Sự tham gia là sự gắn kết một cách lâu dài, chủ động và có vai trò ngày càng caotrong quá trình phát triển, từ việc xác định vấn đề đến việc lập kế hoạch, thực hiện,giám sát, đánh giá cá
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bạch Thông
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự quantâm, giúp đỡ, góp ý của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài trường
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến
TS Hồ Ngọc Ninh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức cũng nhưphương pháp nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn,các thày cô giáo trong trường đã trực tiếp giảng dạy, chỉ dẫn cho tôi và giúp đỡ tôi trong suốtquá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, gia đình, người thân đã động viên tôitrong thời gian học tập và nghiên cứu
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót
Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và tất cả bạn bè, đồngnghiệp, những người quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực này
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bạch Thông
Trang 4xii Phần 1 Mởđầu 1
1.1 Tính cấp thiết đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Đóng góp mới 4
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5
Trang 52.1 Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã
hội 52.1.1 Một số khái niệm cơ bản 52.1.2 Vai trò của sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
162.1.3 Quy trình và phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia của
cộng đồng 17
Trang 62.1.4 Nội dung nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội
22 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
24 2.2 Cơ sở thực tiễn đề tài 26
2.2.1 Chủ trương chính sách của Nhà nước về huy động sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 26
2.2.2 Kinh nghiệm về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 27
2.2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 33
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 34
3.1 Đặc điểm địa bàn 34
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 34
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 39
3.2 Phương pháp nghiên cứu 45
3.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 45
3.2.2 Chọn điểm nghiên cứu 48
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 48
3.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 51
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 52
Phần 4 Kết quả và thảo luận 54
4.1 Thực trạng tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 54
4.1.1 Tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu thiết yếu phát triển kinh tế - xã hội 54
4.1.2 Tham gia của cộng đồng trong xác định mục tiêu của kế hoạch phát triển – xã hội 58
4.1.3 Tham gia của cộng đồng trong xác định các giải pháp và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội 62
4.1.4 Tham gia của cộng đồng trong việc xác định kết quả dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 66
Trang 74.1.5 Tham gia của cộng đồng trong việc đóng góp nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã
hội 69
Trang 84.1.6 Tham gia của cộng đồng trong xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện 72
4.2 Đánh giá của các bên liên quan về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đoan Hùng 74
4.2.1 Đánh giá của người dân về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
74 4.2.2 Đánh giá của cán bộ địa phương về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 80
4.2.3 Đánh giá của cán bộ dự án về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 82
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đoan Hùng 85
4.3.1 Nhóm yếu tố thuộc về cộng đồng 85
4.3.2 Nhóm yếu tố thuộc về chính quyền địa phương 90
4.3.3 Nhóm yếu tố thuộc về các dự án hoạt động trên địa bàn 94
4.4 Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã - hội trên địa bàn huyện Đoan Hùng
95 4.4.1 Định hướng nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 95
4.4.2 Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
97 Phần 5 Kết luận và kiến nghị 105
5.1 Kết luận 105
5.2 Kiến nghị 106
Tài liệu tham khảo 108
Phụ lục 111
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
ABCD Phát triển cộng đồng dựa vào tài sản
Thảo luận nhóm KH & ĐT
Kế hoạch và đầu tư
KH & CN Khoa học và công nghệ
lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”
PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
TVCĐ Tham vấn cộng đồng
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện 38
Bảng 3.2 Tình hình lao động và sử dụng lao động năm 2013- 2015 40
Bảng 3.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng huyện năm 2015 42
Bảng 3.4 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện năm 2013 - 2015 44
Bảng 3.5 Số mẫu điều tra các đối tượng tham gia lập kế hoạch có sự tham gia ở 2 xã 51
Bảng 3.6 Ma trận SWOT 51
Bảng 4.1 Kết quả tham gia của cộng đồng trong họp xác định nhu cầu thiết yếu phát triển KTXH 55
Bảng 4.2 Mức độ tham gia xác định nhu cầu thiết yếu phát triển KTXH 58
Bảng 4.3 Sự tham gia của cộng đồng trong họp xác định mục tiêu của KHPT KTXH 60
Bảng 4.4 Tình hình phân cấp cộng đồng thực hiện các hoạt động 62
Bảng 4.5 Sự tham gia của cộng đồng trong họp xác định giải pháp, hoạt động KHPT KTXH
63 Bảng 4.6 Nhóm hoạt động giải pháp đáp ứng mục tiêu bản KHPT KTXH của xã Ngọc Quan và Vân Du 64
Bảng 4.7 Kết quả dự kiến KHPT KTXH của 2 xã Ngọc Quan và Vân Du 67
Bảng 4.8 Mức độ tham gia của cộng đồng trong xác định kết quả dự kiến KHPT KTXH 68 Bảng 4.9 Cộng đồng tham gia đóng góp nguồn lực cho phát triển KTXH 69
Bảng 4.10 Kết quả cộng đồng đóng góp nguồn lực cho phát triển KTXH 71
Bảng 4.11 Cộng đồng tham gia xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện 73
Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả tham vấn nhóm trẻ em một số thôn ở xã Ngọc Quan
77 Bảng 4.13 Thay đổi về mức độ tự tin của người dân 80
Bảng 4.14 Kết quả tham gia vào P- SEPD trên địa bàn huyện Đoan Hùng 81
Bảng 4.15 Cải thiện kỹ năng giao tiếp và điều phối của cán bộ địa phương
83 Bảng 4.16 Nguồn gốc dân tộc ảnh hưởng đến sự quan tâm vào quy trình lập KHPT KTXH
85 Bảng 4.17 Tình hình nhân khẩu và trình độ học vấn của cộng đồng trên địa bàn 87
Bảng 4.18 Đánh giá trình độ của cán bộ các cấp ở địa phương
92
Trang 11DANH MỤC HÌNH, HỘP
Hình 4.1 Mức độ tham gia trong xác định mục tiêu của KHPT KTXH 61
Hình 4.2 Mức độ tham gia của người dân trong xác định giải pháp, hoạt động phát triển KTXH 66
Hình 4.3 Tỷ lệ người dân tham gia hoặc hiểu biết về quy trình lập KHPT KTXH có sự tham gia (P- SEDP) 74
Hình 4.4 Tỷ lệ người dân biết quy trình lập KHPT KTXH có sự tham gia (P-SEDP) trước và sau khi có dự án 75
Hình 4.5 Mức độ đáp ứng với các nhu cầu của phụ nữ và trẻ em 76
Hình 4.6 Tỷ lệ các nhóm yếu thế tham gia trong lập KHPT KTXH
84 Hình 4.7 Tỷ lệ các giới tham gia vào lập KHPT KTXH 89
Hộp 4.1 Mục tiêu KHPT KTXH năm 2015 61
Hộp 4.2 Cấp cơ sở năng lực hạn chế 63
Hộp 4.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển KTXH 70
Hộp 4.4 Đánh giá của các đối tác cấp huyện 81
Hộp 4.5 Hiểu đúng về lập KHPT KTXH 83
Hộp 4.6 Thay đổi về năng lực của các lãnh đạo và cán bộ chính quyền địa phương 84
Hộp 4.7 Năng lực của người dân tham gia vào lập KHPT KTXH 88
Hộp 4.8 Huy động người dân đóng góp rất khó 88
Hộp 4.9 Cán bộ cơ sở kiêm nhiệm quá nhiều việc 91
Hộp 4.10 Báo cáo bản KHPT KTXH cuối cùng 93
Trang 13TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1 Tên tác giả: Nguyễn Thị Bạch Thông
2 Tên luận văn: “Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinhtế- xã hội trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”
3 Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 62 01 15
