Anh Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Nghệ An, công tác lập kế hoạch pháttriển KTXH của huyện hiện nay vẫn đang sử dụng phương pháp truyền thống vì thếnên bộc lộ rất nhiều hạn chế như
Trang 2quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác.
Nguyễn Thị Thúy
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH 3
1.1 KH cấp huyện trong hệ thống KH ở Việt Nam 3
1.1.1 Khái niệm về KH cấp huyện 3
1.1.2 Các cấp KH ở Việt Nam 4
1.1.3 Vị trí, vai trò và các bộ phận cấu thành hệ thống KHPT KTXH cấp huyện 5
1.1.4 Sự cần thiết phải tăng cường sự tham gia trong lập KHPT KTXH cấp huyện 9
1.2 Kết cấu nội dung, quy trình lập KHPT KTXH và sự tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH cấp huyện 18
1.2.1 Quy trình lập KHPT KTXH cấp huyện tỉnh Nghệ An 18
1.2.2 Sự tham gia của các bên trong quy trình lập KHPT KTXH cấp huyện 20
1.2.3 Nội dung lập KHPT KTXH 23
1.2.4 Sự tham gia của các bên trong hình thành nội dung bản KH 25
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia trong lập KHPT KTXH huyện 27
1.3.1 Thể chế lập KHPT KTXH của Bộ KH&ĐT và bộ ngành 27
1.3.2 Thể chế tổ chức công tác quản lý và KH cấp huyện 29
1.3.3 Tư duy và năng lực của các bên tham gia 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT
Trang 42.1.2 Nội dung bản kế hoạch huyện Anh sơn (Kế hoạch hàng năm) 33
2.1.3 Các bên tham gia trong lập KHPT KTXH huyện Anh sơn hiện nay 34
2.2 Thực trạng tham gia của các bên trong quy trình lập kế hoạch huyện Anh sơn .37 2.2.1 Phân tích sự tham gia các bên trong lập KHPT KTXH huyện 37
2.2.2 Đánh giá sự tham gia của các bên trong quy trình lập KHPT KTXH huyện Anh Sơn 58
CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH Ở HUYỆN ANH SƠN 69
3.1 Định hướng và nội dung tăng cường sự tham gia lập KHPT KTXH 69
3.1.1 Quan điểm tăng cường sự tham gia trong lập KH huyện Anh Sơn 70
3.1.2 Định hướng tăng cường sự tham gia trong lập KH huyện Anh Sơn 70
3.1.3 Nội dung tăng cường sự tham gia của các bên theo giai đoạn 71
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham gia lập KHPT KTXH 83
3.2.1 Thể chế hóa sự tham gia của các bên trong quy trình lập KH có sự tham gia 83
3.2.2 Nâng cao năng lực các bên tham gia trong lập KHPT KTXH 84
3.2.3 Củng cố và tổ chức lại phòng TC-KH 89
3.2.4 Tổ chức bộ phận KH đối với các phòng ban chuyên môn 90
3.2.5 Tăng cường sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, các nhà cung ứng trên địa bàn 91
3.2.6 Hoàn thiện công tác thống kê của huyện 91
Trang 6KHPT Kế hoạch phát triển
KTXH Kinh tế xã hội
TC-KH Tài chính kế hoạch
XDCB Xây dựng cơ bản
UBND Ủy ban nhân dân
VH-XH-MT Văn hóa, xã hội, môi trường
Trang 7Sơ đồ 2: Quy trình lập KHPT KTXH tỉnh Nghệ An 20
Sơ đồ 3: Các bên tham gia trong lập KHPT KTXH cấp huyện 35
Sơ đồ 4: Tổ chức bộ phận phụ trách KH trong phòng TC-KH 91
Biểu 1: Kế hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2013 42
Biểu 2: Đề cương nội dung bản KH phát triển ngành, lĩnh vực 47
Biểu 3: Nội dung cơ bản của KHPT KTXH huyện 54
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Kế hoạch là công cụ điều hành, quản lý của nhà nước, Ngày nay, trước xu thếhội nhập và sự biến động của cơ chế thị trường thì vai tṛò Nhà nước càng thể hiện quantrọng trong việc điều tiết vĩ mô và định hướng phát triển cho nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xă hội chủ nghĩa bởi vậy công tác lập kế hoạch càng có vai trò quan trọng
Khác với lập kế hoạch theo phương pháp truyền thống là quá trình phân chianguồn lực và tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên giao, kế hoạch địa phương là triển khaimột phần của kế hoạch cấp trên thì lập kế hoạch theo hướng đổi mới hiện nay chủ độngthiết lập các mối quan hệ để hướng tới tương lai, xác định mục tiêu và tìm kiếm giảipháp phát triển KTXH cho chính ngành, địa phương Vì thế cho nên theo hướng đổimới hiện nay rất cần có sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch phát triển KTXH
Công tác lập kế hoạch cấp huyện hiện nay còn tồn tại những hạn chế do yếu vàthiếu sự tham gia giữa các cấp, các phòng và người dân vào công tác lập kế hoạch Vìvậy tăng cường sự tham gia trong lập kế hoạch phát triển KT-XH sẽ giúp địa phương
có công cụ điều hành, quản lý đời sống KT-XH trên địa bàn hiệu quả hơn
Anh Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Nghệ An, công tác lập kế hoạch pháttriển KTXH của huyện hiện nay vẫn đang sử dụng phương pháp truyền thống vì thếnên bộc lộ rất nhiều hạn chế như bản kế hoạch được hình thành mà không phản ánhđúng thực tế của địa phương và thiếu sự đồng thuận của các bên trong quá trình thựchiện Bởi thế cho nên đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển KTXH của huyện AnhSơn là một yêu cầu tất yếu để giúp địa phương có công cụ điều hành, quản lý đời sốngKT-XH trên địa bàn hiệu quả hơn
Với lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Tăng cường sự tham gia trong lập kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội ở huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ an” làm luận văn tốt nghiệp.
Trang 102 Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống những vấn đề cơ bản về kế hoạch, quy trình lập kế hoạch phát triển
KT – XH cấp huyện và các bên tham gia trong lập kế hoạch cấp huyện
- Phân tích, đánh giá thực trạng sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội tại huyện Anh Sơn
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường sự tham gia trong lập kế hoạch phát triển KT – XH tại huyện Anh Sơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các bên liên quan trong lập kế hoạch phát triển KTXH của huyện
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Sự tham gia của các bên trong quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH của huyện Anh Sơn
Phạm vi thời gian: Kế hoạch phát triển KT – XH hàng năm
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chung được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính, ngoài
ra còn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để phân tích, đánh giá
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu trong 3 chương:
Chương I: Khung lý thuyết nghiên cứu tăng cường sự tham gia trong lập kế hoạch phát triển KTXH
Chương II: Thực trạng sự tham gia trong lập kế hoạch phát triển KTXH ở huyệnAnh Sơn
Chương III: Tăng cường sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch phát triển KTXH ở huyện Anh Sơn
Trang 11CHƯƠNG I: KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH
1.1 KH cấp huyện trong hệ thống KH ở Việt Nam
1.1.1 Khái niệm về KH cấp huyện
Kế hoạch phát triển KTXH cấp huyện là công cụ quản lý kinh tế của nhà nước theo mục tiêu, nó thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển KTXH phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định của một địa phương và những giải pháp chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả cao nhất
1.1.2 Các cấp KH ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay KH được phân thành 2 cấp chủ yếu đó là:
(1) KH cấp Trung ương
(2) KH cấp địa phương
1.1.3 Vị trí, vai trò và các bộ phận cấu thành hệ thống KHPT KTXH cấp huyện
1.1.3.1 Vị trí, vai trò của KHPT KTXH cấp huyện
Vị trí của KH cấp huyện:
- Thứ nhất: Là cấp triển khai, cụ thể hóa KH cấp tỉnh
- Thứ hai: Là một cấp KH độc lập, KH cấp huyện thực hiện điều tiết các hoạtđộng kinh tế-xã hội của huyện
Vai trò của KH cấp huyện:
- Là công cụ định hướng phát triển KTXH huyện:
- Là một cấp KH độc lập, KH cấp huyện điều tiết, phối hợp ổn định kinh tế xã hội của huyện:
- Là công cụ kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình, hoạt động KTXH trên địabàn huyện
1.1.3.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống KHPT cấp huyện
(1) KHPT KTXH huyện: Là công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế củahuyện Bản KHPT KTXH huyện do phòng TCKH huyện lập
Trang 12(2) KHPT ngành: Bản KH do các phòng ban chuyên môn lập nên dựa trên định hướng của ngành dọc cấp trên.
