Đổi mới tư duy kế hoạch cấp tỉnh

Một phần của tài liệu đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam (Trang 68 - 70)

XÃ HỘI HÀNG NĂ MỞ CẤP TỈNH CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.1.Đổi mới tư duy kế hoạch cấp tỉnh

Trong các nội dung định hướng đổi mới cho công tác lập kế hoạch hàng năm thì đổi mới trong nhận thức và tư duy về kế hoạch là yêu cầu quan trọng nhất và là khâu quyết định cho những yêu cầu khác, như đổi mới về nội dung, phương pháp lập kế hoạch, đổi mới quy trình lập kế hoạch…

Đổi mới về tư duy, nhận thức là làm thay đổi nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tính chất định hướng của kế hoạch hàng năm trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế, cách thức tiến hành xây dựng kế hoạch cho phù hợp với xu thế mới, hướng vào mục tiêu phát triển ổn định và bền vững.

hiện nay cũng đã có những đổi mới để phù hợp hơn trong cơ chế kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những đổi mới đó, công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội vẫn có quan điểm, nhận thức mang nặng tính chất kế hoạch hóa tập trung, đặc biệt là đối với những cấp chính quyền cơ sở ở huyện, xã.

Để đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội cấp tỉnh thì việc đầu tiên cần phải thực hiện đó là nâng cao nhận thức tư duy của chính quyền địa phương từ các cấp lãnh đạo đến toàn bộ cán bộ, công nhân viên và người dân. Đây là một quá trình hết sức phức tạp, đòi hỏi phải được tiến hành một cách mềm dẻo, linh hoạt cũng như gắn với những quy định nhất định.

- Trước hết, phải đổi mới quan niệm về công tác kế hoạch trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế đang chuyển đổi hiện nay, thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượng của kế hoạch hóa. Một mặt, Nhà nước phải xóa bỏ cơ chế tập trung kiểu cũ, một mặt phải hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường, xây dựng và hoàn thiện các công cụ pháp luật, kế hoạch, các thiết chế tài chính…tạo điều kiện cho cơ chế thị trường hoạt động hữu hiện. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mang tính định hướng và đặc biệt quan trọng trên bình diện vĩ mô.

- Xóa bỏ hoàn toàn tính hình thức và mang nặng ý kiến chủ quan trong quá trình xây dựng kế hoạch, đặc biệt trong việc xác định các mục tiêu kế hoạch.

- Thúc đẩy quá trình phân cấp theo nguyên tắc những hoạt động gắn liền với quyền lợi người dân do chính quyền cấp gần dân nhất thực hiện.

- Nâng cao tính dân chủ và công khai của kế hoạch, tạo điều kiện cho người dân, các tổ chức kinh tế- xã hội tham gia chủ động và tích cực trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch.

được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, và vận dụng được những công nghệ mới. Đặc biệt, là công nghệ thông tin trong quá trình phát triển và dự báo kinh tế xã hội.

- Gắn công tác kế hoạch với công tác xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.

Trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội cần có những quan điểm đồng bộ, tức là kế hoạch không tách rời với pháp luật, các chính sách, công cụ. Tư duy đổi mới công tác lập kế hoạch cần phải luôn bám sát với pháp luật, các chính sách, sử dụng tối ưu các công cụ để luôn đảm bảo vị trí, vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội cấp tỉnh. Đổi mới tư duy kế hoạch là tiền đề cho đổi mới quy trình, nội dung, phương pháp, cũng như cách thức tổ chức, điều hành kế hoạch.

Một phần của tài liệu đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam (Trang 68 - 70)