XÃ HỘI HÀNG NĂ MỞ CẤP TỈNH CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ
3.3.3. Tăng cường nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch
tác xây dựng kế hoạch
Hoàn thiện bộ máy tổ chức cán bộ kế hoạch ở Trung ương và địa phương, trong đó: đặc biệt chú trọng bổ sung biên chế cán bộ kế hoạch ở cấp huyện và cấp xã. Theo xu hướng tăng cường phân cấp mạnh mẽ tới các đơn vị cơ sở, công tác kế hoạch ở cấp dưới sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan trung ương và cấp tỉnh, thành phố có bộ phận lập và theo dõi, đánh giá kế hoạch; nhưng đến cấp huyện cũng chỉ có 1-2 cán bộ kế hoạch tập trung ở phòng kế hoạch - tài chính, cấp xã không có định biên nào bố trí cho công tác kế hoạch; dẫn đến việc lập, cũng như theo dõi và đánh giá kế hoạch từ cấp dưới là thiếu đồng bộ và chưa được quan tâm thích đáng. Trong thời gian tới, cần quy định rõ ở cấp huyện số lượng cán bộ làm công tác kế hoạch phải tối thiểu từ 4-5 biên chế; cấp xã phải có ít nhất 1 biên chế chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch. Ở các bộ, ngành Trung ương và cấp tỉnh cũng phải có quy định bố trí đủ số biên chế cần thiết cho công tác kế hoạch.
Bên cạnh việc phải bổ sung đủ số cán bộ làm công tác kế hoạch ở các ngành, các cấp; việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho các cán bộ lập kế hoạch, cũng như cán bộ thẩm định, phê duyệt kế hoạch cũng cần đặc biệt chú ý.
Tổ chức biên soạn các bộ tài liệu hướng dẫn công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đưa vào các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm đào tạo phổ biến cho sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu và các nhà hoạch định, thẩm định kế hoạch để từng bước nâng cao năng lực cán bộ kế hoạch.
thực hiện kế hoạch do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định về phân cấp ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để đảm bảo chất lượng của việc lập, theo dõi và đánh giá kế hoạch.