1.1.3.3 Bộ máy lập KHPT KTXH cấp huyện
1.1.4 Sự cần thiết phải tăng cường sự tham gia trong lập KHPT KTXH cấp huyện
1.1.4.1 Hạn chế của công tác lập KHPT KTXH cấp huyện
- Nhận thức về việc lập KH cũng như vai trò, vị trí của KH chưa được coi trọng
- Vẫn chưa có được sự chủ động trong công tác lập KH
- Nội dung bản KH còn dàn trải
- Chất lượng bản KH chưa cao
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
PHÒNG TÀI CHÍNH –
KẾ HOẠCH HUYỆN
CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN
Phê duyệt kế hoạch
Chịu trách nhiệm về bản
kế hoạch
Tham mưu và tổng hợp KHPT KTXH
Trang 13- Chưa có sự tham gia nhiều của cộng đồng
- Các chỉ tiêu phản ánh chưa đầy đủ
- Hoạt động giám sát và đánh giá thực hiện còn nhiều yếu kém
- Công tác lập KH còn mang đặc điểm của cơ chế xin cho
- Công tác dự báo còn nhiều hạn chế
1.1.4.2 Yêu cầu trong đổi mới công tác lập KH
- KH xây dựng phải có căn cứ vững chắc
- KH xây dựng phải mang tính khoa học, thuyết phục cao
- KH phải mang tính khả thi
- Quá trình thực hiện KH phải được kịp thời điều chỉnh theo biến động của thực tế
- Lập KH phải có sự lồng ghép chiến lược phát triển toàn diện về tăng trưởng vàgiảm nghèo
1.1.4.3 Sự cần thiết phải tăng cường sự tham gia của các bên liên quan
- Sự tham gia của các bên nhằm nâng cao chất lượng bản KHPT KTXH
- Sự tham gia của các bên là yêu cầu trong đổi mới của công tác lập KH
1.2 Kết cấu nội dung, quy trình lập KHPT KTXH và sự tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH cấp huyện
1.2.1 Quy trình lập KHPT KTXH cấp huyện tỉnh Nghệ An
- Giai đoạn chuẩn bị: Thu thập thông tin từ Sở KHĐT, Sở tài chính và các Sởchuyên ngành, các phòng ban, đoàn thể và các đơn vị kinh tế trên địa bàn huyện để dựthảo KHPT KTXH huyện, bảo vệ bản dự thảo KH trước UBND tỉnh
- Giai đoạn xây dựng KHPT KTXH: UBND các xã triển khai xây dựng dự thảoKHPT KTXH xã và các phòng ban chuyên môn xây dựng dự thảo KH phát triểnngành Từ KH các xã và KH ngành của các phòng ban chuyên môn phòng TCKH sẽtổng hợp, cập nhật, chỉnh sửa và hoàn thiện bản KH
- Giai đoạn trình phê duyệt KHPT KTXH: Sau khi hoàn thiện bản KHPT KTXH
sẽ được trình lên tỉnh để UBND tỉnh phê duyệt chính thức
Trang 141.2.2 Sự tham gia của các bên trong quy trình lập KHPT KTXH cấp huyện
(1) Trong giai đoạn chuẩn bị lập KH
(2) Trong giai đoạn xây dựng KH
(3) Trong giai đoạn phê duyệt KH
1.2.3 Nội dung lập KHPT KTXH
Phần I: Đánh giá tình hình thực hiện KH năm gốc
Phần II: Dự báo tình hình kinh tế xã hội năm KH
Phần III: Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện KHPT KTXH huyện năm KH
Phần IV: Kế hoạch theo dõi đánh giá
1.2.4 Sự tham gia của các bên trong hình thành nội dung bản KH
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia trong lập KHPT KTXH huyện
1.3.1 Thể chế lập KHPT KTXH của Bộ KH&ĐT và bộ ngành
1.3.2 Thể chế tổ chức quản lý và KH cấp huyện
1.3.3 Tư duy và năng lực các bên tham gia
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH Ở HUYỆN ANH SƠN
2.1 Tổng quan về công tác KH ở huyện Anh sơn
2.1.1 Giới thiệu chung về huyện Anh sơn:
- Vị trí địa lý
- Tình hình kinh tế xã hội
2.1.2 Nội dung bản KH hàng năm huyện Anh sơn
Việc xây dựng KH hàng năm tại huyện Anh Sơn đã được chú trọng và quantâm, Bản KH lập ra thể hiện đầy đủ vai trò của một bản KH hàng năm đó là: Thứ nhất,
nó thể hiện là công cụ thực hiện, triển khai của KH 5 năm, nó phân đoạn KH 5 nămthành từng bước để thực hiện Thứ hai nó thể hiện là công cụ điều chỉnh KH 5 năm có
Trang 15tính đến đặc điểm của từng năm và cuối cùng là đảm bảo tính linh hoạt nhạy bén cho
KH 5 năm
Phần I: Đánh giá tình hình thực hiện năm trước
- Những khó khăn, thuận lợi
- Tình hình KHXH 6 tháng đầu năm và khả năng thực hiện cả năm
- Hạn chế và nguyên nhân tồn tại
Phần II: Xây dựng KHPT KTXH của huyện cho năm KH
Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu cho KH năm tiếp theo
Phần III: Giải pháp thực hiện KH cho năm tới
Đưa ra các giải pháp cụ thể và cần thiết nhằm hướng dẫn thực hiện để đạt mục tiêu
2.1.3 Các bên tham gia trong lập KHPT KTXH huyện Anh sơn hiện nay
(1) Sở KHĐT tỉnh Nghệ An
Sở KHĐT tỉnh tham mưu cho UBND huyện trong việc hướng dẫn nội dung,mẫu biểu trong quá trình lập KHPT KTXH huyện, cung cấp các thông tin KH địnhhướng ngành theo ngành dọc cho phòng TCKH huyện phục vụ cho công tác xây dựng
KH hàng năm
(2) Các sở ngành liên quan
Cung cấp thông tin về các chương trình dự án triển khai thực hiện KH ngànhtrong lĩnh vực do mình phụ trách cho sở KHĐT và phòng ban chuyên môn thuộc lĩnhvực mình quản lý ở cấp huyện
(3) Cơ quan lãnh đạo cấp huyện
Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND phụ trách kinh tế, Phó chủ tịch UBND phụ trách văn hóa – xã hội sẽ tham gia chỉ đạo chính trong công tác lập KH cấp huyện
(4) Phòng TCKH huyện
Phòng TCKH là cơ quan lập KHPT KTXH của huyện; Đơn vị tham mưu chínhtrong các hội nghị triển khai lập KHPT KTXH hàng năm; Chịu trách nhiệm tổng hợp
Trang 16KHPT KTXH của UBND các xã, KH ngành của các phòng ban chuyên môn để hìnhthành nên bản KHPT KTXH của huyện một cách đầy đủ nhất.
