Đổi mới nội dung

Một phần của tài liệu đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam (Trang 73 - 77)

XÃ HỘI HÀNG NĂ MỞ CẤP TỈNH CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.3. Đổi mới nội dung

Bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh được xây dựng có kết cấu chung và bao gồm 4 nội dung, cụ thể như sau:

(a) Phần I: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm X

+ Đặc điểm chung (của tỉnh nếu là KHPTKTXH, của ngành, lĩnh vực

nếu là KH ngành): Phần này mang tính chất mở đầu, giới thiệu các thông tin chung nhất về tỉnh (hoặc ngành).

+ Những thuận lợi, khó khăn cơ bản trong năm X: Nêu tóm tắt lại những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch năm X, đó là những yếu tố từ bên ngoài, những yếu tố mang nhiều tính khách quan mà tỉnh hoặc ngành không thể kiểm soát hoàn toàn, mà những yếu tố này đã có tác động đáng kế, tốt (thuận lợi) hoặc xấu (khó khăn) đến việc thực hiện KH năm X. Đồng thời chỉ ra luôn là nó liên quan như thế nào đến thực hiện KH 5 năm. - Đánh giá thực hiện kế hoạch năm X: Quan điểm mới trong đánh giá thực hiện KH năm X không chỉ mô tả tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu KH của năm X mà cần phải thể hiện trong đánh giá được 3 khía cạnh: (i) đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH 5 năm ( phần của năm X), (ii) Kết quả thực hiện CTHĐ 5 năm (phần năm X); (iii) Kết quả thực hiện những nội dung không nằm trong KH 5 năm (phát sinh trong KH năm X). Khi đánh giá khía cạnh (i) và (ii), yêu cầu phải đánh giá được khả năng thực hiện KH 5 năm.

- Đánh giá khái quát về thực trạng phát triển (KTXH nếu là KH PTKTXH, phát triển ngành nếu là KH ngành): mục đích là nhìn lại trình độ phát triển KTXH của tỉnh (nếu là KH PTKTXH) hoặc trình độ phát triển ngành (nếu là KH ngành) trong lộ trình thực hiện bức tranh về phát triển đã được xây dựng trong KH 5 năm để làm cơ sở cho việc xây dựng KH năm X+1 hoặc làm cơ sở cho việc điều chỉnh mục tiêu KH 5 năm.

(b) Phần II: Dự báo các yếu tố tác động đến năm kế hoạch X+1

- Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong vùng, trong nước: Tác động bối cảnh tình hình quốc tế đến khả năng phát triển của tỉnh hoặc ngành năm KH X+1; Tác động bối cảnh tình hình trong nước đến khả năng phát

triển của tỉnh trong năm KH X+1; Tác động bối cảnh tình hình trong vùng đến khả năng phát triển của tỉnh trong năm KH X+1; Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong năm X+1.

- Dự báo khả năng nguồn lực tài chính: Việc xác định nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn hay vốn đầu tư cho phát triển ngành dựa trên cơ sở: Khả năng huy động các nguồn vốn; Khả năng tích lũy trong tỉnh; Khả năng nhận tài trợ từ ngân sách trung ương và các bộ các ngành liên quan đầu tư trên địa bàn.

(c) Phần III: Mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp

- Mục tiêu: Mục tiêu đặt ra cho năm KH X+1 được xác định và viết dựa trên việc: (1) tiếp tục triển khai các mục tiêu của KH 5 năm, nhấn mạnh cho phần của năm KH X+1; (2) những phát sinh mới nảy sinh đối với năm KH X+1, những mục tiêu mới nảy sinh có thể do tình hình thực hiện mục tiêu của năm X đặt ra các vấn đề phải nhấn mạnh hơn cho năm X+1 để thực hiện được lộ trình của KH 5 năm, hoặc những điểm mới phát sinh thực tế từ yêu cầu của tuyến ngành (Bộ quản lý ngành) đặt ra hoặc những yêu cầu từ phía địa phương mang tính đột xuất (có thể là khách quan hay chủ quan).

- Nhiệm vụ: Mục này được xây dựng dưới dạng những việc cần làm để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu định hướng đặt ra ở trên. Nhiệm vụ đặt ra phải cụ thể, ghi rõ tên nhiệm vụ và nhiệm vụ này nhằm thực hiện mục tiêu nào trong KH. Các nhiệm vụ KH năm X+1 của KH PTKTXH hay KH ngành đều được: (1) thống nhất với các nhiệm vụ đặt ra trong KH 5 năm; (2) Có thể bổ sung thêm để thực hiện các vấn đề đột xuất mang tính đặc thù của năm X+1 do khi xây dựng KH 5 năm chưa dự kiến được.

- Chỉ tiêu định hướng: Mục này đưa ra các chỉ tiêu định hướng của năm KH X+1. Đối với KH KTXH, các chỉ tiêu định hướng cũng được viết tương ứng theo 3 nhóm mục tiêu. Mỗi mục tiêu được cụ thể thành một hay một số

chỉ tiêu. Nếu là KH ngành thì các chỉ tiêu cũng được hình thành từ từng nhóm mục tiêu theo các lĩnh vực lớn. Các chỉ tiêu của năm X+1 cũng được hình thành từ chỉ tiêu KH 5 năm, phân chia cho năm X+1. Từ các chỉ tiêu KH 5 năm, chỉ tiêu của năm X được xác định cụ thể dựa trên: (1) tình hình thực hiện của năm X, hay của nhiều năm trước và nhằm thực hiện được chỉ tiêu KH 5 năm; (2) những yếu tố mới, cụ thể xuất hiện trong dự báo cuae năm X+1; (3) tính toán bằng các phương pháp cụ thể, có thể sử dụng được trong điều kiện của tỉnh (có phần hướng dẫn riêng).

- Các giải pháp thực hiện: Mục này cần bảo đảm được 2 yêu cầu: (1) Giúp cho các nhà lãnh đạo,quản lý có cơ sở để chỉ đạo điều hành KH hàng năm; (2) giúp cho các nhà tổ chức thực hiện có được các nội dung cụ thể để tổ chức thực hiện; (3) Có địa chỉ cụ thể thực hiện giải pháp. Yêu cầu của việc đưa ra các giải pháp là phải bảo đảm mỗi giải pháp đều gắn với việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể của năm KH, tranh hiện tượng nêu chung chung, mang tính hình thức, không logic với mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu.

(d) Kế hoạch theo dõi đánh giá và tổ chức thực hiện

- Xây dựng Kế hoạch theo dõi đánh giá: Kế hoạch TDĐG được xây dựng sau khi đã soạn thảo xong phần Kế hoạch và đã xây dựng được Khung Kế hoạch. Kế hoạch TDĐG là một phần không thể tách rời của bản KHPT KTXH. Kế hoạch TDĐG xác định các nội dung cơ bản sau đây : Bộ chỉ số TDĐG; Các qui định về trách nhiệm thu thập thông tin và báo cáo.

- Tổ chức phân công thực hiện KH: Trách nhiệm thực hiện kế hoạch thuộc về các sở/ban/ngành và các địa phương trong tỉnh. Phân công trách nhiệm thực hiện KH sẽ qui định trách nhiệm cụ thể của từng sở/ngành và địa phương trong việc thực hiện những mục tiêu/nhiệm vụ, chương trình hành động có liên quan, và trách nhiệm chủ trì khâu tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch (thường được giao cho Sở KH&ĐT). Tổ chức theo dõi và đánh giá bao

gồm tổ chức triển khai việc thu thập thông tin, phân tích thông tin, đánh giá và báo cáo. Phần này qui định trách nhiệm của các sở/ban/ngành và địa phương trong việc triển khai thu thập thông tin theo các chỉ số, phân tích, đánh giá và báo cáo về các nội dung theo dõi có liên quan đến mỗi sở/ban/ngành và địa phương theo định kỳ như đã qui định trong Khung TDĐG.

Một phần của tài liệu đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh ở việt nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w