1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại cục thuế tỉnh Bình Phước

114 640 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 905,18 KB

Nội dung

- 1 - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, việc quản lý đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là nhiệm vụ hết sức quan trọng và nan giải. Ngành thuế không những chỉ tuyên truyền, giải thích, đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, mà hơn nữa phải áp dụng cương quyết các biện pháp chế tài để đảm bảo sự công bằng trong việc thực thi nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Ngày nay chính sách thuế của nước ta đã và đang được chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Ngành thuế đang đặt ra mục tiêu là cải tiến toàn bộ quy trình quản lý thu nợ thuế để áp dụng đối với các loại thuế, tiến dần tới việc áp dụng phương pháp quản lý thu nợ thuế hiện đại. Một trong những nhiệm vụ được nêu là phấn đấu quản lý 100% số đối tượng sản xuất kinh doanh trên địa bàn và chấm dứt tình trạng thất thu về đối tượng nộp thuế. Mục tiêu này tưởng chừng như đơn giản thông qua việc cấp mã số thuế, nhưng thực tế có những vướng mắc nhất định. Trong tình hình khó khăn về kinh tế hiện nay, số lượng các doanh nghiệp nợ đọng tiền thuế tăng, dẫn đến khó khăn cho cơ quan thuế trong việc đôn đốc doanh nghiệp thanh toán nợ thuế. Từ phía doanh nghiệp, sự căng thẳng về đồng vốn, tiêu thụ hàng… khiến việc hợp tác và hoàn thành nghĩa vụ thuế đang là bài toán khó và dẫn đến không ít doanh nghiệp còn nợ đọng thuế. Điều đáng lo ngại là một số doanh nghiệp để nợ thuế kéo dài trong suốt nhiều năm qua, có những doanh nghiệp số nợ thuế rất lớn. Mặc dù cơ quan thuế đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở, song các doanh nghiệp này vẫn cố tình chây ỳ, không dứt điểm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, tập trung lớn vào một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh… Xuất pháp từ vấn đề trên, là người tham gia quản lý lĩnh vực này cuả Cục Thuế tỉnh Bình Phước, tôi lựa chọn đề tài “Tăng cƣờng công tác quản lý thu nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Phƣớc” làm luận văn thạc sỹ Quản trị Kinh doanh – chuyên ngành : Quản trị Tài chính. - 2 - 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Luận văn chủ yếu nghiên cứu thu nợ thuế trong phạm vi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, áp dụng một số cơ chế chính sách thuế vào thực tiễn và thực trạng quản lý thu nợ thuế trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Cụ thể : - Góp phần làm rõ lý luận về thuế, nợ thuế và công tác quản lý thu nợ thuế. - Khẳng định sự cần thiết khách quan của việc tăng cường đổi mới thu nợ thuế theo cơ chế tự khai - tự nộp tại Cục Thuế tỉnh Bình Phước. - Nghiên cứu thực trạng nợ thuế tại Bình Phước giai đoạn 2009 – 2012, trên cơ sở những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý thu nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Phước. - Trên cơ sở định hướng đổi mới công tác quản lý thu nợ thuế và những tồn tại trong thu nợ thuế, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế trên địa bàn tỉnh Bình Phước, góp phần tăng nguồn thu NSNN đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Quản lý thu nợ thuế đối với các đối tượng nộp thuế trên địa bàn tỉnh Bình Phước. - Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu công tác quản lý thu nợ thuế từ năm 2009- 2012 tại Cục thuế Bình Phước. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với nguồn số liệu thứ cấp là chủ yếu, được thu thập từ các báo cáo ngành và các dữ liệu khai thác trên phần mềm QLT của Cục Thuế. Ngoài ra còn có dữ liệu sơ cấp được thu thập từ quan sát thực tiễn. Các dữ liệu sau khi thu thập được phân tích bằng các phương pháp như : tổng hợp, thống kê, so sánh dựa trên lý thuyết tài chính và số liệu thực tiễn về thu nợ thuế tỉnh Bình Phước qua các năm, từ đó làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu. - 3 - 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Qua phân tích những tồn tại của công tác quản lý thu nợ thuế, những việc làm được và chưa làm được; luận văn đưa ra những gợi ý quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thu nợ thuế giúp cho Cục Thuế tỉnh Bình Phước có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình nợ đọng của cơ quan mình, từ đó đưa ra những quyết định hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh nhà. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau : Chương 1 : Tổng quan về thuế, nợ thuế và quản lý thu nợ thuế Chương 2 : Tình hình quản lý thu nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Phước từ năm 2009-2012. Chương 3 : Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Phước. - 4 - CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ, NỢ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU NỢ THUẾ 1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ NỢ THUẾ 1.1.1. Khái niệm và bản chất của thuế Thuế ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước, do đó sự hiện diện của thuế trong nền kinh tế là một tất yếu khách quan nhằm đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước. Các-Mác đã nói về quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và thuế như sau: ―Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn giản tiện cho kho bạc thu được bằng tiền hay sản vật mà người dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của Nhà nước‖ 1 . ĂngGhen cũng đã chỉ ra: Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó là thuế 2 . Nhà nước là điều kiện đầu tiên cho sự ra đời và tồn tại hệ thống thuế của một quốc gia. Trong trường hợp thu nhập của người dân không đủ chi dùng cho bản thân họ thì Nhà nước cũng không thể thu được thuế. Do đó, một điều kiện thứ hai rất quan trọng cần phải có để bảo đảm sự tồn tại của thuế đó là thu nhập xã hội. Sự hình thành thu nhập trong xã hội chính là tiền đề cho việc động viên các khoản thu của Nhà nước mà trong đó thuế là khoản động viên cơ bản nhất. Tuỳ theo từng góc độ nghiên cứu mà người ta có những cách nhìn khác nhau về thuế: • Dưới góc độ nghiên cứu của kinh tế chính trị học, thuế được coi là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để hình thành nên qũy tiền tệ của Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước. • Dưới góc độ nghiên cứu pháp luật, thuế được coi là một phần thu nhập mà các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. - 5 - • Dưới góc độ nghiên cứu của kinh tế học, thuế được coi là khoản mất mát của các doanh nghiệp hay hộ gia đình để hình thành nên qũy tiền tệ của Nhà nước nhằm đáp ứng cho việc sử dụng các hàng hoá và dịch vụ công. Dù được nhìn nhận dưới góc độ nào, có lẽ không ai có thể phủ nhận rằng thuế là khoản đóng góp có tính chất bắt buộc cho Nhà nước, được thực hiện mà không đề cập đến lợi ích cụ thể của người đóng thuế. Cũng chính vì đặc điểm này mà người nộp thuế thường không mấy dễ chịu và có cảm giác bị tước đoạt một phần tài sản cá nhân của họ, dù rằng ai cũng muốn được hưởng nhiều dịch vụ phúc lợi công cộng từ Nhà nước. Nhận thức được đặc điểm này của thuế, chúng ta sẽ dễ dàng xác định những yêu cầu mà người nộp thuế thường đòi hỏi ở một hệ thống thuế. Từ những phân tích ở trên, có thể hiểu thuế theo khái niệm như sau: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc, trích từ một phần thu nhập của các tổ chức và cá nhân cho Nhà nước theo quy định của pháp luật để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước 3 . * Bản chất của thuế : Thu thuế thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân. Xét về bản chất là quan hệ tái phân phối thu nhập. Thu nhập từ các tổ chức và cá nhân, chuyển thành thu nhập của Nhà nước, góp phần tạo lập quỹ ngân sách Nhà nước. Quá trình phân phối của Nhà nước qua công cụ thuế nhằm tạo lập quỹ ngân sách Nhà nước, suy cho cùng là quá trình Nhà nước tái phân phối tổng sản phẩm quốc nội. Như vậy có thể khái quát về bản chất của thuế như sau : thuế thể hiện quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các tổ chức và cá nhân trong xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước – bằng quyền lực của mình – tham gia tái phân phối tổng sản phẩm quốc nội nhằm tạo lập quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước 4 . 