(5) Các phòng ban chuyên môn
Cung cấp các thông tin, KH định hướng của ngành mình cho phòng TCKH tổnghợp phục vụ công tác lập KHPT KTXH của huyện Triển khai thực hiện KH khi đượcgiao KH chính thức vào cuối năm
(6 )UBND các xã
Cung cấp thông tin, số liệu và KHPT KTXH của xã theo sự hướng dẫn củaphòng TCKH huyện, tham gia vào các hội nghị do UBND huyện tổ chức về lập KHPTKTXH của huyện hàng năm
(7) Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các nhà cung ứng
Cung cấp các thông tin về đặc điểm, quy mô, loại hình đầu tư, xu thế phát triểncủa khu vực tư nhân; Đưa ra ý kiến về các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường cho cácnhà lập KH; Đóng góp ý kiến, đề xuất các chính sách, giải pháp để thực hiện mục tiêu
KH và thứ tự ưu tiên của các giải pháp
2.2 Thực trạng tham gia của các bên trong quy trình lập KH huyện Anh sơn
2.2.1 Phân tích sự tham gia các bên trong lập KHPT KTXH huyện
- Giai đoạn chuẩn bị
Đối với các phòng ban chuyên môn cấp huyện: Thu thập thông tin từ các tiểungành, đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện KH năm hiện tại (qua 6 tháng đầu năm), xácđịnh một số định hướng phát triển ngành làm cơ sở để tham gia các hội nghị lập KHcũng như làm cơ sở để lập dự thảo KH phát triển ngành, đồng thời cung cấp thông tinban đầu cho phòng TCKH xây dựng khung KH định hướng huyện;
Đối với phòng TCKH: Dưới sự giúp đỡ của tổ công tác sẽ soạn thảo khung KHđịnh hướng KHPT KTXH huyện; Thực hiện việc lồng ghép KH xã với KH ngành vàxây dựng dự thảo KHPT KTXH
Trang 17Đối với các xã: Lập dự thảo KHPT KTXH của xã mình và nộp cho phòngTCKH huyện để tổng hợp.
Đối với các đoàn thể: Cung cấp các thông tin liên quan đến phòng TCKH đểtổng hợp
- Giai đoạn xây dựng kế hoạch
UBND huyện: Ban hành chỉ thị triển khai công tác lập KHPT KTXH yêu cầucác phòng ban chuyên môn, UBND các xã xây dựng KHPT của đơn bị mình và giaophòng TCKH hướng dẫn chi tiết các nội dung và các biểu mẫu lập KH
Phòng TCKH: Gửi các biểu mẫu, văn bản hướng dẫn công tác lập KHPT KTXH
và khung KHPT KTXH định hướng của huyện cho các phòng ban chuyên môn vàUBND các xã của huyện
Các phòng ban chuyên môn, phòng TCKH xây dựng KHPT của ngành mìnhdựa trên hướng dẫn của các Sở phụ trách theo ngành dọc và khung KH định hướng củahuyện
UBND các xã xây dựng KHPT KTXH của đơn vị mình và gửi về phòng TCKH
để tổng hợp
Các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, các nhà cung ứng trên địa bàn sẽ cungcấp các thông tin và đóng góp ý kiến về các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường trongnăm tiếp theo
- Giai đoạn phê duyệt KH
UBND huyện triệu tập hội nghị xây dựng KHPT KTXH huyện Thành phầntham dự cuộc họp gồm có lãnh đạo UBND huyện, các phòng ban chuyên môn, các tổchức chính trị, xã hội của huyện và lãnh đạo UBND các xã Trong hội nghị này, các đạibiểu tham gia sẽ trực tiếp thảo luận và cho ý kiến về các nội dung của bản KH đảm bảosau khi dự thảo bản KH sẽ thể hiện được sự thống nhất chung
Phòng TCKH tiến hành chỉnh sửa nội dung bản KH theo các ý kiến thống nhất
đã được hội nghị thông qua, hình thành nên bản dự thảo KHPT KTXH của huyện
Trang 182.2.2 Đánh giá sự tham gia của các bên trong quy trình lập KHPT KTXH
huyện Anh sơn
2.2.2.1 Những mặt được
Đối với phòng TCKH: Đã có sự phân công cán bộ làm công tác lập KH, các cán
bộ phụ trách mảng KH của phòng cũng đã cố gắng và hoàn thành việc làm số liệu, tổnghợp số liệu báo cáo đúng thời gian quy định đối với bản dự thảo và bản chính thức KHlên lãnh đạo của huyện và trình lên cấp trên để phê duyệt Mẫu biểu phục vụ cho việclàm KH gửi cho các phòng ban chuyên môn và các bên liên quan cũng được phòngtham mưu, bổ sung và hoàn thiện thêm các chỉ tiêu về văn hóa, xã hội, môi trường vàgửi cho các bộ phận liên quan kịp thời
Đối với các phòng ban chuyên môn: Trong nội bộ các phòng ban chuyên môncủa huyện cũng đã có sự phân công về công tác làm KH, các số liệu liên quan đến côngviệc chuyên môn của phòng được tổng hợp đầy đủ theo đúng mẫu và nộp về phòngTCKH đúng thời gian quy định
Đối với UBND xã: Công tác làm KH đã được UBND các xã quan tâm hơn, bản
KH do các xã lập nên càng ngày càng hoàn thiện Lãnh đạo xã đã hiểu được nghĩa vụ
và tầm quan trọng của việc làm KH đối với sự phát triển của xã
Đối với các tổ chức chính trị xã hội, các nhà cung ứng: Đã có sự tham gia vàocông tác lập KH của huyện
2.2.2.2 Những hạn chế
-Trong khâu chuẩn bị lập KH: Chưa có sự tham gia của các bên liên quan trong
quá trình thu thập, xử lý thông tin để xây dựng KHPT KTXH định hướng củahuyện.Biểu mẫu do phòng TCKH gửi cho các bộ phận liên quan chưa đảm bảo yêucầu; Số liệu các bên liên quan cung cấp lên phòng TCKH tổng hợp còn sơ sài, khôngchính xác, không đúng với tình hình thực tế địa phương
- Trong khâu lập KH: Chưa có sự đảm bảo kết hợp giữa KH ngành và KH theo
lãnh thổ Phòng TCKH chưa hoàn thành tốt việc tổng hợp thông tin, các phòng banchuyên môn còn mang tính đối phó trong công tác lập KH, các phòng chỉ mới hoàn
Trang 19thành việc cung cấp số liệu chứ chưa làm công tác phân tích số liệu, KH các xã làm rakhông phản ánh đúng nhu cầu thực tế, các đơn vị liên quan chỉ mới cung cấp thông tin,
số liệu dưới dạng đơn thuần
- Trong khâu thẩm định và phê duyệt: Chỉ tiêu giao cho các đơn vị chưa sát với
thực tế; Các xã chưa áp dụng việc đổi mới nội dung, phương pháp xây dựng KH; Các
tổ chức CT-XH và người dân không có cơ hội tham gia ý kiến vào việc xây dựngKHPT KTXH
2.2.2.3 Nguyên nhân của hạn chế:
- Cơ cấu tổ chức bộ phận làm KH tại các phòng ban chưa hợp lý;
- Đội ngũ cán bộ làm công tác KH ở cả cấp huyện lẫn cấp xã đều còn thiếu vàyếu chuyên môn, thiếu các kỹ năng phân tích và tổng hợp số liệu;
- Nhận thức về việc lập KH cũng như vai trò, vị trí của KH chưa được coi trọng,công tác lập KHPT KTXH chỉ mới đổi mới về mặt hình thức chứ chưa đổi mới về mặtnội dung vì thế vẫn chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới của công tác lập KH hiện nay;
- Chưa thấy được sự cần thiết phải có sự tham gia của các bên liên quan, bộ máy
KH của huyện vẫn còn cách làm việc và lối tư duy KH theo nếp cũ;
- Thời gian xây dựng KH của huyện là hơi gấp;
- Số liệu thống kê giữa các phòng ban chuyên môn và phòng thống kê vẫn chưa
có sự thống nhất;
- Năng lực tham gia của các tổ chức chính trị xã hội còn hạn chế
2.2.2.4 Hậu quả của hạn chế
- Việc xây dựng KH huyện sẽ mang tính thụ động, chủ yếu dựa vào các quy định và hướng dẫn của cấp trên dẫn đến bản KH lập ra sẽ mang tính chủ quan, không phát huy được tầm quan trọng của một bản KH
- Chất lượng bản KH không cao, các nội dung còn theo khuôn mẫu máy mócchưa giải quyết được các vấn đề được nêu ra
- Công tác theo dõi, đánh giá không được chú trọng, không có sự chỉ đạo kịpthời khi có những biến động xảy ra
Trang 20CHƯƠNG III: TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN TRONG LẬP
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH Ở HUYỆN ANH SƠN
3.1 Định hướng và nội dung tăng cường sự tham gia lập KHPT KTXH
3.1.1 Quan điểm tăng cường sự tham gia trong lập KH huyện Anh sơn
Có sự tham gia của tất cả các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, các banngành, đoàn thể chính trị xã hội, các chương trình, dự án và các doanh nghiệp đóngtrên địa bàn huyện trong quá trình xây dựng KHPT KTXH hàng năm
Đảm bảo bản KHPT KTXH là sự tổng hợp, đóng góp của tất cả các bên liên quan Phát huy tối đa sức mạnh của mọi nguồn lực tại địa phương cả về nguồn lực tựnhiên và nguồn lực con người để thực hiện được các mục tiêu
