XÃ HỘI HÀNG NĂ MỞ CẤP TỈNH CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ
LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH
hội cấp tỉnh hàng năm nêu trên, việc lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương phải thực hiện theo các bước dưới đây:
Sơ đồ 3.2: Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
(1) Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương
Để lập được kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội sát với khả năng thực hiện, đối với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội cấp tỉnh trước hết phải phân
LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển KTXH
của địa phương
Xác định mục tiêu và chỉ tiêu
Xây dựng các giải pháp
tích, đánh giá thực trạng sẵn có và có khả năng huy động của ngành, lĩnh vực tại địa phương. Trên cơ sở tiềm năng và thực trạng xác định các mục tiêu cần hướng tới trong giai đoạn tới. Để đạt được các mục tiêu này thì nhiệm vụ chính đặt ra là gì và thực hiện các giải pháp gì để đạt được mục tiêu đề ra.
Việc phân tích, đánh giá các yếu tố về tiềm năng, thực trạng phát triển kinh tế- xã hội cần được thực hiện một cách cụ thể, hướng đến các nội dung quan trọng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Việc đánh giá này phải được thực hiện một cách hết sức khách quan, tránh việc đánh giá hình thức chung chung, nặng về báo cáo thành tích hoặc thiên quá về các khó khăn. Do đó, các nội dung đánh giá cần đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
- Phân tích các tiềm năng và các lợi thế có khả năng tác động hoặc ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương cả trong hiện tại và tương lai (tác động gì? Đem lại lợi ích gì cho sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương? Mức độ tác động đến đâu?).
- Từ các yếu tố tiềm năng hiện có hoặc có khả năng huy động cần làm rõ các điều kiện để có thể khai thác và phát huy chúng trong tương lai.
- Đánh giá thực trạng và sự phát triển của địa phương trong tương quan với thực trạng chung của cả nước và các nước trong khu vực.
- Nêu bật được mức độ cạnh tranh của địa phương so với địa phương khác trong cả nước.
- Rút ra những bài học (những quy luật phát triển) của địa phương thời gian qua. Xác định những điểm cần phát huy hoặc khắc phục trong giai đoạn kế hoạch tới.
- Những kết quả rút ra từ phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển phải là một trong những cơ sở để đề ra mục tiêu và định hướng cần phát triển trong giai đoạn tới.
phát triển kinh tế- xã hội của địa phương cần làm rõ được các khía cạnh của bốn loại nguồn lực: con người/xã hội, tài chính, tài nguyên và tự nhiên. Hơn nữa, các đánh giá cần phân tích được các mối quan hệ và các tổ chức của địa phương với các địa phương khác trên cả nước và trên thế giới. Các phân tích này cần thể hiện các số liệu trong quá khứ và hiện tại, cung cấp cơ sở cho việc nhận biết và xác định ưu tiên các vấn đề quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội địa phương trong giai đoạn tiếp theo.
Các nội dung cụ thể bao gồm:
(a) Phân tích tiềm năng của địa phương: bao gồm phân tích các nguồn lực của địa phương, trong đó có nguồn lực vật chất, như: tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khoáng sản; các nguồn lực hữu hình khác như: lao động, vốn, tài chính; các nguồn lực phi vật chất như khoa học công nghệ, trình độ nguồn nhân lực, yếu tố xã hội, lịch sử...
(b) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế- xã hội: bao gồm các đánh giá thực trạng về kinh tế (tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, khả năng cạnh tranh, các nguồn vốn đầu tư xã hội, sự phát triển của thị trường, kết quả sản xuất kinh doanh, các mối liên kết kinh tế,...); xã hội (thu nhập, bảo đảm nhu cầu cơ bản cho con người, HDI, giới); môi trường.
(c) Phân tích triển vọng phát huy phát triển kinh tế của địa phương; dự báo những yếu tố tác động trong kỳ kế hoạch; những cơ hội, thách thức.
Phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng, phân tích triển vọng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương có thể áp dụng các công cụ khác nhau, như: lập kế hoạch có sự tham gia, phân tích ma trận SWOT; sử dụng sơ đồ cây mục tiêu, cây vấn đề;...
(2) Xác định mục tiêu và chỉ tiêu
Sau khi đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, bước tiếp theo là phải xác định mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội
của địa phương giai đoạn tiếp theo. Đây là nội dung khá quan trọng trong bản kế hoạch. Xác định đúng mục tiêu sẽ là cơ sở cho địa phương phát triển ngày càng giàu mạnh. Tùy theo kế hoạch cho các giai đoạn khác nhau sẽ xác định các cấp độ mục tiêu khác nhau.
Mục tiêu phát triển của địa phương có thể được chia thành ba loại: mục tiêu chung, mục tiêu kinh tế và mục tiêu phi kinh tế. Mục tiêu chung là đặt định hướng chung cho địa phương và xác định đích mà địa phương có thể đạt tới trong một thời kỳ nhất định; mục tiêu phi kinh tế có thể là mục tiêu về xã hội hay về môi trường; mục tiêu kinh tế phản ánh định hướng trong việc đạt được những vấn đề về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Mục tiêu xã hội thường là mục tiêu cuối cùng mà mỗi địa phương cần đạt được, còn mục tiêu kinh tế là các mục tiêu trung gian cho việc đạt được các mục tiêu xã hội.
Các mục tiêu thường được phân loại theo thời gian thực hiện hoặc định ra các điểm mốc thực hiện trong lộ trình đi của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương. Mục tiêu thường được chia thành mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Đối với các kế hoạch hàng năm mức độ mục tiêu của từng thời kỳ có thể ở mức tổng quát khác nhau. Các mục tiêu thường được xây dựng căn cứ trên tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Xác định mục tiêu chính là một bước cụ thể hơn để trả lời câu hỏi “Chúng ta muốn đi đến đâu?”. Thực chất, đây là việc xác định điểm mốc cần đạt được trong từng khoảng thời gian nhất định để từng bước biến Tầm nhìn thành hiện thực. Qua mục tiêu kế hoạch, sẽ biết rõ trong những khoảng thời gian sắp tới (ngắn, trung và dài hạn), địa phương muốn đạt được những thành quả cụ thể gì.
Theo cách tiếp cận quản lý dựa vào kết quả, trong lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội phải đề ra được các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ
thể, giữa các mục tiêu phải có mối liên hệ logic, gắn kết lẫn nhau. Để đạt được các mục tiêu này phải có các hoạt động cụ thể và để đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng yêu cầu đặt ra sẽ phải đề ra các mục tiêu đạt được của hoạt động là gì. Với cách tiếp cận này, lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương phải hướng tới đạt được bốn cấp mục tiêu cơ bản sau đây:
Tác động hay Mục tiêu cuối cùng là mục tiêu cao nhất của địa phương
mà kế hoạch đang xây dựng góp phần thực hiện. Mục tiêu này cho biết tác động dài hạn mà việc thực hiện thành công kế hoạch sẽ góp phần đạt đến. Vì thế, thực hiện được mục tiêu cuối cùng còn được coi là kế hoạch đã có được những tác động như mong muốn. Tuy nhiên, việc thực hiện thành công mục tiêu này không chỉ do một mình kế hoạch đang xét có thể làm được, mà cần phối hợp của nhiều nỗ lực khác nữa.
Kết quả hay Mục tiêu trung gian là những tác động trực mà các đầu ra
của kế hoạch sẽ góp phần đạt đến. Đây là cái đích mà kế hoạch trực tiếp vươn tới, và việc có đạt được mục tiêu trung gian hay không sẽ quyết định mức độ thành công của kế hoạch.
Mục tiêu trung gian còn gọi là chủ đề chính của kế hoạch. Đạt được mục tiêu trung gian có thể chưa xuất hiện ngay khi kỳ kế hoạch kết thúc, mà cần một thời gian nhất định thì những tác động dự kiến mới thành hiện thực. Đạt được mục tiêu trung gian thì kế hoạch mới được coi là đã đạt được kết quả thực sự như mong muốn. Do đó, mục tiêu trung gian còn được gọi là kết quả của kế hoạch.
Đầu ra hay sản phẩm trực tiếp của kế hoạch là những sản phẩm hữu
hình cụ thể mà kế hoạch tạo ra được (hàng hóa, dịch vụ, các công trình đầu tư...), nhằm góp phần trực tiếp đạt được mục tiêu trung gian.
Hoạt động là những công việc cụ thể mà kế hoạch phải tiến hành để có
được đầu ra dự kiến. Hoạt động chỉ diễn ra trong kỳ kế hoạch. Khi kỳ kế hoạch kết thúc thì các hoạt động trong kỳ đó cũng chấm dứt. Như vậy, có thể
coi hoạt động là chương trình hành động cụ thể được thiết kế để tạo đầu ra dự kiến của kế hoạch.
Như vậy, giữa bốn cấp mục tiêu này có quan hệ mật thiết với nhau. Phải có kế hoạch hành động cụ thể thì mới có được những đầu ra. Việc có được những đầu ra như dự kiến sẽ tạo điều kiện nền móng để đạt được các kết quả. Kết quả đạt được sẽ góp phần tạo ra tác động mong muốn.
Mục tiêu được hình thành bằng cách chuyển các vấn đề vướng mắc, những mối quan tâm, những tồn tại và các cơ hội thành những tuyên bố ngắn gọn về hướng đích mà địa phương muốn thực hiện để tháo gỡ các vướng mắc, đáp ứng những mối quan tâm hoặc tranh thủ các cơ hội đang mở ra cho địa phương. Điều này được thực hiện nhờ sử dụng một động từ miêu tả hướng hành động và một danh từ miêu tả nội dung can thiệp của mục tiêu.
Khi xác định mục tiêu kế hoạch, cần lưu ý cân nhắc cả ba khía cạnh trong phát triển bền vững: bền vững kinh tế, xã hội và môi trường. Như đã phân tích ở trên, mục tiêu cuối cùng (tác động) của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội địa phương là nâng cao mức phúc lợi của dân cư. Điều đó đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản trong tư duy về lập kế hoạch, trong đó kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội địa phương sẽ phải nhấn mạnh hơn đến các mục tiêu phát triển về xã hội và môi trường (như giảm nghèo, tăng mức hưởng thụ các dịch vụ công cơ bản của dân cư, thúc đẩy dân chủ cơ sở, đảm bảo môi trường trong sạch...), còn các mục tiêu kinh tế (tăng trưởng GDP, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp...) chỉ đóng vai trò là các mục tiêu trung gian (kết quả), góp phần đạt đến mục tiêu cuối cùng nói trên.
(3) Xác định các phương án và giải pháp thực hiện kế hoạch
Sau khi đã xác định mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, để hoàn chỉnh bản kế hoạch cần tiếp tục xác định các phương án, giải
pháp thực hiện kế hoạch. Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, địa phương có thể đi theo nhiều “con đường” khác nhau, hay nói một cách khác, có nhiều phương án, giải pháp khác nhau giúp địa phương biến các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội thành hiện thực.
Phương án thực hiện kế hoạch là một tập hợp các hành động nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển.
Xác định các phương án, giải pháp thực hiện kế hoạch là nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Chúng chỉ ra các con đường khác nhau để biến tầm nhìn và mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương thành hiện thực. Các phương án, giải pháp thực hiện kế hoạch có thể được coi như là những “sản phẩm” dễ nhìn thấy nhất của quá trình lập kế hoạch.
Nếu không hình thành phương án, giải pháp thực hiện kế hoạch, địa phương sẽ khó có thể hình dung hết các tình huống xảy ra và do đó không có sự lựa chọn thích hợp nhất cho việc huy động tiềm năng và nguồn lực cho phát triển kinh tế. Điều đó làm cho việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương sẽ trở nên khó khăn hơn. Thực tế cho thấy, lập kế hoạch không dựa trên cơ sở xem xét các phương án, giải pháp thực hiện kế hoạch sẽ dẫn các hành động phát triển của địa phương đi theo những “lối mòn” định sẵn, không hiệu quả và không có khả năng “bứt phá” trong quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược.
Để xác định các phương án, giải pháp thực hiện các mục tiêu đã đề ra, cần được xem xét một cách độc lập với mỗi mục tiêu ưu tiên nhiệm vụ đặt ra là những hành động, hoạt động nào cần tiến hành để đạt được mục tiêu đó.
Trên cơ sở các hành động, hoạt động đã được đề xuất, các nhà hoạch định kế hoạch sẽ căn cứ vào thực lực của địa phương và khả năng liên kết kinh tế với các đối tác, các nhà tài trợ, qua đó hình thành tập hợp các phương án, giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch để tìm kiếm, phân bổ, sử dụng
nguồn lực, tổ chức quá trình hoạt động nhằm đạt được các kết quả trong từng phân đoạn của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
Mỗi phương án sẽ bao gồm một tập hợp các hành động, hoạt động phát triển có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện một số mục tiêu ưu tiên nhất định.