MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dự án nói chung, quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình nói riêng, kết hợp với việc phân tích
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng Mặc dù chưa phải là thành phố lớn như Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh nhưng với sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh, Yên Bái đang dần khẳng định vị trí của mình trong hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng công trình
Những năm qua, Đảng và nhà nước có những chủ trương chính sách ưu đãi với bà con đồng bào dân tộc và bà con các tỉnh miền núi, chính quyền tỉnh Yên Bái đã thực hiện đầu tư các dự án xây dựng đồng bộ bước đầu đã có những kết quả khích lệ
Đối với các dự án thuỷ lợi do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình Thủy lợi tỉnh Yên Bái là đơn vị phụ trách quản lý Công tác quản lý chi phí là công tác quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả nguồn vốn của Tỉnh, nhà nước đầu tư, trong thời gian qua mặc dù đã hoạt động tích cực nhưng vẫn chưa phát huy hết nhiệm vụ đề ra
Từ những tồn tại trên tác giả chọn vấn đề “Tăng cường công tác quản
lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Ban Quản lý dự
án đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi tỉnh Yên Bái” làm đề tài nghiên
cứu của mình
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dự án nói chung, quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình nói riêng, kết hợp với việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái, qua đó đề xuất
Trang 2một số giải pháp hữu hiệu và khả thi nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí của Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình Thủy lợi tỉnh Yên
Bái
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
a Ý nghĩa khoa học:
Đề tài đã hệ thống những vấn đề lý luận về công tác quản lý chi phí dự
án để làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung, công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nói riêng
b Ý nghĩa thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu, đề xuất của luận văn không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích cho Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình Thủy lợi tỉnh Yên Bái mà còn là tài liệu cho các đơn vị thực hiện công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng nói chung
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích; phương pháp khảo sát, phương pháp chuyên gia, phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy và một số phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác để giải quyết các vấn đề của đề tài nghiên cứu
5 KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
- Hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý dự án, quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề của
đề tài nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi của Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công
Trang 3trình thuỷ lợi tỉnh Yên Bái qua đó đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, yếu kém cần phải khắc phục
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học, phù hợp và khả thi với điều kiện thực tiễn của tỉnh Yên Bái trong việc tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư và xây dựng công trình tại Ban Quản lý
dự án đầu tư và xây dựng công trình Thủy lợi tỉnh Yên Bái
6 NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc từ 3 chương nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dự án đầu tư và quản lý chí phí các dự án đầu tư
xây dựng công trình Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy lợi của Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi tỉnh
Yên Bái Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi tại Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng công
trình thuỷ lợi tỉnh Yên Bái
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ CHÍ
PHÍ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư
Muốn hiểu được khái niệm đầu tư, ta cần phải hiểu được những khái niệm liên quan đến hoạt động đầu tư
1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động đầu tư
Đầu tư là khái niệm chỉ một lĩnh vực hoạt động kinh tế của con người, hoạt động đầu tư đầu tư là việc huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, đất đai, vốn, ở hiện tại, thực hiện một dự án đầu tư cụ thể, với mong muốn trong tương lai sẽ thu được lợi ích lớn hơn Như vậy, trong hoạt động đầu tư, nhà đầu tư phải chấp nhận sự hy sinh những nhu cầu tiêu dùng ở hiện tại, để tập trung tiền bạc, vốn cho việc thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh
để trong tương lai sẽ kiếm được nhiều lợi ích hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao hơn Có thể phân loại đầu tư theo các giác độ như sau:
1 Theo chủ thể đầu tư:
Theo cách phân loại này, đầu tư được chia thành đầu tư Nhà nước và đầu tư của các thành phần kinh tế khác Đầu tư Nhà nước là đầu tư mà Nhà nước là người bỏ vốn nhằm thực hiện các mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ Đầu tư của các thành phần kinh tế khác là đầu tư mà chủ đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật hiện hành
2 Theo mức độ tham gia quản lý dự án của chủ đầu tư:
Theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng mà họ bỏ
vốn, theo cách phân loại này, theo cách phân loại này, đầu tư được chia thành
Trang 5- Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn và người sử
dụng vốn cùng là một chủ thể
- Đầu tư gián tiếp: là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn
không phải là một Loại đầu tư này gồm đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán, với phương thức này, người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý kinh doanh
3 Theo nội dung kinh tế của đầu tư:
- Đầu tư vào nguồn nhân lực: Là việc đầu tư cho lực lượng lao động nhằm mục đích tăng về lượng và chất Gồm các hình thức đào tạo dài hạn, ngắn hạn, cấp chứng chỉ,
- Đầu tư vào tài sản lưu động: nhằm bảo đảm sự hoạt động liên tục của
quá trình sản xuất kinh doanh trong từng chu kỳ sản xuất;
- Đầu tư xây dựng cơ bản: là việc đầu tư nhằm tạo mới hoặc nâng cao
mức độ hiện đại tài sản cố định thông qua việc xây dựng mới nhà xưởng, các công trình hạ tầng, đầu tư cho công nghệ, và máy móc thiết bị,…
4 Theo thời gian tiến hành đầu tư:
Theo thời gian đầu tư, có thể phân ra: Đầu tư ngắn hạn (dưới 3 năm); đầu tư trung hạn (từ 3 đến 5 năm); đầu tư dài hạn (thời gian lớn hơn 5 năm)
5 Theo tính chất đầu tư:
Theo tính chất đầu tư, thì đầu tư được chia thành:
- Đầu tư mới: Đây hình thức đưa toàn bộ vốn đầu tư xây dựng một
công trình mới hoàn toàn
- Đầu tư mở rộng: là hình thức đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ
đang hoạt động để nâng cao công suất của công trình cũ, đáp ứng yêu cầu tăng sản cao số lượng sản phẩm, dịch vụ
Trang 6- Đầu tư sửa chữa, cải tạo: là việc đầu tư nhằm khôi phục năng lực của