4 Cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Trong những năm qua, việc lập lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KHPT KTXH)
là yêu cầu cấp thiết phục vụ quá trình phát triển của địa phương Với cách tiếp cận lập kếhoạch từ trên xuống và cách tiếp cận từ dưới lên đã bộc lộ nhiều hạn chế trong sự tham giacủa cộng đồng Huyện Đoan Hùng có một số xã đã có bước đổi mới trong lập KHPT KTXH
có sự tham gia Tuy nhiên, công tác lập KHPT KTXH hiện nay đang bộc lộ nhiều hạn chếnhư mang tính hình thức, chung chung, thiếu sự gắn bó với mục tiêu, giải pháp và nguồn lực,bản kế hoạch chứa nhiều chỉ tiêu hiện vật,… nhiều nội dung chịu ảnh hưởng rõ rệt của kinh tếthời bao cấp Thêm vào đó, công tác lập KHPT KTXH tại tại cơ sở xã, thôn hiện chưa phảnánh được thực tế của địa phương một mặt là do hạn chế về năng lực của người làm kế hoạch,mặt khác là do chưa có khung hướng dẫn về kỹ thuật lập KHPT KTXH cấp xã, thôn xóm Vìvậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập
kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”
Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng tronglập KHPT KTXH từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồngtrong thời gian tới Mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa những vẫn đề lý luận và thựctiễn về sự tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH; (2) Đánh giá thực trạng sự thamgia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thamgia của cộng đồng trong công tác lập KHPT KTXH; (4) Đề xuất định hướng và các giải phápnhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH cấp xã hàng năm trênđịa bàn huyện Đoan Hùng
Đề tài đã tiếp cận vấn đề theo quy trình 7 bước trong lập KHPT KTXH có sự tham giacủa Bộ KH & ĐT, sử dụng chọn điểm nghiên cứu hai xã Ngọc Quan (xã được hỗ trợ nhiều từ
dự án) và xã Vân Du (xã được dự án hỗ trợ một phần), chọn mẫu nghiên cứu (các hộ nôngdân, cán bộ dự án, cán bộ xã và cán bộ huyện), phương pháp thu thập số liệu (phỏng vấn cấutrúc, bán cấu trúc, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm), xử lý, phân tích thông tin và sử dụng cácchỉ tiêu đo lường sự tham gia của cộng đồng, chỉ tiêu đánh giá để nghiên cứu
Sự tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH có sự chênh lệch cả về hình thức,nội dung, mức độ tham gia ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của sự tham gia là bản KHPTKTXH cuối cùng trình cấp huyện phê duyêt Xã Ngọc Quan là một xã thuộc vùng dự án tổ
Trang 14chức Plan nên quy trình lập KHPT KTXH hàng năm có sự đầu tư bài bản từ xác định nhu cầuthiết yếu (100% các loại cộng đồng tham gia); xác định mục tiêu; xác định hoạt động, giảipháp; xác định kết quả dự kiến (93,33% số người tham gia); đóng góp nguồn lực với hìnhthức đóng góp chủ yếu là góp công, góp vật liệu Xã Vân Du là xã mở rộng của dự án cũngđược tập huấn về quy trình lập kế hoạch có sự tham gia nhưng sự tham gia vẫn còn hạn chế,CĐND chủ yếu tham gia gián tiếp lồng ghép các khâu vào các buổi họp như họp hội phụ nữ,cựu chiến binh, Hơn nữa, nhu cầu của nhóm yếu thế trong xã hội (trẻ em, phụ nữ, ngườinghèo, dân tộc thiểu số) chưa được quan tâm Qua đánh giá của người dân, cán bộ địaphương, cán bộ dự án cho thấy, số người biết về quy trình lập KHPT KTXH có sự tham giatăng lên hàng năm nhưng số người tham gia còn hạn chế Hiện nay, những người tham giabiết cách chia sẻ ý kiến, tự tin phát biểu bày tỏ quan điểm của mình Kỹ năng giao tiếp và điềuphối của cán bộ địa phương được cải thiện rõ rệt (60% số ý kiến đánh giá là tốt)
Kết quả nghiên cứu cho tháy, các yếu tố cản trở sự tham gia của cộng đồng trong lậpKHPT KTXH như; phong tục tập quán, chủ trương chính sách, giới, năng lực của cộng đồng(người dân, cán bộ cấp cơ sở), các dự án khác ở địa phương, Tuy nhiên yếu tố về chủ trươngchính sách thể chế, năng lực của cộng đồng được coi là yếu tố quyết định
Để tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH có sự tham gia, đề tài
đã đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau: (1) Hoàn thiện các chính sách nhà nước cho việcthúc đẩy sự tham gia của cộng đồng; (2) Xây dựng mô hình tham gia phù hợp với các loạicộng đồng; (3) Hoàn thiện cơ chế linh hoạt và quy trình lập KHPT KTXH có sự tham gia củacộng đồng; (4) Đẩy mạnh tập huấn cộng đồng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lựctham gia lập KHPT KTXH; (5) Các biện pháp đảm bảo tính bền vững và khả năng nhân rộngviệc tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH Trong đó giải pháp đẩy mạnh tập huấncộng đồng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực tham gia là giải pháp then chốt,nâng cao hiệu quả tham gia lập KHPT KTXH trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọtrong thời gian tới
Trang 15THESIS ABSTRACT
1 Author: Nguyen Thi Bach Thong
2 Thesis title: Strengthening community participation in socio-economic developmentplanning in Doan Hung district, Phu Tho province
3 Major: Agricultural Economics Code: 60 62 01 15
4 Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
In recent years, the socio-economic development planning (SEDP) is criticalrequirement for the development of Doan Hung District Two approaches, top – downapproach and down - up approach, have revealed many shortcomings in the involvement ofthe community Doan Hung District had some communes, which had an innovation in thesocio-economic development planning However, the elaboration of the SEDP is currentlylimited disclosure as a formality, in general, lack of adherence to the objectives, measures andresources, the plan contains many artifacts indicators, content significantly influenced byeconomic subsidy period In addition, the SEDP in communes and villages was not currentlyreflected the local reality of a face due to the limited capacity of the planners, on the otherhand because of no guiding framework in techniques of SEDP at communal and villagelevels Then we decided to conduct the study on ”Strengthening community participation insocio-economic development planning in Doan Hung district, Phu Tho province”
In this study focused on assessing the community participation in socio-economicdevelopment planning, and proposed solutions to strengthening the community participation
in SEDP in near future There were some specific objectives: 1) Systematizing theoretical andpractical issues in the community participation in SEDP; 2) Assessing the status of thecommunity participation in SEDP; 3) Analysis the factors affecting the communityparticipation in SEDP; 4) Providing some solutions for enhancing the communityparticipation in SEDP at commune level of Doan Hung District
This study was approached the problems under seven steps process of SEDP with theparticipation of the Ministry of Planning and Investment The two communes, Ngoc Quancommune (supported by many projects) and Van Du commune (supported by a part of Planinternational project) were chosen to collect data from farmers, project staff, commune staff,and district staff Data collection methods (structured interview, semi-structured interview, in-depth interview, group discussion) was used and the collected data was processed andanalyzed using descriptive statistics, comparative statistics and SWOT methods
The community participation in SEDP has made the difference in terms of form,content and the level of community participation affected directly quality of the final
Trang 16approved planning Ngoc Quan commune, is stayed on project area of Plan internationalVietnam, had good investment and annually process for SEDP, that was identified from thenecessities of commune (participation of all types of community); defining targets, activities,solutions; defining estimated results (93% people in community joined); contributing mainly
