Quan điểm đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm cấp tỉnh

Một phần của tài liệu đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam (Trang 64 - 67)

XÃ HỘI HÀNG NĂ MỞ CẤP TỈNH CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

3.1.1. Quan điểm đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm cấp tỉnh

hàng năm cấp tỉnh

3.1.1. Quan điểm đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hộihàng năm cấp tỉnh hàng năm cấp tỉnh

Để công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm cấp tỉnh thực sự trở thành công cụ cơ bản trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời thúc đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm ở cấp tỉnh cần phải được tiếp tục đổi mới và hoàn thiện trên các mặt sau:

3.1.1.1. KH phát triển KTXH hàng năm cấp tỉnh phải bảo đảm sự thống nhất giữa quy trình và nội dung, giữa KH phát triển ngành và kế hoạch huyện

Để công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được thực hiện một cách bài bản và có tính thực tiễn cao thì việc thống nhất quy trình và nội dung của bản kế hoạch là hết sức quan trọng. Một bản kế hoạch được xây dựng sẽ tránh được các thất bại trong quá trình lập kế hoạch là có các nội dung thể hiện được sự logic giữa các phần với nhau và có thể theo dõi và đánh giá được. Nội dung kế hoạch phải được phản ánh từ dưới lên, chứ không phải sự áp đặt từ trên xuống. Đồng thời, để nội dung được đưa ra phù hợp với thực tiễn và phù hợp với thời gian quy định, chủ động khởi động

quá trình lập kế hoạch hàng năm trước khi có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là việc làm cần thiết.

Bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm thể hiện được sự gắn kết giữa kế hoạch ngành với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh. Kế hoạch tỉnh được tổng hợp từ kế hoạch ngành nhưng không phải cộng cơ học. Kế hoạch tỉnh chỉ đề cập đến những nội dung kế hoạch ngành phục vụ mục tiêu chung của tỉnh. Kế hoạch tỉnh không can thiệp vào chỉ đạo chuyên môn chi tiết của ngành. Kế hoạch ngành vừa nhằm triển khai chương trình hành động 5 năm của ngành vừa phục vụ yêu cầu chỉ đạo của bộ chủ quản.

3.1.1.2. KH phát triển KTXH hàng năm cấp tỉnh thể hiện được sự gắn kết yêu cầu của hai cấp quản lý là cấp địa phương và cấp trung ương

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp tỉnh phải thể hiện được sự gắn kết giữa cấp địa phương và cấp trung ương. Việc gắn kết được hai mục tiêu này đảm bảo sự phát triển của tỉnh sẽ hài hòa trong mối quan hệ với phát triển ngành và vùng trong cả nước.

Một khi hai mục tiêu này được gắn kết và hài hòa thì việc sử dụng nguồn lực của địa phương khi đó sẽ rất hiệu quả và đảm bảo được quá trình phát triển một cách bền vững và lâu dài.

3.1.1.3. KH phát triển KTXH hàng năm cấp tỉnh bảo đảm sự gắn kết kế hoạch hàng năm với kế hoạch 5 năm, nhưng vẫn cập nhật được các vấn đề phát sinh mới

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm phải gắn kết với kế hoạch 5 năm, trong đó kế hoạch hàng năm là bước đi để thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm.

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm thực hiện việc triển khai từng phần các chỉ tiêu hoạt động trong 5 năm và có tính đến các nhiệm vụ đặc thù phát sinh trong năm.

hiện mục tiêu giảm nghèo và công bằng xã hội

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được xây dựng phải đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. Lấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội làm chủ đề chính của kế hoạch, coi đó là đầu ra cuối cùng cần đạt được trong thời kỳ kế hoạch. Trong đó mục tiêu giảm nghèo phải được đặt ra trước tiên, trên cơ sở đó đưa ra các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế phù hợp với năng lực tăng trưởng kinh tế của địa phương nhưng mặt khác phải phù hợp với yêu cầu đặt ra của mục tiêu giảm nghèo.

3.1.1.5. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phải thể hiện được sự phân cấp kế hoạch giữa Trung ương và địa phương

Việc phân cấp trong công tác lập kế hoạch hàng năm phải được xác định rõ ràng và hợp lý. Kế hoạch phát triển kinh tế ở địa phương phải do địa phương quyết định. Cấp Trung ương chỉ thực hiện những mục tiêu có tính hệ thống, cân đối mà các cấp chính quyền địa phương không thể thực hiện được. Việc phân cấp kế hoạch phải đi kèm với công tác kiểm tra, giám sát hợp lý, đặc biệt là việc giao quyền cho chính quyền địa phương trong kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước cần được giám sát chặt chẽ.

3.1.1.6. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp tỉnh phải bảo đảm có sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch

Một bản kế hoạch mang tầm chiến lược, phải tính đến nhu cầu, nguyện vọng của các nhà đầu tư nói riêng và tất cả các thành phần kinh tế nói chung. Nói cách khác, bản kế hoạch đó phải có tính chất cùng tham gia.

Sự tham gia các bên liên quan vào quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp tỉnh, huyện, thậm chí phường xã, thôn bản sẽ dẫn đến:

- Đầu tư có hiệu quả hơn do có sự lựa chọn mục tiêu chính xác đối tượng đầu tư hợp với nguyện vọng và nhu cầu các bên liên quan hay của dân,

và qua đó nhà nước sẽ được sự ủng hộ của các bên liên quan trong đó đặc biệt là dân chúng và họ sẽ tạo điều kiện cho việc tiến hành các chủ trương, chính sách của nhà nước được thuận lợi hơn.

- Các bên liên quan được tham gia, tính trách nhiệm và nghĩa vụ của họ được nâng cao, công trình được duy tu, bảo dưỡng tốt hơn; Sự gắn bó cộng đồng tốt hơn; Các tệ nạn xã hội dần được đẩy lùi trong dân chúng.

- Biến người dân trở thành chủ thể của quá trình lựa chọn và ra các quyết định KHPT. Điều đó bảo đảm cho các KHPT hướng vào dân, phục vụ nguyện vọng của nhân dân, của người nghèo và những tầng lớp yếu trong xã hội, tạo điều kiện cho họ được hưởng lợi nhiều nhất từ các hoạt động phát triển

- Biến người dân trở thành chủ thể quản lý thực hiện các KHPT. Điều này bảo đảm khả năng huy động tối đa nguồn lực trong dân cư phục vụ quá trình phát triển, bảo đảm sử dụng nguồn lực tốt nhất, tiết kiệm nhất và hiệu quả cao nhất, bảo đảm tiến độ triển khai thực hiện các hoạt động phát triển.

- Biến người dân trở thành chủ thể sử dụng các thành quả của các KHPT. Điều này bảo đảm tính bền vững, hiệu quả trong sử dụng kết quả của hoạt động phát triển.

Một phần của tài liệu đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w