1 Mac-Ang-ghen tuyển tập, 1961, tập 2 2 Ang-ghen, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước, 1962 3 Giáo trình thuế - GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền, TS. Nguyễn Ngọc Thanh, 2001 4 Giáo trình thuế 1 – TS. Lê Quang Cường, TS. Nguyễn Kim Quyến, ThS. Võ Thế Hào, 2012 - 6 - 1.1.2. Vai trò cuả thuế 1.1.2.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước 3 Nhà nước có thể sử dụng các hình thức khác nhau để tạo nguồn cho Ngân sách của mình. Trong đó thuế được xem là nguồn thu chủ yếu cho Ngân sách Nhà nước. Vì nếu phát hành tiền thì sẽ dẫn đến lạm phát, nền kinh tế đất nước ngày càng suy yếu, còn vay nợ (nhất là nợ nước ngoài) thì chắc chắn phải chịu lãi vay và một số điều kiện ràng buộc bất lợi về kinh tế cũng như chính trị, dễ dẫn đến mất quyền tự chủ trong quan hệ quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của thuế ngày càng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, nó gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước. Ở nước ta hiện nay, thuế chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu Ngân sách Nhà nước, đến nay các khoản thu thuế và phí – lệ phí phải đảm bảo trên 90% tổng số thu Ngân sách Nhà nước để vừa đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên không ngừng tăng lên, vừa tạo nguồn tích lũy cho nhu cầu phát triển đất nước. Nhà nước ban hành các chính sách thuế, Luật thuế để động viên một phần thu nhập xã hội vào Ngân sách Nhà nước và phân phối lại giá trị mà nền kinh tế đã tạo ra một cách hợp lý. Nguồn thu thuế có được từ thu nhập quốc dân, vì vậy khả năng động viên thuế vào Ngân sách phụ thuộc vào hoạt động sản xuất trong nền sản xuất có hiệu quả hay không. Vì vậy chính sách thuế, Luật thuế phải cho phép vừa khai thác nguồn thu có hiệu quả, vừa tích cực bồi dưỡng nguồn thu, khích thích phát triển sản xuất và là công cụ để phân phối và điều tiết lợi tức quốc dân. Nền kinh tế nước ta hiện nay, đang từng bước phát triển và ổn định, tiến tới hòa nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Thuế phải được xem là nguồn thu chủ yếu, nguồn tài chính quan trọng nhất của Ngân sách Nhà nước để góp phần tích cực vào yêu cầu giảm bội chi Ngân sách, từng bước có tích lũy và ổn định phát triển 3 . - 7 - 1.1.2.2. Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế 3 Để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Nhà nước sử dụng công cụ thuế nhằm tạo điều kiện và môi trường tăng trưởng thích hợp, tạo sự cân đối giữa các vùng lãnh thổ, các ngành, các lĩnh vực trong sản xuất. Tùy hoàn cảnh kinh tế – xã hội cụ thể của từng giai đoạn phát triển, từng thời kỳ mà Nhà nước có những chính sách thuế khác nhau để phù hợp với những điều kiện của nền kinh tế, nhằm phát huy nội lực thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài. Trong tình hình kinh tế hiện nay ở nước ta, với cơ chế nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước phải phù hợp với nhu cầu khách quan chứ không phải là sự can thiệp tùy tiện bằng mệnh lệnh hành chính. Trong các công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thì thuế là công cụ hữu hiệu nhất. Bởi thuế có tác động trực tiếp đến giá cả thị truờng và thu nhập xã hội, thuế tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, thuế có thể thu hút và đẩy mạnh đầu tư hoặc hạn chế đầu tư, thuế bảo hộ sản xuất trong nước. Ngoài ra thuế còn được xem là tác nhân tích cực của quá trình phân phối và qua đó tác động đến quá trình tái sản xuất. 1.1.2.3. Thuế là công cụ góp phần thực hiện công bằng xã hội 3 Vấn đề phân phối lại sản phẩm xã hội, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì việc phân phối sẽ mất ý nghĩa vì nó mang tính tập trung, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Tình hình này không những liên quan đến vấn đề đạo đức, công bằng xã hội mà còn tạo ra sự đối lập về quyền lợi, làm triệt tiêu sự phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, sự can thiệp của Nhà nước, mà thuế là công cụ hữu hiệu nhất, là cần thiết. Các chính sách thuế như: thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các mặt hàng xa xỉ, không được khuyến khích tiêu dùng; miễn thuế hay đánh thuế thấp đối với các mặt hàng thiết yếu của đời sống nhân dân lao động; thuế thu nhập đối với nguời có thu nhập cao nhằm điều tiết thu nhập trong xã hội; Hoặc các chính sách trợ cấp xã hội, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, văn hóa, thể dục thể thao, Thông qua đó, Nhà nước đã điều tiết được một - 8 - phần thu nhập của người giàu chuyển sang cho người nghèo, nâng cao mức sống tạo sự công bằng xã hội, khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng. Công bằng và bình đẳng xã hội về thuế được thể hiện thông qua chính sách động viên cho Ngân sách Nhà nước. Nhưng công bằng không có nghĩa là ―cào bằng‖ đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội phải có thu nhập ngang nhau theo kiểu bình quân chủ nghĩa. Về nguyên tắc người có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp, nhưng chính sách thuế phải tạo điều kiện cho người làm ăn có hiệu quả, có năng suất cao thu nhập sau khi nộp thuế phải cao hơn mức trung bình trong xã hội. Từ đó khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư chất xám, siêng năng sáng tạo trong lao động sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và có thu nhập cao chính đáng. Công bằng và bình đẳng xã hội về thuế, trước hết phải xuất phát từ chính sách hợp lý, từ nhận thức đầy đủ và xác định đúng đắn quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi công dân, mỗi tổ chức kinh tế đối với Nhà nước – là người đại diện cho quyền lực và lợi ích của toàn xã hội, của dân, do dân, vì dân. Công bằng và bình đẳng xã hội về thuế cũng không chỉ là lý thuyết chung chung mà phải được thể hiện bằng những chính sách, những chế độ cụ thể, được thể chế hóa bằng các văn bản pháp quy rõ ràng. 1.1.3. Phân loại thuế 4 1.1.3.1. Theo đối tượng của thuế. Phân loại thuế theo tính chất của đối tượng tính thuế, có thể phân loại hệ thống thuế thành các nhóm sau : + Thuế thu đối với thu nhập như : thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. + Thuế thu đối với hàng hoá dịch vụ như: thuế doanh thu, thuế hàng hoá, dịch vụ, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu dùng. + Thuế thu đối với tài sản như: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế bất động sản, thuế động sản, thuế tài nguyên, thuế di sản, thuế quà tặng. - 9 - Cách phân loại này cho thấy phạm vi chi phối của thuế. Qua đó, có thể xây dựng chính sách thuế bao quát các nguồn thu có thể động viên cho ngân sách Nhà nước. 1.1.3.2. Theo phương thức huy động của thuế 4 Đây là cách thức phân loại mang tính chất truyền thống và cổ điển. Tiêu thức phân loại này thuế được chia thành thuế trực thu và thuế gián thu. + Thuế trực thu : Là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân có thu nhập phải chịu thuế, một sắc thuế trực thu trước hết là một hình thức đánh thuế có địa chỉ: một cá nhân, một hộ gia đình, một tổ chức hoặc một doanh nghiệp. Tính chất trực thu của loại thuế này thể hiện ở chỗ người nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế. Với sắc thuế trực thu này, Nhà nước thực hiện phân phối và điều tiết thu nhập. Thuế trực thu thường đụng chạm trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người