on working labor and building materials Van Du commune, is the extended area of the PlanInternational Vietnam project, also was trained on process of planning, but the communityparticipation was still limited; Farmer’s community just attended on the conferences ofWomen’s community and Old soldiers’s community…Moreover, the exigencies of vulnerablegroups in society (children group, women group, poor people group, ethnic minorities groups)was not interested enough Through the evaluation of local people, local commune staffs,showed that, amount of people understanded about process of SEDP was increased, but stillwas not large Currently, the participants were confident to sharing and expressing their ideas
in conferences Communication and coordination skills of local authorities were improvedmarkedly (60% of the recommendation was good) These factors, hindered the communityparticipation in SEDP, included; customs, policies, gender, community capacity (people,grassroots cadres), and other local projects However, the policies and capacity of thecommunity are considered as the crucial factors
In order to enhance the participation of community in the SEDP, there are somesolutions needed to be done as: 1) Completing the government policies for enhancingparticipation of community in SEDP, 2) Constructing the models, that are consistent to eachtype of communities, 3) Completing processes and procedures to be more flexible withparticipation of community, 4) Promoting training on communities, to enhancing the sense ofresponsibility and capacity in SEDP, 5) Providing more supports to ensure sustainability andreplicability on the community participation in SEDP In which, the fourth solution is as keysolution to improve the efficiency on SEDP in Doan Hung District, Phu Tho Province
Trang 17PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Những năm qua, việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KHPT KTXH) làmột yêu cầu cấp thiết phục vụ quá trình phát triển của các địa phương Việc lập KHPTKTXH có ý nghĩa vô cùng quan trọng để góp phần tích cực thực hiện chủ trương “dângiàu, nước mạnh” Trong quá trình đổi mới của nền kinh tế, phải thiết lập ngay mộtkhung thể chế và pháp lý tạo điều kiện cho việc phân công công việc và phân cấp quản
lý một cách rõ ràng, chuẩn hóa quy trình lập kế hoạch và khung thời gian lập kế hoạchcho mọi kế hoạch cũng như đảm bảo sự nhất quán và tính liên kết giữa các kế hoạch(Quốc hội, 2006)
Nền KTXH ở nước ta có nhiều bước phát triển, đời sống người dân từng bướcđược nâng cao, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa diện mạo có nhiều thay đổi.Góp phần vào sự thay đổi đó là sự thành công của việc lập KHPT KTXH của cácvùng khó khăn
Với cách tiếp cận lập kế hoạch từ trên xuống đã bộc lộ sự tập trung quyền lựcvào cán bộ cấp trên dẫn đến thiếu minh bạch cũng như thiếu trách nhiệm giải trình,đồng thời hạn chế trong việc thỏa mãn “cầu” của người dân dẫn đến hiệu quả của bản
kế hoạch không cao Còn với cách tiếp cận lập kế hoạch từ dưới lên thể hiện phần nào
“cầu” của người dân Tuy nhiên, ngân sách từ dưới lên gặp khó khăn trong việc phân
bổ, ước tính thường cao khó được phê duyệt, (Các tổ chức PCP, 2006) Muốn đạtđược các mục tiêu kinh tế xã hội thì sự tham gia của người dân là rất quan trọng Ngàynay phương pháp tham gia đang được áp dụng rộng rãi và trở thành yêu cầu quantrọng của các chương trình KTXH Phương pháp này coi mức độ tham gia của cộngđồng vừa là mục tiêu vừa là phương tiện của sự phát triển Việc kiểm soát hoạt động
và mức độ của sự tham gia luôn là sự lựa chọn của cá nhân
Sự tham gia là sự gắn kết một cách lâu dài, chủ động và có vai trò ngày càng caotrong quá trình phát triển, từ việc xác định vấn đề đến việc lập kế hoạch, thực hiện,giám sát, đánh giá các hoạt động nhằm nâng cao đời sống cộng đồng và đảm bảo sựphân chia công bằng lợi ích của sự phát triển Tăng cường sự tham gia của cộng đồng
là để đảm bảo cho cộng đồng hoạt động thực tế hơn và không bị thụ động do áp lựcbên ngoài, vì vậy có thể huy động được nguồn lực và trách nhiệm của cộng đồng
Trang 18Tuy nhiên, công tác lập KHPT KTXH hiện nay đang bộc lộ nhiều hạn chế nhưmang tính hình thức, chung chung, thiếu sự gắn bó với mục tiêu, giải pháp và nguồnlực, bản kế hoạch chứa nhiều chỉ tiêu hiện vật,… nhiều nội dung chịu ảnh hưởng rõ rệtcủa kinh tế thời bao cấp Thêm vào đó, công tác lập KHPT KTXH tại tại cơ sở xã,thôn hiện chưa phản ánh được thực tế của địa phương một mặt là do hạn chế về nănglực của người làm kế hoạch, mặt khác là do chưa có khung hướng dẫn về kỹ thuật lậpKHPT KTXH cấp xã, thôn xóm
Đoan Hùng có ngành sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấungành kinh tế Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thu ngân sách còn thấp, huyđộng nguồn lực tại chỗ, nguồn lực trong nhân dân chưa đáp ứng được yêu cầu cho đầu
tư và phát triển.Vốn đầu tư Trung ương, tỉnh, huyện và các dự án khác về địa phươngcòn rất hạn hẹp
Trong quá trình phát triển KTXH của địa phương sẽ nảy sinh các vấn đề xã hộinhư: thu nhập, việc làm, tệ nạn xã hội, thiếu điện, nguyên liệu sản xuất, vấn đề về ônhiễm môi trường, dịch bệnh diễn biến phức tạp, đó là những nguy cơ, thách thứclớn của huyện Để khắc phục và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, khai tháchết tiềm năng, lợi thế của địa phương thì công tác lập kế hoạch phải phù hợp và sát vớithực tế Quy trình lập KHPT KTXH đã tiến bộ rất nhiều nhưng sự công khai nhữngtham gia của người dân, của các tổ chức xã hội vào quá trình lập kế hoạch vẫn chưađược coi trọng Có những nơi, lập kế hoạch được coi là công việc của chính quyềnngười dân không được tham gia, do đó người dân cũng không quan tâm đến KHPTKTXH của địa phương mình và cho rằng kế hoạch là của chính quyền và chỉ có chínhquyền có trách nhiệm thực hiện kế hoạch này Điều này đã dẫn hiện tượng các mụctiêu kế hoạch còn mang tính chủ quan, không phản ánh nhu cầu thực sự của người dân.Việc huy động nguồn lực từ người dân vào việc thực hiện nội dung kế hoạch là rấtkhó khăn, đồng thời ý thức của người dân trong việc bảo vệ, duy tu các công trìnhtrong kế hoạch rất thấp Cần nâng cao nhận thức của người dân về quyền, lợi ích củamình trong tham gia vào quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát KHPT KTXH tạiđịa phương Vấn đề kinh tế xã hội của huyện vẫn chưa được quan tâm đúng mức,chưa phát huy được vai trò của cộng đồng và chưa có sự gắn kết giữa nhà quản lý vàngười dân
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường sự tham giacủa cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng,tỉnh Phú Thọ” là rất cần thiết
Trang 191.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồngtrong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KHPT KTXH) huyện Đoan Hùng, tỉnhPhú Thọ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồngtrong lập KHPT KTXH trên địa bàn huyện trong thời gian tới
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1 Hiện nay cộng đồng dân cư ở huyện Đoan Hùng đang tham gia như thế nàovào công tác lập KHPT KTXH? Những khó thuận lợi và khó khăn trong tham gia vàlập KHPT KTXh của cộng đồng là gì?
2 Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong lập KHPTKTXH huyện Đoan Hùng?
3 Giải pháp nào cần đưa ra để phát huy tốt vai trò của cộng đồng trong lậpKHPT KTXH có sự tham gia tại huyện này?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về lậpKHPT KTXH, cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH.Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề lập KHPT KTXH, trong đó chọn điểmkhảo sát tại hai xã Ngọc Quan và Vân Du với cộng đồng là những người dân đượctham gia tham vấn lập KHPT KTXH, cán bộ quản lý cấp huyện, xã và thôn tại địa bànnghiên cứu,
Trang 20xã hàng năm.