Bản KHPT KTXH của huyện phải có sự lồng ghép chiến lược phát triển toàndiện về tăng trưởng và giảm nghèo
3.1.2 Định hướng tăng cường sự tham gia trong lập KH huyện Anh sơn
- Bản KHPT KTXH được xây dựng phải đảm bảo có tính chiến lược, tính khảthi, sát với điều kiện thực tế địa phương và phù hợp với KHPT KTXH chung của tinhnói riêng và của cả nước nói chung
- Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong suốt quy trình xây dựng KH
- Tăng cường vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của các lãnh đạo trong bộ máy lập KHhuyện
- Tăng cường sự phối hợp giữa phòng TCKH huyện với các phòng ban chuyênmôn và các xã
- Tăng cường hơn nữa sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội vàcác nhà cung ứng trên địa bàn huyện trong quy trình lập KH
3.1.3 Nội dung tăng cường:
3.1.3.1 Tăng cường thêm các bên tham gia trong lập KHPT KTXH huyện Anh Sơn 3.1.3.2 Tăng cường sự tham gia của các bên trong từng bước của quy trình lập KHPT KTXH
Trang 213.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham gia lập KHPT KTXH
3.2.1 Thể chế hóa sự tham gia của các bên trong quy trình lập KH có sự tham gia
- Xây dựng quy trình xây dựng KHPT KTXH cấp tỉnh, huyện, xã theo hướngtăng cường sự tham gia của các bên liên quan
- Tổ chức triển khai thực hiện thí điểm ở một vài huyện rút ra những kinhnghiệm và tìm ra những điểm còn chưa hợp lý trong quá trình thực hiện KH để điềuchỉnh kịp thời, xây dựng thành quy trình chính thức để triển khai áp dụng đồng bộtrong toàn tỉnh
- UBND huyện cần hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức tham gia trong việc xâydựng KHPT KTXH hàng năm theo phương pháp mới
- Việc thể chế hóa quy trình lập KH cấp huyện cần được thực hiện đồng thời vớithể chế hóa quy trình lập KH cấp tỉnh, cấp xã để đạt được kết quả cao nhất
- Cần ban hành các chính sách áp dụng để nâng cao chất lượng công tác thống kê; Tổ chức các cuộc điều tra để thu thập thông tin các vùng, các địa phương, nguyện vọng của người dân
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các luật kinh tế phù hợp và hiệu quả hơn đối với công tác lập KH
- Cấp Trung ương cần tăng cường hơn nữa sự phân cấp, phân quyền cho các cấpđịa phương để tăng tính chủ động, sáng tạo cho cấp địa phương
3.2.2 Nâng cao năng lực các bên tham gia trong lập KHPT KTXH
- Đổi mới tư duy cán bộ lãnh đạo huyện về đổi mới công tác lập KH
- Nâng cao năng lực trình độ của các cán bộ làm công tác KH
- Trách nhiệm với công việc của các bên liên quan:
3.2.3 Củng cố và tổ chức lại phòng TCKH huyện
Trang 22Cần bố trí thêm cán bộ làm công tác KH cho phòng TCKH, ngoài ra cần tạođiều kiện để các cán bộ làm công tác KH này có cơ hội tham gia các lớp đào tạo đểnâng cao trình độ chuyên môn về làm KH.
3.2.4 Tổ chức bộ phận KH đối với các phòng ban chuyên môn
Trong nội bộ phòng cần có sự bố trí hợp lý cơ cấu tổ chức của phòng, cần cómột bộ phận làm KH trong phòng Tạo điều kiện để cán bộ làm KH có cơ hội nâng caotrình độ, chuyên môn
3.2.5 Tăng cường sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, các nhà cung ứng trên địa bàn
3.2.6 Hoàn thiện công tác thống kê của huyện
(1) Đánh giá lại hệ thống báo cáo và thông tin hiện hành, rút ra những điểmmạnh và điểm yếu;
(2) thống nhất các biểu mẫu các loại báo cáo, quy định kỳ báo cáo;
(3) Xác định hệ thống tổ chức thu thập và xử lý thông tin phù hợp;
(4) Nhanh chóng đưa vào những áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ để
xử lý thông tin
Trang 23KẾT LUẬN
Những nội dung cụ thể của luận văn:
Thứ nhất, Trình bày khung lý thuyết nghiên cứu sự tham gia trong lập KHPT KTXH, cũng như sự cần thiết và ảnh hưởng của sự tham gia của các bên trong quá trình lập KHPT KTXH của huyện.
Thứ hai, phân tích thực trạng sự tham gia của các bên liên quan trong lập KHPT KTXH ở huyện Anh Sơn, từ đó chỉ ra những mặt làm được và những mặt còn chưa làm được để đưa ra các kiến nghị, giải pháp khắc phục.
Thứ ba, Qua thực trạng đã phân tích, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan đến công tác lập KHPT KTXH để quá trình lập KHPT KTXH của huyện ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu đổi mới của công tác lập KH nói riêng và nhu cầu phát triển của đất nước nói chung.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Ngô Thắng Lợi, giáo viên hướng dẫn tôitrong suốt quá trình làm luận văn và xin cảm ơn các cán bộ, chuyên viên phòng Tàichính – Kế hoạch huyện Anh Sơn đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành bài luận văn này
Do còn hạn chế về trình độ và kiến thức, bài luận văn không thể tránh khỏinhững sai sót và khiếm khuyết Tôi mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáokhoa Kế hoạch và Phát triển để bài viết được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 25PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kế hoạch là công cụ điều hành, quản lý của nhà nước Ngày nay, trước xu thếhội nhập và sự biến động của cơ chế thị trường thì vai tṛò Nhà nước càng thể hiện quantrọng trong việc điều tiết vĩ mô và định hướng phát triển cho nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xă hội chủ nghĩa bởi vậy công tác lập kế hoạch càng có vai trò quan trọng
Khác với lập kế hoạch theo phương pháp truyền thống là quá trình phân chianguồn lực và tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên giao, kế hoạch địa phương là triển khaimột phần của kế hoạch cấp trên thì lập kế hoạch theo hướng đổi mới hiện nay chủ độngthiết lập các mối quan hệ để hướng tới tương lai, xác định mục tiêu và tìm kiếm giảipháp phát triển KTXH cho chính ngành, địa phương Kế hoạch địa phương xây dựng là
kế hoạch của ngành, địa phương, xây dựng cho chính họ, do ngành, địa phương tựquyết định trên cơ sở không phá vỡ khung định hướng của cấp trên Vì thế cho nêntheo hướng đổi mới hiện nay rất cần có sự tham gia của các bên trong lập kế hoạchphát triển KTXH
Công tác lập kế hoạch cấp huyện hiện nay còn tồn tại những hạn chế do yếu vàthiếu sự tham gia giữa các cấp, các phòng và người dân vào công tác lập kế hoạch Vìvậy tăng cường sự tham gia trong lập kế hoạch phát triển KT-XH sẽ giúp địa phương
có công cụ điều hành, quản lý đời sống KT-XH trên địa bàn hiệu quả hơn
Anh Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Nghệ An, công tác lập kế hoạch pháttriển KTXH của huyện hiện nay vẫn đang sử dụng phương pháp truyền thống vì thếnên bộc lộ rất nhiều hạn chế như bản kế hoạch được hình thành mà không phản ánhđúng thực tế của địa phương và thiếu sự đồng thuận của các bên trong quá trình thựchiện Bởi thế cho nên đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển KTXH của huyện AnhSơn là một yêu cầu tất yếu để giúp địa phương có công cụ điều hành, quản lý đời sốngKT-XH trên địa bàn hiệu quả hơn
Trang 26Với lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Tăng cường sự tham gia trong lập kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội ở huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ an” làm luận văn tốt nghiệp.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống những vấn đề cơ bản về kế hoạch, quy trình lập kế hoạch phát triển
KT – XH cấp huyện và các bên tham gia trong lập kế hoạch cấp huyện
- Phân tích, đánh giá thực trạng sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch pháttriển Kinh tế - Xã hội tại huyện Anh Sơn
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường sự tham gia trong lập kếhoạch phát triển KT – XH tại huyện Anh Sơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các bên liên quan trong lập kế hoạch phát triển KTXHcủa huyện