công trình đang hoạt động trở về trạng thái tương tự như thiết kế ban đầu
- Đầu tư cho vay (cho vay tín dụng): đây là hình thức đầu tư dưới dạng
cho vay tài chính kiếm lời qua lãi suất tiền cho vay, hình thức này phổ biến nhất là hoạt động của các ngân hàng thương mại
6 Theo lĩnh vực đầu tư:
Theo lĩnh vực đầu tư: đầu tư cho nghiên cứu khoa học; đầu tư cho sản xuất; đầu tư cho quản lý; đầu tư cho kinh doanh; đầu tư cho giáo dục; đầu tư cho y tế…
1.1.1.2 Khái niệm về dự án và dự án đầu tư
1 Dự án:
Theo định nghĩa của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn ISO 9000:2000 thì
dự án được định nghĩa như sau:
Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực
Như vậy, có thể hiểu dự án là một quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ
có liên quan đến nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục đích đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về ngân sách, nguồn lực và thời gian
Trang 7- Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến với các nguồn lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với quy định thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định;
- Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động về chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định;
- Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định
Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư là một hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu xác định trong tương lai
Dự án đầu tư là một công cụ nhằm quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động và các nguồn lực để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế, xã hội, dịch vụ trong một thời gian nhất định;
Về mặt nội dung, dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch định sẵn với lịch thời gian và địa điểm xác lập để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong tương lai
Thông thường một dự án đầu tư bao gồm những yếu tố cơ bản sau đây:
- Thời gian và địa điểm thực hiện các hoạt động của dự án;
- Các nguồn vốn đầu tư để tạo nên vốn đầu tư của dự án;
- Các mục tiêu của dự án, đó là những kết quả và lợi ích mà dự án đem lại cho nhà đầu tư và cho xã hội;
- Các hoạt động gồm các biện pháp về tổ chức, kinh tế, kỹ thuật,… để thực hiện mục tiêu của dự án;
Trang 8- Các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của dự án;
- Các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động của dự án và chi phí về các nguồn lực đó
Qua những khái niệm nêu trên có thể thấy rằng, một dự án đầu tư không phải dừng lại là một một ý tưởng hay phác thảo, mà nó có tính cụ thể
và mục tiêu xác định Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng lặp lại, mà nó sẽ phải tạo nên một thực tế mới mà trước đó chưa từng tồn tại
1.1.1.3 Dự án đầu tư xây dựng công trình
Thực tế chúng ta thường hay gặp thuật ngữ Dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án đầu tư xây dựng công trình được hiểu là các dự án đầu tư
có liên quan tới hoạt động xây dựng cơ bản, như xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống, công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật, có thể hiểu dự án đầu tư xây dựng công trình (XDCT) là một quá trình thực hiện các nhiệm vụ từ ý tưởng đầu tư xây dựng công trình thành hiện thực trong sự ràng buộc về kết quả, thời gian và chi phí đã xác định trong hồ sơ dự án
Nếu xét về mặt hình thức dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế kiến trúc, thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi công công trình xây dựng và các tài liệu liên quan khác xác định chất lượng công trình cần đạt được, tổng mức đầu tư của dự án và thời gian thực hiện dự án, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án,
Luật Xây dựng Việt Nam 2003 định nghĩa về dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:
“Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc
Trang 9sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở”
Cũng cần hiểu rõ thêm khái niệm “Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước” là dự án có thành phần vốn nhà nước tham gia chiếm từ 30% tổng
mức đầu tư của dự án trở lên và được xác định tại quyết định phê duyệt dự án Trong đó, vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý
1.1.1.4 Khái niệm về chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng Chi phí đầu
tư xây dựng công trình được lập theo tổng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước
Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng
Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng
Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để đầu
tư xây dựng công trình, được xác định theo tổng công trình, hạng mục công trình xây dựng Dự toán xây dựng công trình được xác định ở bước thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với
Trang 10trường hợp thiết kế 2 bước và 1 bước Dự toán xây dựng công trình là căn cứ
để quản lý chi phí xây dựng công trình
Dự toán công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng của công trình
1.2 Quản lý chi phí dự án đầu tƣ xây dựng 1.2.1 Khái niệm về quản lý chi phí dự án đầu tƣ xây dựng công trình
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là quản lý các chi phí phát sinh để xây dựng công trình theo đúng thiết kế được duyệt, đảm bảo mục tiêu đầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư với một ngân sách nhất định đã xác định trước Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện việc quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng
1.2.2 Nguyên tắc, nội dung quản lý chi phí dự án đầu tƣ xây dựng công trình
1.2.2.1 Nguyên tắc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là quản lý chi phí) phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường
Quản lý chi phí theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước
Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được dự tính theo đúng phương pháp, đủ các khoản mục chi phí theo quy định và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình
Trang 11Nhà nước thực hiện chức năng quản lý chi phí thông qua việc ban hành,
hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí
Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản
lý chi phí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng
Chi phí đầu tư xây dựng công trình phải được người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư phê duyệt để làm cơ sở để các tổ chức có chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng công trình
1.2.2.2 Nội dung quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của chủ đầu tư bao gồm: quản lý tổng mức đầu tư; quản lý dự toán công trình; quản lý định mức xây dựng; quản lý giá xây dựng; quản lý chỉ số giá xây dựng; quản lý đấu thầu; tạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp đồng; quyết toán vốn đầu tư
Quản lý tổng mức đầu tư: hi lập dự án đầu tư xây dựng hay lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với trường hợp không phải lập dự án, chủ đầu tư phải xác định tổng mức đầu tư để tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng Tổng mức đầu tư sau khi được phê duyệt là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép
sử dụng để đầu tư xây dựng công trình và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch
và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình
Quản lý dự toán công trình: Dự toán công trình trước khi phê duyệt phải được thẩm tra và hoặc thẩm định Dự toán công trình, hạng mục công trình phải được tính đủ các yếu tố chi phí theo quy định
Quản lý định mức: Chủ đầu tư căn cứ vào phương pháp xây dựng định mức theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tổ chức điều chỉnh đối với những định mức đã được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công, yêu cầu kỹ thuật của công trình, xây dựng các định mức chưa có trong hệ
Trang 12thống định mức đã được công bố hoặc vận dụng các định mức xây dựng tương tự đã và đang sử dụng ở công trình khác để áp dụng cho công trình
Quản lý giá xây dựng công trình: Chủ đầu tư căn cứ phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thể của công trình tổ chức lập đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình để quản lý chi phí
Quản lý chỉ số giá xây dựng: Chủ đầu tư vận dụng chỉ số giá đã được công bố hoặc thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực xác định chỉ số giá xây dựng cho công trình xây dựng đặc thù mà chưa có trong chỉ số giá xây dựng được công bố để làm cơ sở lập, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá hợp đồng xây dựng
Quản lý chất lượng đấu thầu: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế Mục đích của công tác đấu thầu là chất lượng, giá thành, tiến độ xây lắp, anh ninh, an toàn, của công trình tương lai Thông qua công tác đầu thầu chủ đầu tư sẽ tìm được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và có giá thành hợp lý nhất
Quản lý chất lượng công trình: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho nó và có thể thỏa mãn nhu cầu đã được công bố hoặc tiềm ẩn Một sản phẩm được coi là có chất lượng phải đảm bảo các tính năng, chỉ tiêu, thông số kỹ thuật hay tính năng sử dụng của nó Quá trình quản lý chất lượng dự án phải được liên tục trong suốt chu kỳ dự án từ giai đoạn hình thành đến khi kết thúc dự án đưa vào quản lý sử dụng và là trách nhiệm chung của mọi thành viên liên quan từ chủ đầu tư, nhà thầu, người hưởng lợi
Trang 13Quản lý chất lượng giám sát: Giám sát dự án là quá trình theo dõi, đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện dự án đảm bảo cho các mục tiêu, kế hoạch của dự án được hoàn thành một cách có hiệu quả Trong quá trình thực hiện
dự án thì công tác giám sát được hình thành ngay từ trong giai đoạn đầu của
dự án nhưng nó được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn thi công xây dựng công trình và được gọi là giám sát thi công Vai trò của giám sát được thể hiện nhằm mục đích hoàn thiện các quyết định trong quản lý dự án, đảm bảo dự án
được thực hiện đúng kế hoạch với hiệu quả kinh tế cao
Quản lý tạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp đồng: Chủ đầu tư căn cứ hợp đồng đã ký kết với các nhà thầu để tạm ứng, thanh toán và quyết toán cho các nhà thầu khi nhà thầu bàn giao khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu cho chủ đầu tư và các hồ sơ yêu cầu tạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp lệ
Quyết toán vốn đầu tư: hi dự án hoàn thành, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán Trong báo cáo phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản không hình thành qua đầu tư
Quản lý thời gian thực hiện dự án:Như chúng ta đã biết, một dự án được đánh giá là thành công khi nó đạt các tiêu chí sau: (1) Hoàn thành trong thời gian quy định; (2) Hoàn thành trong chi phí cho phép; (3) Đạt được thành quả mong muốn và sử dụng nguồn lực khai thác hiệu quả Như vậy công tác quản lý thời gian (Tiến độ thực hiện dự án) để công trình hoàn thành đúng tiến độ có vai trò hết sức quan trọng Để thực hiện được đúng tiến độ của dự
Trang 14án thì người quản lý dự án phải lập được tiến độ chi tiết của dự án, phân rõ trách nhiệm của từng thành viên thực hiện từng hạng mục công việc cụ thể
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý chi phí dự án đầu tƣ xây dựng công trình
Để đánh giá kết quả công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình người ta dựa vào các tiêu chí sau:
- Lập và thẩm định chính xác chi phí dự án theo các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, tránh được những thất thoát, lãng phí trong đầu tư, ngăn chặn được những dự án không hiệu quả hay, tránh được các dự án có tính rủi
ro cao
- Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo các giai đoạn không vượt hạn mức cho phép: Mỗi giai đoạn từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư các công việc được thực hiện đúng tiến độ, chi phí và thời gian theo hợp đồng, lường trước được yếu tố biến động của giá cả thị trường, không phải điều chỉnh bổ sung thiết kế, dự toán công trình, nguồn vốn cấp cho dự án kịp thời, đúng tiến độ, đảm bảo dự án không vượt hạn mức cho phép về vốn
- Dự trù ngân sách đầy đủ, phân bổ vốn hợp lý, kịp thời đảm bảo tiến
độ thực hiện dự án: Sẽ giúp chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ của các nhà thầu thực hiện các nhiệm vụ theo hợp đồng, các nhà thầu cũng sẽ cổ gắng đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án mà mình đảm nhiệm để được thanh toán khối lượng hoàn thành một cách kịp thời
- iểm soát chi phí chặt chẽ tránh thất thoát, lãng phí, đúng quy định của luật pháp: Mọi chi phí dự án đều phải kiểm tra, thẩm định theo đúng chế
độ, định mức quy định của nhà nước, phải đúng nguồn vật liệu, chỉ tiêu thiết
Trang 15kế kỹ thuật, nghiệm thu đúng, đủ khối lượng thực tế thi công, tránh nghiệm thu sai, nghiệm thu khống khối lượng, gây thất thoát kinh phí của dự án
- Phân tích làm rõ tính hiệu quả về mặt kinh tế và tài chính của vốn đầu
tư, khống chế chi phí theo từng giai đoạn để đảm bảo dự án có hiệu quả: Mọi chi phí bỏ ra để thực hiện dự án phải được thẩm tra tính hiệu quả quản lý chi phí của dự án, đảm bảo khống chế trong giới hạn nguồn lực hiện
- Làm tốt công tác quản lý rủi ro của dự án ngay trừ giai đoạn lập dự
án Phân tích đánh giá đầy đủ các nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro làm tăng kinh phí của dự án, như giá nguyên vật liệu tăng cao, tiến độ thi công kéo dài
do yếu tố khách quan hoặc thiếu nguồn vốn, do thiên tai bất thường, để có phương án phòng tránh, giảm thiểu rủi ro
- Các thông tin về tài chính của dự án luôn rõ ràng, minh bạch, kiểm soát chặt chẽ theo đúng kế hoạch, đúng các quy định của pháp luật hiện hành Luôn đảm bảo nguồn vốn sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả trong mọi chi phí Tránh được thất thoát vốn trong mọi khâu qua quá trình thực hiện dự
án
- Làm tốt công tác thanh quyết toán vốn đầu tư: hi mỗi hạng mục công trình được nghiệm thu hoàn thành và có hồ sơ thanh toán chủ đầu tư luôn hoàn tất thủ tục thanh toán giải ngân cho nhà thầu đúng quy định, giúp chủ đầu tư hoàn thành công tác giải ngân theo kế hoạch và nhà thầu có kinh phí để thực hiện các công việc tiếp theo và thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình
- Góp phần đạt được mục tiêu chung của dự án không chỉ về chi phí mà còn cả về thời gian và chất lượng Đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng, của các thành viên tham gia dự án
Trang 161.2.4 Giới thiệu một số văn bản pháp quy về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
Nhà nước đã ban hành luật, nghị định, thông tư, quyết định và các văn bản liên quan để hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đó là:
Luật xây dựng số 16/2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Luật xây dựng
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ
về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 6 tháng 2 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng xây dựng công trình
Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Bộ tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc vốn nhà nước
Một số văn bản khác có liên quan
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Trang 17công trình, vì vậy người quyết định đầu tư phải bổ sung thêm kinh phí để bù vào phần thiệt hại đó
- Quá trình thực hiện các dự án thường kéo dài vì vậy các nguồn lực đầu vào cũng bị trượt giá theo thời gian, mặc dù khi lập dự án đã tính tới dự phòng phí, tuy nhiên đó chỉ là những ước lượng mang tính tương đối và không cụ thể được
- Các văn bản nhà nước trong lĩnh vực xây dựng luôn được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới nên các dựa án, hạng mục, gói thầu cũng được điều chỉnh theo, tất cả việc điều chỉnh này đểu làm thay đổi chi phí dự
án đầu tư xây dựng công trình
1.3.2 Các nhân tố chủ quan
Ngoài những nguyên nhân khách quan đã kể trên, thì nguyên nhân chủ quan đóng vai trò chủ yếu ảnh hương tới công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đó là:
- Trình độ quản lý đầu tư của địa phương, trình độ quản lý và sử dụng vốn của cán bộ quản lý và thực hiện đầu tư tại địa phương;
- Công tác chuẩn bị đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, chưa sát với tình hình thực tế, việc bố trí vốn chuẩn bị đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, các huyện, các ngành chưa chủ động thực hiện việc chuẩn bị đầu tư, mặt khác
do tính cấp bách nên một số dự án chưa hoàn thành thủ tục vẫn đưa vào kế hoạch đầu tư nên tiến độ triển khai rất chậm;
- Năng lực của một số nhà thầu từ thiết kế, thẩm tra đến xây lắp còn chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng và tiến độ của dự án;
- Công tác thẩm định dự án đầu tư còn có nhiều mặt hạn chế, thậm chí còn mang tính hình thức, thiếu các cán bộ có năng lực chuyên môn đảm nhiệm khâu thẩm định dự án, thiết kế và dự toán tại các cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến chất lượng dự án và thiết kế chưa đảm bảo Vai trò trách nhiệm
Trang 18của các cấp, các ngành, sự phối hợp chưa đồng bộ, chưa nhịp nhàng ăn khớp Mặt khác do thay đổi các chính sách về quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu
và chỉ định thầu nên việc triển khai các thủ tục còn chậm;
- Công tác thẩm tra, thẩm định thiết kế, dự toán còn nhiều phiền hà, phức tạp;
- Năng lực quản lý của các chủ đầu tư còn yếu, phần lớn các cán bộ đều kiêm nhiệm thiếu thời gian, hơn nữa lại thiếu các cán bộ chuyên môn nghiệp
vụ về XDCB, nên quá trình chỉ đạo thực hiện từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến nghiệm thu thanh, quyết toán thường chậm Chất lượng lập
dự án chưa cao, chủ yếu bằng lời văn, thiếu các dữ liệu hoặc các dữ liệu mang tính chất ước lượng, năng lực nghiệm thu hồ sơ của các nhà thầu không được đảm bảo
- Đối với các công trình trọng điểm thường có quy mô lớn nên việc triển khai rất chậm, kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả và không kịp đưa vào khai thác sử dụng
- Công tác triển khai hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng của tỉnh và các ngành còn chậm, chưa kịp thời, đặc biệt là việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng
1.4 Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi có ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí
Một số đặc điểm của dự án thủy lợi ảnh hưởng tới công tác quản lý chi phí là:
- Dự án thủy lợi có khối lượng công việc lớn, thời gian thi công kéo dài chính vì vậy chi phí dự án được điều chỉnh trong thời gian đó
- Các dự án thủy lợi có khối lượng chìm khuất lớn, việc xác định chính xác khối lượng này không phải đơn giản vì vậy nó cũng ảnh hưởng tới công
Trang 19- Các dự án thủy lợi ít ở đô thị, đa số các công trình tập trung ở vùng sâu vùng xa vì vậy nếu áp dụng y nguyên đơn giá của nhà nước thì một số công việc không thể thực hiện được Đối với các công việc này phải xây dựng đơn giá riêng, việc thống nhất đến phê duyệt nó sẽ gặp nhiều khó khăn
- Các dự án thủy lợi ở xa nên ít có sức hút, việc tuyển chọn cán bộ quản
lý chi phí mà gắn bó suốt dự án không phải là điều đơn giản, hơn nữa ở công trình cơ sở vật chất cần thiết như điện, máy tính, phần mềm dự toán rất sơ sài không đủ điều kiện để phục vụ công tác quản lý chi phí
- Riêng đối với vùng núi Yên Bái thì công trình thủy lợi thường có hiện trường kéo dài, ít thi công được bằng cơ giới và đường vận chuyển vật liệu khó khăn
- Đối với các công trình khác như dân dụng công nghiệp hầu hết các dự
án này đều có sự quản lý chéo giữa bộ phận công ty với hiện trường, tuy nhiên các dự án thủy lợi thì khó có điều đó vì công trình ở xa, cán bộ quản lý
ở luôn công trường hoặc đến đợt thanh toán mới xuống làm hồ sơ chính vì vậy không có sự quản lý lẫn nhau nên dễ sinh móc ngoặc, xác nhận khống trong quá trình thi công
- Các dự án thủy lợi như đê, đập, kênh mương hay kéo dài từ địa phương này sang địa phương khác chính vì vậy trong quá trình quản lý giá cũng gặp khó khăn khi phải áp dụng ở nhiều địa phương
Trang 20KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình là nội dung quan trọng trong công tác quản lý dự án của chủ đầu tư Việc quản lý chi phí hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực, phù hợp với các quy định của pháp luật, với thông lệ quốc tế luôn là vấn đề quan trọng trong lĩnh vực xây dựng nói chung Hiện nay, ở Việt Nam, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại các ban quản lý dự án đã có những đổi mới, đã có những đóng góp quan trọng công quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng theo định hướng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Mặc dù vậy, trên thực tế, do trình độ, kiến thức, kinh nghiệm về quản
lý dự án của các tổ chức cá nhân làm công tác quản lý dự án, do tính thiếu đồng bộ của hệ thống văn bản pháp quy và đặc biệt do năng lực, phẩm chất một số cán bộ làm công tác quản lý dự án, nên vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập và tiêu cực trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng nói chung, quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng nói riêng Muốn tăng cường công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình thì trước hết cần nhận thức đầy đủ những cơ sở lý luận về vấn đề này
Trang 21CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỈNH YÊN BÁI 2.1 Giới thiệu về Ban Quản lý Dự án đầu tư và xây dựng công trình Thủy lợi tỉnh Yên Bái
2.1.1 Quá trình thành lập của Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình Thủy lợi tỉnh Yên Bái
Địa điểm của ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi tỉnh Yên Bái: Trụ sở chính đặt tại Đường Trần Quốc Toản - Phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình thuỷ lợi thuộc
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái được thành lập tại quyết định số 05/QĐ-Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ngày 05/01/2004 của UBND tỉnh Yên Bái; Quyết định số 19/QĐ-SNN ngày 06/3/2007 của Sở NN và PTNT Yên Bái về việc kiện toàn Ban quản ly dự án đầu tư và XD công trình thuỷ lợi và Quyết định số 160/QĐ-SNN ngày 06/11/2009 của Sở
NN và PTNT tỉnh Yên Bái
Những đặc điểm chính của đơn vị, các tổ chức đảng, đoàn thể:
Tổng số cán bộ công chức, viên chức và hợp đồng lao động của đơn vị đến nay là 21 cán bộ Trong đó có 01 đồng chí có trình độ thạc sỹ kinh tế; 11 đồng chí có trình độ đại học; 02 đồng chí có trình độ cao đẳng; 01 đồng chí
là lái xe và 4 hợp đồng lao động (02 đồng chí cán bộ kỹ thuật, 01 tạp vụ và
01 bảo vệ)
Trong đó gồm 2 phòng chuyên môn:
- Phòng Hành chính - kế toán: Thực hiện quản lý điều hành các công việc: Tổ chức hành chính quản lý nhân sự, nội vụ văn phòng, các mặt hoạt
Trang 22động của cơ quan, công tác văn thư, bảo mật, lễ tân , quản lý tài chính và thanh toán các nguồn vốn đầu tư
- Phòng ế hoạch kỹ thuật: Thực hiện và quản lý điều hành các công việc: Quản lý đầu tư và giám sát thi công; iểm tra và trình duyệt hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, Dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công; Lập và trình duyệt ế hoạch đấu thầu, Hồ sơ mời thầu, chấm thầu và trình kết quả đấu thầu các gói thầu do Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình thuỷ lợi là bên mời thầu; Tham gia công tác giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình do Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình thuỷ lợi Yên Bái quản lý; Soạn thảo các hợp đồng; Quản lý đầu tư và giám sát thi công một số gói thầu do Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình thuỷ lợi trực tiếp giám sát thi công
- Về tổ chức đảng và đoàn thể: Có tổ chức đảng gồm 12 đồng chí là Đảng viên và có tổ chức Công đoàn cơ sở; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Những thuận lợi và khó khăn của Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình thuỷ lợi:
Những thuận lợi của Ban quản lý:
- Bộ máy của Ban ổn định đi vào hoạt động tốt;
- Chi bộ độc lập trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Tổ chức chính quyền trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Công đoàn cơ sở trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Ban Quản lý dự án đầu tư và XDCT thuỷ lợi thành lập đã lâu nên mọi hoạt động của Ban đã ổn định và nề nếp về tổ chức và có kinh nghiệm quản lý XDCB;
Công tác tổ chức đã cơ bản ổn định hầu hết cán bộ của ban trẻ nhiệt tình công tác vững vàng chuyên môn, có tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm với công việc tốt;
Trang 23Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở nông nghiệp do vậy các dự án do Ban quản lý tăng về số lượng và giá trị công trình, các công trình chuyển tiếp đều được ghi kế hoạch vốn do vậy các dự án ban chủ động ngay
từ đầu, các dự án lớn tập trung việc quản lý triển khai thực hiện giám sát có nhiều thuận lợi, được trang sắm phương tiện và thiết bị văn phòng;
Một số dự án kè có khối lượng lớn tập trung nên việc triển khai để có sản lượng lớn cũng thuận lợi hơn Thời gian gần đây do có nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành và có hiệu lực thi hành, ủy quyền cho chủ đầu
tư, tăng tính chủ động cho chủ đầu tư và theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu, đây là một thuận lợi lớn nhất Ngoài ra đối với Ban quản lý hầu hết là công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phân loại công trình theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP) thì công tác thẩm tra và thực hiện trong quá trình thi công và bàn giao do Ngành chủ động
Những khó khăn của Ban quản lý:
Chế độ chính sách thay đổi, giá cả biến động, ảnh hưởng đến việc thanh toán;
Công tác tư vấn, thiết kế thẩm tra đôi khi còn xảy ra sai sót do thay đổi
về chế độ chính sách và điều kiện thực tế nên các dự án phải điều chỉnh nhiều lần;
Do ảnh hưởng của kiềm chế lạm phát năm 2011 - 2012 nên nhiều nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do vậy việc tập trung nguồn lực cho
dự án còn hạn chế;
Vốn bố trí cho dự án chưa theo lịp tiến độ thực hiện dẫn đến việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án không khả thi (Theo quy định tại Chỉ thị 1792 của Chính phủ) và đặc biệt là các gói thầu thi công kè bờ sông, suối – Nơi có khối lượng tập trung lớn và chỉ có thể thi công theo mùa;
Trang 24Quy trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện của các dự án;
Cán bộ trong Ban rất nhiều đồng chí đang theo học các lớp nâng cao nghiệp vụ và nhiều cán bộ còn trẻ nên kinh nghiệm chưa có nhiều, đây cũng
là một nguyên nhân ảnh hưởng đến công việc chung của đơn vị
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình Thủy lợi tỉnh Yên Bái
Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình thuỷ lợi là đơn vị sự nghiệp tự trang trải, có con dấu riêng, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái (Chủ đầu tư) thực hiện quản lý các dự án đầu tư về xây dựng thuộc lĩnh vực ngành, làm chủ đầu tư với hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng trình tự xây dựng cơ bản, Luật xây dựng, Luật đấu thầu và các quy định của Pháp luật hiện hành
- Dự thảo các văn bản, tờ trình về các lĩnh vực, nhiệm vụ được giao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Có trách nhiệm nhận vốn trực tiếp từ cơ quan cấp vốn để quản lý và tổ chức thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án theo quy định của pháp luật
- Lập hồ sơ cấp đất, giải phóng mặt bằng theo đúng trình tự XD cơ bản
- Thương thảo, ký kết hợp đồng, nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành các dự án
- Giám sát thi công xây dựng Lập báo cáo tổng hợp thực hiện dự án, báo cáo tài chính, quyết toán công trình hoàn thành theo quy định
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và tài sản của đơn vị
Trang 25- Chủ động giải quyết những vướng mắc khi thực hiện dự án trong phạm vị quyền hạn được giao Lưu giữ hồ sơ dự án và làm việc với cơ quan iểm toán,Thanh tra, kiểm tra
2.2 Tình hình đầu tƣ và xây dựng công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian vừa qua
Nguồn:Sở Kế hoạch và đầu tư Yên Bái
Những năm gần đây, số công trình thủy lợi tiêu biểu mới được đầu tư xây dựng:
Trang 26- Dự án hệ thống thống thủy lợi Vân Hội – Mường Lò: tổng vốn đầu tư:
63 tỷ đồng Nhiệm vụ tưới 2.236 ha lúa 2 vụ, cấp nước sinh hoạt cho 6.000 người Thời gian thực hiện dự án từ năm 2006 đến 2008;
- Dự án cụm công trình thủy lợi Đồng hê – Thạch Lương: tổng vốn đầu tư: 26,6 tỷ đồng, nhiệm vụ: tưới 339 ha lúa 2 vụ và 150 ha chè, tạo nguồn tưới ẩm cho 100 ha chè khác và 45 ha cây ăn quả, tạo nguồn nước sinh hoạt cho 3500 người Thời gian thực hiện dự án 2006 – 2008
- Công trình thủy lợi he Thé tưới 140 ha, tổng dự toán được duyệt 6,99 tỷ đồng, khởi công năm 2007
- Dự án cụm công trình thủy lợi Bắc Văn Yên với tổng mức đầu tư: 40,5 tỷ đồng có nhiệm vụ tưới cho 845 ha lúa của huyện Văn Yên Thời gian thực hiện dự án: 2007 – 2008
- Tiểu dự án thủy lợi Nghĩa Lộ có tổng mức đầu tư là 17,4 tỷ đồng
- Dự án nâng cấp 26 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh tưới 841 ha là 30 tỷ đồng
Theo số liệu của Chi cục Thủy lợi Yên Bái, hiện nay, trên địa bàn tỉnh
có 2.301 công trình thủy lợi có năng lực tưới từ 1ha lúa ruộng trở lên, trong
đó có 2.122 đập dâng, 161 hồ chứa và 16 trạm bơm nước Số lượng công trình lớn nhưng năng lực tưới rất hạn chế bởi trong đó chỉ có 816 công trình được đầu tư xây dựng kiên cố, số còn lại đều là các công trình tạm
hông chỉ công trình đầu mối kém mà cả hệ thống dẫn nước và các kênh mương nội đồng cũng không đảm bảo, dẫn đến tỷ lệ thất thoát nước cao Nhiều năm qua, Yên Bái có phong trào kiên cố hóa kênh mương nội đồng với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm"
Tuy nhiên đến nay cũng chỉ có 1.346km kênh mương xây dựng kiên cố, tập trung ở những cánh đồng lớn và còn tới 2.181km kênh mương đất Hiện trên địa bàn tỉnh có 77.000ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó trên
Trang 2720.000ha đất canh tác lúa, còn lại là đất trồng ngô, lạc, đậu tương và rau màu các loại nhưng chỉ 72% diện tích lúa là có nước tưới hông chỉ vậy, trong
đó, diện tích lúa được tưới chủ động mới chiếm 47%, còn lại các loại rau, đậu
đỗ và trên 12.000ha chè không có công trình nước tưới, hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên
Đó cũng là lý do chính vì sao năng suất, giá trị cây rau màu, đậu đỗ các loại đạt thấp, giá trị kém Các công trình vừa thiếu vừa yếu, do đó năm nào cũng có hàng chục héc-ta bị thiếu nước tưới trầm trọng trong mùa khô hanh, làm sụt giảm nghiêm trọng sản lượng thóc của địa phương Đấy là chưa kể có 47% diện tích lúa nước phải tưới từ những công trình tạm nên cứ sau mỗi vụ thu hoạch, nhất là sau mùa mưa bão, các địa phương, nông dân phải đầu tư nhiều công, nhiều của để sửa chữa
hông có vụ lúa đông xuân nào mà nhà nông Yên Bái không phải chạy đôn chạy đáo để lo nước tưới cho lúa, năm ít cũng vài trăm héc-ta, năm nhiều lên tới cả ngàn héc-ta Ngay trong vụ đông xuân 2012 - 2013 này cũng được
dự báo là sẽ có trên 500ha lúa bị thiếu nước cục bộ và cả trăm héc-ta bị hạn nặng
Bên cạnh đó, một vài năm trở lại đây, diễn biến thời tiết bất thường, rừng bị tàn phá nhiều nên nguồn sinh thủy ngày một cạn kiệt đã làm ảnh hưởng đến năng lực tưới của các công trình thủy lợi Như vậy, nước tưới cho sản xuất nông nghiệp hiện tại đã thiếu chứ chưa nói đến việc thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp bằng việc mở rộng 10.000ha diện tích vào năm 2020
Để đảm bảo nước tưới, ngành nông nghiệp đã tiến hành rà soát và đẩy mạnh đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi để đảm bảo nước tưới cho sản xuất Các địa phương khi vào vụ sản xuất cũng đã chủ động xây dựng
kế hoạch điều tiết nước một cách hợp lý, tiết kiệm
Trang 28Hiện nay, Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi quản lý 62 danh mục công trình/dự án với Tông mức đầu tư được duyệt là 894.599 triệu đồng, tổng dự toán được duyệt 591.412 triệu đồng, trong đó: Công trình chuyển tiếp 35 danh mục; Công trình khởi công mới 14 danh mục; Công trình chuẩn bị đầu tư là 13 danh mục Với 62 danh mục đang quản lý thì công trình thủy lợi chiếm 31 danh mục; công trình cấp nước sạch (công trình
hạ tầng kỹ thuật) chiếm 16 danh mục; công trình di dân (công trình hạ tầng kỹ thuật) theo Quyết định 193 của thủ tướng Chính phủ chiếm 12 danh mục; công trình giao thông chiếm 03 danh mục
Trong những năm qua, Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi tỉnh Yên Bái đã triển khai được nhiều dự án, sau đây tác giả giới thiệu một số công trình mà Ban đã triển khai được trong năm:
1 Kè chống sạt lở bờ sông Hồng khu vực cầu Móc Tôm (hạng mục cầu Móc
Tôm), xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên
Dự án kè chống sạt lở sông Hồng khu vực cầu Móc Tôm, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) được khởi công xây dựng từ tháng 2/2009 do Công ty cổ phần Ao Vua (Hà Nội) trúng thầu thi công Công trình được đầu
tư xây dựng nhằm bảo đảm an toàn cho nhân dân trong vùng và an toàn giao thông trên tỉnh lộ Yên Bái - he Sang với tổng mức đầu tư trên 35,1 tỷ đồng, trong đó giá trị xây dựng trên 26,3 tỷ đồng do Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Yên Bái làm chủ đầu tư Theo thiết kế sẽ thi công mới và hoàn trả một số đoạn đường giáp bờ sông Hồng bị mất do sạt lở với bề rộng nền 7,5 m, mặt đường 5,5 m đổ bê tông xi măng; kè ta luy âm toàn tuyến bằng bê tông cốt thép, chiều dài trên 646 m, kết cấu tường chắn chân kè cao 3,8 m, đỉnh tường chắn rộng 40 cm và chân tường là 4 m Dự án kè chống sạt
lở sông Hồng khu vực cầu Móc Tôm là một trong những dự án được ưu tiên đầu tư với thời gian dự kiến thi công trong hai năm, từ năm 2009 - 2010, tuy
Trang 29nhiên do khối lượng thi công lớn chỉ tính riêng tuyến chân kè dài 646 m khối lượng đào đắp gần 250.000 m3, đổ 1.000 m3
bê tông móng và thân kè, với hàng trăm tấn thép các loại nên đến năm 2012 công trình mới cơ bản hoàn thành
2 Kè chống sạt lở bờ sông Hồng khu vực thành phố Yên Bái
Dự án được xây dựng nhằm mục đích chống xói lở, bảo vệ bờ, ổn định dân cư, di tích văn háo và các cơ sở hạ tầng của thành phố Yên Bái Chỉnh trang đô thị, nâng cấp, tạo cảnh quan thành phố lên một bước mới, phù hợp với sự phát triển của thành phố, phát triển du lịch và dịch vụ giải trí nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ của sông Hồng
Cơ quan phê duyệt dự án: UBND tỉnh Yên Bái;
Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái; Đơn vị được giao quản lý dự án: Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi tỉnh Yên Bái;
Đơn vị lập dự án và dự án điều chỉnh: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi và cơ sở hạ tầng tỉnh Yên Bái;
Đơn vị thiết kế bản vẽ thi công: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi và cơ sở hạ tầng tỉnh Yên Bái;
Cấp công trình: Công trình cấp III;
Loại công trình: Công trình Thủy lợi;
Tổng chiều dài tuyến kè được phê duyệt theo Quyết định số UBND ngày 22/9/2009 là 5.971,2m: Đã bàn giao đưa vào sử dụng được 3.462,6m bao gồm: (Đoạn B B1 từ M8 M15 dài 342,0m; Đoạn kè khu vực đền Tuần Quán dài 158,0m; Đoạn C D từ M30 M70 dài 1960,0m; Đoạn M78 M94 dài 1002,6m); Các đoạn kè đang triển khai thực hiện tổng chiều dài 1.248,8m bao gồm: Đoạn M70 M78 dài 562,0m, hởi công vào tháng 11/2010 hiện đang chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng, Đoạn M15
Trang 301427/QĐ-M30: Chiều dài 686,8m và đoạn M112 + 9,92m -:-M114A, chiều dài L = 222,3m
Trong mỗi khung bê tông bố trí 12 ống nhựa thoát nước D = 6 cm, đầu ống bọc vải địa kỹ thuật (cắt vải địa kỹ thuật hình vuông 0,4 x 0,4 m)
- Tường chịu lực chân kè: Thiết kế theo tiêu chuẩn ngành 14 TCN 84 -
91 Công trình bảo vệ bờ sông để chống lũ
Tổng mức đầu tư được điều chỉnh nhiều lần:
Tổng mức đầu tư ban đầu (theo Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 28/6/2004 là 115.559 triệu đồng (trong đó chi phí xây dựng là 84.835 triệu đồng);
Tổng mức đầu tư đến nay: 278.038 triệu đồng (trong đó chi phí xây dựng là 223.054 triệu đồng)
Trang 31Dự án được chia làm 55 gói thầu chính để tổ chức thực hiện, gồm 40 gói thầu xây lắp, 07 gói thầu tư vấn, 08 gói thầu khác được triển khai thực hiện từ năm 2006 đến nay với 3.462,6 m kè đã được bàn giao đưa vào sử dụng và 1.248,8m đang triển khai thi công gồm 02 đoạn (đoạn từ M15-M30
và đoạn M100-M122B+4,8m)
3 Kè chống sạt lở bờ suối Nậm Kim, thị trấn Mù Cang Chải
Suối Nậm im chảy qua địa bàn huyện dân cư sinh sống hai bên bờ khá đông đúc đặc biệt đoạn qua thị trấn Mù Cang Chải từ khu vực bệnh viện huyện xuôi xuống khu vực bến xe khách Vào mùa mưa lũ hàng năm khu vực này thường xuyên xảy ra hiện tượng sạt lở và hiện nay mép bờ lở đã tiến sát nhà dân gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân sinh sống ven suối, hơn nữa hiện tượng sạt lở còn đe dọa ảnh hưởng đến tuyến đường Quốc lộ 32 chạy qua khu vực Vào mùa lũ hiện tượng sạt lở bờ vẫn xảy ra rất nghiêm trọng, có nơi bờ lở tiến sát nhà dân, đặc biệt trên tuyến đường độc đạo vào khu bệnh viện huyện đã có một vài điểm cục bộ
bị sạt lở đến sát mép đường và khả năng tuyến đường bị sạt lở hoàn toàn rất
có thể sẽ xảy ra Vì vậy việc đầu tư xây dựng kè chống sạt lở bảo vệ dân cư
và cơ sở hạ tầng khu vực suối Nậm im đoạn qua thị trấn Mù Cang Chải từ khu vực bệnh viện huyện xuôi xuống khu vực bến xe khách là điều mà người dân và chính quyền địa phương rất mong mỏi Sau khi dự án hoàn thành không những có tác dụng bảo vệ công trình công cộng, công trình văn hoá, đất đai, nhà cửa và ổn định dân cư khu vực ven suối mà còn có tác dụng chỉnh trang đô thị góp phần thúc đẩy sự phát triển tỉnh Yên Bái nói chung và huyện
Mù Cang Chải nói riêng
Các thông số của dự án:
- Cấp quyết định đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trang 32- Địa điểm xây dựng: Trung tâm huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
- Hình thức đầu tư: Xây dựng mới
- Mục tiêu, nhiệm vụ dự án: Chống sạt lở bờ, ổn định đời sống nhân dân ven 2 bên bờ suối, giữ đất canh tác và bảo vệ các cơ sở hạ tầng đã có trong khu vực
- Cấp công trình: Theo Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 84-91 công trình bảo
vệ bờ sông chống lũ những khu vực không có đê thì cấp công trình phụ thuộc vào khu dân cư và hạ tầng kinh tế khu vực được bảo vệ Xét trên tổng thể thì đây là công trình bảo vệ dân cư và cơ sở hạ tầng huyện Mù Cang Chải do vậy chọn công trình bảo vệ bờ: Cấp IV
- Phương án tuyến:
a Về tuyến:
Lựa chọn phương án tuyến hợp lý là một vấn đề cần phải nghiên cứu và định vị đối với khu vực này, bởi lẽ tuyến bờ suối chảy qua đây hiện tại bị lở nham nhở không còn trơn thuận mà nguyên tắc về tuyến bờ bảo vệ là:
- Tuyến đi phải thông thuận, nhưng lại an toàn cho chính bản thân công trình khi xây dựng
- Tuyến đi bảo vệ gần hết hoặc bao hết toàn bộ số dân cư bên bờ suối, nhưng giải phóng mặt bằng và đền bù là ít nhất
Trên một số tiêu chí trên, chúng tôi đưa ra phương án về tuyến đi theo tuyến hiện tại và bám sát khu dân cư và giải pháp kỹ thuật gắn liền với tuyến
b Phạm vi công trình:
- Từ cọc D4- 5m đến cọc 22TS bờ hữu suối Nậm im dài 162,3 m
- Giải pháp kỹ thuật:
Do đặc điểm của các sông miền núi là đường bờ không rõ ràng và dân
cư sinh sống sát hai bên bờ Vì vậy, phương pháp đạt hiệu quả tối ưu là xây tường chắn đất hoặc sử dụng tường đứng kết hợp mái nghiêng, hạn chế tối đa
Trang 33việc di dời, tái định cư các hộ dân sinh sống sát bờ suối Tư vấn đưa ra phương án kết cấu công trình như sau:
a Đỉnh kè: Có tác dụng bảo vệ thân kè đối với tác động của dòng chảy
mặt và các tác động khác Cao trình đỉnh kè được đặt ở cao trình + 68.80 phù hợp với cao độ tự nhiên, kết cấu đỉnh kè phù hợp với điều kiện địa hình nơi tuyến kè đi qua Do sự hạn chế về diện tích bởi vậy kết cấu đỉnh kè gồm dầm
bê tông đổ tại chỗ mác 200 kích thước (bxh=30x50)cm áp sát vào khu vựa nhà dân
b Thân kè: Chịu tác động của dòng chảy, sóng, áp lực nước và áp lực
dòng thấm, kết cấu thân kè gồm 2 phần, nhìn chung kết cấu thân kè là tường đứng và mái nghiêng kết , cụ thể như sau:
- ết cấu thân kè phần tường chắn gồm tường chắn bê tông trọng lực
đổ tại chỗ mác 200 cao h=3,0 m bề dày thân tường trung bình d=0,6m, bản đáy dày 1,05 m rộng 3,5 m, cao trình đỉnh tường được đắt ở cao trình +65.30
Từ đỉnh tường đến đỉnh kè bạt mái với hệ số mái m=1,0, mái đất được gia cố bằng bê tông cốt thép mác 200 đổ tại chỗ trong khung chia ô được tạo bởi các dầm bê tông cốt thép kích thước (bxh=25x30)cm cách nhau trung bình 5,0m, dưới bê tông là lớp bê tông lót mác 100 dày 5cm
c Chân kè: Tại các tường chắn đất thân kè bố trí chây khay phía suối
với chiều sâu trung bình 0,8m
4 Cụm công trình thủy lợi Nghĩa Tâm-Bình Thuận, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái:
* Dự án được duyệt ban đầu:
- Tên dự án: Dự án Cụm công trình thủy lợi Nghĩa Tâm-Bình Thuận, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái
Trang 34- Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty cổ phần tư vấn thiết kế thủy lợi – thủy điện Yên Bái
- Mục tiêu nhiệm vụ công trình: Đảm bảo chủ động được nguồn nước tưới đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Nội dung và Quy mô đầu tư xây dựng:
Công trình được đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo chủ động được nguồn nước tưới cho 130 ha lúa với quy mô như sau:
Đầu tư xây dựng 09 công trình thủy lợi nhỏ bao gồm: Thủy lợi he Phào, Thủy lợi he Nguộc, thủy lợi he Rẹ 2, thủy lợi he Phai, thủy lợi