1.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
So sánh sự tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH cấp xã hàng năm trênđịa bàn huyện Đoan Hùng phản ánh rõ sự khác biệt giữa hai mô hình lập kế hoạchthông qua mức độ tham gia, nội dung tham gia, các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia,kết quả của sự tham gia chính là bản kế hoạch được phê duyệt cuối cùng Trongnghiên cứu chỉ ra rằng, lập KHPT KTXH có sự tham gia, đặc biệt là sự tham gia củanhóm yếu thế trong xã hội góp phần tăng chất lượng bản kế hoạch phù hợp với nhucầu, gắn với thực tiễn, cụ thể hóa trong hoạt động giải pháp và kế hoạch triển khai thựchiện Tuy nhiên, lập KHPT KTXH còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố dẫn đến gặpkhó khăn trong tham gia và lập KHPT KTXH của cộng đồng Chính vì vậy, nghiêncứu đề xuất một số giải pháp đổi mới từ thể chế chính sách đến nhận thức của cộngđồng nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch
Trang 21PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG LẬP
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về cộng đồng
Cho đến nay có nhiều nghiên cứu về cộng đồng theo các cách tiếp cận khác nhau.Người đặt nền móng đầu tiên cho các lý thuyết xã hội về cộng đồng là nhà xã hộihọc người Đức Ferdinand Toennies Trong cuốn “cộng đồng và hiệp hội” Toenniescho rằng “Cộng đồng là một thực thể xã hội có độ gắn kết và bền vững hơn hiệp hội,được đặc trưng bởi sự đồng thuận về ý chí của thành viên trong cộng đồng”(Toennies, 1987) Định nghĩa này cho thấy cộng đồng bản chất là một nhóm xã hộitrong đó các thành viên gắn kết chặt chẽ với nhau và cùng có chung một ý chí Tính xãhội của cộng đồng được thể hiện ở khía cạnh các thành viên trong cộng đồng có mốiliên hệ xã hội với nhau (hàng xóm, láng giềng, họ tộc)
Theo Gustav A Lundquist and Thomas Nixon Carver (1927) “cộng đồng là mộtnhóm người sống cùng một nơi và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung.Nơi cộng đồng sinh sống là một khu vực xác định, có ranh giới, đủ gần để các thànhviên trong cộng đồng có thể giao tiếp và phối hợp làm việc với nhau để dễ dàng đạtđược mục tiêu chung Việc theo đuổi mục tiêu chung làm cho các thành viên trongcộng đồng gắn bó với nhau” Quan niệm này nhấn mạnh địa điểm để hình thành mộtcộng đồng phải là một khu vực xác đinh và có ranh rới đủ gần
Cộng đồng là một đơn vi quần cư nhỏ, là cấu trúc xã hội đồng nhất, có chungmột mục đích và quy tắc (Arunagrawal and Clack C Gibson, 1999) Cộng đồngthường có quy mô nhỏ cả về dân số lẫn không gian sống Cộng đồng thường trongphạm vi một làng, sự gần gũi như vậy làm cho mọi người gắn bó với nhau Tính đồngnhất của cộng đồng có thể là sự giống nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tínngưỡng, dân tộc Sự giống nhau này là yếu tố gắn kết các thành viên trong cộng đồng,làm xích lại gần nhau hơn, luôn giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau
Trên phương diện cấu trúc xã hội, cộng đồng được coi là một tổ chức xã hội dân
sự Xã hội dân sự bao gồm các tổ chức khác nhau như các công đoàn, các nhóm, các
Trang 222.1.1.2 Khái niệm chung về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
* Sự tham gia: Đây là một khái niệm gây khá nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đềvai trò của các bên liên quan của dự án (Clayton et al., 1997)
Khởi đầu, người ta xem sự tham gia của người dân chỉ đơn thuần là việc đónggóp sức lao động vào việc thực hiện các hoạt động của dự án Theo Okamura hìnhthức tham gia này của người dân chỉ đơn giản giới hạn trong việc thực thi các quyếtđịnh, kế hoạch, mục tiêu, và các hoạt động được chính phủ và các quan chức khác xâydựng trước (Okamura Jonathan, 1986)
Việc loại bỏ tiếng nói của người dân trong quá trình đưa ra quyết định của dự án
sẽ là trở ngại cho việc thực thi các hoạt động của dự án Các nghiên cứu về tham giacủa viện Văn hóa Philippin cho thấy: khi người dân không được tham gia về quá trình
ra quyết định họ sẽ không có thiện cảm với việc thực hiện dự án, thậm chí họ còn chorằng dự án là của người ngoài
Thực tế đòi hỏi các hoạt động phát triển phải nhìn nhận khái niệm phát triển ởmột góc độ rộng hơn Nếu người dân không được tham gia đưa ra ý kiến hoặc chỉ đơnthuần đóng vai trò là đối tác để cán bộ dự án tham khảo ý kiến thì sự tham gia của họchỉ mang tính hình thức mà thôi Do đó, khi người dân tham gia vào dự án, cần phảicho họ có quyền quyết định ngang với cán bộ dự án Ngân hàng thế giới (1994) đã
Trang 23thừa nhận trong khái niệm về tham gia của mình rằng: tham gia là việc các bên liênquan của dự án cùng nhau thỏa hiệp về việc quản lý và bảo vệ các nguồn lợi Xa hơn,người dân địa phương cần phải được xem là người làm chủ dự án hơn là người hưởnglợi dự án (Clayton, Oakley and Pratt, 1997) Ông cho rằng sự tham gia của người dânvào các dự án cần phải được hiểu là một phương tiện trong việc trao đổi quyền chocộng đồng quản lý và điều hành các hoạt động phát triển.
Tham gia bao gồm sự can dự của người dân trong tiến trình quyết định, trongthực hiện chương trình, chia sẻ quyền lợi của các chương trình phát triển cũng nhưtrong đánh giá những chương trình này (Cohen và Uphoff, 1977)
Sự tham gia của người dân chủ yếu là tạo ra mối quan hệ với kinh tế và chính trịtrong diện rộng xã hội; nó không chỉ là sự can dự trong những hoạt động của dự án,
mà hơn nữa là tiến trình trong đó người dân nông thôn có khả năng tự tổ chức, thôngqua tổ chức riêng của họ, họ có khả năng xác định nhu cầu của mình, chia sẻ thiết kế,thực hiện và lượng giá hành động cùng tham gia (WB, 2000)
Sự tham gia của cộng đồng là một tiến trình chủ động qua đó người thụ hưởnghay nhóm thân chủ ảnh hưởng định hướng và sự thực hiện một dự án phát triển vớiquan điểm nâng cao chất lượng cuộc sống về thu nhập, tăng trưởng cá nhân, tự tinhoặc những giá trị khác mà họ mong ước
Quan điểm của Jonathan (1986), thì “Tham gia của người dân vào các dự án cầnđược hiểu là một phương tiện trong việc trao quyền cho cộng đồng quản lý và điềuhành các hoạt động phát triển” Đối tượng tham gia có thể chỉ là nhóm tham gia đónggóp, nhóm hưởng lợi hoặc cả hai Nhóm tham gia và hưởng lợi khi người tham gia và
là bên hưởng lợi cùng sinh sống, hoạt động, đóng góp trên cùng địa bàn Bên hưởnglợi có thể không phải là bên tham gia trong trường hợp cá thể/ tổ chức tham gia khôngcùng trên địa bàn và chỉ tham gia đóng góp mà không hưởng lợi từ thành quả tham gia.Clanrence (1961) giải thích sự tham gia của cộng đồng là “ quá trình trong đócác nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý
sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động…” Như vậy:(i) Các hoạt động các nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia củacộng đồng (ii) Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộngđồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp cácdịch vụ cho tất cả cộng đồng (iii) Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho nhữngngười chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án (iv) Sựtham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực cộng đồng, qua đó để tăng
Trang 24Jody and Jonh (1993) thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách của trường Đại họcNorthwestern, bang Illinois đã xây dựng phương pháp “Phát triển cộng đồng dựa vàotài sản” – Assets - Based Community Development (ABCD) với điểm cơ bản là “Gâydựng cộng đồng theo hướng từ bên trong ra: Một hướng đi để tìm kiếm và huy độngcác tài sản của cộng đồng” Phương pháp của hai tác giả đã kế thừa và phát triển từ bàihọc thực tiễn và một số lý thuyết phát triển cộng đồng Phương pháp ABCD có 06 nộidung (Nguyễn Đức Vinh và Đinh Thị Vinh, 2012):
(i) Phát triển cộng đồng mang tính tích cực, bắt đầu từ việc khơi dậy và phát huynhững điểm mạnh, năng lực vốn có và thành công của cộng đồng làm điểm bắt đầucủa sự thay đổi Từ đó xây dựng tầm nhìn dài hạn, với các kế hoạch phát triển cộngđồng cụ thể, phù hợp với nguồn lực sẵn có
(ii) Xây dựng chiến lược cho sự phát triển bền vững: Phát triển vận động bêntrong ra, dựa vào nội lực trước khi tìm hiểu các hỗ trợ từ bên ngoài, liên kết nguồn lựcbên trong với môi trường bên ngoài
(iii) Nội lực của cộng đồng gồm: Con người, tài chính, cơ sở vật chất - hạ tầng,tài nguyên thiên nhiên và vốn xã hội Tài sản xã hội được đưa vào trọng tâm của huyđộng nội lực, tập trung vào các mối liên kết và năng lực hợp tác của các nhóm, tổ chứctrong cộng đồng
(iv) Cơ sở chủ yếu của phương pháp là sự tham gia tích cực
(v) Các tổ chức bên ngoài cộng đồng (Tổ chức phi chính phủ, cơ quan phát triểncủa chính phủ, …) chỉ đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, hoặc là cầu nối để giúp cộng đồng
có thể liên kết và huy động các hỗ trợ từ bên ngoài cho các hoạt động Cộng đồng địaphương được trao quyền ở cấp độ cao nhất, từ việc lập kế hoạch, ra quyết định thựchiện các hoạt động, họ “cầm lái” quá trình phát triển của mình
(vi) Sử dụng tổng hợp các kỹ thuật để phân tích, huy động và liên kết các nguồnlực vì phát triển cộng đồng
Tóm lại, sự tham gia của cộng đồng được hiểu là hoạt động của một nhóm, các
cá nhân hay tổ chức trong cộng đồng mà các bên liên quan tự nguyện, đồng thuậncùng xây dựng, thực thi các quy tắc, công việc của tổ chức hoạt động có mục đích,
Trang 25mục tiêu chung và cùng nhau xây dựng, phát triển để hướng đến việc hoàn thành mục đích, mục tiêu chung ấy (Nguyễn Đức Vinh và Đinh Thị Vinh, 2012).