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Sự tham gia của các bên trong quy trình lập kế hoạch pháttriển KT-XH của huyện Anh Sơn
Phạm vi thời gian: Kế hoạch phát triển KT – XH hàng năm
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính, ngoài
ra còn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để phân tích, đánh giá
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chínhcủa luận văn được kết cấu trong 3 chương:
Chương I: Khung lý thuyết nghiên cứu tăng cường sự tham gia trong lập kếhoạch phát triển KTXH
Chương II: Thực trạng sự tham gia trong lập kế hoạch phát triển KTXH ở huyệnAnh Sơn
Chương III: Tăng cường sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch phát triểnKTXH ở huyện Anh Sơn
Trang 27CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU TĂNG CƯỜNG
SỰ THAM GIA TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH
1.1 KH cấp huyện trong hệ thống KH ở Việt Nam
1.1.1 Khái niệm về KH cấp huyện
Kế hoạch là sự thể hiện mục đích, kết quả cũng như cách thức, giải pháp thựchiện cho một hoạt động tương lai Kế hoạch dự đón những gì sẽ xảy ra trong tương lai
và thực hiện các công việc cần làm để đạt được kết quả đã định Nó thể hiện ý đồ củachủ thể về tương lai của đối tượng quản lý
Kế hoạch phát triển KTXH cấp huyện là công cụ quản lý kinh tế của nhà nướctheo mục tiêu, nó thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển KTXH phải đạtđược trong một khoảng thời gian nhất định của một địa phương và những giải phápchính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả cao nhất
KHPT KTXH cấp huyện có các chức năng sau:
Điều tiết, phối hợp ổn định kinh tế vĩ mô ở địa phương
Hoạch định kế hoạch chung tổng thể, đưa ra và thực thi các chính sách cần thiết,đảm bảo các cân đối kinh tế nhằm sử dụng tổng hợp các nguồn lực, phát huy hiệu quảtổng thể KTXH, thúc đẩy tăng trưởng nhanh theo phương thức thống nhất, đảm bảotính chất xã hội của các hoạt động kinh tế địa phương
Đảm bảo môi trường kinh tế ổn định và cân đối, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở
hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, bảo vệ môi trường, tạo tiền đề và hành lang pháp lýcho sự phát triển kinh tế lành mạnh ở địa phương
Đảm bảo sự công bằng xã hội giữa các vùng, các tầng lớp dân cư bằng kế hoạch
sử dụng ngân sách và các chính sách điều tiết
Điều tiết nền kinh tế phù hợp với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng tăng
Định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội
Trang 28KH phải thể hiện được những định hướng phát triển chung của toàn bộ nền kinh
tế địa phương Hệ thống chính sách, ngân sách đi kèm phải đảm bảo sự nhất quán vớiđịnh hướng chung đó, đồng thời tạo những đòn bẩy cần thiết để khuyến khích và tạođiều kiện hỗ trợ các thành phần kinh tế cùng vận động theo định hướng chung
Chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bằng các chỉ tiêu pháp lệnh sang giámsát và quản lý các chỉ tiêu chủ yếu ở tầm vĩ mô, và các chỉ tiêu này chỉ mang tính địnhhướng, không cứng nhắc và áp đặt Vì thế, để các thành phần kinh tế khác trong kinh tếđịa phương đồng thuận theo định hướng chung, thu hút sự tham gia của họ ngay từ khixây dựng kế hoạch là một yêu cầu mang tính nguyên tắc
Kiểm tra, theo dõi hoạt động Kinh tế - Xã hội
Công tác KHH không chỉ dừng lại ở việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, màcòn phải kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó đánh giá rút ra bài họckinh nghiệm để hoàn thiện quy trình KH tiếp theo
Chính phủ sử dụng các cơ quan chức năng tiến hành theo dõi, kiểm tra thườngxuyên tình hình thực hiện tiến độ kế hoạch, kịp thời điều chỉnh khi có những yếu tốmới xuất hiện, đồng thời xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá hiệu quả và hiệu lực để
đo lường mức độ đạt được đầu ra, kết quả và tác động của kế hoạch
Trang 29Đối với KH địa phương: Ở cấp tỉnh, đứng đầu UBND là chủ tịch tỉnh chịu tráchnhiệm về các văn bản mang tính KH của địa phương mình quản lý Sở KHĐT có chứcnăng tham mưu cho UBND tỉnh về định hướng phát triển KTXH của địa phương Bêncạnh sở KHĐT, các sở ban ngành chuyên môn ở tỉnh như cùng với chức năng của mình
sẽ định hướng quy hoạch, KHPT cho ngành mình, các huyện thuộc tỉnh sẽ định hướngquy hoạch, KHPT cho địa phương mình quản lý Về nguồn thông tin để lập KHPTKTXH thì KHPT KTXH cấp tỉnh được tổng hợp từ hai nguồn chính Nguồn chủ yếu là
từ các ngành với đầu mối là các sở quản lý ngành tổng hợp theo tiến độ thực hiện cácchương trình hoạt động của tỉnh được giao cho Sở chủ trì, nguồn thứ hai được tổng hợp
từ KHPT KTXH của huyện, nguồn này chủ yếu để lấy các thông tin về KH định hướng
và các đề xuất, kiến nghị của huyện đối với tỉnh Trong quá trình xây dựng KHPTKTXH của tỉnh, sở KHĐT là cơ quan tham mưu chính chịu trách nhiệm trong việc tổchức xây dựng, tổng hợp theo tuyến dọc (các KH huyện) và tuyến ngang (KH các sởngành) để có bản KHPT KTXH của tỉnh Để làm được điều này thì sở KHĐT sẽ phốihợp chặt chẽ với các sở ban ngành, các cơ quan KH tuyến dưới và các đối tượng liênquan đến việc lập KHPT KTXH tỉnh
Tương tự đối với KH cấp huyện và cấp xã cũng được hình thành và tổ chứcnhưng với quy mô nhỏ hơn
1.1.3 Vị trí, vai trò và các bộ phận cấu thành hệ thống KHPT KTXH cấp huyện.
1.1.3.1 Vị trí, vai trò của KHPT KTXH cấp huyện
KH cấp huyện là một bộ phận cấu thành hệ thống KH cấp địa phương Theo cơchế phân cấp hiện nay, KH cấp huyện có vị trí như sau:
Thứ nhất: Là cấp triển khai, cụ thể hóa KH cấp tỉnh
KH cấp huyện được coi là một bộ phận cấu thành nên hệ thống KH các cấp KHcấp huyện được xây dựng và triển khai dựa trên định hướng KH quốc gia, KH tỉnh, KHngành và được áp dụng trong điều kiện phù hợp với thực tế của địa phương
Trang 30Nội dung KH cấp huyện phải phù hợp với KH chung của cả nước Bên cạnhnhiệm vụ xây dựng KHPT KTXH cho địa phương của mình, KH cấp huyện còn phải
hỗ trợ cho việc lập và điều hành KHPT KTXH của quốc gia bằng cách cung cấp thôngtin, dự báo và những kiến nghị cho việc xây dựng các chính sách kinh tế cho phù hợpvới điều kiện thực tế
Thứ hai: Là một cấp KH độc lập, KH cấp huyện thực hiện điều tiết các hoạtđộng kinh tế-xã hội của huyện
KH cấp huyện là công cụ để chính quyền địa phương thực hiện quản lý vĩ mônền KTXH của huyện Vai trò của KHPT KTXH cấp huyện được thể hiện như sau:
(1) Là công cụ định hướng phát triển KTXH huyện:
KH cấp huyện định hướng chung toàn bộ nền kinh tế địa phương Hệ chốngchính sách, ngân sách đi kèm phải đảm bảo sự nhất quán với định hướng chung đó,đồng thời tạo những đòn bẩy cần thiết để khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ cácthành phần kinh tế trên địa bàn cùng vận động theo định hướng chung
(2) Là một cấp KH độc lập, KH cấp huyện điều tiết, phối hợp ổn định kinh tế xãhội của huyện:
KH cấp huyện đưa ra và thực thi các chính sách cần thiết phải đảm bảo các cânđối kinh tế nhằm sử dụng tổng hợp các nguồn lực có sẵn của huyện, phát huy hiệu quảKTXH, thúc đẩy tăng trưởng theo phương thức thống nhất, đảm bảo tính chất xã hộicủa các hoạt động kinh tế
(3) Là công cụ kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình, hoạt động KTXH trênđịa bàn huyện
Cơ quan huyện thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiệntiến độ KH và việc tuân thủ các cơ chế, chính sách của các bộ phận trong thời kỳ thựchiện KH Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chính sách đã đề ra từ đó có giảipháp cho các bước đi tiếp theo để đạt được các mục tiêu, chính sách mà KH đã định và
Trang 31cũng là luận cứ quan trọng để định hướng cho việc xây dựng KH cho các năm tiếptheo.
1.1.3.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống KHPT cấp huyện
(1) KHPT KTXH huyện:
KHPT KTXH huyện là công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế của huyện,xác định một cách hệ thống những hoạt động nhằm phát triển KTXH của huyện theo nhữngmục tiêu, chỉ tiêu và các cơ chế chính sách sử dụng trong một thời kỳ nhất định
KHPT KTXH huyện được xây dựng phù hợp với điều kiện về tự nhiên, KTXHcủa huyện, phục vụ cho sự phát triển của huyện nói riêng và của cả nước nói chung
Bản KHPT KTXH huyện do phòng TCKH huyện lập
(2) KHPT ngành:
KHPT ngành là bản KH do các phòng ban chuyên môn lập nên dựa trên địnhhướng của ngành dọc cấp trên Bên cạnh việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước tạihuyện, các phòng ban chuyên môn còn thực hiện các nhiệm vụ, chính sách, chươngtrình, dự án theo sự chỉ đạo của ngành dọc cấp trên Tuy nhiên, những nhiệm vụ, chínhsách đó khi được thực hiện tại địa phương phải được bố trí phù hợp với điều kiện tựnhiên, KTXH thực tế của địa phương
1.1.3.3 Bộ máy lập KHPT KTXH cấp huyện
Trang 32Sơ đồ 1: Bộ máy lập kế hoạch cấp huyện
(1) Hội đồng nhân dân huyện (Đối với các huyện có HĐND): Là cơ quan phêduyệt KHPT KTXH của huyện và giao KH cho các phòng ban chuyên môn, UBNDcác xã vào kỳ họp HĐND
(2) Ủy ban nhân dân huyện: Đứng đầu là chủ tịch UBND huyện, là người chịutrách nhiệm chính đối với bản KHPT KTXH của huyện, chịu trách nhiệm về nội dungcủa bản KH trước Huyện ủy và UBND tỉnh
Chủ tịch huyện, Phó chủ tịch phụ trách mảng kinh tế và Phó chủ tịch phụ tráchmảng văn hóa – xã hội sẽ trực tiếp chỉ đạo điều hành trong quá trình triển khai lậpKHPT KTXH tại địa phương
(3) Phòng Tài chính – Kế hoạch: Là đơn vị tham mưu chính cho lãnh đạoUBND huyện trong việc triển khai và ban hành các văn bản hướng dẫn về nội dungcông tác lập KHPT KTXH tại địa phương cho các phòng ban liên quan và UBND các
xã Phòng TCKH cũng là đơn vị tổng hợp số liệu, nội dung của các đơn vị và lập nên
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Tham mưu KH ngành
CÁC TỔ CHỨC ĐOÀNTHỂ CHÍNH TRỊ - XÃHỘI, CÁC NHÀ CUNG
ỨNG
Tham gia đóng góp ý kiếnphản ánh nhu cầu năng lực
Trang 33các bản dự thảo KHPT KTXH của huyện, tổng hợp các ý kiến góp ý, chỉnh sửa và cậpnhật số liệu cho đến khi được UBND tỉnh giao các chỉ tiêu, số liệu KH chính thức thìtiến hành giao mục tiêu cho các đơn vị triển khai thực hiện.
(4) Các phòng ban chuyên môn: Bao gồm các phòng: Công thương, Nôngnghiệp, Tài nguyên môi trường, Lao động thương binh và xã hội, Văn hóa thông tin,Giáo dục và đào tạo, Y tế, Tư pháp, Thanh tra…Các đơn vị này đóng vai trò cung cấpcác số liệu, nội dung và KH định hướng ngành trên địa bàn huyện trong giai đoạn tiếptheo, đây là các nội dung quan trọng để lập thành bản KHPT KTXH huyện đầy đủ
(5) Các tổ chức chính trị - xã hội, các nhà cung ứng: Các đơn vị này cung cấpcác thông tin và đóng góp ý kiến, nhận xét về tình hình thực hiện KH của kỳ trước, tácđộng của việc thực hiện KH đối với sự phát triển KT-XH của địa phương, Tham giathảo luận, đưa ra ý kiến về các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường mà họ mong muốncũng như thứ tự ưu tiên của các mục tiêu đó; Đóng góp ý kiến, đề xuất các chính sách,giải pháp để thực hiện mục tiêu KH và thứ tự ưu tiên của các giải pháp trên cơ sở củaviệc đánh giá kỹ lưỡng nội lực cũng như các tác động từ bên ngoài
1.1.4 Sự cần thiết phải tăng cường sự tham gia trong lập KHPT KTXH cấp huyện
1.1.4.1 Hạn chế của công tác lập KHPT KTXH cấp huyện
Công tác kế hoạch hóa với tư cách là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốcdân Nó là yếu tố không thể thiếu được khi chính phủ thực hiện sự can thiệp của mìnhvào nền kinh tế thị trường đang ngày càng năng động
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ quá độ từ một nền kinh tế tập trung quanliêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên dù đã cónhững đổi mới quan trọng trong lập kế hoạch nhưng trong nội dung của bản kế cấphuyện nói riêng và bản kế hoạch các cấp nói chung còn nhiều tồn tại của kế hoạchtrong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây Bên cạnh những đổi mới đáng kề, côngtác lập KHPT KTXH cấp huyện còn tồn tại nhiều hạn chế:
Trang 34Thứ nhất, nhận thức về việc lập kế hoạch cũng như vai trò, vị trí của kế hoạchdường như chưa được cọi trọng Yêu cầu nhận thức đúng đắn về một vấn đề sẽ quyếtđịnh hiệu quả trong quá trình thực hiện vấn đề đó Đây là yêu cầu đầu tiên và rất quantrọng trong tất cả các hoạt động cũng như trong công tác lập kế hoạch của chúng ta.Chúng ta đang trong quá trình đổi mới tất cả mọi mặt trong hoạt động kinh tế - xã hội,
kể cả công tác lập kế hoạch Vậy mà, trên thực tế thì công tác lập KHPT KTXH cấphuyện nói riêng và các cấp nói chung chỉ mới đổi mới về mặt hình thức mà chưa chútrọng đổi mới về mặt nội dung, vì thế nó chưa diễn ra theo đúng xu hướng đổi mới màchúng ta đang thực hiện
Thứ hai, vẫn chưa có được sự chủ động trong công tác lập kế hoạch ở cấphuyện nói riêng và các cấp nói chung Kế hoạch được lập ra hầu như vẫn dựa vào kếhoạch cấp trên giao Chính vì thế, công tác lập kế hoạch của chúng ta vẫn chưa sát vớiđiều kiện thực tế, làm cho kế hoạch được lập ra thiếu đi tính khả thi trong quá trìnhthực hiện
Thứ ba, nội dung các bản kế hoạch huyện còn rất dàn trải, chưa chỉ ra đượcvấn đề trọng tâm, ngành mũi nhọn để tập trung đầu tư Bản kế hoạch vẫn mang nặngtính báo cáo, kể lể thành tích Nó chỉ liệt kê ra những kết quả thực hiện được cùng vớinhững kế hoạch đặt ra, rồi nói xem đã đạt hay chưa đạt mục tiêu Tuy có đề cập đếnnguyên nhân những kết quả đạt được và những hạn chế trong năm trước song rất sơ sài.Việc phân tích những tồn tại cùng các nguyên nhân sẽ có thể đưa ra cho chúng ta mộtcái nhìn sâu sắc về những vấn đề cần phải giải quyết trong quá trình thực hiện kếhoạch, cũng như đưa ra cơ sở cho việc xác định những mục tiêu và giải pháp cho kếhoạch năm tới Vậy mà chúng ta lại thiếu chú trọng đến phân tích những tồn tại và làm
rõ những nguyên nhân gây ra những tồn tại đó một cách cụ thể, kỹ lưỡng hơn
Thứ tư, chất lượng bản kế hoạch huyện chưa cao Điều này được thể hiệnthông qua nội dung bao gồm các phần đánh giá thực trạng, nội dung xây dựng kế hoạchcho năm tới và phần định hướng giải pháp thực hiện kế hoạch được đưa ra Tất cả đều
Trang 35theo một khuôn mẫu, khá máy móc chứ không nhằm giải quyết các vấn đề được nêu ratrong bản kế hoạch Các nội dung được đề cập đến vẫn còn bị ôm đồm nhiều, tất cả đềuđược đề cập đến một cách ngang hàng nhau, chưa có được sự lựa chọn, chưa thấy được
sự ưu tiên trong cả quá trình phân tích đánh giá, cũng như trong quá trình xây dựngmục tiêu và cả công việc định hướng đưa ra những giải pháp thực hiện cũng khôngtránh khỏi điều này
Các vấn đề được đưa ra còn dàn trải, chưa xác định được vấn đề trọng tâm, cũngnhư những ngành mũi nhọn để tập trung đầu tư Các mục tiêu và chỉ tiêu còn thiếu sựgắn kết chặt chẽ với nhau và chưa thực sự gắn kết giữa chúng với các nguồn lực kinh tế
- xã hội
Thứ năm, chưa có sự tham gia nhiều của cộng đồng nên cũng chưa đảm bảođược nguyên tắc dân chủ trong lập kế hoạch Việc xây dựng kế hoạch chủ yếu tậptrung ở các cơ quan, các đơn vị trong ngành kế hoạch Kế hoạch được lập ra chưa có sựtham gia của các viện nghiên cứu Nó thiếu đi sự tham vấn của cộng đồng Dù chúng
ta đang đổi mới nhưng vấn đề tham gia của các bên liên quan còn rất hạn chế Sự thamgia, giám sát của cộng đồng còn rất ít ở các cấp kế hoạch nên việc thực hiện kế hoạch ởViệt Nam chưa thực sự năng động Việc xây dựng kế hoạch chủ yếu tập trung ở các cơquan đơn vị trong ngành kế hoạch, thiếu sự tham vấn của cộng đồng chính vì thế mà cáchỉ tiêu và giải pháp chính sách chưa thực sự xuất phát từ quan điểm bảo vệ quyền lợicủa cộng đồng dân cư và những tầng lớp yếu trong xã hội như người nghèo hay tầnglớp dễ bị tổn thương Điều này làm cho kế hoạch lập ra vi phạm nguyên tắc rất quantrọng mà hàng đầu bảo đảm hiệu quả của công tác lập kế hoạch đó là nguyên tắc tậptrung dân chủ
Thứ sáu, các chỉ tiêu được đưa ra còn nặng về các chỉ tiêu kinh tế, thiếu đicác chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng, thiếu các chỉ tiêu lồng ghép Các yếu tố, chỉ tiêuphản ánh mặt xã hội chưa được quan tâm đầy đủ trong nội dung kế hoạch, điều này làmcho kế hoạch chưa đáp ứng được nguyên tắc bền vững
Trang 36Thứ bảy, hoạt động giám sát và đánh giá thực hiện còn nhiều yếu kém Hoạtđộng giám sát được tiến hành liên tục và dựa vào các báo cáo hành chính và tình hìnhthực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, trong đó hầu như chỉ đưa ra những kết quả đạt đượcnhư thế nào, so với kế hoạch ra sao, so với năm thực hiện trước như thế nào chứ chưachỉ rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp hành động cho giai đoạn tiếp theo.
Thứ tám, công tác lập kế hoạch cấp huyện vẫn còn mang đặc điểm của cơ chếxin cho Các cấp dưới vẫn trông chờ vào sự phân bổ của nhà nước đặc biệt là sự phân
bổ Ngân sách nhà nước chứ không tự khai thác, phát huy tiềm năng, huy động nguồnlực tại địa phương Điều đó chứng tỏ ở cấp địa phương thì công tác kế hoạch hóa vẫnchưa được đánh giá đúng vai trò của nó Nguồn lực tài chính từ ngân sách là có hạn,nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách cho các mục tiêu phát triển thì không thể tạo ra bướcphát triển cho địa phương được Và điều đó cũng do đội ngũ cán bộ kế hoạch còn nhiềubất cập so với yêu cầu của quá trình đổi mới công tác kế hoạch hóa, Hiện tại chúng tađang thiếu nghiêm trọng đội ngũ cán bộ chuyên ngành đáp ứng cho công tác lập kếhoạch đặc biệt ở cấp địa phương và đã gây ra không ít khó khăn cho địa phương trongviệc hiểu, nắm bắt nội dung, định hướng kế hoạch của cấp trên nhằm triển khai xâydựng và thực hiện kế hoạch được hiệu quả
Thứ chín, công tác dự báo còn nhiều hạn chế, thiếu đi những thông tin vànhững dự báo chính xác Vì vậy, KH chưa phản ánh kịp thời những thay đổi và diễnbiến của tình hình địa phương nói riêng và trong nước nói chung
Nguyên nhân của những hạn chế:
Thứ nhất, quy trình lập kế hoạch vẫn chủ yếu được xây dựng từ trên xuốngdưới nên bản kế hoạch được lập ra phải phù hợp với định hướng trên giao xuống.Chính vì vậy mà kế hoạch ở cấp địa phương các nội dung xây dựng kế hoạch đềukhông được xuất phát từ hiện trạng của địa phương mà nó được xây dựng sao cho phùhợp với những chỉ tiêu hướng dẫn từ cấp trên Do vậy, nó không tránh khỏi việc báocáo, kể lể thành tích Công tác lập kế hoạch ở các cấp địa phương không cho thấy sự
Trang 37chủ động, sáng tạo, nên nó cũng không giúp địa phương có thể phát huy tối đa nguônlực sẵn có.