he Buông, thủy lợi he Đỗng, thủy lợi he Hảo, thủy lợi he Mạt và thủy lợi he Lóng
5 Dự án nâng cấp sửa chữa công trình kè chống lũ Bản Ngoa, Nghĩa Phúc,
hồ Nông trường TX Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái:
Công trình kè chống lũ Bản Ngoa được xây dựng để chắn lũ, hướng dòng trên suối Nậm Đông thuộc bản Nà Que, phường Phú Trạng, thị xã Nghĩa
Trang 35Lộ Tại khu vực xây dựng công trình cách thành phố Yên Bái 90 m về phía Tây Bắc, cách trung tâm thị xã Nghĩa Lộ 1,5 km
Công trình được xây dựng trên suối Nậm Đông, tại 2 dòng suối này cách đây nhiều năm đã là dòng suối chính Nậm Đông chảy về Cầu Nung, nhưng qua nhiều năm do mưa lũ xói lở đã làm dòng chính của suối chuyển dòng sang hướng khác để lại dòng suối cũ là những bãi bồi và hai dòng suối cạn, chạy dài từ Bản Ten đến cầu Nung với chiều dài khoảng 3 km Hiện tại 2 dòng suối cạn hầu hết đều đã được khai hoang thành ruộng lúa Nhưng do ảnh hưởng của lũ lụt nên chỉ canh tác được 1 vụ, còn vụ mùa trước nước lũ tràn vào không thể canh tác được
Công trình chống lũ Bản Ngoa được đầu tư xây dựng sẽ đảm bảo an toàn cho tính mạng 91 hộ dân với 364 nhân khẩu được 2 bản Nà Quẹ và bản Que Ngoa vào mùa mưa lũ quét hàng năm và bảo vệ diện tích đất nông nghiệp 40 ha lúa 2 vụ Đồng thời kết hợp mặt đỉnh kè làm đường giao thông liên bản
+ Xây dựng tuyến kè chống lũ: Tổng chiều dài đoạn kè L= 340m; cấp công trình: Cấp V; lưu lượng lũ: P = 279m3/s
Công trình có thông số cụ thể như sau:
+ Người quyết định đầu tư: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái + Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái + Tổng mức đầu tư: 6.031.321.568 VNĐ
Công trình kè chống lũ Bản Ngoa có quy mô:
+ Tổng chiều dài kè L= 628,9m, trong đó chiều dài tuyến kè làm mới hoàn toàn L= 497,3m Chiều dài kè xây cũ sửa chữa lại L= 131,6m
+ Tần suất thiết kế và kiểm tra: P=2%, có Q = 480 (m3/s)
+ Hệ số ổn định cho phép: = 1,15
+ Chiều cao kè từ H = 4-5,5m
Trang 36Chiều dài tuyến kè: L= 340m
Đỉnh kè:
+ Cao trình đỉnh kè: Diễn biến từ cao trình 274 – 270.05 m
+ Đỉnh kè kết hợp với đường giao thông nông thôn có chiều rộng 3m + ết cấu: Đắp cấp phối = 0.95
Mái kè:
+ Hệ số mái m = 1.5
+ ết cấu đá xây vữa M100 trong khung BTCT M200 liên kết với đầm chân kè hung bê tông CT có kích thước 3 x 3.5 x 0.5 m Cứ 10 m chia 1 khe lún bằng bao tải tẩm nhựa đường 2 lớp
+ Trong mỗi khung bê tông chèn đá xây vữa M100, bố trí 4 ống nhựa thoát nước D= 6cm, đầu ống bọc vải địa kỹ thuật
+ Thoát nước phía trong kè bằng ống thép gia công D200 dày 4mm tại các cọc 6, 8+14m, 20-10m Đầu các ống có gắn rọ chắn rác
Công trình còn có dầm chịu lực chân kè, cao trình đỉnh tường từ 274 đến 270.05m; cao trình đáy móng từ 268.7 đến 265.2; tường chịu lực bằng bê tông CTM200 liên kết với các dầm ngang từ trên đỉnh kè xuống, chiều cao h
=1.2m, đáy đường bê tông lót bê tông M100 dày 10 cm Cứ 10m chia 1 khe lún bằng bao tải tẩm nhựa đường 2 lớp
Trang 37Công trình hồ nông trường thị xã Nghĩa Lộ:
+ Giải pháp công trình: Sửa chữa hồ điều tiết năm
Qua quá trình tính toán kiểm tra điều tiết hồ chứa để đảm bảo tưới cho 50ha ruộng hai vụ thì các thông số hồ chứa như sau:
Hệ thống cấp V, đầu mới cấp IV; tần suất đảm bảo: đảm bảo tưới P =75%, đảm bảo phòng lũ đầu mối P= 1,5%, kênh mương P = 2%, dẫn dòng thi công P= 10% mùa kiệt Công trình bao gồm đầu mối hồ chứa, đập đất đồng chất, tràn xả lũ
Các hạng mục chính của dự án:
+ Phân phối dòng chảy đến hàng năm
+ Lượng nước cần mặt ruộng cho 1 ha một năm
+ Đảm bảo diện tích tưới: 45 ha
+ Lượng bốc hơi mặt nước cho một ha
+ Lượng nước tổn thất do thấm W =1,5% Whồ
Thông qua tính toán điều tiết xác định được thông số hồ chứa như sau: + Mực nước chết: 300,5
Trang 38+ Mực nước dâng bình thường: 306,3
+ Vị trí tràn: Vai đập bên trái
+ Hình thức tràn: Tràn máng bên, nối tiếp bằng dốc nước, tiêu năng bằng bể
+ ết cấu tràn: Tường bằng đá xây, đáy bằng BT M250 và BTCT M250
+ Lưu lượng ứng với 1,5% là 25,8m3/s và Lưu lượng xả là 21,5 m3/s + Cao trình của ngưỡng tràn là 306,3
+ Cột nước tràn H= 0,8 m3
+ Chiều rộng của ngưỡng tràn B = 20 m
+ ích thước máng bên: B đầu = 2m, B cuối = 4m
+ Đoạn kênh nối tiếp máng: B= 4m, L= 10m, i= 0,03, ho = 0,87m + Dốc nước: L= 30m, B= 4, i= 0,233, ho= 0,4m
+ Bể tiêu năng: Lb= 12,7m, B= 4, độ sâu d= 1,6m, cao trình ngưỡng 299,6m
* Đập đất:
+ Hình thức đập: Đập đông chất trên nền thấm 10-5, thoát nước dạng ốp mái, chân khay ở tim đập, cắm sâu vào đá phong hóa 1,5m
+ Mực nước dâng bình thường: MNDBT là 306,3
+ Mực nước dâng gia cường : MNGC là 307,1
+ Mực nước chết: MNC là 300,5
Ngoài ra năm 2012 Ban cũng triển khai một số dự án sau:
Trang 39- Công trình thủy lợi Cao Lầu, xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn
- Công trình thủy lợi Phai Tung, xã Đại Minh, huyện Yên Bình
- Công trình kè chống sạt lở xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
- Công trình mặt bằng di dân khỏi vùng nguy hiểm tại xã Mường Lai, huyện Lục Yên
Thực hiện Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng
hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2015, UBND tỉnh Yên Bái đã ra Quyết định số 1661/QĐ-UBND
về việc điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư, thực hiện di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ quét và sạt lở đất, xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã được đầu tư xây dựng công trình di dân với tổng diện tích quy hoạch là 84.915m2 cho việc xây dựng nhà văn hóa, trường học, quỹ đất dự phòng và
ổn định cuộc sống cho 153 hộ dân
Hình 2.1 Hình ảnh khu định cư trong giai đoạn thi công
Trang 40Dự án hu tái định cư xã Mường Lai được đầu tư với tổng kinh phí trên 14,6 tỷ đồng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư Đây là một dự án lớn của tỉnh, thể hiện sự quan tâm của Đảng, chính quyền đối với đồng bào dân tộc thiểu số đang sống trong vùng nguy hiểm
- Công trình tái định cư Thôn La, xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái
Công trình phục vụ cho 20 hộ dân sinh sống trong vùng nguy hiểm sạt
lở lũ quét Dự án với tổng mức 1,47 tỷ đồng chia làm 2 giai đoạn Công trình đang được người dân chờ đợi để được định cư sinh sống
- Công trình mặt bằng di dân khỏi vùng nguy hiểm tại xã Lâm Giang, huyện Văn Yên (Giai đoạn 2)
- Công trình mặt bằng di dân khỏi vùng nguy hiểm tại xã Phù Nham, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
- Công trình mặt bằng di dân khỏi vùng nguy hiểm tại xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình
- Công trình cấp nước sinh hoạt Thôn 10, Làng Than, Văn Yên, tỉnh Yên Bái
- Công trình cấp nước sinh hoạt he Trần, An Bình, Lâm Giang, Văn Yên, tỉnh Yên Bái
- Sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt Chiềng Pằn 1, xã Gia Hội, Văn Chấn
- Sửa chữa công trình cấp nước thôn Phù Ninh huyện Văn Yên
- Sửa chữa công trình cấp nước Trống Chở, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải