Hoàn thiện khung khổ pháp lý về công tác lập, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam (Trang 84 - 90)

XÃ HỘI HÀNG NĂ MỞ CẤP TỈNH CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

3.3.1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý về công tác lập, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hộ

tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội

3.3.1.1. Sớm ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác kế hoạch, bao gồm: lập và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói riêng để các bộ, ngành và địa phương trên cả nước thực hiện một cách đồng bộ. Các văn bản quy phạm pháp luật này có thể là Luật, Pháp lệnh hoặc trước mắt nếu thời gian xây dựng, phê chuẩn Luật, Pháp lệnh phải mất nhiều thời gian, có thể Chính phủ sớm ban hành một Nghị định về lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để các bộ, ngành và địa phương áp dụng thống nhất trên cả nước. Văn bản quy phạm pháp luật này phải đảm bảo các nội dung chủ yếu dưới đây:

(1) Phạm vi và đối tượng điều chỉnh là việc lập và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm cuả cả nước, các ngành, lĩnh vực và các địa phương. Quy định cụ thể các kế hoạch các ngành, các cấp cần triển khai thực hiện gồm:

- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước để định hướng phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế.

- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo ngành, lĩnh vực để định hướng phát triển từng ngành, lĩnh vực.

- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương ở 3 cấp: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là tỉnh); thành phố thuộc tỉnh, thị

xã, quận, huyện (dưới đây gọi tắt là huyện) và xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi tắt là xã) để định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

(2) Quy định cụ thể được chức năng, nhiệm vụ các cơ quan liên quan đến việc lập, theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ trung ương xuống địa phương. Cụ thể:

a) Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:

- Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội.

- Phê duyệt các chính sách quốc gia để phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững.

- Thông qua định hướng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm.

- Quyết định danh mục các dự án, các công trình trọng điểm quốc gia. - Giám sát việc thực hiện các dự án và công trình trọng điểm quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác.

b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ gồm:

- Trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh về lập và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước.

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lập và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước.

- Lập và trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm của cả nước; trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trong trường hợp cần thiết.

- Tổ chức và điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được Quốc hội thông qua.

- Báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các dự án và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án quan trọng khác.

- Quy định hoặc phân cấp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định việc lập, điều hành, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đảm bảo tính thống nhất trong cả nước.

- Kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương; đình chỉ việc thi hành các nội dung Nghị quyết của Hội đồng nhân dân trái với Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các quy định của Luật pháp; đồng thời trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ các nội dung này.

c) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp

- Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, 5 năm của cấp mình phù hợp với mục tiêu phát triển chung của cả nước, của cấp trên trực tiếp và điều kiện cụ thể của địa phương; dự kiến điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp, cơ quan kế hoạch cấp trên trực tiếp.

Đối với các địa phương áp dụng thí điểm không thành lập Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm của cấp dưới trực tiếp.

- Kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

- Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, tổ chức triển khai thực hiện và điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương báo

cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp và cơ quan kế hoạch cấp trên trực tiếp.

- Theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương; báo cáo về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật.

- Quy định cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp của địa phương trong việc lập và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Phối hợp với các cơ quan nhà nước theo ngành ở cấp trên trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

- Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trên đây, còn có nhiệm vụ hướng dẫn các ngành, các cấp triển khai xây dựng, theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Chỉ đạo cơ quan kế hoạch địa phương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các khoản mục trên đây.

đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội - Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thuộc phạm vi quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được cấp có thẩm quyền giao cho.

- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về thống kê, báo cáo, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và công khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật.

(3) Quy định một quy trình lập và theo dõi, đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và phù

hợp với sự phát triển chung của xã hội và của đất nước, việc lập và theo dõi, đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các cấp, các ngành phải được thực hiện trên cơ sở quy trình và hướng dẫn của các cơ quan cấp trên, đặc biệt phải đảm bảo các thứ tự và thời gian quy định. Việc lập và theo dõi, đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các cấp, các ngành, địa phương trước hết phải được thực hiện theo đúng quy trình lập và theo dõi, đánh giá kế hoạch chung của quốc gia.

(4) Triển khai thực hiện và điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, hàng năm và 5 năm.

- Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm, Chính phủ ra Nghị quyết về các giải pháp điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm của cả nước.

- Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp trên về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, 5 năm; Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp tổ chức, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, 5 năm; Ủy ban nhân dân các cấp quyết định các giải pháp tổ chức, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.

(5) Theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cần quy định: Hướng dẫn theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm; Xây dựng và ban hành khung theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm; Nội dung và yêu cầu hệ thống chỉ số, chỉ tiêu theo dõi và đánh giá kế hoạch hàng năm và 5

năm; Theo dõi thù thập thông tin kinh tế xã hội; Nguồn thu thập thông tin kinh tế xã hội.

(6) Chế độ báo cáo và cung cấp thông tin phục vụ công tác lập, theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội: Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm báo cáo và cung cấp các thông tin cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Định kỳ hàng tháng, quý, năm các cơ quan được phân công chủ trì theo dõi thông tin theo các chỉ số, chỉ tiêu thực hiện chế độ báo cáo tình hình cho các cơ quan thực hiện đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan theo quy định.

(7) Quy định về biên chế cán bộ, phương tiện, trang thiết bị và kinh phí lập và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo chất lượng trong lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch được thông suốt từ trên xuống dưới ở tất cả các ngành, các cấp.

(8) Có các chế tài khen thưởng và xử lý vi phạm trong công tác lập, theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên toàn quốc và ở các cấp, các ngành.

3.3.1.2 . Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan kế hoạch cấp địa phương chịu trách nhiệm xây dựng các văn bản hướng dẫn việc triển khai các văn bản pháp luật liên quan đến công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, bao gồm:

Văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội hoặc Chính phủ ban hành sẽ không quy định chi tiết về mặt kỹ thuật, chỉ quy định cơ quan chịu trách nhiệm hướng dẫn về mặt phương pháp luận trong công tác lập và theo dõi, đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối ở cấp Trung ương và Sở kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối cấp địa phương giúp Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về lập và theo dõi,

đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn về phương pháp luận trong công tác lập và theo dõi, đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội làm tài liệu cẩm nang cho các cán bộ kế hoạch, cũng như cán bộ quản lý làm cơ sở để thực hiện.

Một phần của tài liệu đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w