* Phát triển kinh tế - xã hội: Là quá trình thay đổi toàn diện các lĩnh vực KTXHcủa cộng đồng theo hướng hiệu quả, ổn định, bền vững và công bằng
- Về kinh tế: Hiệu quả hơn, cơ cấu phù hợp hơn;
- Về xã hội: Tổ chức và thể chế phù hợp hơn (đáp ứng tố hơn các nhu cầu xã hội;giảm thiểu các nguy cơ tổn thương; công bằng hơn);
- Về môi trường: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ và quản lýphù hợp
* Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Là một công cụ quản lý của nhànước theo mục tiêu; được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển KTXHphải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định ở một địa phương, đồng thời đưa
ra những giải pháp, hoạt động cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đó một cách
- Lập kế hoạch có sự tham gia: Việc tham gia của người dân đặc biệt nhóm ngườiyếu thế trong xã hội (nhóm trẻ em, nhóm phụ nữ, nhóm người nghèo, nhóm người dântộc thiểu số), cán bộ lãnh đạo thôn, xã, huyện, các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội,các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp,… vào quá trình xây dựng bản kếhoạch Lập kế hoạch có sự tham gia khắc phục được tình trạng phiến diện trong việcđánh giá tình hình, trong việc phản ánh nguyện vọng của các bên vào nội dung của bản
kế hoạch; nó tạo được sự quan tâm rộng rãi và đồng thuận cao trong xã hội
- Lập kế hoạch dựa trên cơ sở nguồn lực: Việc đặt ra các mục tiêu, giải pháp,chương trình kế hoạch phải có nguồn lực để thực hiện Ở một khía cạnh khác, tronglập kế hoạch ngân sách, kế hoạch đầu tư cần chú ý đến nguồn lực khi đặt ra mục tiêu.Cần tính toán các mục tiêu dựa trên “túi tiền” đang có hoặc sẽ có, nếu không sẽ dẫn
Trang 26* Sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Làquá trình người dân tạo ra ảnh hưởng của mình đến sự phát triển KTXH chung củacộng đồng Ảnh hưởng được hình thành khi người dân được tham gia xác định nhucầu; thảo luận lựa chọn ưu tiên và quyết định giải pháp nhằm phát triển KTXH ở thôn,bản, xã; tham gia quyết định huy động nguồn lực của cộng đồng để thực hiện các giảipháp; tham gia xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện…
OECD cho rằng “Sự phát triển có người dân tham gia là việc xây dựng mối quan
hệ đối tác trên cơ sở thảo luận giữa các bên liên quan”, các mục tiêu hoạt động đượccác bên cùng thiết lập và ý kiến của địa phương được tôn trọng Điều này cho thấy kếhoạch phát triển kinh tế xã hội sẽ được đàm phán qua lại hơn là bị áp đặt từ bên ngoài.Nhờ vậy người dân trở thành những người tham gia tích cực thay vì chỉ là nhữngngười hưởng lợi tham gia một cách thụ động
Tóm lại, sự tham gia của người dân trong lập KHPT KTXH là một quá trình bànbạc cởi mở, bình đẳng giữa những người thực hiện, chính quyền và các ban ngành cấp
xã, huyện với người dân đặc biệt là các nhóm yếu thế, trong đó kiến thức ý kiến củangười dân được tôn trọng, họ được xem là chủ thể của bàn bạc này
Các hình thức tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH
Vai trò và nhiệm vụ tham gia của cộng đồng thường được mô tả theo khẩu hiệu
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” bản KHPT KTXH cuối cùng phải đượcngười dân đồng ý, xây dựng dựa trên nhu cầu của người dân
Dân cần: Là thể hiện “cầu” của người dân Người dân tham gia xác đinh sắp xếpthứ tự ưu tiên nhu cầu của mình để phát triển KTXH
Trang 27Dân biết: Là quyền lợi và nghĩa vụ và sự hiểu biết của cộng đồng người dân cóthể đóng góp vào quá trình xây dựng thông tin bản KHPT KTXH, ý kiến đóng gópnhững hoạt động được ưu tiên, phương án thực hiện…
Cộng đồng cần nắm được đầy đủ các thông tin vể quy trình lập KHPT KTXH mà
họ tham gia như: Mục đích, yêu cầu, trách nhiệm, quyền lợi của cộng đồng người dân,
từ đó thúc đẩy các hành động tham gia của cộng đồng người dân vào công đoạn củaquy trình lập KHPT KTXH
Dân bàn: Gồm các hoạt động tham gia ý kiến của người dân vào quá trình lậpKHPT KTXH như: Bàn bạc xác định nhu cầu thiết yếu, mục tiêu, các giải pháp vàhoạt động, kết quả dự kiến, huy động nguồn lực,… Mức độ và trình độ hiểu biết củacộng đồng sẽ quyết định hình thức, kết quả, nội dung tham gia cụ thể và mức độ thamgia của cộng đồng
Dân làm: Là việc tham gia lao động trực tiếp của người dân vào lập KHPTKTXH: nêu ý kiến trong các buổi tham vấn xác định nhu cầu, mục tiêu, hoạt động thựchiện,… Tùy theo mức đọn hiểu biết và mức độ quyết định tham gia của cộng đồng.Việc tham gia làm việc của cộng đồng được thực hiện theo nhu cầu và sắp xếpcủa tổ chức cộng đồng và người tham gia có thể nhận một phần thù lao, hoặc khôngnhận thù lao trong quá trình tham gia
Dân kiểm tra: Là thông qua các hoạt động giám sát, đánh giá của cộng đồngngười dân - cộng đồng hưởng lợi, nhằm thực hiện quy chế dân chủ và nguyên tắc côngkhai minh bạch, nâng cao hiệu quả và chất lượng bản KHPT KTXH Chủ trương kêugọi sự tham gia của cộng đồng trong nội dung này góp phần tạo nên niềm tin cho cộngđồng trong quá trình tham gia, đặc biệt là kế hoạch triển khai thực hiện bản kế hoạchsau này
Theo lý thuyết mới về sự tham gia của người dân thêm khẩu hiệu “dân đóng góp,dân quản lý, dân hưởng lợi”, thể hiện tính công bằng và bền vững của sự tham gia củangười dân nói chung và quy trình lập KHPT KTXH nói riêng
Dân đóng góp: Là các hoạt động đóng góp trí tuệ hoặc đóng góp vật chất (góptiền, góp công, vật tư…) Hình thức tham gia này vừa thể hiện tinh thần tự giác thamgia của cộng đồng người dân được nâng cao về cả khía cạnh vật chất lẫn khía cạnhnhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ Việc cộng đồng dân vừa tham gia đóng góp nguồnlực nội tại, vừa tham gia vào quy trình xây dựng bản kế hoạch đảm bảo tính khả thicao
Trang 28Tùy khả năng và điều kiện vốn có của cộng đồng mà kết quả tham gia của cộngđồng là nhiều hay ít, giá trị hay không giá trị Công tác tuyên truyền, kêu gọi và khảnăng tổ chức tham gia, tập huấn cộng đồng,… sẽ quyết định mức độ tham gia củacộng đồng
Dân quản lý: Là việc cộng đồng người dân tham gia vào quá trình quản lý xuyênsuốt từ đầu đến khi hoàn hiện bản KHPT KTXH nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả bản
kế hoạch Dân quản lý vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của cộng đồng
Dân hưởng lợi: Là việc cộng đồng người dân được thụ hưởng những lợi ích tăngthêm khi bản kế hoạch được thực hiện đem lại, thể hiện tính bền vững của sự tham giađối với nhóm hưởng lợi
Theo Lại Thành Dương (2012), với tiếp cận đối tượng tham gia là “người dân”trong phát triển KTXH thì các hình thức tham gia được mô tả đầy đủ là: “dân: cần,biết, bàn, đóng, làm, kiểm tra, quản lý, hưởng lợi”
Từ các quan điểm trên, kết hợp với tiếp cận cộng đồng, lấy cộng đồng làm trungtâm, nhằm mở trộng thành phần tham gia và khai thác tối đa khả năng tham gia củacộng đồng, tác giả cho rằng các hình thức tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạchphát triển kinh tế xã hội được mô tả như sau:
Hưởng lợi
Quản lý
CỘNG ĐỒNG
Bàn
Đóng góp
Kiểm tra
Làm
Sơ đồ 2.1 Các hình thức tham gia của cộng đồng trong phát triển KTXH
Nguồn: Lại Thành Dương (2012)
Trang 29Tóm lại, tham gia của cộng đồng nói chung và trong lập KHPT KTXH nóiriêng là nhu cầu tất yếu với hình thức tham gia đa dạng Tùy điều kiện đặc thù củatừng vùng/ địa phương và khả năng tham gia,… mà hình thức tham gia cộng đồng cóthể đa dạng hoặc giới hạn.
Ngoài ra, năng lực quản lý cộng đồng, mô hình quản lý và nhu cầu về sự thamgia, ….cũng góp phần quyết định sự đa dạng hình thức tham gia của cộng đồng tronglập KHPT KTXH
Các kiểu tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH
Trong Giáo trình “Phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong phát triển lâmnghiệp xã hội” của Đặng Kim Vui và cs (2007) đã cho thấy có nhiều kiểu tham gia giacủa cộng đồng trong lập KHPT KTXH Nhưng xét về động cơ tham gia thì các kiểutham gia được thể hiện như sơ đồ 2.2
Tham giabắt buộc
Tham giathụ động
Tham gia
có điềukiện
CỘNG ĐỒNG
Tham giatheo yêu cầu
Tham gia
tự nguyện
Thamvấn
Sơ đồ 2.2 Các kiểu tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH
Trang 30Tham gia thụ động: Không xem trọng sự tham gia và cho rằng việc tham gia đókhông quan trọng.
Tham gia có điều kiện: Có đòi hỏi từ nguời được tham gia dưới hình thức vậtchất như: có trả công, thù lao,… mới tham gia
Tham vấn: Tham gia một chiều dưới dạng cộng đồng chỉ cung cấp thông tin chođối tượng tham vấn
Tham gia bắt buộc: Tham gia theo chức năng, nhiệm vụ và tính chất công việccủa các bên liên quan trong hoạt động, như: Đại diện thôn, xóm làm trong hợp tác xã(HTX), các ban ngành đoàn thể của địa phương,… cùng tham gia xây dựng bản kếhoạch
Tham gia theo yêu cầu: Sự tham gia được yêu cầu bởi chính quyền địa phương/
cơ quan nhà nước trong các hoạt động trong quá trình lập kế hoạch,… cộng đồngngười dân có thể tham gia vào tất cả các bước trong quy trình hoặc không
Tự nguyện tham gia: Tham gia có chủ động từ cộng đồng, đối tượng tham gia.Kiểu tham gia này ít nhất đảm bảo sự nhiệt tình tối đa của đối tượng tự vận động thamgia Người tham gia có thể tự khởi sướng mọi hành động tham gia và tự tham gia vàomọi quá trình (Đặng Kim Vui và cs., 2007)
Tóm lại, kiểu tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH phụ thuộc vàokhả năng tham gia và công tác tuyên truyền, kêu gọi sự tham gia của cộng đồng.Công tác tập huấn cộng đồng là hoạt động nhằm nâng cao khả năng tham gia chocộng đồng, đồng thời nâng cao khả năng tuyên truyền, tổ chức, quản lý sự tham giacủa cộng đồng
Mức độ tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH
Do tính đa dạng của các hình thức tham gia, các kiểu tham gia và mức độ thamgia nên hình thức và kiểu tham gia khó định lượng Nhằm đánh giá mức độ tham giathì cần dựa vào mối quan hệ giữa mức độ can thiệp của chính quyền nhà nước và mức
độ tự nguyện tham gia của cộng đồng để phân chia sự tham gia của cộng đồng theomức độ (Đặng Kim Vui và cs., 2007)
Mức độ 1: Tham gia thụ động tức chính quyền quyết định tất cả, áp chỉ tiêuxuống còn người dân chỉ biết làm theo nên kết quả đem lại thấp
Mức độ 2: Tham gia theo yêu cầu là mức cộng đồng được yêu cầu tham gia hoặctham khảo ý kiến nhưng chính quyền vẫn là bên quyết định hoặc chính quyền có cân
Trang 31nhắc ý kiến của cộng đồng hoặc cộng đồng chỉ được quyết định một phần, khía cạnh, nội dung nhỏ nên kết quả tham gia ở mức trung bình.
Mức độ 3: Tham gia bình đẳng là việc chính quyền và cộng đồng cùng đưa ra ýkiến và lựa chọn trên cơ sở bình đẳng hoặc cộng đồng cùng quyết định với sự chuẩn ycủa chính quyển hoặc chính quyền dựa vào cộng đồng để ra quyết định nên kết quảtham gia khá hơn
Mức độ 4: Tham gia tự nguyện (chủ động) là việc chính quyền và cộng đồngcùng đưa ra ý kiến và lựa chọn trên cơ sở bình đẳng, sự tôn trọng lẫn nhau hoặc cộngđồng cùng đưa ra quyết định với sự giúp đỡ, chuẩn y của chính quyền hoặc chínhquyền tham gia khi có yêu cầu của cộng đồng nên kết quả tham gia tốt
Tham giabình đẳng
Tham gia
tự nguyện
Tham gia có can thiệp Tham gia không có
can thiệpMức độ can thiệp
Sơ đồ 2.3 Mức độ tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH
Nguồn: Đặng Kim Vui và cs (2007)
hư vậy, tham gia có can thiệp được xem như là tham gia có điều kiện, với tham
Trang 32Tham gia bình đẳng được xem là tham gia không có can thiệp, vì chính quyền vàcộng đồng cùng tự nguyện tham gia, thể hiện sự tôn trọng ý kiến cộng đồng của chínhquyền Còn tham gia tự nguyện ở đây thể hiện sự bình đẳng cao nhất đối với tham giakhông tư lợi.
2.1.2 Vai trò của sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh
- Sự tham gia của dân giúp giảm bớt gánh nặng tài chính của Nhà nước cho kếhoạch phát triển KTXH, phát huy tốt hơn sự đóng góp nguồn lực của người dân tronglập kế hoạch phát triển KTXH Khi các hoạt động phát triển KTXH đúng với nhu cầucủa dân, các giải pháp được người dân bàn bạc nhất trí, họ sẽ đóng góp nguồn lực đểtriển khai, tiến tới giảm thiểu gánh nặng tài chính của Nhà nước trong đầu tư cho pháttriển bền vững
- Sự tham gia của nông dân còn giúp đảm bảo cho nguồn lực của ngân sách Nhànước và của xã hội đầu tư cho phát triển KTXH được sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm
Sự tham gia đảm bảo cho người dân có cơ hội kiểm tra, giám sát các hoạt động pháttriển KTXH, đảm bảo nguồn lực sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và đúngthời gian
- Sự tham gia của người dân còn đảm bảo xây dựng được tính bền vững và tự lậpcủa cộng đồng Các hoạt động tạo điều kiện cho dân tham gia sẽ làm tăng năng lực củangười dân, năng lực của tổ chức và do đó, phát triển được cộng đồng
- Sự tham gia của người dân trong lập KHPT KTXH đảm bảo KHPT KTXH đượcthành công Mục đích cuối cùng của lập KHPT KTXH là điều chỉnh phát triển nền kinh
tế theo như trông đợi, phát triển toàn diện và bền vững nền KTXH ở địa phương
Trang 33- Sự tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH còn đảm bảo nâng cao nănglực của cán bộ cấp cơ sở Thông qua giao tiếp và cùng làm việc với người dân, cán bộhọc tập từ người dân, biết cách chia sẻ với người dân, thay đổi phương pháp truyền tớingười dân.
2.1.3 Quy trình và phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia của cộng đồng
2.1.3.1 Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia
Quy trình kế hoạch là trình tự các bước công việc bao gồm từ việc xây dựng kếhoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và theo dõi đánh giá
Quy trình lập kế hoạch là một phần của quy trình kế hoạch; chỉ ra trình tự cácbước công việc từ xây dựng cho đến khi phê duyệt bản kế hoạch
Hiện nay, theo sổ tay lập kế hoạch cấp xã hàng năm (Bộ KH & ĐT, 2013) thểhiện quy trình lập kế hoạch cấp xã có sự tham gia được áp dụng theo quy trình 7 bướcnhư sau:
Bước 1: Chuẩn bị cho lập kế hoạch
- UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo cho các xã lập KHPT KTXH nămX+1 Từ đó thành lập tổ lập kế hoạch xã
- UBND xã họp lên kế hoạch triển khai lập KHPT KTXH xã Giới thiệu quytrình lập kế hoạch, nghị quyết HĐND Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổlập kế hoạch xã, trưởng thôn và chuẩn bị hậu cần cho đợt lập kế hoạch
- Tập huấn hướng dẫn tổ lập kế hoạch xã phương pháp tham vấn cộng đồng vàlập KHPT KTXH xã
Bước 2: Thu thập thông tin 3 cấp: huyện, xã và thôn
- Thực hiện tham vấn cộng đồng và lập định hướng phát triển thôn bản
- Hội nghị định hướng phát triển KTXH cho các xã do huyện tổ chức hàng năm.Bước 3: Tổng hợp và phân tích thông tin
- Tổng hợp các nhu cầu/ vấn đề, các mục tiêu, các giải pháp, dự kiến nguồn lựctheo lĩnh vực phát triển KTXH
- Xây dựng chỉ tiêu phát triển KTXH, dự kiến khả năng nguồn lực tài chính.Bước 4: Hội nghị lập KHPT KTXH xã
Hội nghị lập kế hoạch xã lần 1:
- Tổ lập kế hoạch xã trình bày và đề xuất các ưu tiên về nhu cầu cần phải giải
Trang 34- Trình bày định hướng phát triển KTXH và các chỉ tiêu của huyện gợi ý cho xã.
- Trình bày và đề xuất các chỉ tiêu phát triển KTXH của xã để thảo luận và thống nhất
- Trình bày và đề xuất các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp phát triển KTXH xã để thảo luận và thống nhất
- Sau đó tổ lập kế hoạch xã tổng hợp và viết dự thảo KHPT KTXH xã
Hội nghị lập kế hoạch xã lần 2:
- Trình bày dự thảo KHPT KTXH xã năm X+1 để thảo luận, phân tích và thống nhất chung để hoàn thiện
Bước 5: Dự thảo KHPT KTXH cấp xã và thông qua Đảng ủy, HĐND xã
- Hoàn thiện bản KHPT KTXH xã theo mẫu
- UBND xã báo cáo thường trực Đảng ủy và HĐND xã trước khi trình kế hoạch lên huyện
- Gửi bản dự thảo lần 1 KHPT KTXH xã đến phòng tài chính kế hoạch để tổng hợp và gửi các ban ngành huyện góp ý
Bước 6: Thảo luận và bảo vệ kế hoạch xã tại huyện
- Tổ chức hội nghị thảo luận và bảo vệ KHPT KTXH xã tại huyện
- Tổ lập kế hoạch xã tiếp nhận các ý kiến để điều chỉnh và hoàn thiện bảnKHPT KTXH xã
- Kế hoạch và ngân sách đề xuất của xã được cân nhắc và tổng hợp vào KHPT KTXH cấp huyện
- Gửi bản dự thảo KHPT KTXH cuối cùng cho Phòng tài chính - kế hoạch huyện và văn phòng UBND huyện
Bước 7: Hoàn thiện, phê duyệt và tổ chức thực hiện KHPT KTXH xã
- Rà soát, điều chỉnh các chỉ tiêu, ngân sách đã được huyện thống nhất và giao
kế hoạch (theo các kết quả của thảo luận và bảo vệ kế hoạch tại huyện);
- Điều chỉnh các hoạt động ưu tiên trên cơ sở ngân sách phê duyệt và có tính khả thi trong thực hiện;
- Họp HĐND xã thông qua bản KHPT KTXH xã HĐND xã ra nghị quyết về nhiệm vụ phát triển KTXH và ngân sách năm kế hoạch (X+1);
- Họp xã (Đảng ủy, UBND, ban ngành, đoàn thể, trưởng thôn) để phổ biến thông tin về kế hoạch đã được phê duyệt (năm X+1);
Họp các thôn để thông báo kế hoạch đã được phê duyệt tới mọi người dân
Trang 35Biểu 2.1 Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia
Cấp (Thời gian: Theo hướng dẫn và quy định của từng địa phương)
Huyện
UBND huyệnban hành vănbản chỉ đạo vềcông tác lập
KH
Bước 2c: Thu thập thông tinđịnh hướng phát triển vànguồn lực đầu tư từ cấptrên (bao gồm các dự án)cho xã trong năm KH
Bước 6:
Thảo luận và bảo vệ KH của xã
tại huyện(Huyện sử dụng thông tin lập dựthảo KHPT KTXH cấp huyện)
UBND huyệngiao KH vàngân sách nămX+1 cho xã
Bước 3: Tổnghợp và phântích thông tin
đã thu thậpđược
Bước 4: Hộinghị lậpKHPT KTXHcấp xã (lần 1
& 2)
Bước 5: Dựthảo KHPTKTXH cấp xã
và thông quaĐảng ủy,HĐND xã
Bước 7: Hoànthiện phê duyệt
và tổ chức thựchiện KHPTKTXH cấp xã
Thôn Tham vấn cộng đồng và tổng hợp các thông tinBước 2a:
và hoạt động ưu tiên phát triển thôn
Nguồn: Tổ chức Plan tại Việt Nam (2014)
Trang 362.1.3.2 Phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia
Phương pháp lập kế hoạch là cách thức, biện pháp để xây dựng ra các bảnKHPT KTXH
Phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia nói lên rằng việc soạn thảo, hoạch định
ra bản kế hoạch bằng sự tham gia của nhiều bên liên quan trong các bước Phươngpháp lập kế hoạch quyết định đến nội dung, chất lượng, bản chất của bản kế hoạch.Phương pháp lập kế hoạch thường gắn bó chặt chẽ với quy trình lập kế hoạch(Biểu 2.1) và tư duy, quan điểm lập kế hoạch vì quy trình lập kế hoạch trong mỗi bướcđều quy định cách thức lập ra bản kế hoạch Còn tư duy, quan điểm, kỹ thuật lập kếhoạch cũng quyết định đến cách thức làm ra bản kế hoạch
Phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia sử dụng một số công cụ chủ yếu nhằmxác định nhu cầu, giải pháp và thực hiện nhằm xây dựng các mục tiêu đáp ứng yêu cầucủa các bên liên quan, các giải pháp hài hòa lợi ích các bên liên quan và đáp ứng đượcyêu cầu Cụ thể:
Phương pháp thảo luận nhóm (FGD): Là phương pháp làm việc có tổ chức, cómục tiêu Mục tiêu là đưa ra những ý kiến, đóng góp mang tính dân chủ và đồng thuận
từ các thành viên cho chủ đề thảo luận Phương pháp thỏa luận nhóm sử dụng để chia
sẻ các ý tưởng và mở rộng quan điểm về một hoặc một số vấn đề giữa các thành viêntạo ra sự quan tâm và đồng thuận trong giải quyết vấn đề Bên cạnh đó các thành viên
có thể nêu lên ý kiến của mình giúp tận dụng được trí tuệ tập thể của nhóm Quy trìnhthảo luận nhóm bao gồm:
i) Hướng dẫn viên quá trình thảo luận nhóm;
ii) Nêu chủ đề thảo luận và các câu hỏi thảo luận;
iii) Nêu yêu cầu của thảo luận (thời gian, nội dung, kết quả cần đạt được,phương pháp ghi chép thông tin, );
iv) Chọn địa điểm thảo luận nhóm;
v) Mỗi nhóm bầu trưởng nhóm để phụ trách vấn đề thảo luận và một thư ký đểghi chép nội dung Tiến hành thảo luận nhóm theo các yêu cầu nêu trên Hướng dẫnviên thăm hỏi các nhóm để cung cấp sự hướng dẫn hoặc giải thích cho thành viên khi
họ vướng mắc và đảm bảo các nhóm thảo luận nghiêm túc;
vi) Hướng dẫn viên yêu cầu lần lượt các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhómcủa mình và mời các nhóm khác đóng góp ý kiến;
vii) Hướng dẫn viên dựa trên sự đóng góp của các thành viên hệ thống hóa lại kếtquả thảo luận, cảm ơn sự tham gia của mọi người và tuyên bố kết thúc thảo luận nhóm
Trang 37Phương pháp động não: Giúp tìm ra nhiều giải đáp sáng tạ cho một vấn đề mới
và khó trong thời gian tương đối ngắn Các ý tưởng hay hình ảnh về vấn đề cần giảiquyết được người hướng dẫn thảo luận đưa ra ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ với mụcđích gợi ra càng nhiều ý tưởng càng tốt Các ý kiến có thể rộng và sâu, không bị giớihạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới
Như vậy, động não là một kĩ thuật thảo luận một nhóm người hoặc nhiều ngườinhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách thu thập tất cả các ý kiến củanhiều người, nảy sinh trong cùng một thời gian theo nguyên tắc mọi người đều cóquyền đưa ra ý kiến riêng của mình, không bị chi phối bởi người lãnh đạo hay nhữngngười khác
Các bước tiến hành:
Bước 1: Lựa chọn trưởng nhóm và thư ký để ghi lại ý kiến của tất cả thành viêntham dự
Bước 2: Xác định vấn đề sẽ được động não và thiết lập luật chơi
Bước 3: Trưởng nhóm đặt vấn đề và để tất cả các thành viên có thời gian suynghĩ về câu trả lời của mình Sau đó, trưởng nhóm lựa chọn thành viên chia sẻ ý kiến
và thư ký ghi chép đầy đủ tất cả các ý kiến đó lên tờ giấy Ao
Bước 4: Tổng hợp ý kiến Gom các câu trả lời tương tự về một đầu mối Loại bỏnhững ý kiến không thích hợp với chủ đề thảo luận
Bằng cách này buộc mọi người tham dự phải động não và đưa ra ý kiến, quanđiểm của mình Quan trọng hơn là những ý kiến đó sẽ được ghi chép lại đầy đủ
Phương pháp tham vấn: Là hình thức lấy ý kiến của các bên liên quan về bản kếhoạch mà khi thực hiện sẽ có ảnh hưởng đến các bên liên quan trên Tham vấn đượcthực hiện trong quá trình lập kế hoạch ở 3 khâu: Tham vấn kết quả đánh giá tình hìnhthực hiện kế hoạch kỳ trước, tham vấn các định hướng, mục tiêu và giải pháp pháttriển trong kỳ kế hoạch tới đã được trình bày trong khung logic và tham vấn bản dựthảo kế hoạch địa phương kỳ tới Hình thức tham vấn phổ biến nhất: hội nghị, hộithảo, thảo luận chuyên đề
Phương pháp tham vấn giúp thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của các bên liênquan nhằm nâng cao chất lượng của bản kế hoạch, tăng cường trách nhiệm của các bênliên quan trong việc lập kế hoạch mà họ đã góp phần xây dựng nên
Trang 382.1.4 Nội dung nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội
2.1.4.1 Sự tham gia của cộng đồng trong quy trình lập kế hoạch có sự tham gia
Cộng đồng tham gia xác định nhu cầu thiết yếu
Thực tế chỉ ra rằng việc xác định nhu cầu trong lập kế hoạch ở một số địaphương còn dựa chủ yếu vào quan điểm, định hướng của cán bộ lãnh đạo, sự tham giacủa người dân còn hạn chế Xác định nhu cầu chủ yếu dựa trên quan điểm của cán bộlãnh đạo mà không có sự tham gia của người dân (cơ chế Top - Down) nên ảnh rất lớnđến hiệu quả các hoạt động trong thực hiện kế hoạch
Nhu cầu của người dân cần mới là điều nên cho họ, cộng đồng tham gia xác địnhnhu là điều trở nên tất yếu và cần thiết Họ được hưởng cái họ cần và họ tham gia thựchiện thì tất yếu họ có tinh thần trách nhiệm và dốc hết năng lực vật chất để thực hiệnthành công KHPT KTXH
Đề tài tiến hành nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầutrong phát triển KTXH thông qua mức độ tham gia của cộng đồng trong buổi họp xácđịnh nhu cầu và sự khác biệt trong cách thức xác định nhu cầu tại 2 địa bàn nghiêncứu
Cộng đồng tham gia xác định mục tiêu
Mục tiêu của KHPT KTXH là cái đích của từng cá nhân, đơn vị, tổ chức và cộngđồng phấn đấu để hoàn thành Theo tiếp cận Logic, mục tiêu của KHPT KTXH là mô
tả tình hình của đơn vị, của địa phương trong tương lai khi giải quyết được khó khănhiện nay, đáp ứng được nhu cầu phát triển KTXH Đề tài tiến hành nghiên cứu ai làngười tham gia đóng góp xác định mục tiêu kế hoạch? Mức độ tham gia của cộngđồng trong việc định mục tiêu
Cộng đồng tham gia xác định các giải pháp và hoạt động
Căn cứ vào mục tiêu, lập kế hoạch thành các hợp phần khác nhau để hoàn thiệnmục tiêu cụ thể Cộng đồng tiến hành thảo luận đưa ra thứ tự ưu tiên cho các hoạt động
để đạt từng mục tiêu cụ thể Đánh giá mức độ tham gia cộng đồng ở 2 xã nghiên cứutrong bước này
Cộng đồng tham gia xác định kết quả dự kiến
Cộng đồng tham gia xác định kết quả dự kiến cho từng hoạt động góp phần đạt đượcmục tiêu đề ra, làm cơ sở để tính toán chi phí cho từng hợp phần trong kế hoạch.Nghiên cứu tỷ lệ thành viên cộng đồng tham gia, mức độ tham gia và kết quả dự kiếntham gia có phù hợp không? Mức độ phù hợp là bao nhiêu?
Trang 39 Cộng đồng tham gia đóng góp các nguồn lực
Cộng đồng tham gia đóng góp nguồn lực tài lực, nhân lực, trí lực vào các bướclập KHPT KTXH Việc đóng góp các nguồn lực là hành động thiết thực của sự thamgia Tùy theo chính sách, phương thức huy động và mục đích, chỉ tiêu của chính quyềncác cấp mà sự đóng góp sẽ đạt kế quả với mức độ và hình thức khác nhau
Cộng đồng tham gia xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
Thời gian được cộng đồng bàn bàn bạc và đưa ra mốc thời gian cụ thể phù phợpvới nguồn lực của địa phương Cách lập kế hoạch triển khai thực hiện như thế nào? Cóphù hợp và đảm bảo tính khả thi của kế hoạch hay không?
Có thể biểu diễn nội dung tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH qua
sơ đồ 2.4
Xây dựng
kế hoạchtriển khai
Đóng gópcác nguồnlực
Xác địnhnhu cầu
Lập kế hoạch phát triển KTXH
Xác địnhkết quả dựkiến
Xác địnhmục tiêu
Xác địnhhoạt động,giải pháp
Sơ đồ 2.4 Vòng tròn tham gia cộng đồng trong lập KHPT KTXH
Nguồn: Trần Sáng Tạo (2008)
2.1.4.2 Đánh giá của các bên liên quan về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Đánh giá của người dân
Qua đánh giá của người dân có nhìn nhận khách quan hơn về hiệu quả, những tácđộng tích cực cũng như những hạn chế cần khắc phục khi tiếp cận phương pháp mới
Trang 40lập KHPT KTXH có sự tham gia Thông qua những bước trong quy trình người dânđược tham gia làm rõ tính phù hợp, hiệu suất và khả năng mở rộng ra các xã khác trêntoàn huyện Bên cạnh đó làm rõ việc tham gia vào lập KHPT KTXH người dân gặpphải những thuận lợi, khó khăn như thế nào?.
Đánh giá của cán bộ địa phương
Cán bộ địa phương là người tiên phong giúp người dân hiểu, giữ vai trò cầu nốigiữa người dân với quy trình lập KHPT KTXH có sự tham gia theo quy trình 7 bước.Qua đây cán bộ các cấp cũng tự đánh giá năng lực của cá nhân, cơ chế chính sách củađịa phương, những thách thức trong thời gian tới khi áp dụng phương pháp lập kếhoạch có sự tham gia
Cán bộ ban lập kế hoạch, cán bộ duyệt bản kế hoạch cuối cùng ở cấp huyện chothấy “bức tranh” so sánh giữa việc lập kế hoạch có sự tham gia với việc lập kế hoạchtheo cách tiếp cận truyền thống (tiếp cận từ trên xuống hoặc tiếp cận từ dưới lên)
Đánh giá của cán bộ dự án
Cán bộ dự án là người hướng dẫn người dân quy trình, phương pháp lập KHPTKTXH có sự tham gia Qua đó cán bộ dự án có đánh giá khách quan việc người dân cóthực hiện đúng quy trình hay không? Người dân gặp những khó khăn bất cập gì trongquá trình tham gia? Cán bộ cấp cơ sở đặc biệt là cán bộ phụ trách lập kế hoạch đã thựchiện tốt vai trò của mình trong thúc đẩy sự tham gia của người dân trong lập kế hoạchkhông? Những khâu còn hạn chế cán bộ, người dân tiếp cận với phương pháp lậpKHPT KTXH có sự tham gia? Có những đề xuất gì trong thời gian tới nhằm hướngđến nâng cao chất lượng của KHPT KTXH
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội
2.1.5.1 Nhóm yếu tố thuộc về cộng đồng
- Thành phần dân tộc hiện có tại cộng đồng: Mỗi thành phần dân tộc khác nhau
có những đặc điểm khác nhau như ngôn ngữ, tập quán sinh hoạt, các nghi lễ tôngiáo,… Các đặc điểm này ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong lập KHPTKTXH Chẳng hạn, trong trường hợp đồng bào dân tộc thiểu số không biết tiếng Kinh,rào cản về ngôn ngữ hạn chế khả năng tham gia của cộng đồng
- Phong tục tập quán và đặc điểm kinh tế của cộng đồng: Phong tục tập quán, đặcđiểm riêng của mỗi cộng đồng các dân tộc ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của cộngđồng trong lập KHPT KTXH Một số cộng đồng mang nặng tập tục của dân tộc mìnhgây hạn chế sự tham gia của cộng đồng Bên cạnh đó, các đặc điểm về kinh tế, tậpquán canh tác,… cũng ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng