Yêu cầu đổi mới công tác lập kế hoạch hàng năm cấp tỉnh

Một phần của tài liệu đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam (Trang 27 - 32)

Nội dung bản KH hiện nay vẫn chủ yếu mang đặc điểm của bản KH trong cơ chế tập trung mệnh lệnh, vì thế hiệu lực của việc sử dụng các bản KH hàng năm chưa cao, chưa được sử dụng với tư cách là công cụ để lãnh đạo tỉnh cũng như lãnh đạo các sở ngành sử dụng trong điều tiết, tổ chức thực hiện sự phát triển kinh tế - xã hội và phát triển ngành trên toàn tỉnh. Bên cạnh đó, quy trình lập KH của sở KHĐT và các sở ngành chưa thống nhất, vì vậy quá trình lập KH của các sở ngành gặp nhiều khó khăn; cơ chế phối hợp giữa các bên có liên quan đến quy trình lập KH chưa được thể chế hóa, gây khó khăn cho việc chuẩn bị số liệu, cung cấp tình hình và sự phối hợp trong lập KH của các sở ngành và sở KHĐT. Ngoài ra, phương pháp xây dựng kế hoạch phát triển KTXH hiện nay chưa tiếp cận với các phương pháp xây dựng KH phát triển KTXH hiện đại phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường.

Để giải quyết các vấn đề còn bất cập hiện nay trong quá trình xây dựng kế hoạch hàng năm ở cấp tỉnh, cần phải thực hiện thay đổi một cách căn bản trong nội dung, quy trình và phương pháp xây dựng kế hoạch hàng năm cấp

tỉnh cụ thể như sau:

1.2.3.1. Yêu cầu đổi mới về nội dung

Một là, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp tỉnh phải được xây dựng dựa vào mục tiêu, chỉ tiêu và hoạt động của tỉnh, ngành đã được nêu ra trong kế hoạch 5 năm của tỉnh.

Trong kế hoạch hàng năm, hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa ra các mục tiêu và chỉ tiêu, phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực không gắn với kế hoạch 5 năm đã đề ra, trừ các trường hợp đặc thù cần phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Hai là, kế hoạch hàng năm cấp tỉnh được xây dựng dựa trên cơ sở sự hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các bộ ngành trên cơ sở nguồn lực của địa phương.

Ba là, sử dụng triệt để hệ thống theo dõi và đánh giá của kế hoạch 5 năm làm nền tảng để theo dõi đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh và các ngành.

1.2.3.2. Yêu cầu đổi mới quy trình

Một là, quy trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp tỉnh phải phù hợp với dự thảo Nghị định về lập kế hoạch và theo dõi đánh giá thực hiện phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương.

Kế hoạch được xây dựng hàng năm phải đảm bảo được xây dựng để theo dõi cái gì và theo dõi bằng cách nào? Việc thống nhất và nhất quán của thông tin được thu thập cho mục đích theo dõi và đánh giá là rất quan trọng. Nếu như thông tin không được thu thập liên tục thì các số liệu thu thập được sẽ ít có ý nghĩa.

Hai là, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp tỉnh được xây dựng phải gắn kết với quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của cấp huyện, xã đã được đổi mới.

khung cho các cơ quan xây dựng kế hoạch cấp dưới (huyện, xã) và các cơ quan quản lý ngành trong việc xây dựng kế hoạch. Trong đó chú ý đến tiến độ về thời gian xây dựng kế hoạch. Kế hoạch của cấp dưới (huyện, xã) và các cơ quan quản lý ngành phải phù hợp với thời gian xây dựng kế hoạch của cấp tỉnh. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp tỉnh được xây dựng đảm bảo nguyên tắc là phải được tổng từ kế hoạch cấp dưới. Kế hoạch cấp huyện, xã là các nhân tố chủ yếu trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm của cấp tỉnh. Kế hoạch hàng năm của cấp tỉnh phải phản ánh được nhu cầu thực tiễn từ kế hoạch cấp dưới, khi đó việc xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu và các chỉ số mới sát từ tình hình thực tiễn. Việc phân bổ nguồn lực sẽ được hợp lý hơn, tránh được việc sử dụng lãng phí các nguồn lực trên địa bàn.

Ba là, kế hoạch hàng năm của cấp tỉnh phải đề ra được thời gian và theo dõi đánh giá.

Thời gian thực hiện theo dõi sẽ rất khác nhau với mỗi chỉ số để đảm bảo đo lường được kết quả đạt được của từng mục tiêu, vì bản chất của các mục tiêu được theo dõi và các tiêu chí được sử dụng cũng sẽ rất khác nhau. Có những chỉ số, chỉ tiêu phải được thực hiện theo dõi hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

1.2.3.3. Yêu cầu đổi mới về phương pháp

Một là, kế hoạch hàng năm của cấp tỉnh được xây dựng phải phù hợp với các cơ chế của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kế hoạch hàng năm được xây dựng trong điều kiện hiện nay cần phải đảm bảo tính linh hoạt và mềm dẻo để phù hợp với các cơ chế của nền kinh tế thị trường. Nếu bản kế hoạch đáp ứng được nội dung này thì khi bản kế hoạch được phê duyệt sẽ đảm bảo tính khả thi rất cao. Nội dung của bản kế hoạch sẽ được các thành phần kinh tế lấy đó làm cơ sở để xây dựng các bước đi thích hợp cho mình trong quá trình phát triển và kinh doanh.

định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong bản kế hoạch sẽ giúp cho việc hạn chế các méo mó của nền kinh tế thị trường tác động đến các kế hoạch đề ra. Việc đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ giúp cho việc phát triển kinh tế đi theo đúng định hướng đã chọn và hài hòa được lợi ích giữa các bên tham gia vào quá trình thực hiện kế hoạch.

Hai là, kế hoạch hàng năm cấp tỉnh được xây dựng đảm bảo các yêu cầu về việc phân tích thực trạng, dự báo và xác lập được các mục tiêu đề ra.

Nội dung thực trạng trong bản kế hoạch được xây dựng phải phản ánh một cách trung thực và đầy đủ tình hình thực tế. Trong phần thực trạng phải chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu và trình độ phát triển của các ngành để từ đó có các góc nhìn khác nhau, để từ đó đề ra được các bước đi thích hợp trong thời gian tới.

Công tác dự báo trong lập kế hoạch phát triển KTXH phải được đặc biệt coi trọng. Trong phần dự báo phải chỉ ra được các yếu tố trong và ngoài nước ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện kế hoạch của địa phương. Nếu việc dự báo phản ánh được đúng và sát với tình hình thực tế sẽ giúp cho việc đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện có tính khả thi cao; đồng thời có các giải pháp đối phó một cách linh hoạt đối với các diễn biến bất thường trong hoạt động kinh tế xã hội của địa phương.

Ba là, kế hoạch hàng năm cấp tỉnh được xây dựng đảm bảo tính đo lường được và gắn kết các mục tiêu đã đề ra.

Các chỉ số, chỉ tiêu theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phải đảm bảo tính có thể đo lường được. Các chỉ số, chỉ tiêu cần được đo lường bao gồm:

Các chỉ số, chỉ tiêu đầu ra cần đo lường được kết quả các hoạt động cụ thể. Điều này chính là thước đo mức độ tuân thủ.

Các chỉ số, chỉ tiêu hiệu quả cần đo lường các tác động ngắn hạn hay hiệu quả có thể có từ các hoạt động đầu ra nói trên. Đây là thước đo kết quả.

tác động rõ trong dài hạn.

Trong các nguyên tắc này cần phải đặc biệt chú ý tới sự gắn kết giữa các chỉ tiêu, chỉ số theo dõi với các mục tiêu đề ra. Đảm bảo việc theo dõi các chỉ số, chỉ tiêu phục vụ tốt việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp tỉnh.

Đồng thời, trong xây dựng kế hoạch hàng năm cấp tỉnh phải chỉ rõ được nguồn gốc và phương pháp thu thập các chỉ số, chỉ tiêu theo dõi. Điều này khá quan trọng vì đó là sự minh chứng rõ ràng về nguồn gốc của các số liệu được thu thập và phân tích. Các thông tin theo dõi phải đảm bảo có các số liệu gốc để đo lường và so sánh được sự tiến triển của sự phát triển trong một thời gian, một giai đoạn cụ thể.

Bốn là, kế hoạch hàng năm của cấp tỉnh phải có sự tham gia của các bên hữu quan ở cấp tỉnh.

Một bản kế hoạch tốt ngoài được xây dựng từ dưới lên thì sự tham gia của các bên hữu quan sẽ giúp cho bản kế hoạch được đầy đủ và toàn diện hơn. Khi đó bản kế hoạch được phản biện và được nhìn nhận ở dưới nhiều góc độ khác nhau giúp cho bản kế hoạch khắc phục được tính duy ý trí và sự phát triển không đồng đều giữa các ngành, giữa việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế với các mục tiêu về xã hội và môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, một bản kế hoạch khi được tham vấn của nhiều bên hữu quan sẽ giúp cho người lãnh đạo cấp tỉnh có cái nhìn toàn diện hơn về các vấn đề được và chưa được trong thực tiễn phát triển hiện nay của cấp tỉnh, thông qua đó sẽ có các cơ chế, chính sách, giải pháp điều hành một cách linh hoạt hơn và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả hơn và hợp lý hơn.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam (Trang 27 - 32)