Là một nhà văn luôn có ý thức sâu sắc về sự gắn bó với những vấn đề thời sự và những nhiệm vụ chính trị của thời đại, ông luôn đi vào cuộc sống với những vận động, biến thiên của nó và p
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ THÙY LINH
DẠY ĐỌC - HIỂU TRUYỆN NGẮN “MỘT NGƯỜI HÀ NỘI”
CỦA NGUYỄN KHẢI (SGK NGỮ VĂN 12, TẬP 2) THEO HƯỚNG KẾT HỢP CẢM HỨNG NGỢI CA VÀ CẢM HỨNG PHÊ PHÁN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2010
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ THÙY LINH
DẠY ĐỌC - HIỂU TRUYỆN NGẮN “MỘT NGƯỜI HÀ NỘI”
CỦA NGUYỄN KHẢI (SGK NGỮ VĂN 12, TẬP 2) THEO HƯỚNG KẾT HỢP CẢM HỨNG NGỢI CA VÀ CẢM HỨNG PHÊ PHÁN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Văn và Tiếng việt
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới GS
TS Nguyễn Thanh Hùng – người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn
và khoa Sau đại học - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện - giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Tác giả luận văn:
TRẦN THỊ THUỲ LINH
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu và thiết kế thể nghiệm của luận văn là trung thực
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010
Tác giả
Trần Thị Thùy Linh
Trang 6MỤC LỤC
Trang
A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
3.1 Đối tượng nghiên cứu 6
3.2 Phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Lịch sử vấn đề 6
5.1 Về vấn đề đọc - hiểu 6
5.2 Về vấn đề cảm hứng sáng tác của nhà văn 7
5.3 Về vấn đề tác giả và tác phẩm 8
6 Cấu trúc luận văn 12
B NỘI DUNG 16
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 14
1.1 Khái lược chung về lý thuyết đọc - hiểu 14
1.1.1 “Đọc” và “hiểu” theo lý luận dạy học hiện đại 14
1.1.2 Đọc - hiểu văn bản văn chương 15
1.1.2.1 Khái niệm đọc - hiểu 15
1.1.2.2 Đặc điểm của đọc - hiểu văn bản văn chương 16
1.1.2.3 Vai trò của đọc - hiểu văn bản văn chương 17
1.1.2.4 Yêu cầu của việc đọc - hiểu văn bản văn chương 17
1.1.2.5 Kĩ thuật đọc - hiểu 18
1.2.1 Khái niệm cảm hứng sáng tác của nhà văn 19
1.2.2 Cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán trong sáng tác văn học 20
1.2.2.1 Cảm hứng ngợi ca 20
1.2.2.2 Cảm hứng phê phán 22
Trang 71.2.2.3 Sự kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán trong
sáng tác tác phẩm văn chương nói chung và dạy đọc - hiểu tác phẩm
“Một người Hà Nội” nói riêng 23
1.2.3 Cảm hứng sáng tác và quan niệm nghệ thuật của nhà văn 26
Chương 2: “MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” – TÁC PHẨM ĐA NGHĨA THEO CÁCH KHÁM PHÁ ĐA DIỆN CON NGƯỜI 29
2.1 Sự chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Khải qua hai giai đoạn sáng tác 29
2.1.1 Từ 1955-1975 29
2.1.1.1 Khẳng định và ngợi ca những con người trong thời kì mới 29
2.1.1.2 Con người với những mặt trái trong con mắt Nguyễn Khải 36
2.1.2 Sau 1975 39
2.1.2.1 Sự phát hiện những vấn đề nhân sinh mang nội dung triết lý sâu sắc trong các tác phẩm của Nguyễn Khải 39
2.1.2.2 Tính đối thoại nhiều chiều trong tác phẩm của Nguyễn Khải 43
2.2 Ngợi ca và phê phán trong tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải 48
2.2.1 “Một người Hà Nội” – con người mang vẻ đẹp của đất kinh kì 48
2.2.2 Cảm hứng phê phán trong “Một người Hà Nội” 53
Chương 3: THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM 57
3.1 Thực trạng việc dạy học tác phẩm “Một người Hà Nội” ở trường THPT hiện nay 57
3.1.1 Những khó khăn và thuận lợi trong dạy học tác phẩm “Một người Hà Nội” hiện nay 57
3.1.1.1 Đối với giáo viên 57
3.1.1.2 Đối tượng học sinh 60
Trang 83.1.2 Ý kiến đánh giá của giáo viên và học sinh về tác phẩm “Một người
Hà Nội” 61
3.1.2.1 Đánh giá chung về tác phẩm 61
3.1.2.2 Những đánh giá mang tính thực tiễn 62
3.1.3 Thực trạng dạy và học tác phẩm “Một người Hà Nội” ở trường THPT hiện nay 63
3.2 Thiết kế thể nghiệm 64
3.2.1 Mục đích của thiết kế 64
3.2.2 Thiết kế giáo án “Một người Hà Nội” 65
3.2.3 Giải thích thiết kế 81
3.2.4 Hướng dẫn thực hiện thiết kế 81
C KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤLỤC
Trang 9A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Nguyễn Khải thuộc thế hệ những nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đặc biệt có những thành tựu văn học gắn liền với những bước phát triển của cách mạng và sự đổi thay của lịch sử dân tộc Tuy cha của Nguyễn Khải thuộc hàng quan lại thời thực dân phong kiến nhưng mẹ con Nguyễn Khải chỉ là cảnh “vợ lẽ con thêm”, mọi sự quan tâm của người cha hầu như là không có, nếu có cũng chỉ là lén lút Ngay từ nhỏ đã phải trải qua cuộc sống khó khăn, gian khổ, thậm chí là tủi nhục Đã có lúc
ông tự nói với mình: “Không thể chết được, vậy thì phải sống Sống bằng cái
nhẫn nhục, cái chịu thương chịu khó, không giây phút nào được buông lơi,
không lúc nào được huyễn hoặc…” (Một giọt nắng nhạt) Chính vì Nguyễn
Khải sớm mang trong mình một thân phận, do đó ở ông, ta nhận thấy sự nhận thức về thân phận từ rất sớm
Cách mạng tháng 8 bùng nổ và thành công đã tác động mạnh mẽ đến ngòi bút của các nhà văn lúc bấy giờ, trong đó có Nguyễn Khải Ông khẳng
định: “không có Cách mạng thì đến làm người tầm thường cũng khó, nói gì
đến làm một nhà văn” (Thượng đế thì cười) Thậm chí ông không ngần ngại
bộc lộ lòng biết ơn của mình với Cách mạng: “Đã nhiều lần tôi tự hỏi: Nếu
không có Cách mạng tháng 8 thì đời mình sẽ ra sao nhỉ?” (Nhìn lại những
trang viết của mình) Dù đến với nghề văn hết sức tình cờ, không chủ đích,
nhưng mang trong mình tấm lòng nhiệt thành, sôi nổi cộng với hiện thực cuộc Cách mạng đang sục sôi, ông đã để lại những trang viết mang tính thời sự rõ nét Ban đầu ông viết văn là để phục vụ Cách mạng, viết về Cách mạng Ông bám sát từng mảng hiện thực đang diễn ra trước mắt mình và tái hiện lại một cách chân thực và rõ nét nhất: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp và đế
Trang 10quốc Mĩ xâm lược… Tất cả với một tiêu chí chung là để người đọc tìm thấy động lực, ý chí cách mạng trong mỗi tác phẩm của mình, và không bỏ sót bất
cứ một sự kiện nào Đặc biệt, số phận con người trong văn của Nguyễn Khải luôn được nhìn nhận dưới mọi góc độ Mọi suy tư, trăn trở, cảm xúc của con người được nhà văn đưa vào trang viết của mình hết sức tự nhiên nhưng cũng
không kém phần tinh tế Nói như nhà văn Nguyễn Chí Trung thì: “ông có một
thân phận nên cảm ai được thân phận của con người, và một niềm tin mãnh liệt lấy văn học làm vũ khí chiến đấu, góp phần tích cực vào việc xây dựng cuộc sống”
Là một nhà văn luôn có ý thức sâu sắc về sự gắn bó với những vấn đề thời sự và những nhiệm vụ chính trị của thời đại, ông luôn đi vào cuộc sống với những vận động, biến thiên của nó và phơi bày hiện thực ra trước mắt người đọc để người đọc chiêm nghiệm, suy ngẫm và thấy được một phần mình trong đó Và nhà văn Nguyễn Khải theo như đánh giá của nhà văn