nộp thuế, nên dễ gây ra tâm lý bất an trong nhân dân. Do đó, Nhà nước cần phải xác định mức thu hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước và khả năng nộp thuế của người chịu thuế. + Thuế gián thu : Là loại thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ và được ấn định dưới hình thức một khoản thu thêm, đóng vai trò là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hóa hoặc cước phí dịch vụ tiêu dùng, nhằm động viên thêm một phần thu nhập của người tiêu dùng vào Ngân sách Nhà nước. Thông qua cơ chế giá cả, thuế gián thu được chuyển cho người tiêu dùng gánh chịu. Tính chất gián thu của loại thuế này được thể hiện ở chỗ người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một, người sản xuất kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ (người nộp thuế) thu hộ phần thuế gián thu và nộp lại cho Nhà nước. Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại thuế trong phân phối và điều tiết thu nhập của các chủ thể trong xã hội, phản ánh mối tương quan giữa thuế trực thu và thuế gián thu trong tổng thu nhập về thuế của Ngân sách Nhà nước. 1.1.3.3. Theo tính chất của thuế 4 - 10 - Phụ thuộc vào mức độ động viên thuế so với thu nhập phân loại thành : thuế luỹ tiến, thuế theo tỷ lệ cố định và thuế luỹ thoái. Thuế luỹ tiến thiên về khía cạnh điều tiết công bằng thu nhập, chú trọng đến nhân thân, hoàn cảnh của đối tượng chịu thuế. Thuế theo tỷ lệ cố định áp dụng một tỷ lệ phần trăm duy nhất đối với toàn bộ căn cứ tính thuế. Thuế này thường được áp dụng cho các loại thuế gián thu. Thuế luỹ thoái nhằm mục tiêu tập trung số thuế cho ngân sách nhà nước, do đó chưa thật sự công bằng trong điều tiết thu nhập của đối tượng chịu thuế. 1.1.4. Khái niệm nợ thuế Nợ thuế là một phạm trù tất yếu khách quan tồn tại cùng với sự tồn tại của thuế, khi còn thuế thì vẫn còn nợ thuế. Xét ở góc độ hành vi thì nợ thuế là hành vi của người nộp thuế chưa nộp kịp thời số tiền phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Về phía cơ quan thuế, đây là số tiền phải thu của người nộp thuế theo quy định của pháp luật được Nhà nước giao trách nhiệm thu nhưng chưa thu được. 1.1.5. Phân loại nợ thuế 5 Việc phân loại tiền thuế nợ được quy định rất cụ thể trong Quyết định số 1123/QĐ-TCT và trong quyết định 1395/QĐ-TCT và nhiều văn bản khác… Trong đó phân loại chi tiết về nợ khó thu, nợ chờ xử lý và nợ có khả năng thu. Tóm tắt các loại nợ như sau: * Nợ khó thu gồm: Nợ của người nộp thuế lâm vào giải thể, phá sản; Nợ của người nộp thuế bỏ trốn mất tích; Nợ của người nộp thuế bị khởi tố; Nợ của người nộp thuế ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh; Nợ của người nộp thuế chờ giải quyết theo luật phá sản * Nợ chờ xử lý gồm: Nợ của người nộp thuế đang chờ xử lý điều chỉnh; Nợ chờ điều chỉnh do có khiếu nại; Nợ của NNT chờ xoá, miễn giảm; Nợ của NNT được gia hạn khoanh nợ, giãn nợ; Nợ của NNT xử lý hoàn thuế thoái trả tiền thuế; Nợ chờ xử lý khác. [...]... thu , công chức quản lý nợ phải tiến hành lập và mở sổ theo dõi nợ thu theo từng người nợ thu để ghi chép, phản ánh toàn bộ tình hình nợ thu của người nợ thu từ bộ phận kê khai và kế toán thu chuyển sang - 20 - - Sổ theo dõi nợ thu được lập chi tiết cho từng người nợ thu Công chức quản lý nợ thu phải cập nhật đầy đủ, kịp thời kết quả thực hiện công tác quản lý thu nợ thu vào sổ theo dõi nợ. .. Phân công công chức quản lý nợ Căn cứ chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thu các cấp phụ trách bộ phận phân công công việc cho từng công chức để thực hiện công tác quản lý nợ Ở mỗi bộ phận quản lý nợ có bộ phận tổng hợp và bộ phận trực tiếp quản lý người nợ thu (do trưởng bộ phận quản lý nợ các cấp phân công) Công chức quản lý nợ phải thường xuyên nắm tình hình nợ thu của... phận tại cơ quan thu các cấp trong công tác quản lý thu nợ thu 7 Quyết định 477/QĐ-TCT - 15 - 1.2.1.3 Các bước trong quy trình quản lý thu nợ thu Bao gồm các bước được tóm tắt như sau : * Lập kế hoạch quản lý thu nợ năm : Xây dựng chỉ tiêu quản lý thu nợ năm; Lập kế hoạch quản lý thu nợ năm; Điều chỉnh kế hoạch; Thực hiện kế hoạch thu nợ năm * Thực hiện quản lý thu nợ : Phân loại nợ; Thực hiện thu nợ. .. hợp theo dõi nợ thu theo mẫu 03-QTR-QLN ban hành kèm theo quy trình này (Chi cục Thu gửi lên Cục Thu để tổng hợp chung) Bộ phận quản lý nợ của Cục Thu tổng hợp chung toàn Cục, đồng thời in và lưu Sổ tổng hợp theo dõi nợ thu mẫu 03-QTRQLN tại bộ phận quản lý nợ  Quản lý nợ và xử lý thu nợ Căn cứ vào Sổ theo dõi nợ thu , công chức được phân công theo dõi và quản lý nợ phải thực hiện các công việc... người nợ thu còn nợ thu , có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thu Cục Thu , Chi cục Thu phải trình lãnh đạo cơ quan thu thông báo danh sách cho cơ quan Hải quan đề nghị phối hợp thu nợ thu thông qua hoàn trả thu xuất nhập khẩu (nếu có) theo đúng quy chế phối hợp công tác giữa hệ thống Thu , Hải quan và Kho bạc Công chức quản lý nợ và cưỡng chế thu của Cục. .. thu ký hoặc uỷ quyền cho trưởng bộ phận quản lý nợ cấp Cục Thu , Chi cục Thu ký và được in thành 02 bản, 01 bản gửi cho người nợ thu , 01 bản lưu tại hồ sơ quản lý người nợ thu Thông báo tiền thu nợ và tiền phạt chậm nộp - Sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định phải nộp thu theo từng loại thu mà người nộp thu chưa nộp, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thu phát hành Thông báo tiền thu ... cho bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thu cấp Cục Thu để xác định số tiền thu còn nợ Sau khi bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thu xác định đơn vị được hoàn thu còn nợ thu thì đề nghị bộ phận kê khai và kế toán thu cấp Cục Thu , đồng thời với việc ra Quyết định hoàn trả thu , phải lập Lệnh thu ngân sách trong phạm vi số tiền thu còn nợ tương ứng với số tiền được chi hoàn trả thu Đối với những... hiện các biện pháp cưỡng chế thu tiền nợ thu , tiền phạt Các trường hợp nợ thu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thu theo quy định của Luật Quản lý thu đối với người nợ thu quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thu Quy trình cưỡng chế thu nợ thu được ban hành bằng một văn bản riêng 1.2.4 Vai trò của Tổng Cục Thu đối với quản lý thu nợ thu  Xây dựng kế hoạch thu nợ thu hàng năm - Xây dựng chương... tiền thu , báo cáo với phụ trách bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thu và có thể mời người nợ thu lên làm việc tại cơ quan thu lập biên bản ghi nhận kết quả làm việc và cam kết nộp thu Giấy mời này do lãnh đạo cơ quan thu ký hoặc uỷ quyền cho trưởng bộ phận - 25 - quản lý nợ cấp Cục Thu , Chi cục Thu ký và được in thành 03 bản, 01 bản gửi cho người nợ thu , 01 bản lưu tại hồ sơ của người nợ thu ... theo dõi nợ thu ngay khi có các hoạt động liên quan đến công tác thu nợ thu - Sổ theo dõi nợ thu được lập theo từng tháng Hàng tháng vào ngày làm việc cuối cùng của tháng, căn cứ Sổ theo dõi nợ thu , công chức quản lý nợ phải kết chuyển sổ theo dõi nợ sang tháng sau - Sau ngày 10 hàng tháng, bộ phận quản lý nợ được giao nhiệm vụ tổng hợp công tác quản lý thu nợ của Cục Thu , Chi cục Thu phải lập . về thu , nợ thu và quản lý thu nợ thu Chương 2 : Tình hình quản lý thu nợ thu tại Cục Thu tỉnh Bình Phước từ năm 2009-2012. Chương 3 : Tăng cường công tác quản lý thu nợ thu tại Cục Thu . những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý thu nợ thu tại Cục Thu tỉnh Bình Phước. - Trên cơ sở định hướng đổi mới công tác quản lý thu nợ thu và những tồn tại trong thu nợ thu , luận văn. cứu : Quản lý thu nợ thu đối với các đối tượng nộp thu trên địa bàn tỉnh Bình Phước. - Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu công tác quản lý thu nợ thu từ năm 2009- 2012 tại Cục thu Bình Phước.

Ngày đăng: 30/07/2015, 19:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w