Thứ hai, do nước ta đang trong quá trình đổi mới nên không thể tránh khỏiviệc vẫn còn những đặc điểm, cách làm việc và lối tư duy kế hoạch theo lối cũ nên bản
kế hoạch lập ra cũng còn nhiều hạn chế cần phải thay đổi Ngoài ra, do đội ngũ cán bộ
có trình độ, có năng lực chuyên môn trong công tác lập kế hoạch còn rất hạn chế khiếncho bản kế hoạch hàng năm ở các cấp địa phương, cũng như cấp trung ương chưa chothấy là một bản KH chất lượng, chưa thể hiện rõ vai trò của kế hoạch là một công cụquản lý hiệu quả
Thứ ba, do quy trình xây dựng và tổng hợp kế hoạch còn bó hẹp trong ngành
kế hoạch, sự tham gia của các bên liên quan còn ít nên kế hoạch được lập ra khôngđược dựa trên những căn cứ chính xác Dẫn theo sau đó là nguồn thông tin được cungcấp cũng không xuất phát từ nhiều phía, nên các thông tin thu thập được cũng chưađược đầy đủ, phong phú và quan trọng là chưa có một cái nhìn khách quan về các vấn
đề trong quá trình xây dựng kế hoạch Chúng ta chưa tạo ra được sự chủ động cho cáccấp kế hoạch để phát huy khả năng sáng tạo và tạo tính năng động cho các cấp trongquá trình xây dựng kế hoạch
Thứ tư, thời gian xây dựng KH hơi gấp nên việc đánh giá không thể tránhkhỏi những sai sót, chúng ta còn sử dụng những phương pháp đơn giản nên những dựbáo đưa ra cũng chưa chính xác, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác lập KH hànhnăm nên bản KH chúng ta lập ra còn nhiều sai sót và hạn chế
Thứ năm, Đội ngũ cán bộ lập KH có tình độ chưa cao và chưa nhạy bén vớitình hỉnh thực tế Đội ngũ cán bộ đông đảo hiện nay ở các cấp, các ngành có nhiềungười tới nay không đủ khả năng đổi mới tư duy và phương pháp công tác cho dù cóđược đào tạo lại Họ không nhận thấy được sự lạc hậu của mình trong tiến trình đổimới và xây dựng cá KH mới Còn một bộ phận khác giữ cương vị quan trọng trongquản lý nhưng do chưa được đào tạo nên kém thích ứng với cơ chế quản lý mới
Trang 381.1.4.2 Yêu cầu trong đổi mới công tác lập KH
Trước những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước công tác kế hoạch hóa cần có những đổi mới cả vềnội dung lẫn phương pháp sao cho thật phù hợp và đưa đến hiệu quả cao nhất Để thựchiện được điều đó chúng ta cần phải quan tâm và đáp ứng những yêu cầu sau:
Thứ nhất, kế hoạch xây dựng phải có căn cứ vững chắc Việc xây dựng kếhoạch cũng như việc xây dựng một ngôi nhà Nếu ngôi nhà đó không được xây dựngtrên một nền tảng vững chãi thì ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào Việc xâydựng kế hoạch cũng vậy, nếu chúng ta lập kế hoạch không dựa trên những căn cứ vữngchắc thì kế hoạch của chúng ta cũng sẽ không chứng tỏ được vai trò quan trọng củamình mà chỉ là một bản những mục tiêu, đẹp đẽ, mông lung và không có tính khả thi
Cơ sở vững chắc tức là chúng ta căn cứ vào chuỗi số liệu thống kê quá khứ làm
cơ sở để lập kế hoạch Chuỗi số liệu quá khứ là một cơ sở đáng tin cậy cho chúng ta,bởi nó là những gì chúng ta đã làm được, với từng điều kiện, bối cảnh cụ thể của mỗinăm trong quá khứ Với mỗi điều kiện, hoàn cảnh thì lại có những kết quả khác nhau,dựa vào chuỗi số liệu quá khứ chúng ta có thể dự báo tình hình năm tới và đưa ranhững mục tiêu, con số chính xác cho kế hoạch năm tiếp theo Vì vậy, chuỗi số liệuthống kê quá khứ là một căn cứ rất quan trọng và đáng tin cậy cho việc lập kế hoạchđược hiệu quả hơn
Cơ sở thứ hai mà chúng ta không thể không nhắc tới, nó là yêu cầu quan trọngtrong quá trình đổi mới công tác lập kế hoạch: Đó là nguồn thông tin từ các bên hữuquan Điều này thể hiện sự tham gia của các bên liên quan đối với bản kế hoạch đượclập ra Mỗi cơ quan, mỗi thành phần, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có thể nắm rõ vàgóp ý cho bản kế hoạch những thông tin quý giá về ngành, lĩnh vực của mình, vì không
ai hiểu mình bằng chính mình Việc sử dụng những thông tin tổng hợp sẽ cho chúng tamột cái nhìn chi tiết những vấn đề khác
Thứ hai, kế hoạch được xây dựng phải mang tính khoa học, thuyết phục cao
Trang 39Sau yêu cầu một nền tảng vững chắc, yêu cầu thứ hai mà một bản KH cần phải
có đó là: Kế hoạch phải được phân tích sâu sắc, logic giữa các nội dung Sự phân tíchsâu sắc để chứng tỏ những vấn đề, nội dung được đề cập trong bản kế hoạch đều đãđược nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, với một tầm nhìn sâu rộng, cùng với những phântích logic, bản kế hoạch sẽ mang tính thuyết phục cao Từ đó, nó có thể làm căn cứ,làm kim chỉ nam cho tất cả mọi hoạt động kinh tế xã hội của chúng ta trên bước đườngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế
Một vấn đề quan trọng mà bản kế hoạch của chúng ta đang mắc phải và cũng làmột yêu cầu trong quá trình đổi mới đó là bản kế hoạch của chúng ta vẫn còn mangnặng tính kể lể, các vấn đề nêu ra chưa có trọng tâm, các giải pháp thực hiện vẫn còn
sơ sài, chung chung Vì thế, các vấn đề cần phải được xác định rõ ràng, có thứ tự ưutiên khi can thiệp để nguồn lực hạn hẹp của chúng ta vẫn có thể giải quyết được vấn đềcốt lõi, chủ chốt để hoàn thành kế hoạch đề ra
Thứ ba, kế hoạch phải có tính khả thi cao Tức là, bản kế hoạch được xâydựng phải có sự tham gia của các bên từ khâu thu thập thông tin đến xây dựng nội dung
kế hoạch, đảm bảo sự đồng thuận và phải gắn với nguồn lực tài chính có thể huy động
Sự tham gia của các bên luôn là điều kiện quan trọng ở tất cả các khâu trong quá trìnhlập kế hoạch, nó là nguồn lực thực hiện kế hoạch cũng như cung cấp cho bản kế hoạchnguồn thông tin đáng tin cậy Kế hoạch cũng sẽ chỉ là một bản những mục tiêu, nhữnggiải pháp nếu chúng không được gắn với thực tiễn, gắn với điều kiện tài chính có thểhuy động Chúng ta phải biết với nguồn thu nhập, với nguồn tài chính có được cần phảichi tiêu thế nào cho hợp lý, nếu kế hoạch đưa ra nằm ngoài khả năng cho phép thì sẽkhông thể làm gì ngoài việc ngắm nhìn những mục tiêu, những kế hoạch to lớn mà lại
bỏ qua những mục tiêu, những nhiệm vụ thiết thực, nằm trong khả năng có thể và nhưthế, tất cả chỉ là con số không
Thứ tư, quá trình thực hiện kế hoạch phải được kịp thời điều chỉnh theo biếnđộng của thực tiễn Điều này để đảm bảo nguyên tắc linh hoạt của kế hoạch Để làm
Trang 40được điều đó, kế hoạch cần phải đảm bảo hai yêu cầu sau: Cần phải có kế hoạch giámsát đánh giá cụ thể và phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bên.
Trong nhiều năm trước đây, nội dung kế hoạch ít chú ý đến theo dõi đánh giáthực hiện Do đó, việc chuẩn bị các báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch gặp nhiều khókhăn, thông tin để phân tích đánh giá thực hiện kế hoạch thiếu tính hệ thống và khôngchuẩn hóa Sự hạn chế đó đã ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo đánh giá, đồngthời ảnh hưởng đến chất lượng thông tin làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch kỳ tiếp theo.Việc theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch trước đây chủ yếu tập trung vào các chỉ tiêusản xuất, tiến độ hoạt động mà ít xem xet đến quá trình tác động của các hoạt động kếhoạch Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chưa gắn với đánh giá trách nhiệm của cơquan thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ được quy định
Với việc phân công rõ ràng trách nhiệm giữa các bên tham gia, quá trình thựchiện kế hoạch sẽ được chuyên môn hóa, mỗi cá nhân, bộ phận, mỗi cơ quan chức năng
sẽ thực hiện có trách nhiệm hơn trong hành động của mình để đảm bảo việc hoàn thànhKHPT KTXH
Thứ năm, lập kế hoạch phải có sự lồng ghép chiến lược phát triển toàn diện
về tăng trưởng và giảm nghèo Vì nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi chúng taphải quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu xã hội, trong đó con người là quan trọng nhất.Mục tiêu cuối cùng mà nền kinh tế muốn phấn đấu không phải là tăng trưởng kinh tế
mà là cuộc sống con người Việc lồng ghép các chỉ tiêu xã hội, môi trường vào KHPTKTXH giúp chúng ta giảm bớt được số lượng chỉ tiêu nhưng không làm giảm bớtnhững định lượng của chỉ tiêu Chính các chỉ tiêu lồng ghép sẽ giúp cho các nhà lập kếhoạch cũng như những nhà quản lý có thể đưa ra những giải pháp đồng bộ hơn, chặtchẽ hơn
1.1.4.3 Sự cần thiết phải tăng cường sự tham gia của các bên liên quan
(1) Sự tham gia của các bên nhằm nâng cao chất lượng bản KHPT KTXH