Nguyên Ngọc ông “xứng đáng là tiêu biểu cho cả một thế hệ những người
cầm bút của đất nước này và cho cả cuộc sống nhọc nhằn, trằn trọc, trầm luân nhẫn nại mà dũng cảm và đẹp đến kì lạ của đất nước này, của nhân dân đất nước này” [6, tr.24]
1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải không chỉ dừng lại ở một thể loại, một đề tài nhất định mà nó là cả một gia tài đồ sộ, bao gồm nhiều thể loại như: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, kí, tạp văn… Và ở thể loại nào ông
cũng để lại dấu ấn riêng, đạt được những thành công nhất định “Bạn đọc chờ
đợi ở ông một thái độ mạnh dạn, nhìn thẳng vào những vấn đề quan trọng và phức tạp của thực tiễn Giới nghiên cứu phê bình nhận thấy ở nhà văn một cách tiếp cận hiện thực độc đáo, cái nhìn sắc sảo và tinh tế, nhiều khía cạnh của đời sống, đặc biệt là những thân phận, những trạng thái tâm lý của con người” [6, tr.9]
Trang 11Dù bắt tay vào sáng tác từ khá sớm nhưng các tác phẩm của ông chưa
được chú ý, phải mãi đến khi “Xung đột” ra đời vào năm 1961 thì tên tuổi của
nhà văn Nguyễn Khải mới được nhiều nhà nghiên cứu biết đến Tiếp theo đó ông sáng tác nhiều tác phẩm có ý nghĩa thời sự trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước Sau này sáng tác của Nguyễn Khải được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao không chỉ về nghệ thuật mà còn cả về nội dung tư tưởng Khi dõi theo các sáng tác của Nguyễn Khải, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh đã
nhận xét “bên cạnh cái sắc sảo của óc nhận xét thông minh và tỉnh táo, cái
trong Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Khải, Vương Trí Nhàn đã khẳng định:
“Ông đã là một trong những nhà văn dẫn đầu thời đại(…) Và muốn hiểu con người thời đại với tất cả cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải…” [37, tr.61]
Nguyễn Khải là cây bút hiện thực đặc sắc có phong cách riêng, độc đáo Ngót nửa thế kỷ cầm bút nhà văn không ngừng tìm tòi, khám phá và sáng tạo Với các sáng tác của mình, hiện thực luôn được nhà văn nhìn nhận, đánh giá và khái quát với lý lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, tư duy phân tích tổng hợp sâu sắc và mang tính khách quan Văn xuôi Nguyễn Khải ngày càng xa dần những mực thước cổ điển để tìm tới những hình thức nghệ thuật mới, có khả năng biểu đạt cao nhất những nội dung đa dạng và phức tạp của hiện thực
Ông cho rằng “tác phẩm văn học là một mảnh của đời sống chung,
phải tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh cho sự nghiệp chung” Chính vì lẽ
đó các sáng tác của ông luôn bám sát vào hiện thực nóng bỏng Từ “Xung
đột” đến “Mùa lạc”, “Tầm nhìn xa”, “Hãy đi xa hơn nữa” đó đều là những
vấn đề của ngày hôm nay, của đất nước Có thể nói, sự khao khát được thể hiện những vấn đề thời sự từ đó tác động, kích thích mạnh mẽ vào xúc cảm, vào suy nghĩ của người đọc là điều mà ông luôn đặt lên hàng đầu Trong
Trang 12“Gặp gỡ cuối năm” ông viết “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn
ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ” Đặc biệt trong thời kì đổi mới, Nguyễn Khải còn thể hiện trong
nhiều loại người với cách nghĩ, cách sống và nói chung là thái độ của họ trước những vấn đề đặt ra trong thời cuộc vốn rất đa dạng và đầy rẫy phức tạp Ở đây ông đặc biệt chú ý đến phương diện đạo đức của con người trước sự biến thiên của các giá trị trong thời buổi kinh tế thị trường Và ông không bao giờ thể hiện cuộc sống với những lối minh họa đơn giản, một chiều Ông trình bày cuộc sống, con người từ đó rút ra từ cuộc sống những vấn đề có ý nghĩa đối với con người
1.3 Tác phẩm “Một người Hà Nội” hiện nay đã được đưa vào trường
phổ thông, nằm trong dòng sáng tác sau 1975 của Nguyễn Khải Đây là một truyện ngắn mang tính triết luận của ông viết về Hà Nội, nơi ông đã sinh ra
Có thể nói, với Nguyễn Khải, Hà Nội là nơi đầy ắp những kỉ niệm và vô cùng thiêng liêng, chính vì thế những trang viết về Hà Nội là những trang viết ấm
áp, đầy thương cảm và sâu sắc Những nhân vật đó là những con người bình thường (người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) nhưng lại ẩn chứa nhiều thông điệp có giá trị thời đại
“Một người Hà Nội” viết về nhân vật cô Hiền, một người bình thường
như bao người bình thường khác nhưng lại là tâm điểm của mọi vấn đề Hiện
nay, tác phẩm “Một người Hà Nội” được tiếp cận theo hướng thống nhất
chung “là sự phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người
Việt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước” [37, tr.89] Và hầu hết
các tài liệu đều ca ngợi nhân vật chính (nhân vật cô Hiền) là “hạt bụi vàng
chói sáng của đất kinh kì” Từ sự phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật và
thực tế khảo sát, người viết nhận thấy đằng sau vấn đề ca ngợi còn thấp
Trang 13thoáng ý thức về sự phản tỉnh của chính nhà văn Do đó, tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi nhân vật chính mà còn có ý nghĩa sâu sắc hơn nữa đó
là thể hiện quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Khải từ sau 1975, đặc biệt từ sau đổi mới
Mặt khác, khi tìm hiểu về các chặng đường sáng tác của tác giả, thấy được sự chuyển biến trong cảm hứng sáng tác, sự phát triển đáng ghi nhận trong tư duy Người viết nhận thấy vấn đề mà ông đặt ra trong các sáng tác sau 1975 đến nay mang tính triết luận (cảm hứng chiêm nghiệm, triết lý) rõ nét Đối tượng mà ông nhắc đến được soi xét dưới các góc độ văn hóa, lịch
sử, triết học… Và, với một tác phẩm mang tính triết luận thì việc xếp đặt các nhân vật vào các phạm trù tốt - xấu, chính diện - phản diện mang tính đa chiều, không đơn tính và không theo hướng thống nhất chung nào như các sáng tác của tác giả thuộc cảm hứng chính luận như trước nữa
Với tất cả các lý do trên, người viết mạnh dạn tìm hiểu vấn đề: “Dạy
đọc - hiểu truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải theo hướng kết
hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán”
2 Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài này người viết muốn đưa ra ý kiến của mình trong việc dạy
học tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải trong chương trình Ngữ
văn với mong muốn phát huy được cao nhất tính tích cực học tập của học sinh Đồng thời chọn cách tiếp cận tác phẩm sao cho toàn diện và đa chiều nhất
Đồng thời đề xuất một phương án dạy học tác phẩm “Một người Hà Nội”
theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán
Bên cạnh việc tiếp cận tác phẩm theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán, người viết cũng muốn làm rõ và khẳng định cảm hứng nào là chủ đạo Với luận văn này, chúng tôi không nhằm bác bỏ, phản bác hay phủ nhận tất cả các ý kiến của những nhà nghiên cứu trước đó Chúng tôi xuất
Trang 14phát từ sự tìm hiểu thực tế thấy rằng nên đóng góp thêm một ý kiến để tác phẩm được toàn vẹn hơn, có giá trị sâu sắc hơn và thực tiễn hơn khi đưa vào
giảng dạy Và nghiên cứu tính đa nghĩa của “Một người Hà Nội” để làm
phong phú hơn chủ đề tư tưởng của tác phẩm
Ngoài ra, người viết dựa vào thành tựu nghiên cứu đọc – hiểu để vận dụng dạy học tác phẩm toàn vẹn và sâu sắc hơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động dạy và học tác phẩm “Một người Hà Nội” theo hướng kết
hợp cảm hứng ngơi ca và cảm hứng phê phán
- Ngoài ra luận văn cũng nghiên cứu những phương diện lý luận cơ bản
có liên quan như: khái lược chung về lý thuyết đọc - hiểu; cảm hứng sáng tác của nhà văn; quan niệm nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà văn…
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu và vận dụng cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán một người phụ nữ mang đậm tính cách và văn hóa Hà Nội
- Tác giả luận văn dựa chủ yếu vào SGK Ngữ văn 12, tập 2 (Bộ chuẩn)
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 15- Đỗ Ngọc Thống, “Điều giáo viên lúng túng nhất vẫn là phương
Trong các tài liệu trên các tác giả cũng đã đưa ra những nghiên cứu hoàn chỉnh về vấn đề đọc - hiểu như: Khái niệm đọc - hiểu, kĩ thuật đọc - hiểu… Trên cơ sở đó người viết vận dụng, tổng hợp, khái quát vào trong bài viết của mình những kiến thức phù hợp nhất
5.2 Về vấn đề cảm hứng sáng tác của nhà văn
Cảm hứng sáng tác của nhà văn là vấn đề cơ bản, then chốt nhất của
luận văn Trong Từ điển thuật ngữ văn học có định nghĩa về Cảm hứng chủ
đạo, và coi “cảm hứng chủ đạo lúc đầu là chỉ yếu tố nhiệt tình say sưa diễn
hứng chủ đạo gắn liền với đề tài và tư tưởng của tác phẩm, là một hiện tượng độc đáo không lặp lại, gắn với tình cảm của tác giả Cảm hứng chủ đạo hay
gọi tắt là “cảm hứng”, cũng có thể coi đây là cảm hứng sáng tác của nhà văn
Cũng trong cuốn SGK Văn học 11, Phần văn học nước ngoài đã nói về
cảm hứng sáng tác của nhà văn như sau: “Cảm hứng là nội dung tình cảm của
tác phẩm… Cảm hứng thường thể hiện ở giọng điệu, ngữ điệu” [44, tr.107-108]
Ngoài ra trong hai cuốn giáo trình Lý luận văn học do Hà Minh Đức
chủ biên và GS.Phương Lựu chủ biên các tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề này và mở rộng ở phương diện các lý luận có liên quan chứ không trực tiếp đi vào khái niệm
Trang 16Qua đó có thể thấy đây là một vấn đề lý luận rất quan trọng, quyết định
sự ra đời của tác phẩm và sự trường tồn của nó trong nền văn học
5.3 Về vấn đề tác giả và tác phẩm
5.3.1 Tác giả Nguyễn Khải
Suốt nửa thế kỉ cầm bút, với hơn 70 tác phẩm thuộc các thể loại, Nguyễn Khải đã khẳng định được tài năng và phong cách nghệ thuật riêng của mình, thể hiện sức sáng tạo và lao động nghệ thuật nghiêm túc, không
mệt mỏi Là nhà văn có cái nhìn “hiện thực tỉnh táo”, ông luôn tái hiện lại
hiện thực một cách trung thực và sinh động nhất, bám sát hiện thực với những mảng đề tài nóng bỏng Chính vì thế cuộc đời và sự nghiệp của ông là đề tài tìm hiểu của không ít các nhà nghiên cứu
Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đều đã đánh giá rất cao cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Khải Tác giả Hà Công Tài đã nhận
xét: “Nguyễn Khải là cây bút hết sức độc đáo, ở vị trí hàng đầu của nền văn
học cách mạng Việt Nam… Tác phẩm của ông luôn đem lại những cách nhìn mới và sâu thẳm về con người, về cõi vô tận của đời sống vốn rất mênh mông
và khó nắm bắt, giàu tính triết luận và tính nhân văn cao cả” [6, tr.9] Từ đó
ông kết luận: “đọc ông như đối thoại với nhân vật trong đó để cùng suy nghĩ,
trăn trở Tác phẩm của ông có tính kích thích kì lạ” [6, tr.24]
Theo tác giả Hoàng Thị Anh, “Nguyễn Khải đã để lại một dấu ấn riêng
qua những truyện ngắn viết cuối thế kỉ XX Mỗi trang văn của ông là một trang đời của người cầm bút suốt đời không thôi trăn trở, suy nghĩ, mải mê tìm kiếm sự thật ở bề sâu cuộc sống Những trang đời không một chút hổ thẹn với danh dự và danh phận của người cầm bút” [10, tr 114]
Với GS Hà Minh Đức thì Nguyễn Khải là người “giỏi phát hiện vấn
đề, khai thác sâu tâm trạng nhân vật, nhạy cảm với nhiều mối quan hệ giữa
Trang 17nhân vật và thời cuộc, môi trường hoạt động, văn mạch tiềm ẩn nhiều câu
hỏi, nhiều triết lý” [7, tr 5]
Ngoài ra còn có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác như:
- Đào Thủy Nguyên, Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy Văn học Việt Nam hiện đại, NXBGD, 2008
Và các bài báo trên các tạp chí, sách nghiên cứu, chuyên luận, khóa luận tốt nghiệp, Luận văn thạc sĩ, Tiến sĩ về tác giả Nguyễn Khải và các tác phẩm của ông
trở lại đây, tác phẩm “Một người Hà Nội” được đưa vào chương trình SGK
Ngữ văn 12, tập 2 phần Bài đọc thêm với bộ cơ bản và đưa vào chương trình học chính với bộ nâng cao thì tác phẩm đã được chú ý và đánh giá cao, coi đây là tác phẩm tiêu biểu của văn học thời kì đổi mới Bởi lẽ các tác phẩm của Nguyễn Khải từ sau 1975 đặc biệt là từ sau đổi mới mang một phong cách nghệ thuật khác so với trước, từ cảm hứng chính luận sang cảm hứng triết lý, chiêm nghiệm; con người từ con người công dân sang con người thế sự, đời
tư Và “Một người Hà Nội” được coi là tác phẩm tiêu biểu cho sự chuyển
hướng sáng tác đó
Trang 18Tác giả Cao Hải Thanh trong bài báo đăng trên Tạp chí GD, năm 2008
với tên Đôi điều cảm nhận về tác phẩm “Một người Hà Nội” Trong bài viết
của mình tác giả đã phân tích tác phẩm khá kĩ lưỡng, đặc biệt nhân vật cô Hiền được tác giả khẳng định sở dĩ được chọn là người tiêu biểu cho cả Hà
Nội nói chung vì cô là phụ nữ Và “phụ nữ là biểu tượng của cái đẹp, để nói
về cái đẹp, sự thanh lịch của người Hà Nội không thể không nói về cái đẹp của người phụ nữ” Và cái đẹp đó được tác giả lý giải qua cung cách sống,
tính cách của nhân vật (trung thực, bình tĩnh, hòa nhã, lịch sự, biết kiềm chế, mềm mỏng…) Cuối cùng tác giả đã kết luận đây là cấu trúc tính cách người
Hà Nội, những ánh vàng
Tuy nhiên, GS Trần Đình Sử trong bài viết “Một người Hà Nội - một
truyện ngắn thế sự” đã khẳng định quan điểm bước đầu của mình đối với tác
phẩm: “Đó không phải là kết luận cuối cùng, mà là những vấn đề nêu ra để mời gọi người đọc cùng tham gia suy nghĩ, đối thoại, tán thành hoặc không tán thành, để đi tìm những giá trị bền vững cho con người Hà Nội, trung tâm văn hóa, chính trị…” [ 34, tr.207] Theo ông đây không phải là một tác phẩm
mang tính chất sử thi, viết ra để ca ngợi các tấm gương yêu nước thương nòi
như trước, mà “Một người Hà Nội” là một “tác phẩm kiểu khác, viết về một
kiểu người khác, một phương diện khác của con người, là con người thế sự, con người tính toán việc đời” [34, tr.204] GS cũng đã chỉ ra: trong tác phẩm
cũng có “những người Hà Nội ra đi cách đây đúng 10 năm”, những người
yêu nước như con trai bà Hiền, như Tuất , chịu nhiều mất mát, hy sinh như
mẹ của Tuất và mẹ của hơn 600 người con Hà Nội Nhưng họ không phải là nhân vật chính của tác phẩm, mà nhân vật được tác giả tác giả khắc họa ở đây
là nhân vật bà Hiền – một người của Hà Nội hôm nay
Tác giả Đặng Lưu trong bài viết “Một truyện ngắn có xu hướng triết
luận” cũng đã nhấn mạnh: “Xuyên suốt tác phẩm là niềm tin bền bỉ, mãnh liệt
Trang 19của một con người vào cái giá trị hiển nhiên và lâu bền của một lối sống mà mình cho là tốt đẹp Trong bất cứ hoàn cảnh nào bà vẫn giữ gìn, vun đắp để cho lối sống ấy không bị pha tạp, mai một…” [ 34, tr.210] Nhưng bên cạnh
đó tác giả cũng chú ý tới quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn
Khải từ sau 1975, đó là: “con người được nhà văn khắc họa là con người đa
diện, đa nghĩa, con người thế sự… Không thể đơn giản đánh giá những nhân vật kiểu ấy bằng cái khuôn thước phổ biến một thời Cũng vì vậy các nhân vật đòi hỏi ở độc giả một tinh thần đối thoại dân chủ Không có ai độc quyền chân lí cũng như độc quyền trong phán xét về con người…” [ 34, tr.207].“Có thể nói rằng, hành trình khám phá nhân vật trong Một người Hà Nội là sự thu nhỏ hành trình nhận thức của tác giả về con người trong một quãng đời cầm bút Điểm đến của hành trình suy tư ấy là gì nếu không phải ở chỗ nhận ra sự
đa diện của con người?”[34, tr.211] Tác giả cũng đã kết luận: “Nhân vật bà Hiền, dẫu được người thuật truyện xem là một hạt bụi vàng của Hà Nội vẫn không phải là nhân vật lý tưởng”[34, tr.212] Tác giả cùng quan điểm với
GS Trần Đình Sử, cho rằng trên cái nền lịch sử rộng lớn ấy: tiếp quản thủ
đô, chiến tranh giải phóng miền Nam, cải tạo tư bản tư doanh… đáng lý ra
thì nó phải là “mảnh đất màu mỡ” để cho các nhân vật anh hùng, những tấm
gương yêu nước thường nòi, những con người có phẩm chất lý tưởng, đại diện cho một cộng đồng, một dân tộc xuất hiện Thì nay Nguyễn Khải lại
“soi chiếu con người từ một góc nhìn khác, nhằm phát hiện những góc khuất của con người thế sự đã vắng bóng từ lâu trong văn học”[34, tr.212] Đây là
những quan điểm hoàn toàn mới mẻ, mang tính gợi mở đến một vấn đề toàn vẹn hơn
GS Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã từng nhận xét về các sáng tác của
Nguyễn Khải: “Thời nào cũng có tốt và xấu, người nào cũng có thiện và ác,
sang và hèn, chuyện đời thì thế này thế khác… không nên và không thể đơn
Trang 20giản một chiều ” [ 28, tr.200] Và cái tài của Nguyễn Khải hơn người ở chỗ
“có tài chộp rất nhanh những kiểu người có vấn đề khác nhau”, ông “không
lý tưởng hóa nhân vật, tin nhân vật và ý nghĩ của mình là có thật, xuất phát từ
sự thật” [28, tr.199]
TS Đào Thủy Nguyên cũng đã chỉ ra: “Phần lớn các nhân vật nữ của
Nguyễn Khải được khai thác sâu ở phương diện lí trí, ở cái phần rất người của họ… Nhân vật nữ của ông vừa có cái mạnh mẽ của người phụ nữ hiện đại, vừa có cái nét truyền thống của người phụ nữ ngày xưa” [2, tr.64 ]
Như vậy có thể thấy tác phẩm “Một người Hà Nội” thu hút được sự
chú ý của khá nhiều nhà nghiên cứu, và tác giả nào cũng nhận thấy sáng tác của Nguyễn Khải từ sau 1975 mang tính triết luận rõ nét, con người mang cái nhìn nghệ thuật đầy mới mẻ, không đơn tính như trước nữa Tuy vậy các tác
giả mới chỉ dừng lại ở mức độ đặt vấn đề, “chạm nọc” mà chưa lý giải một
cách thỏa đáng đâu là nét đặc sắc trong xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong tác phẩm này Chính vì thế người viết trên cơ sở những thành tựu của người đi trước, bổ sung, góp thêm ý kiến để tác phẩm được toàn vẹn và sâu sắc hơn nữa, nhất là phản ánh được quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải trong văn học thời kì đổi mới
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Trong chương này người viết sẽ từng bước giải quyết các vấn đề lý luận như:
- Cảm hứng sáng tác của nhà văn
- Khái lược chung về lý thuyết đọc - hiểu, trong đó có các vấn đề như:
+ Khái niệm đọc - hiểu
+ Đặc điểm đọc – hiểu
+ Vai trò của đọc - hiểu văn bản văn chương
Trang 21+ Yêu cầu của đọc - hiểu
+ Kĩ thuậtđọc – hiểu
đa diện con người
Chương này người viết tập trung làm rõ sự chuyển biến trong quan niệm
nghệ thuật của nhà văn ở những giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước
Nghiên cứu tác phẩm “Một người Hà Nội” theo hướng kết hợp cảm
hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm
Trang 22
B NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Khái lƣợc chung về lý thuyết đọc - hiểu
1.1.1 “Đọc” và “hiểu” theo lý luận dạy học hiện đại
Ngay từ khi chữ viết ra đời, con người đã biết đọc theo cách riêng của mình Các tri thức của nhân loại con người muốn tiếp thu, lĩnh hội được chỉ
có cách duy nhất là tiếp cận văn bản dưới hình thức đọc Và ở mỗi một ngành khác nhau của tâm lý học, sinh lý học, ngôn ngữ học… thì đọc chính là phạm trù trung tâm, được hiểu theo những hướng đa dạng mà thống nhất Trong văn
học, “đọc” được cắt nghĩa như sau: “Đọc là phát thành lời những điều đã
được viết ra, theo đúng trình tự, tiếp nhận nội dung của một tập hợp các kí hiệu bằng cách nhìn vào các kí hiệu đó, hiểu thấu bằng cách nhìn vào những
Và : “Đọc văn là đọc ra sự nhân bản đọc ra những con người trong
một con người và đọc ra một con người trong cộng đồng xã hội thẩm mĩ của nó” [22, tr 69]
Nhưng dù cách cắt nghĩa “đọc” có không giống nhau, nhưng các nhà nghiên cứu cũng đồng nhất quan điểm coi “đọc” văn bản chính là giải mã văn
bản, tri giác ngôn ngữ để tìm ra ý nghĩa đa tầng trong tác phẩm văn học mà tác giả muốn gửi gắm trong đó
“Hiểu” nói chung đó là sự phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự
vật, hiện tượng Một người hiểu vấn đề tức là anh ta đã nắm bao quát được toàn bộ nội dung vấn đề và có thể áp dụng vào thực tế, thực hành
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng “hiểu” là kết quả của sự đọc nghiêm
túc Và cái sự hiểu ấy có một số nội dung cơ bản như:
+ Hiểu là xác định được nội dung tư tưởng trung tâm của văn bản
Trang 23+ Hiểu là khẳng định được hiệu quả và giá trị của những vấn đề trong văn bản
+ Hiểu là đi tới hiểu rõ những điều kiện cơ bản của vấn đề
+ Hiểu tức là có thể nắm vững những thông tin quan trọng có thể giải quyết vấn đề hoặc góp phần trả lời những câu hỏi đặt ra trong văn bản
Như vậy, người đọc thật sự hiểu tác phẩmvăn chương phải là người: + Đánh giá được tư tưởng của tác giả
+ Hiểu mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả xây dựng nên
+ Hiểu và khám phá ra nội dung chứa đựng trong và ngoài văn bản + Đưa thông tin và tư tưởng của tác giả trong tác phẩm vào đời sống của chính người đọc
1.1.2 Đọc - hiểu văn bản văn chương
1.1.2.1 Khái niệm đọc - hiểu
Thuật ngữ đọc - hiểu đã xuất hiện ở nước ta đã khá lâu, một trong những người có công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này là GS TS Trần Đình Sử Qua các công trình nghiên cứu của ông, ông đã đưa ra quan điểm
của mình, coi đọc - hiểu văn bản văn chương chính là quá trình “đối thoại”
giữa người đọc và tác giả, đối thoại với cách hiểu của người đọc trước Và
ông cho rằng: “Với mỗi một tác phẩm văn chương thì đọc văn chính là con
đường đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính
Bên cạnh đó khái niệm đọc - hiểu cũng được nhiều người định nghĩa
khác nhau: “Đọc - hiểu văn bản văn chương có nghĩa là đọc kết hợp với sự
hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát biện luận đúng sai về
Như vậy, có thể thấy các nhà nghiên cứu đã có sự quan tâm đúng mực đối với vấn đề hiện nay đang được cho là vấn đề cơ bản, có nội dung quan
Trang 24trọng trong quá trình dạy học văn Đó là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc
1.1.2.2 Đặc điểm của đọc - hiểu văn bản văn chương
Một tác phẩm văn học được nhà văn sáng tạo ra từ những suy tư, trăn trở, những tình cảm lớn lao mà trong phút giây thăng hoa đã hiện nguyên trên trang giấy Đó không chỉ là những vấn đề tác giả nghe, nhìn và cảm thấy, mà
nó còn là vấn đề của mọi người ở mọi thời đại Tác giả viết ra như một cách đặt vấn đề, để người đọc có thể tiếp nhận và bổ sung văn bản Điều làm cho tác giả luôn luôn ngạc nhiên là tác phẩm của mình luôn có sự sáng tạo và ý nghĩa nằm ngoài sự kiểm soát Có những bạn đọc đã trở thành tri âm với tác giả vì sự cảm, sự hiểu đã vượt qua cả cái giới hạn vốn có Vậy, khi đọc một tác phẩm văn học, người đọc như thế nào thì được coi là hiểu văn bản? Đó quả là một vấn đề không dễ nắm bắt, nhưng về cơ bản, ta có thể thấy:
- Người đọc hiểu văn bản, tức là người đọc đó từ sự tiếp xúc với văn bản đã dấy lên trong tâm hồn những cảm xúc thẩm mĩ, xúc động sâu xa Từ
đó giải thích được, cắt nghĩa được tầng tầng, lớp lớp trong văn bản, đưa ra được sự chiêm nghiệm của bản thân với tác giả
- Khi đã hiểu tác phẩm, người đọc sẽ nhận thức được nhiều vấn đề như: tác phẩm đó thuộc thể loại nào, nằm trong cảm hứng sáng tác nào của tác giả… Từ đó, đi tới được một định hướng chung cho các tác phẩm tương tự Mặt khác, hoàn thiện hơn kĩ năng thực hành ở các phân môn có liên quan như Tiếng Việt và Tập làm văn
- Cuối cùng đọc - hiểu là kết quả của hoạt động phân tích, cắt nghĩa
trong khi đọc, “là một hoạt động phân tích và tổng hợp phức tạp được truyền
đạt thông qua nội dung ý thức trong từ ngữ và câu cú để diễn tả những mối quan hệ khác nhau…, là sự hiểu thấu suốt ngôn ngữ và là sự phân tích, phát hiện ý nghĩa sâu xa trong văn bản” [22, tr 87]
Trang 251.1.2.3 Vai trò của đọc - hiểu văn bản văn chương
Trong tiếp cận văn bản văn chương, việc đọc - hiểu là vô cùng quan trọng, nếu như người đọc muốn chiếm lĩnh tác phẩm đó Có đọc, có hiểu tác phẩm ta mới thấy hết được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, giá trị ý nghĩa và thông điệp mà tác giả gửi gắm Đọc - hiểu chính là bước đệm quan trọng biến người đọc thành bạn đọc sáng tạo (bạn đọc cao cấp)
Ngoài ra, nắm vững khái niệm đọc - hiểu và vận dụng thành thạo nội
dung đọc - hiểu văn bản sẽ góp phần “thay đổi hệ hình phương pháp dạy học
văn” Cái mới ở đây là việc chuyển hoá việc giảng dạy của một người thành
việc đọc của nhiều người trong quá trình dạy học văn Theo TS.Nguyễn Ngọc
Thống thì: “dạy đọc - hiểu văn bản không có gì đối lập với dạy theo kiểu
giảng văn nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau” [5, tr.21-25] Và vai trò phát
huy tính tích cực của học sinh một cách tối đa trong giờ học là điều rất dễ dàng nhận thấy của dạy đọc - hiểu
1.1.2.4 Yêu cầu của việc đọc - hiểu văn bản văn chương
Bất cứ một phương pháp dạy học nào muốn đạt được hiệu quả cao cũng phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định Dạy đọc - hiểu cũng vậy, một yêu cầu được coi là có tính nguyên lý của đọc - hiểu văn bản là đọc tác phẩm theo đặc trưng thể loại Bởi lẽ, mỗi một thể loại (thơ, truyện ngắn, chèo, kịch…) đều có những đặc điểm của phương thức biểu đạt văn bản riêng gắn với ngữ cảnh, cảm xúc, suy tư…
Một yêu cầu khác cũng có vai trò không kém quan trọng, đó là người đọc phải có quan điểm riêng, có cái nhìn và quan điểm nhất định Đọc một tác phẩm, người đọc không thể thuận theo những suy nghĩ đã có mà phải có sự sáng tạo trên cơ sở lý giải logic của bản thân Người đọc chỉ có thể trở thành bạn đọc phát triển khi họ không gò bó mình trong một cách đọc, một cách hiểu văn bản duy nhất
Trang 26Ngoài ra đọc - hiểu văn bản còn đòi hỏi nhiều năng lực sáng tạo để đáp ứng yêu cầu kết nối hệ thống tri thức trong quá trình học tập bộ môn
1.1.2.5 Kĩ thuật đọc - hiểu
Đọc lướt nhằm tạo ấn tượng chung về những vấn đề xã hội thẩm mĩ
được trình bày trong tác phẩm
Đọc tập trung tức là đọc vào điểm sáng thẩm mĩ hoặc tình huống then
chốt để tạo nên sức biểu hiện nổi bật của bức tranh nghệ thuật
Đọc diễn cảm nhằm tô đậm giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ
thuật của tác phẩm Trong dạy học tác phẩm văn chương, đọc khác hẳn với việc đọc các văn bản khoa học khác bởi có bước đọc diễn cảm Người đọc chỉ
có thể đọc diễn cảm được một văn bản tác phẩm một khi người đọc hiểu được nội dung tác phẩm, tư tưởng của tác giả trong tác phẩm và tư tưởng của người đọc gần với tư tưởng của tác giả Chính vì vậy mà trong giờ học văn, đọc diễn cảm luôn là khâu đầu tiên mà giáo viên tự mình tiến hành, bởi lẽ giáo viên là người am tường về tác phẩm hơn học sinh, đã được tiếp xúc nhiều lần với tác phẩm (giáo viên lâu năm)
Đọc diễn cảm không chỉ đòi hỏi người đọc phải am hiểu về tác phẩm
mà người đọc phải có chất giọng đặc trưng phù hợp với giọng điệu của tác phẩm Sự điều chỉnh được giọng đọc của người giáo viên khi đọc diễn cảm chứng tỏ trình độ của người giáo viên, thể hiện được sự nhiệt huyết và sự nhập thân của người giáo viên và học sinh đối với tác phẩm
Đọc sáng tạo Đây là cấp độ đọc cao nhất, nó không tuân theo một quy
định ngặt nghèo nào Nó mang tính chủ quan nhưng cũng xuất phát từ bước
đọc diễn cảm Bằng sự nhận thức của mình, người đọc từng bước phá vỡ “lớp
bọc ngôn ngữ”, kết cấu trong tác phẩm để làm lộ ra những tư tưởng của nhà
văn và đôi khi là cả những tư tưởng mà nhà văn chưa từng nghĩ tới.
Trang 271.2 Cảm hứng sáng tác của nhà văn
1.2.1 Khái niệm cảm hứng sáng tác của nhà văn
Cảm hứng sáng tác hay còn cách gọi khác là “cảm hứng chủ đạo” Khái
niệm này được nhiều nhà nghiên cứu lý luận đề cập, lý giải Theo “Từ điển
thuật ngữ văn học” (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi) thì cảm
hứng chủ đạo là: “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm
nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm…” [12, tr.44]
Nói như vậy, có thể khẳng định cảm hứng sáng tác là điều kiện không thể thiếu của việc sáng tạo ra tác phẩm văn học Mà theo như Bêlinxki thì
cảm hứng sáng tác đã “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng
thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành…” [12, tr.45]
Trong tác phẩm văn học, nếu như tư tưởng trở thành niềm say mê, chủ
đề chuyển hóa thành mối nhiệt tình, thì có thể hiểu cảm hứng sáng tác là cảm xúc tình cảm mang tư tưởng, được định hướng, được soi đường bằng tư
tưởng Theo GS Phương Lựu thì “tuy có nhanh chậm, cao thấp, kéo dài hoặc
chóng tan khác nhau, nhưng sáng tác văn học nghệ thuật không thể không có cảm hứng” và “cảm hứng là một trạng thái tâm lý căng thẳng nhưng say mê khác thường” [30,tr 210]
Lý luận văn học coi cảm hứng sáng tác là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sỹ đối với thế giới được
mô tả Và cảm xúc, tình cảm trào dâng chỉ là ngọn, còn lý tưởng thẩm mĩ, quan điểm nhân sinh, quan niệm nghệ thuật về con người… mới thực sự là cái gốc Nó chi phối, điều khiển và hướng cảm xúc tình cảm kia đi theo hướng nào và tìm đến với ai
Như vậy, nhờ có cảm hứng sáng tác mà tác phẩm văn học đó được thống nhất trong mọi cấp độ và trong nội dung tư tưởng của tác phẩm Và qua
Trang 28đó, nhà văn khẳng định được thế giới quan và nhân sinh quan của mình trong tác phẩm văn học
Trong tác phẩm văn học, vấn đề cảm hứng sáng tác luôn là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm nhất Nhà văn sáng tác tác phẩm dựa trên cảm hứng sáng tác nào, trong tác phẩm của ông (anh) ta có những cảm hứng nào và đâu mới là cảm hứng chủ đạo? Cũng cần phải khẳng định rằng, cảm hứng chủ đạo ở mỗi một tác phẩm chỉ là duy nhất và không lặp lại
ở các tác phẩm khác.Trong một tác phẩm có thể có sự phối hợp nhiều cảm hứng, nhưng trong đó bao giờ cũng có một cảm hứng trung tâm, còn lại là cảm hứng phối thuộc (chiu sự chi phối của cảm hứng trung tâm ấy)
1.2.2 Cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán trong sáng tác văn học 1.2.2.1 Cảm hứng ngợi ca
Cảm hứng ngợi ca trong sáng tác văn học được phôi thai từ rất sớm, ngay trong các bộ sử thi từ xa xưa nhất, các tác giả dân gian đã sử dụng cảm hứng này nhằm ca ngợi và khắc họa chân dung những người anh hùng, những
vị thần tối cao đã có công trong sự hình thành, phát triển và bảo vệ cuộc sống của con người Ở Hy Lạp có sử thi Iliat và Ôđixê; ở Việt Nam có Đăm Săn, Xinh Nhã… tất cả đều thể hiện lòng thành kính của con người đối với các vị thần linh, thể hiện niềm mơ ước của con người về một thế giới có những con người đại diện cho một thế hệ và thời đại
Trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử văn học Việt Nam, cảm hứng ngợi ca cũng đã được sử dụng ít nhiều, tuy nhiên được sử dụng như một cảm hứng chính là vào khoảng 1955 - 1975 Có thể do yêu cầu của đường lối sáng tác mà Đảng đã đề ra, cũng có thể xuất phát từ hiện thực cuộc chiến đấu, dân tộc Việt Nam đã giành được những thắng lợi huy hoàng và rực rỡ Con người được xây dựng từ cảm hứng này hiện lên thật đẹp và là hình mẫu điển hình cho cả một thế hệ, một lớp người đã sống, chiến đấu, lao động không
Trang 29biết mệt mỏi cho sự nghiệp vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước Đây cũng chính là thời kì văn học nước ta đạt đến độ “thịnh vượng” nhất, là giai đoạn văn học không thể lặp lại lần thứ hai trong lich sử văn học dân tộc Hai cuộc chiến tranh trường kì gian khổ đã tôi luyện và bồi dưỡng nên những con người của lịch sử, họ đã làm nên lịch sử Ta có thể kể đến các tác phẩm đã
góp phần làm nên thành công của nền văn học nước nhà như: Hòn đất (Anh Đức), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)… Trong các tác
phẩm đó tác giả không chỉ ca ngợi phẩm chất, lối sống của mà còn cả tâm hồn của họ nữa Họ là đại diện cho cả một lớp người, một thế hệ và một dân tộc
Ở những giai đoạn lịch sử đó, các sáng tác văn học mang cảm hứng ngợi ca
đã có tác dụng cổ vũ tinh thần mạnh mẽ đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân, khích lệ họ dám xả thân mình hy sinh vì độc lập dân tộc Và có thể khẳng định rằng chiến thắng của một dân tộc nhỏ bé đối với các thế lực xâm lăng giàu mạnh nhất thế giới cũng là nhờ một phần vào các sáng tác mang cảm hứng này
Theo dòng thời gian, lịch sử đã đi qua những giai đoạn đau thương, trầm luân, khổ ải nhất, giờ đây con người đứng trước một thực tế là phải xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, xứng đáng với truyền thống bất khuất, không sợ khó, không sợ khổ của dân tộc Sáng tác văn học thời đại mới này liệu có nên chỉ mang cảm hứng ngợi ca một chiều? Đặc biệt từ sau Đổi mới
1986, với chủ trương “nhìn thẳng vào sự thật”? Các sáng tác của các nhà văn
đã mạnh dạn đi vào những khoảng tối, khuất lấp để khai thác, con người ta không chỉ nhìn vào ánh sáng không thôi mà còn phải nhìn vào hiện thực để nói thì mới mong xã hội phát triển toàn diện Chính điều này đã làm nên những nét đặc sắc, thành công của những sáng tác văn học trong mấy chục năm gần đây
Trang 301.2.2.2 Cảm hứng phê phán
Cảm hứng phê phán trong văn học xuất hiện từ những năm 40 của thế
kỉ XIX, và nằm trong chủ nghĩa hiện thực chính vì thế chủ nghĩa hiện thực
còn gọi là chủ nghĩa hiện thực phê phán
Cảm hứng phê phán được nhiều nhà văn khai thác triệt để vì nó đi vào hiện thực, cảm thụ và mô tả lại thực tại Victo Huygô sử dụng cảm hứng này vừa để trình bày cái hiện thực đang diễn ra lúc bấy giờ, đó là mâu thuẫn giữa
tư sản và những chuẩn mực nhân tính đúng như nó có trong thực tế Đồng thời ông còn sử dụng cảm hứng này như một phương án tối ưu để phê phán toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội đang diễn ra lúc bấy giờ
Ở Việt Nam, chủ nghĩa hiện thực phê phán bắt đầu được hình thành và hiện hình rõ nét từ những năm 30 của thế kỷ XX với những đại diện tiêu biểu như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… Với cảm hứng chính được sử dụng là cảm hứng phê phán, trong tác phẩm của mình, các nhà văn đã có những đóng góp tích cực vào sự nhận thức với tinh thần phân tích và phê phán bản chất thối nát của các quan hệ xã hội đương thời Nhờ có những tác phẩm mang cảm hứng này mà con người dần dần nhận thức được vấn đề, nhìn ra nhiều mảng tối, khuất lấp đằng sau ánh sáng phô trương lộ liễu Từ đó nhen nhóm sự bất bình đối với thực tại đen tối, biểu thị lòng thương cảm đối với số phận những người cùng khổ Càng về sau, cảm hứng phê phán càng được nhiều nhà văn sử dụng trong tác phẩm của mình Đặc biệt trong nền văn học mới, con người nhìn nhận vấn đề không như trước, tức là họ đã biết nhìn vấn đề với các mảng sáng - tối, những mặt tốt - xấu, xu hướng chính diện - phản diện rạch ròi và rõ nét Vì thế, trong các tác phẩm văn học, người đọc dễ dàng nhận thấy sự không đồng nhất trong cách hiểu về ý đồ của tác giả Ban đầu là sự bỏ ngỏ những kết thúc lửng lơ, về sau, các tác giả miêu tả với con mắt một khách thể để tùy người đọc nhận xét
Và càng ngày người đọc càng ưa thích với lối sáng tác mở này
Trang 311.2.2.3 Sự kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán trong sáng tác tác phẩm văn chương nói chung và dạy đọc - hiểu tác phẩm “Một người Hà Nội” nói riêng
Việc xem xét một tác phẩm văn học được ra đời từ cảm hứng nào là điều quan trọng, bởi lẽ có tìm được cảm hứng sáng tác thì ta mới có thể đánh giá được tình cảm, thái độ của tác giả, đồng thời tìm ra được quan niệm nghệ thuật được ẩn dấu đằng sau câu chữ của tác giả Đôi khi người đọc không thể phân biệt rạch ròi cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán trong một tác phẩm, văn học thời kì đổi mới lại càng không bao giờ đi theo một cách hiểu duy nhất, một khuynh hướng duy nhất cũng như là một cảm hứng duy nhất Điều này đồng nghĩa với việc nhân vật được xây dựng sẽ không bao giờ là tuyệt đối trong tính cách và suy nghĩ, nhân vật đó sẽ không tuyệt đối xấu, nhưng cũng không tuyệt đối tốt Sự trung hòa giữa hai cảm hứng đó giúp cho nhà văn xây dựng được những mẫu nhân vật điển hình của cuộc sống ngày thường, con người được hiện lên như nó vốn có, làm cho văn học ngày càng gần gũi hơn với độc giả
Đối với mỗi một vấn đề, việc kết hợp cách hiểu nhiều chiều sẽ có tác dụng làm cho vấn đề có giá trị hơn, người nghe, người đọc sẽ có cách nhìn toàn diện hơn Một tác phẩm văn học cũng vậy, tác giả tạo ra sản phẩm tinh thần ấy không phải là để người đọc hiểu khiên cưỡng theo một chiều nào cả,
mà để người đọc đọc, suy ngẫm, chiêm nghiệm, hóa thân vào nhân vật để hiểu ý đồ của tác giả cũng như dụng ý của tác phẩm Đặc biệt, văn học thời kì đổi mới lại có nhiều đặc điểm khác so với văn học các giai đoạn trước, nhà văn viết không còn theo ý mình nữa, anh ta nhìn nhận cuộc sống với con mắt tinh tường, chọn lọc lấy một vài chi tiết đặc sắc miêu tả lại trên trang giấy
Tác phẩm ra đời từ cảm hứng ngợi ca có rất nhiều, nhưng đôi khi chỉ khen thôi không đủ, đặc biệt với những tác phẩm hiện đại Con người trong cuộc sống không chỉ đơn giản, một chiều được, ngay trong bản thân mỗi con
Trang 32người vẫn luôn tồn tại nhiều cái tôi khác nhau Hơn thế nữa, bạn đọc trẻ ngày nay trong tiếp nhận văn học, đòi hỏi được nhìn nhận vấn đề từ nhiều chiều, và
họ sẵn sàng chỉ ra mặt sáng cũng như mặt tối của cuộc sống Ngay cả những tác phẩm của Nguyễn Khải giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, ông đặc biệt ca ngợi những con người ưu tú, làm việc quên thân, tất cả vì lý tưởng Nhưng đâu đó trong tác phẩm của mình ông vẫn chỉ ra những khiếm khuyết, sai lầm của họ, bởi với ông đã là con người thì luôn tồn tại mặt tốt và mặt xấu, không ai hoàn thiện Bên cạnh cái cao thượng, luôn tồn tại cái thấp hèn, bên cạnh sự khoáng đạt luôn tồn tại cái vị kỉ
Trong dạy đọc - hiểu “Một người Hà Nội”, dù rằng cảm hứng ngợi ca
là cảm hứng chính nhưng không phải là duy nhất Ngợi ca ở đây ta chỉ nên dừng lại ở phương diện văn hóa Hà Nội - một phương diện quan trọng làm nên sức sống của Hà Nội, quyết định vận mệnh và vị thế của Hà Nội Suy nghĩ xa xôi của bà Hiền về sự vận động của tạo hóa, vạn vật đó chính là sự
mở rộng của nền văn hóa đất kinh kì, nó đã giúp Hà Nội vượt qua bao phong
ba, bão táp của đời sống chính trị Dù cho thời thế, xã hội đổi thay nhưng trong con người ấy - một đại diện của Hà Nội vẫn giữ được những nét văn hóa cơ bản của đất ngàn năm văn hiến Cho dù trong đời sống thường ngày nhân vật
bà Hiền có những tính toán riêng, phần vị kỉ cho bản thân mình nhưng nhìn
chung bà vẫn là “một người Hà Nội” mang cốt cách sang trọng, quý phái Và
nhan đề “Một người Hà Nội” ở đây không phải là chỉ một đại diện của cả một
thế hệ, một dân tộc, một đất nước mà đó chỉ là một người mà tác giả biết, nắm
rõ Cụ thể bà Hiền là người cô họ của tác giả, chính vì thế anh ta nhìn nhận nhân vật này ở mọi góc cạnh Nếu là đại diện cho cả một lớp người, một thế
hệ thì có lẽ tác phẩm được đặt tên là “Người Hà Nội” thì hợp lý hơn
Việc kết hợp hai cảm hứng trong dạy đọc - hiểu tác phẩm này có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với đối tượng học sinh trong
Trang 33thời đại mới Ở lứa tuổi THPT, các em đã có những suy nghĩ khá độc lập, dù chưa được hoàn thiện tới mức ổn định, chính vì thế đối với mọi vấn đề các em đều có chính kiến riêng của mình, nếu không được giải đáp một cách hợp lý
sẽ dẫn đến sự phản kháng và sự lựa chọn sai lầm ở các em Qua thực tế khảo sát tại hai trường THPT, người viết nhận thấy cái nhìn bước đầu của các em
về thế giới và con người không còn đơn giản như các thế hệ trước, đối với nhân vật bà Hiền các em có những đánh giá rất khác nhau, người viết sẽ thống
kê trong bảng khảo sát ở phần sau Nếu như theo phương hướng đổi mới trong dạy học văn những năm gần đây là làm sao để phát huy cao nhất tính tích cực học tập ở HS, và nhà trường là nơi đào tạo, cũng là nơi đặt nền móng cho các em bước vào đời thì ta không nên và không thể đơn giản một chiều trong dạy học tác phẩm này Mặt khác, với một nhân vật văn học của thời đại mới người GV phải giúp các em nhận thức được con người sâu sắc hơn, để khi bước chân ra ngoài cuộc sống các em biết đánh giá con người một cách toàn vẹn hơn
