquan điểm phát triển bền vững trong lập KH tức là phải coi ba yếu tố KTXH

và môi trường là nội dung chủ đạo trong thiết kế các chỉ tiêu phát triển ngành,địa phương Lồng ghép CPRGS vào KH đòi hỏi gắn kết hai yếu tố tăngtrưởng và giảm nghèo vào nhau, trong đó mục tiêu giảm nghèo phải được coi

là mục tiêu cuối cùng, dài hạn của KH, còn mục tiêu tăng trưởng chỉ là mụctiêu trung gian, là phương tiện để giảm nghèo và nâng cao phúc lợi xã hội

Thực hiện quan điểm lồng ghép trong lập KH cấp tỉnh có tác dụng rấtquan trọng:

- Đây chính là chính là cách thức thực hiện sự chuyển đổi công tácKHH từ trạng thái mệnh lệnh, nặng nề, trải theo diện rộng, ôm đồm với nhiềuchỉ tiêu rời rạc, riêng biệt, mang tính tác nghiệp, hiện vật sang một trang tháinăng động hơn, có chủ đề rõ ràng hơn và mang mầu sắc chiến lược phù hợpvới điều kiện của kinh tế thị trường Lập KH cấp tỉnh theo quan điểm lồngghép sẽ hướng nguồn lực tập trung vào những vấn đề bức xúc, đột phá và là

cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện KH cấp tỉnh dưới dạng các chương trình,

dự án mang tính hiệu quả cao

- Nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi phải quan tâm nhiều hơn đếnmục tiêu cuối cùng của xã hội, trong đó con người là yếu tố trung tâm Vấn đềcuối cùng mà một nền kinh tế muốn phấn đấu không phải là tăng trưởng kinh

tế, không phải là vấn đề chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế hay là phát triểnngoại thương, mà nó phải là đem lại những gì cho con người và duy trì, pháttriển nó trong dài hạn như thế nào? Lồng ghép, mà thông thường là lồng ghépnhững biến xã hội vào trong các KH kinh tế chính là hướng hoạt động kinh tếcủa đất nước, của địa phương, của ngành vào quỹ đạo phục vụ con người, vìcon người, hướng các hoạt động kinh tế vào quỹ đạo của quan điểm hiệu quả

Trang 29

KTXH chưa không phải là hiệu quả tài chính hay kinh tế đơn thuần

- Cho phép chúng ta có thể giảm bớt được số lượng các chỉ tiêu địnhlượng trong KH cấp tỉnh, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế thị trường,nhưng lại không làm giảm tính chất định lượng vốn là bản chất của KH dohướng vào việc thiết kế các chỉ tiêu mang tính lồng ghép, phản ánh nhiều nộidung hơn trong một chỉ tiêu Các chỉ tiêu lồng ghép sẽ là cơ sở để các nhà xâydựng KH cấp tỉnh và quản lý đưa ra được những giải pháp đồng bộ hơn, toàndiện hơn, các giải pháp này có cơ sở để ràng buộc lẫn nhau và thực hiện đượccác giải pháp này là cơ hội để chuyển nền kinh tế theo hướng chủ đề trọngtâm một cách có hiệu quả nhất

1.2.3 Yêu cầu đổi mới công tác lập kế hoạch hàng năm cấp tỉnh

Nội dung bản KH hiện nay vẫn chủ yếu mang đặc điểm của bản KHtrong cơ chế tập trung mệnh lệnh, vì thế hiệu lực của việc sử dụng các bản

KH hàng năm chưa cao, chưa được sử dụng với tư cách là công cụ để lãnhđạo tỉnh cũng như lãnh đạo các sở ngành sử dụng trong điều tiết, tổ chứcthực hiện sự phát triển kinh tế - xã hội và phát triển ngành trên toàn tỉnh.Bên cạnh đó, quy trình lập KH của sở KHĐT và các sở ngành chưa thốngnhất, vì vậy quá trình lập KH của các sở ngành gặp nhiều khó khăn; cơ chếphối hợp giữa các bên có liên quan đến quy trình lập KH chưa được thể chếhóa, gây khó khăn cho việc chuẩn bị số liệu, cung cấp tình hình và sự phốihợp trong lập KH của các sở ngành và sở KHĐT Ngoài ra, phương phápxây dựng kế hoạch phát triển KTXH hiện nay chưa tiếp cận với các phươngpháp xây dựng KH phát triển KTXH hiện đại phù hợp với yêu cầu của kinh

tế thị trường

Để giải quyết các vấn đề còn bất cập hiện nay trong quá trình xây dựng

kế hoạch hàng năm ở cấp tỉnh, cần phải thực hiện thay đổi một cách căn bảntrong nội dung, quy trình và phương pháp xây dựng kế hoạch hàng năm cấp

Trang 30

tỉnh cụ thể như sau:

1.2.3.1 Yêu cầu đổi mới về nội dung

Một là, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp tỉnh phải được

xây dựng dựa vào mục tiêu, chỉ tiêu và hoạt động của tỉnh, ngành đã được nêu

ra trong kế hoạch 5 năm của tỉnh

Trong kế hoạch hàng năm, hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa ra cácmục tiêu và chỉ tiêu, phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực khônggắn với kế hoạch 5 năm đã đề ra, trừ các trường hợp đặc thù cần phải thay đổi

để phù hợp với tình hình thực tiễn

Hai là, kế hoạch hàng năm cấp tỉnh được xây dựng dựa trên cơ sở sự

hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các bộ ngành trên cơ sởnguồn lực của địa phương

Ba là, sử dụng triệt để hệ thống theo dõi và đánh giá của kế hoạch 5

năm làm nền tảng để theo dõi đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàngnăm của tỉnh và các ngành

1.2.3.2 Yêu cầu đổi mới quy trình

Một là, quy trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

cấp tỉnh phải phù hợp với dự thảo Nghị định về lập kế hoạch và theo dõi đánhgiá thực hiện phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương

Kế hoạch được xây dựng hàng năm phải đảm bảo được xây dựng để theodõi cái gì và theo dõi bằng cách nào? Việc thống nhất và nhất quán của thông tinđược thu thập cho mục đích theo dõi và đánh giá là rất quan trọng Nếu như thôngtin không được thu thập liên tục thì các số liệu thu thập được sẽ ít có ý nghĩa

Hai là, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp tỉnh được xây

dựng phải gắn kết với quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàngnăm của cấp huyện, xã đã được đổi mới

Cơ quan xây dựng kế hoạch cấp tỉnh hàng năm phải có các hướng dẫn

Trang 31

khung cho các cơ quan xây dựng kế hoạch cấp dưới (huyện, xã) và các cơquan quản lý ngành trong việc xây dựng kế hoạch Trong đó chú ý đến tiến độ

về thời gian xây dựng kế hoạch Kế hoạch của cấp dưới (huyện, xã) và các cơquan quản lý ngành phải phù hợp với thời gian xây dựng kế hoạch của cấp tỉnh

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp tỉnh được xây dựngđảm bảo nguyên tắc là phải được tổng từ kế hoạch cấp dưới Kế hoạch cấphuyện, xã là các nhân tố chủ yếu trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm củacấp tỉnh Kế hoạch hàng năm của cấp tỉnh phải phản ánh được nhu cầu thựctiễn từ kế hoạch cấp dưới, khi đó việc xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu và các chỉ

số mới sát từ tình hình thực tiễn Việc phân bổ nguồn lực sẽ được hợp lý hơn,tránh được việc sử dụng lãng phí các nguồn lực trên địa bàn

Ba là, kế hoạch hàng năm của cấp tỉnh phải đề ra được thời gian và

theo dõi đánh giá

Thời gian thực hiện theo dõi sẽ rất khác nhau với mỗi chỉ số để đảm bảo đolường được kết quả đạt được của từng mục tiêu, vì bản chất của các mục tiêu đượctheo dõi và các tiêu chí được sử dụng cũng sẽ rất khác nhau Có những chỉ số, chỉtiêu phải được thực hiện theo dõi hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm

1.2.3.3 Yêu cầu đổi mới về phương pháp

Một là, kế hoạch hàng năm của cấp tỉnh được xây dựng phải phù hợp

với các cơ chế của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa

Kế hoạch hàng năm được xây dựng trong điều kiện hiện nay cần phảiđảm bảo tính linh hoạt và mềm dẻo để phù hợp với các cơ chế của nền kinh tếthị trường Nếu bản kế hoạch đáp ứng được nội dung này thì khi bản kế hoạchđược phê duyệt sẽ đảm bảo tính khả thi rất cao Nội dung của bản kế hoạch sẽđược các thành phần kinh tế lấy đó làm cơ sở để xây dựng các bước đi thíchhợp cho mình trong quá trình phát triển và kinh doanh

Tuy nhiên, kế hoạch hàng năm được xây dựng cũng phải đảm bảo tính

Trang 32

định hướng xã hội chủ nghĩa Tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong bản kếhoạch sẽ giúp cho việc hạn chế các méo mó của nền kinh tế thị trường tácđộng đến các kế hoạch đề ra Việc đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa

sẽ giúp cho việc phát triển kinh tế đi theo đúng định hướng đã chọn và hài hòađược lợi ích giữa các bên tham gia vào quá trình thực hiện kế hoạch

Hai là, kế hoạch hàng năm cấp tỉnh được xây dựng đảm bảo các yêu

cầu về việc phân tích thực trạng, dự báo và xác lập được các mục tiêu đề ra

Nội dung thực trạng trong bản kế hoạch được xây dựng phải phản ánhmột cách trung thực và đầy đủ tình hình thực tế Trong phần thực trạng phảichỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu và trình độ phát triển của các ngành để từ

đó có các góc nhìn khác nhau, để từ đó đề ra được các bước đi thích hợp trongthời gian tới

Công tác dự báo trong lập kế hoạch phát triển KTXH phải được đặcbiệt coi trọng Trong phần dự báo phải chỉ ra được các yếu tố trong và ngoàinước ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện kế hoạch của địa phương.Nếu việc dự báo phản ánh được đúng và sát với tình hình thực tế sẽ giúp choviệc đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện có tính khả thi cao; đồngthời có các giải pháp đối phó một cách linh hoạt đối với các diễn biến bấtthường trong hoạt động kinh tế xã hội của địa phương

Ba là, kế hoạch hàng năm cấp tỉnh được xây dựng đảm bảo tính đo

lường được và gắn kết các mục tiêu đã đề ra

Các chỉ số, chỉ tiêu theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phải đảmbảo tính có thể đo lường được Các chỉ số, chỉ tiêu cần được đo lường bao gồm:

Các chỉ số, chỉ tiêu đầu ra cần đo lường được kết quả các hoạt động cụthể Điều này chính là thước đo mức độ tuân thủ

Các chỉ số, chỉ tiêu hiệu quả cần đo lường các tác động ngắn hạn hayhiệu quả có thể có từ các hoạt động đầu ra nói trên Đây là thước đo kết quả

Các chỉ số, chỉ tiêu tác động cần đo lường những thay đổi tổng thể, có

Trang 33

tác động rõ trong dài hạn.

Trong các nguyên tắc này cần phải đặc biệt chú ý tới sự gắn kết giữacác chỉ tiêu, chỉ số theo dõi với các mục tiêu đề ra Đảm bảo việc theo dõi cácchỉ số, chỉ tiêu phục vụ tốt việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội hàng năm cấp tỉnh

Đồng thời, trong xây dựng kế hoạch hàng năm cấp tỉnh phải chỉ rõđược nguồn gốc và phương pháp thu thập các chỉ số, chỉ tiêu theo dõi Điềunày khá quan trọng vì đó là sự minh chứng rõ ràng về nguồn gốc của các sốliệu được thu thập và phân tích Các thông tin theo dõi phải đảm bảo có các sốliệu gốc để đo lường và so sánh được sự tiến triển của sự phát triển trong mộtthời gian, một giai đoạn cụ thể

Bốn là, kế hoạch hàng năm của cấp tỉnh phải có sự tham gia của các

bên hữu quan ở cấp tỉnh

Một bản kế hoạch tốt ngoài được xây dựng từ dưới lên thì sự tham giacủa các bên hữu quan sẽ giúp cho bản kế hoạch được đầy đủ và toàn diện hơn.Khi đó bản kế hoạch được phản biện và được nhìn nhận ở dưới nhiều góc độkhác nhau giúp cho bản kế hoạch khắc phục được tính duy ý trí và sự pháttriển không đồng đều giữa các ngành, giữa việc thực hiện các mục tiêu pháttriển kinh tế với các mục tiêu về xã hội và môi trường

Mặt khác, một bản kế hoạch khi được tham vấn của nhiều bên hữuquan sẽ giúp cho người lãnh đạo cấp tỉnh có cái nhìn toàn diện hơn về các vấn

đề được và chưa được trong thực tiễn phát triển hiện nay của cấp tỉnh, thôngqua đó sẽ có các cơ chế, chính sách, giải pháp điều hành một cách linh hoạthơn và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả hơn và hợp lý hơn

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

XÃ HỘI HÀNG NĂM CỦA CẤP TỈNH HIỆN NAY

(NGHIÊN CỨU TỈNH HÒA BÌNH)

2.1 Tổng quan tình hình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh hàng năm hiện nay

2.1.1 Quy trình lập kế hoạch hàng năm cấp tỉnh

Lập KH phát triển KTXH cấp tỉnh hàng năm hiện nay được thực hiệntuân thủ theo quy trình chung của cả nước Quy trình này được chia làm hai

“vòng”: Vòng I được tính từ khi Thủ tướng có Chỉ thị về việc lập KHPTKTXH đến khi bản dự thảo KHPT KTXH của các cấp được tổng hợp và trìnhChính phủ, Quốc hội xem xét Vòng II là quá trình phê duyệt và giao chỉ tiêu

KH cho các cấp Bản KH được xây dựng theo trình tự như sau:

Bước 1, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng KH

hàng năm, căn cứ vào khung hướng dẫn của Bộ KHĐT, địa phương tiến hànhxây dựng KHPT KTXH hàng năm của địa phương mình

Đầu tháng 7 hàng năm, Bộ KHĐT thường gửi văn bản để hướng dẫn vàđịnh hướng, nội dung lập KH, các cơ chế và chính sách mới ban hành, diễnbiến trong và ngoài nước có thể ảnh hưởng đến tình hình phát triển KTXHnăm KH Tiếp theo, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai xâydựng KHPT KTXH theo các văn bản trên Sở KHĐT thảo luận và hướng dẫncác ngành, huyện, thị xã xây dựng KHPT KTXH Bước 1 kết thúc khi tất cảcác cấp nhận được hướng dẫn của cơ quan KH cấp trên để triển khai xây dựngKHPT KTXH ở cấp mình

Bước 2, tại mỗi cấp chính quyền, các đơn vị sẽ soạn thảo KH dựa trên

hướng dẫn của cơ quan KH Sở KHĐT sẽ tổng hợp của các huyện và các sở,

Trang 35

ngành để xây dựng KH phát triển KTXH tỉnh Sở KHĐT sẽ phối hợp cùngvới Sở Tài chính tổng hợp và xây dựng phương án KH chung của tỉnh Saukhi báo cáo UBND tỉnh và Thường vụ Tỉnh ủy để xin ý kiến góp ý chỉnh sửa,

Sở KHĐT hoàn chỉnh thành bản KH chung cho tỉnh Cuối tháng 7, đầu tháng

8 hàng năm, Sở KHĐT trực tiếp báo cáo KH của tỉnh với Bộ KHĐT và đăng

ký ngày để bảo vệ KH phát triển KTXH của mình với Trung ương

Bước 3, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, tháng 12 hàng năm, Thủ

tướng Chính phủ giao KH cho các tỉnh Bộ KHĐT ban hành văn bản hướng dẫncác chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện Trên cơ sở con số giao chính thức

từ trung ương, sở KHĐT hoàn thiện bản dự thảo KH phát triển KTXH, trìnhHĐND tỉnh thông qua và giao KH cho các ngành, huyện, thị triển khai thựchiện Quy trình lập và giao KHPT KTXH hàng năm cấp tỉnh kết thúc ở đây

Như vậy, cơ bản các văn bản pháp lý về định hướng phát triển KTXHcấp tỉnh đang ngày càng hoàn thiện Nhiều văn bản đã bước đầu phản ánhnhững tinh thần cơ bản của đổi mới công tác lập KH như khuyến khích sựtham gia của các bên, gắn kết KH với nguồn lực… Mặc dù vậy, quy trình lậpKHPT KTXH cấp tỉnh còn đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết lớn, quy trìnhhiện nay ở cấp tỉnh vẫn còn mang nặng dấu ấn của thời kỳ KHH tập trung vớiđặc trưng là cơ chế “giao - nhận” Điều này vẫn tạo cơ hội cho sự tồn tại của

cơ chế “xin - cho” về vốn, khiến khả năng gắn kết giữa KH và nguồn lực trênthực tế rất khó khăn

2.1.2 Nội dung kế hoạch hàng năm cấp tỉnh

Kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp tỉnh được xây dựng chiathành hai phần: Phần I tổng kết tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụKHPT KTXH năm trước Các nội dung được đề cập chủ yếu là liệt kê con số,chưa đưa ra được các phân tích và đánh giá thực hiện kế hoạch Thông quaviệc dự kiến khả năng thực hiện các chỉ tiêu cơ bản, bản KH đưa ra so sánh

Trang 36

giữa con số đạt được thực tế của năm đó với KH ban đầu đặt ra Phần II trìnhbày định hướng phát triển KTXH năm KH, trong đó bao gồm đánh giá bốicảnh của địa phương, trong nước và quốc tế, mục tiêu nhiệm vụ và các chỉtiêu KH năm sau, dự báo một số cân đối kinh tế lớn, định hướng phát triểncác ngành và lĩnh vực, một số giải pháp về cơ chế chính sách và kiến nghị vớitrung ương (bám sát theo khung báo cáo KH của trung ương) Trong phầnnày, sự quan tâm lớn nhất là thể hiện các định hướng phát triển ngành và lĩnhvực và những kiến nghị với trung ương

Mặc dù mỗi địa phương có đặc thù KTXH và những mối quan tâm

ưu tiên khác nhau, nhưng nội dung KHPT KTXH hàng năm của các tỉnhđều rất giống nhau về kết cấu và cách trình bày, một số nhận định khátương tự với bản KHPT KTXH hàng năm của trung ương Với cách trìnhbày như vậy, các bản KH hàng năm tồn tại các nhược điểm:

- Về cách thức trình bày, phần này thường được nêu theo kiểu điểmđầu công việc đã và đang thực hiện, xu hướng tăng giảm của các con số,chưa đi sâu vào mổ xẻ vấn đề tồn tại để tìm ra nguyên nhân

- Cùng một nội dung vừa được coi là các khó khăn, thách thức, vừa đượcxem như yếu kém, khuyết điểm và được trình bày trong cùng một bản KH

- Có sự lẫn lộn, chồng chéo giữa việc đánh giá công việc, đầu ra và kếtquả Hầu như việc đánh giá kết quả là rất hiếm, còn đánh giá tác động chưa có

và cũng không được đề cập thành một mục tách biệt

- Việc đánh giá về hiệu quả và hiệu lực thực hiện KH hoàn toàn không có.Chưa có bản KH nào so sánh giữa kết quả đạt được với nguồn vốn đầu tư đã bỏ

ra để phân tích xem hiệu quả đầu ra so với chi phí ra sao, hoặc mức độ từng loạiđầu ra đóng góp vào kết quả phát triển KTXH chung của tỉnh như thế nào

- Nội dung của bản KH quá chú trọng đến chỉ tiêu bằng số, phầnthuyết minh bằng lời các bản KH hàng năm rất ít và diễn ra phổ biến Thậm

Trang 37

chí, nhiều tỉnh còn quan niệm KHPT KTXH hàng năm là hệ thống các biểumẫu chỉ tiêu KH, còn phần thuyết minh chỉ được coi là báo cáo thực hiện KHnăm báo cáo và phương hướng, nhiệm vụ năm KH.

- Các chỉ tiêu về nguồn lực trong KH hàng năm nhiều hơn hẳn các

KH 5 năm, và đã được cụ thể hóa theo từng chương trình, hoạt động hoặc

dự án đầu tư Tuy nhiên các chỉ tiêu về nguồn lực trong KH hàng năm vẫnchủ yếu dựa vào nguồn lực ngân sách

2.1.3 Phương pháp lập kế hoạch hàng năm cấp tỉnh

Phương pháp lập kế hoạch cấp tỉnh hiện nay vẫn đi theo lối truyềnthống Cụ thể như sau:

Cách đánh giá thực trạng phổ biến hiện nay là mô tả thống kê tĩnh, chủyếu chỉ so sánh giữa kết quả thực hiện với chỉ tiêu KH đề ra Các phươngpháp so sánh theo chuỗi thời gian (so sánh kết quả đạt được qua nhiều nămliên tiếp), so sánh chéo (với các tỉnh khác trong cả nước hoặc so sánh với tiềmnăng của chính địa phương), so sánh tương quan (ví dụ, thông qua hệ số cogiãn…) hầu như không được áp dụng Các công cụ phổ biến trong lập KHnhư phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, phân tích câyvấn đề, cây mục tiêu… cũng chưa được đề cập đến Các tài liệu sử dụng đểđánh giá chủ yếu là số liệu thống kê và báo cáo hành chính của các Sở, ngành.Việc tham khảo các nghiên cứu đánh giá khác có liên quan cũng không đượcchú ý đến Kết quả là, những nhận định trong đánh giá thực trạng không thực

sự giúp địa phương biết được vị trí của địa phương đang ở vị trí nào trong bản

đồ phát triển của cả nước

Trong phần đánh giá thực trạng, nội dung liên quan đến sử dụng nguồnlực tài chính hoàn toàn vắng bóng Chưa tỉnh nào tiến hành đánh giá về hiệuquả của một vài dự án đầu tư công hay hiệu quả, hiệu lực của các chính sách,chương trình hành động mà tỉnh đang triển khai qua các phương pháp phổ

Trang 38

biến như đánh giá theo khung logic, phân tích lợi ích - chi phí hay chí ít là qua

ý kiến phản hồi của người sử dụng Danh mục các dự án đầu tư XDCB đượcxây dựng xuất phát từ các nhu cầu được coi là bức xúc của địa phương Tuynhiên, những câu hỏi đại loại như liệu để giải quyết những bức xúc đó có thực

sự cần một dự án như vậy hay không, dự án đó có được thẩm định về hiệu quảlợi ích - chi phí hay chưa, có cách nào vẫn giải quyết được bức xúc của địaphương mà không cần vốn đầu tư từ NSNN hay không… đều chưa được cânnhắc một cách nghiêm túc

Việc xác định mục tiêu KH không xuất phát từ Tầm nhìn mà có xu

hướng được mô tả dàn trải trên tất cả các mặt và lặp đi lặp lại qua nhiều kỳ KH

mà không có sự đột biến Người phân tích sẽ không thấy được điểm nhấn củatừng KH, do đó nhiều KH hàng năm không xác định mục tiêu riêng mà chỉ tínhtoán các chỉ tiêu KTXH mới cho kỳ KH là đủ Đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân khiến nội dung KHPT KTXH cấp tỉnh hàng năm và KHPT ngànhhàng năm không được phân biệt rõ Trong KHPT KTXH cấp tỉnh hàng nămđưa ra quá nhiều chỉ tiêu chi tiết mà lẽ ra đó là nhiệm vụ của KH ngành Tráilại, KH ngành hàng năm không cụ thể hóa được nhiệm vụ mà KHPT KTXHcấp tỉnh hàng năm đặt ra cho ngành thành các hành động cụ thể

Do việc xác định mục tiêu chung chung, không có chủ đề chính theotừng kỳ KH cho nên các giải pháp KH cũng rất mơ hồ, với các động từthường xuyên được sử dụng như “tăng cường”, “đẩy mạnh”, “giải quyếtdứt điểm”… nhưng câu hỏi làm thế nào để “tăng cường”, “đẩy mạnh” hay

“giải quyết dứt điểm” thì lại không rõ và không có những câu hỏi gắn mụctiêu với nguồn lực thực hiện như thế nào Giữa các giải pháp trong năm KH

và những yếu kém trong năm báo cáo,nhất là những yếu kém trong bảo đảmnguồn lực tài chính cũng ít có mối liên hệ biện chứng, chứng tỏ địa phươngkhông thực sự chú trọng coi khắc phục những yếu kém đang tồn tại là mộtnhiệm vụ KH trọng tâm

Trang 39

2.2 Căn cứ lựa chọn Hòa Bình làm tỉnh nghiên cứu

2.2.1 Hòa Bình là một tỉnh miền núi có vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội khó khăn

Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía tây bắc Việt Nam, cách thủ đô HàNội 73km Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662.5 km², chiếm 1,41% tổng diệntích tự nhiên của Việt Nam Địa giới Hòa Bình: phía bắc giáp với tỉnh PhúThọ; phía nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Đông giáp với thủ

đô Hà Nội, phía tây giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa

Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như quốc lộ 6 đi quacác huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, huyện Tân Lạc, MaiChâu nối liền Hòa Bình với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc khác, điểmgần trung tâm Hà Nội nhất trên quốc lộ 6 của Hòa Bình thuộc huyện LươngSơn là gần 40km; quốc lộ 15A đi từ huyện Mai Châu nối quốc lộ 6 với cáchuyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa; quốc lộ 12A đi qua các huyện Tân Lạc, LạcSơn, Yên Thuỷ và tỉnh Ninh Bình, nối quốc lộ 6 (ở Mãn Đức- Tân Lạc); quốc

lộ 12 B chạy qua Lạc Thủy, Kim Bôi, Cao Phong gặp quốc lộ 6 ở ngã ba thịtrấn Cao Phong; quốc lộ 21 có điểm đầu là ngã ba giao cắt với quốc lộ 32,trước cửa ngõ vào thị xã Sơn Tây, điểm cuối là thị trấn Thịnh Long, huyện

Hải Hậu, tỉnh Nam Định qua thị trấn Xuân Mai Hà Nội qua các huyện LươngSơn, Kim Bôi, Lạc Thủy xuống Phủ Lý Đường Hồ Chí Minh chạy song songvới quốc lộ 21, gặp quốc lộ 12B xã Hưng Thi, Lạc Thủy và quốc lộ 12A tạiđịa bàn giáp ranh giữa xã Yên Nghiệp của huyện Lạc Sơn và xã Lạc Thịnh

của huyện Yên Thuỷ Các tuyến đường chính này nối với hệ thống đường nốiliền các huyện, xã trong tỉnh với thị xã và với các huyện, tỉnh bạn rất thuận lợicho giao lưu kinh tế - xã hội

Nông nghiệp: Nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh nguyên liệutập trung được phát triển và nhân rộng như: vùng cam huyện Cao Phong;

Trang 40

vùng mía tím huyện Tân Lạc, Cao phong; vùng gỗ, luồng nguyên liệu ởhuyện Đà Bắc, Mai Châu; vùng lạc, đậu ở huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; vùngcây dưa hấu ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng cây dược liệu ở Tân Lạc, LạcSơn; vùng chè ở huyện Lương Sơn, Mai Châu, Đà Bắc

Công nghiệp và xây dựng: Khoáng sản, trong lòng đất Hoà Bình cóchứa nhiều loại khoáng sản quý như: than, kẽm, a-mi-ăng, diêm trắng, vàng,

đá vôi, Trong đó đáng chú ý là than mỡ ở Kim Bôi có trữ lượng tương đốilớn, là nguyên liệu rất cần cho nghề luyện kim Vàng sa khoáng có rải rác tạinhiều địa bàn trong tỉnh Đá vôi, đá xanh có trữ lượng dồi dào phân bố ở cáchuyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thuỷ và thị xã Hoà Bình

Nước khoáng cũng là nguồn tài nguyên quý của Hòa Bình, được phân

bố ở các vùng Hạ Bì, Sào Báy (huyện Kim Bôi), Quý Hoà (huyện Lạc Sơn).Thành phần nước khoáng chia làm 02 loại: nước khoáng Bicacbonat-Sunphatcanxi và nước khoáng Sunphatcanxi, nhiệt độ 37 - 4100C

Dịch vụ: Hoà Bình có nhiều hang động và suối nước nóng cùng nhiều

di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến trúc có giá trị; hồ sông Đà và Nhàmáy thuỷ điện Hoà Bình là những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong vàngoài nước Là nơi hội tụ, sinh sống của nhiều dân tộc (Mường, Thái, Dao,Tày, Mông, ), Hòa Bình có nền văn hóa đa dạng, rất giàu bản sắc với nhiềuloại hình văn hoá lễ hội, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, ngành nghềtruyền thống phong phú, độc đáo

Mặc dù có điều kiện kinh tế xã hội không được thuận lợi so với các địaphương khác trong cả nước, nhưng trong những năm qua Hòa Bình được đánhgiá là một trong các địa phương có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, các điều kiệnđảm bảo về xã hội và môi trường đạt được nhiều kết quả, cụ thể như:

Tính đến hết năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hòa Bình đạt11,8%, trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,2%, công nghiệp và xâydựng tăng 19,3% và dịch vụ tăng 12%

Ngày đăng: 20/09/2014, 12:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Ngô Thắng Lợi (Chủ biên) (2009), Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển
Tác giả: Ngô Thắng Lợi (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2009
[2] Ngô Thắng Lợi, Công tác kế hoạch trong nền kinh tế thị trường: yêu cầu và phương pháp đổi mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác kế hoạch trong nền kinh tế thị trường
[4] Bộ KHĐT, Văn bản 2215/BKH-TH ngày 14/4/2004 của Bộ trưởng Bộ KHĐT về việc hướng dẫn triển khai xây dựng kế hoạch KTXH ở địa phương có tính đến yếu tố tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo Sách, tạp chí
Tiêu đề: hướng dẫn triển khai xây dựng kế hoạch KTXH ở địaphương
[5] Bộ KHĐT, Lồng ghép Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lồng ghép Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đóigiảm nghèo
[6] Bộ KHĐT, Lập KH có tính chiến lược phát triển kinh tế địa phương, Bộ tài liệu đào tạo của Bộ KHĐT, Dự án SLGP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập KH có tính chiến lược phát triển kinh tế địa phương
[8] Bộ KHĐT, Tài liệu hướng dẫn lập KHPT KTXH hàng năm cấp xã, Chương trình Chia sẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn lập KHPT KTXH hàng năm cấp xã
[9] Bộ KHĐT, Công văn số 4973/BKH-TH ban hành Khung hướng dẫn xây dựng KHPT KTXH năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khung hướng dẫnxây dựng KHPT KTXH năm 2010
[10] Bộ KHĐT, Hoàn thiện phương pháp phân tích và cân đối kế hoạch theo xu thế hội nhập quốc tế giai đoạn 2006-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện phương pháp phân tích và cân đối kế hoạch
[11] Bộ KHĐT, Thực trạng và giải pháp đổi mới công tác lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp đổi mới công tác lập, theo dõi vàđánh giá
[14] Chương trình Chia sẻ, Báo cáo tổng hợp về Cơ chế phân cấp, trao quyền thông qua hệ thống quản lý và lập KHPT địa phương và QPTĐP của Chương trình giảm nghèo Chia Sẻ, Báo cáo nghiên cứu của Chương trình Chia Sẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp về Cơ chế phân cấp, traoquyền thông qua hệ thống quản lý và lập KHPT địa phương
[15] Viện Quản lý kinh tế trung ương, Các nguyên tắc lập KH, Nghiên cứu chuyên đề về đổi mới công tác KHH ở Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nguyên tắc lập KH
[16] Viện Quản lý kinh tế trung ương, Nghiên cứu đánh giá KTPT KTXH và NS cấp huyện tỉnh Hòa Bình, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá KTPT KTXH
[18] Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình về quy định quy trình lập, chỉ đạo thực hiện và theo dõi đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hoà Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: quy định quy trình lập, chỉ đạothực hiện và theo dõi đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
[20] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình, Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp Huyện, Dự thảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình lập kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội hàng năm cấp Huyện
[21] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình, Quy trình theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp xã tỉnh Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình theo dõi và đánh giákế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp xã
[22] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình, Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã của tỉnh Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập kế hoạch phát triển kinh tếxã hội cấp xã
[23] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, Kế hoạch phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và dự toán ngân sách năm 2009, 2010, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch phát triểnngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
[24] Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình, Kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2010, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch khoa học và côngnghệ
[25] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2010, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch pháttriển nông nghiệp, nông thôn
[3] Bộ KHĐT, Công văn số 7681/BKH-TH ngày 30/11/2004 của Bộ KHĐT về việc hướng dẫn lập kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các cấp kế hoạch - đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ các cấp kế hoạch (Trang 14)
Sơ đồ 2.1: Quy trình lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp xã - đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam
Sơ đồ 2.1 Quy trình lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp xã (Trang 42)
Sơ đồ 2.3: Quy trình mới xây dựng kế hoạch phát triển KTXH - đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam
Sơ đồ 2.3 Quy trình mới xây dựng kế hoạch phát triển KTXH (Trang 46)
Sơ đồ 3.1: Quy trình lập kế hoạch hàng năm cấp tỉnh - đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam
Sơ đồ 3.1 Quy trình lập kế hoạch hàng năm cấp tỉnh (Trang 72)
Sơ đồ 3.2: Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội - đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam
Sơ đồ 3.2 Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (Trang 77)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w