1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn fdi ở hưng yên

153 359 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. BCC: Hợp tác kinh doanh 2. BOT: Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao 3. BT: Xây dựng – Chuyển giao 4. BTO: Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh 5. CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 6. ĐTNN: Đầu tư nước ngoài 7. ĐTTTNN: Đầu tư trực tiếp nước ngoài 8. FDI: Đầu tư trực tiếp 9. KCN: Khu công nghiệp 10.KH&ĐT: Kế hoạch và Đầu tư 11. QLNN: Quản lý nhà nước 12. UBND: Ủy ban nhân dân 13. WTO: Tổ chức thương mại thế giới 14. XHCN: Xã hội chủ nghĩa Học viên tài chính Sinh viên: Lê Thị Nh ư 1 Lớp: CQ46/08.02 Luận văn tốt nghiệp Học viên tài chính DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 1997 – 2011 Bảng 2.2: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên từ năm 1995- 2011. Bảng 2.3. Các hình thức đầu tư FDI tại Hưng Yên giai đoạn 1995 – 2011 Bảng 2.4. Các đối tác đầu tư FDI chủ yếu đầu tư vào Hưng Yên giai đoạn năm 1995 – 2011 Biểu đồ 2.1: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên từ năm 1995- 2011. Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ vốn FDI theo hình thức đầu tư ở Hưng Yên Sinh viên: Lê Thị Như 2 Lớp: CQ46/08.02 Luận văn tốt nghiệp Học viên tài chính LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tăng trưởn g và phát triển là mục tiêu của của tất cả các quốc gia trên thế giới, là thước đo về sự tiến bộ trong mỗi quốc gia.Trong đó vốn lại là điều kiện tiên quyết cho sự tăng trưởng và phát triển. Như vậy để khắc phục tình trạng thiếu vốn các nước đang phát triển cần phải huy động vốn từ bên ngoài. Đầu tư nước ngoài là một giải pháp hữu hiệu, là một lợi thế mà các nước đi sau có thể tận dụng để phát triển thay vì phải mất hàng trăm năm tích luỹ ban đầu. Các quốc gia đi sau có thể "mượn vốn, công nghệ, kinh nghiệp quản lý…" của các quốc gia đi trước nhằm tạo ra một gia tốc đủ lớn để chiến thắng sức ỳ của nền kinh tế vốn đã còm cõi, lạc hậu. Đối với Hưng Yên trong những năm vừa qua, có thể thấy bộ mặt kinh tế của tỉnh có những bước thay đổi đáng kể, có tính nhảy vọt, đó là sự tăng trưởng GDP, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao các phúc lợi cho con người. Trong đó, nguồn vốn FDI góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, việc thu hút và sử dụng vốn FDI trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế, mà một phần nguyên nhân từ chính sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Vì vậy, em chọn đề tài nghiên cứu: “Tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở Hưng Yên” làm luận văn tốt nghiệp. Tuy nhiên, do hiểu biết còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong có được những nhận xét, đánh giá của các thầy, cô nhằm hoàn thiện đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở phạm vi quốc gia cũng như ở địa bàn cấp tỉnh, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp Sinh viên: Lê Thị Như 3 Lớp: CQ46/08.02 Luận văn tốt nghiệp Học viên tài chính hoàn thiện quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này tại tỉnh Hưng Yên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luậ n văn tập trun g nghi ên cứu nhữ ng vấn đề lý luận và thực tiễn quả n lý và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, trong thời gian từ 1995 đến nay, đề xuất và phương hướng, giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở địa phương. Ngoài ra, luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương trong nước và quốc tế. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn chuyên gia, phân tích, tổng hợp, so sánh… trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu có liên quan. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn FDI ở Hưng Yên Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở Hưng Yên. Sinh viên: Lê Thị Như 4 Lớp: CQ46/08.02 Luận văn tốt nghiệp Học viên tài chính CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.1. Khái niệm FDI (Foreign Direct Investment ) The o quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI đượ c định nghĩ a là “một khoả n đ ầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó. Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra một khái niệm FDI. Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. FDI bao gồm ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các kho ản vay trong nội bộ công ty. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI. Trong thực tế, có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp. Sinh viên: Lê Thị Như 5 Lớp: CQ46/08.02 [...]... năng và vai trò tron g việc thu hút, quản lý sử dụng nguồ n vốn FDI và đảm bảo những điều kiện cần thiết cho hoạt động FDI trong việc phát triển kinh tế xã hội Đồng thời hạn chế tối đa những tác hại do FDI gây ra Với vị trí chức năng, vai trò như trên, có thể nói hoạt động quản lý nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng quyết định đến hiệu quả thu hút sử dụng vốn FDI tại nước nhận đầu tư 1.2.2 Nội dung quản. .. doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào 1.1.3.2 Phân theo tính chất dòng vốn  Vốn chứn g khoá n Nhà đầu tư nước ngoà i có thể mua cổ phần hoặc trái phiế u doan h nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty  Vốn tái đầu tư Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng... hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào  Mua lại và sáp nhập Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại... trọng trong quản lý về đầu tư Mục tiêu đặt ra đối với FDI, chủ trương, đường lối, chính sách của đảng và nhà nước, các quan hệ pháp luật có liên quan đến khu vực FDI có được thực hiện hay không phụ thuộc vào năng lực tổ chức, điều hành, trình độ hiểu biết về luật pháp, khả năng vận dụng sáng tạo và tâm huyết của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư Kinh nghiệm quản lý 1.3 FDI của một số vốn quốc... tra kiểm soát và xử lý những vi phạm của các doanh nghiệp trong việc thực hiện theo qui định của nhà nước về giấy phép đầu tư, các cam kết của các nhà đầu tư - Đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu của quá trình hợp tác đầu tư từ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư đến đội ngũ các nhà quản lý kinh tế tham gia trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước... Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh Ngoài những ưu đãi do chính phủ Việt Nam qui định, các dự án có vốn ĐTNN vào Quảng Ninh còn được hưởng các ưu đãi lớn như sau: Thứ nhất, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật: Tỉnh Quảng Ninh đảm bảo xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào doanh nghiệp với dự án có vốn đầu tư từ 15 triệu USD trở lên Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp... tế và quy hoạch, kế hoạch đầu tư trong đó xác định rõ địa bàn, lĩnh vực ngành nghề mà nước sở tại khuyến khích hay hạn chế đầu tư để chủ đầu tư xây dựng các phương án đầu tư của mình sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao 1.2.3.2 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vự đầu tư trực tiếp nước ngoài Để quản lý hoạt động FDI, nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ, nhiều hình thức quản lý khác... hàng và viễn thông chiếm 38,6%; lĩnh vực hóa chất và dược phẩm chiếm 10,9%; lĩnh vực thương mại và sửa chữa chiếm 6,5%; lĩnh vực sản xuất kim loại, máy móc và hàng điện tử chiếm 6,1%; lĩnh vực sản xuất xe máy và phương tiện giao thông chiếm 5,4%; và lĩnh vực lương thực chiếm 5,1% Nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Indonesia là Singapore, tiếp theo là Hà Lan và Nhật Bản Kinh nghiệm quản lý vốn FDI của... tiếp thu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý Thứ ba, FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận Theo cách phân loại ĐTNN của UNCTAD, IMF và OECD, FDI là đầu... nước kinh tế phát triển, FDI có tác dụng lớn trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp, lạm phát FDI cũng tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước khác - Trường . nước ngoài Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn FDI ở Hưng Yên Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn FDI ở Hưng Yên. Sinh viên: Lê Thị Như 4 Lớp: CQ46/08.02 Luận. quả n lý và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, trong thời gian từ 1995 đến nay, đề xuất và phương hướng, giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử. sử dụng vốn FDI trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế, mà một phần nguyên nhân từ chính sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Vì vậy, em chọn đề tài nghiên cứu: Tăng cường công tác quản

Ngày đăng: 18/08/2014, 04:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức cho thuê – - tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn fdi ở hưng yên
Hình th ức cho thuê – (Trang 24)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w