Nội dung kế hoạch hàng năm cấp tỉnh

Một phần của tài liệu đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam (Trang 33 - 35)

(NGHIÊN CỨU TỈNH HÒA BÌNH)

2.1.2. Nội dung kế hoạch hàng năm cấp tỉnh

Kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp tỉnh được xây dựng chia thành hai phần: Phần I tổng kết tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ KHPT KTXH năm trước. Các nội dung được đề cập chủ yếu là liệt kê con số, chưa đưa ra được các phân tích và đánh giá thực hiện kế hoạch. Thông qua việc dự kiến khả năng thực hiện các chỉ tiêu cơ bản, bản KH đưa ra so sánh

giữa con số đạt được thực tế của năm đó với KH ban đầu đặt ra. Phần II trình bày định hướng phát triển KTXH năm KH, trong đó bao gồm đánh giá bối cảnh của địa phương, trong nước và quốc tế, mục tiêu nhiệm vụ và các chỉ tiêu KH năm sau, dự báo một số cân đối kinh tế lớn, định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực, một số giải pháp về cơ chế chính sách và kiến nghị với trung ương (bám sát theo khung báo cáo KH của trung ương). Trong phần này, sự quan tâm lớn nhất là thể hiện các định hướng phát triển ngành và lĩnh vực và những kiến nghị với trung ương.

Mặc dù mỗi địa phương có đặc thù KTXH và những mối quan tâm ưu tiên khác nhau, nhưng nội dung KHPT KTXH hàng năm của các tỉnh đều rất giống nhau về kết cấu và cách trình bày, một số nhận định khá tương tự với bản KHPT KTXH hàng năm của trung ương. Với cách trình bày như vậy, các bản KH hàng năm tồn tại các nhược điểm:

- Về cách thức trình bày, phần này thường được nêu theo kiểu điểm đầu công việc đã và đang thực hiện, xu hướng tăng giảm của các con số, chưa đi sâu vào mổ xẻ vấn đề tồn tại để tìm ra nguyên nhân.

- Cùng một nội dung vừa được coi là các khó khăn, thách thức, vừa được xem như yếu kém, khuyết điểm và được trình bày trong cùng một bản KH.

- Có sự lẫn lộn, chồng chéo giữa việc đánh giá công việc, đầu ra và kết quả. Hầu như việc đánh giá kết quả là rất hiếm, còn đánh giá tác động chưa có và cũng không được đề cập thành một mục tách biệt.

- Việc đánh giá về hiệu quả và hiệu lực thực hiện KH hoàn toàn không có. Chưa có bản KH nào so sánh giữa kết quả đạt được với nguồn vốn đầu tư đã bỏ ra để phân tích xem hiệu quả đầu ra so với chi phí ra sao, hoặc mức độ từng loại đầu ra đóng góp vào kết quả phát triển KTXH chung của tỉnh như thế nào.

- Nội dung của bản KH quá chú trọng đến chỉ tiêu bằng số, phần thuyết minh bằng lời các bản KH hàng năm rất ít và diễn ra phổ biến. Thậm

chí, nhiều tỉnh còn quan niệm KHPT KTXH hàng năm là hệ thống các biểu mẫu chỉ tiêu KH, còn phần thuyết minh chỉ được coi là báo cáo thực hiện KH năm báo cáo và phương hướng, nhiệm vụ năm KH.

- Các chỉ tiêu về nguồn lực trong KH hàng năm nhiều hơn hẳn các KH 5 năm, và đã được cụ thể hóa theo từng chương trình, hoạt động hoặc dự án đầu tư. Tuy nhiên các chỉ tiêu về nguồn lực trong KH hàng năm vẫn chủ yếu dựa vào nguồn lực ngân sách.

Một phần của tài liệu đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w