Bên cạnh đó, việc kết hợp hai cảm hứng trên trong dạy đọc - hiểu sẽ nâng tầm giá trị của tác phẩm lên cao hơn nữa, đặc biệt là với nhân vật bà Hiền Một nhân vật mang tính chất luận đề, mang trong mình ý tưởng của người nghệ sĩ như vậy nếu hiểu theo một chiều, một khía cạnh sẽ làm cho tác phẩm mất đi giá trị vốn có và nhân vật trở nên “thiếu máu” (chữ dùng của Đặng Lưu) Trong dòng chảy của lịch sử văn học dân tộc, bên cạnh hàng nghìn hàng vạn nhân vật các thể loại thì một nhân vật mang trong mình giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc, mang tính thực tiễn như trên sẽ luôn có đất sống và sức sống trường tồn trong lòng người đọc
Sự nghiệp giáo dục hiện nay trong thời kì Đất nước hội nhập quả là khó khăn, những nhà nghiên cứu, soạn SGK đã thật cố gắng đưa và chương trình nhiều tác phẩm, nhiều bài học mang tính thực tiễn.Và dạy học văn trong thời
Trang 34đại mới không chỉ dạy các em trong sách vở, trong trường học, mà còn phải dạy các em cách nhìn nhận về thế giới, về con người sao cho toàn diện và đa chiều nhất Đặc biệt với các nhà văn trải đời như Nguyễn Khải thì liệu ông có bao giờ nhìn nhận vấn đề theo hướng đơn giản, một chiều? Con người với ông chỉ có một mặt? Đó là điều mà chúng ta cần phải đào sâu suy nghĩ và giải đáp một cách thấu đáo trong việc tìm hiểu bất cứ một tác phẩm nào nói chung
và “Một người Hà Nội” nói riêng
1.2.3 Cảm hứng sáng tác và quan niệm nghệ thuật của nhà văn
Như đã viết ở trên, cảm hứng sáng tác của nhà văn chỉ là phần ngọn, còn khởi thủy của mọi sáng tác, mọi vấn đề lại xuất phát từ quan niệm nghệ thuật của nhà văn Và cũng giống như hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề, cảm hứng sáng tác nằm trong và xuất phát từ quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn đó Vậy, một vấn đề lý luận có liên quan là quan niệm nghệ thuật của nhà văn là gì? Sự thể hiện của nó trong tác phẩm văn học ra sao?
Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người là nội dung triết lý của một tác phẩm, mà nội dung cuộc sống trong tác phẩm luôn luôn gắn liền với
một quan niệm chung về con người và cuộc đời Trong “Từ điển thuật ngữ
văn học” (Lê Bá Hán-Trần Đình Sử-Nguyễn Khắc Phi), thì quan niệm nghệ
thuật về thế giới và con người là: “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người
vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [12, tr.273] Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới
hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người trong một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó
Quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người là phương diện quan trọng nhất, thu hút sự chú ý và phân tích của người đọc, người nghiên cứu Vì
“văn học là nhân học” là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người, con người
là đối tượng chính yếu của văn học Theo GS.Trần Đình Sử thì: “quan niệm
Trang 35nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp, hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó”
Qua định nghĩa trên ta có thể thấy, nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học Và nhân vật suy cho cùng thì đều là con người cả, hoặc chỉ là hình bóng một mặt nào đó của con người Khi xây dựng nhân vật (trong tác phẩm tự sự) thì nhà văn trước sau cũng thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá về con người Chỉ có điều sự nhìn nhận và đánh giá này không đơn thuần chỉ thuộc về lý trí của con người, mà còn thuộc về cảm xúc,
cả sự linh cảm của nhà nghệ sỹ nữa Tức là, bao gồm cả sự nhận thức hữu thức lẫn vô thức Và đôi khi, sự nhận thức vô thức chính nhà văn cũng không thể dùng lý trí để soi tỏ được Khi xem xét các nhân vật trong tác phẩm văn học, ta phải xác định được quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người Quan niệm này chủ yếu không phải là sự nhận thức hữu thức hay vô thức, cũng không phải là lời tuyên bố của nhà văn về con người mà nó thể hiện ở toàn bộ các nhân vật hiện tượng Nói cách khác, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn là khâu trung gian biến đời sống thành nghệ thuật và nghệ thuật trở thành phương tiện để nâng cao đời sống
Trong “Chiến tranh và hòa bình” của Lep Tônxtôi, Pie Bêzukhốp và
Anđrây Bôncônxki là những người trí thức Nga, đại diện cho trí tuệ Nga Họ
là những người có học thức, có suy nghĩ, giàu suy tư và nhân hậu, đây cũng là đại diện cho tầng lớp quý tộc Nga Lep Tônxtôi đã miêu tả suy nghĩ của Pie Bêzukhốp về việc Pie xoay sở tìm cách chứng minh rằng chính mình đã là người được trao cho nhiệm vụ đứng ra giết Napôlêông Và theo Lep Tôxtôi thì hành động đó quả là phi hiện thực Trong quan niệm của Tônxtôi thì ngay
cả đối với những người trí thức, những người xứng đáng có trí tuệ ưu việt, đại
Trang 36diện cho nước Nga, những người trí thức này khi hành động, khi quyết định những việc quan trọng nhất cũng có lúc chính họ lại rơi vào tình trạng thiếu trí tuệ nhất Đây là quan niệm nghệ thuật về con người của Lep Tônxtôi, nó
có tác dụng mạnh mẽ thúc đẩy suy nghĩ hành động và ứng xử của con người khi con người gặp phải những hoàn cảnh khó khăn, rơi vào những sai lầm của chính mình
Đối với một tác phẩm văn học, việc xác định được quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn không phải là điều dễ dàng Vì nhà văn không trực tiếp bộc lộ, khẳng định và nói thẳng ra, chính nhà văn cũng chỉ cảm nhận được nó mà thôi, và nhiều khi chính nhà văn cũng không rõ được cụ thể quan niệm nghệ thuật về con người là như thế nào Ta phải xác định rằng, quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn không phải là cái có sẵn từ trước
mà nó được đúc kết từ cả cuộc đời của nhà văn, cả sự nghiệp của nhà văn Tác phẩm nghệ thuật không bao giờ là cái để minh họa cho quan niệm có sẵn của nhà văn, mà bản thân tác phẩm chính là một sự tìm tòi, nhà văn và người đọc cùng đi tìm những con người đang đi lại, nói năng, hành động trong tác phẩm để tìm ra một phương diện nào đó trong đời sống con người mà trước
đó chưa ai nhận ra được
Như vậy, có thể thấy, quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản, then chốt nhất của một chỉnh thể nghệ thuật, chi phối toàn bộ tính độc đáo và hệ thống nghệ thuật của chỉnh thể ấy Và nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn giúp người đọc thâm nhập vào thế giới mà tác giả tạo dựng nên, khám phá ra nhiều vấn đề có nội dung triết lý sâu sắc, trong đó
có cảm hứng sáng tác của nhà văn
Trang 37Chương 2
“MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” – TÁC PHẨM ĐA NGHĨA
THEO CÁCH KHÁM PHÁ ĐA DIỆN CON NGƯỜI
2.1 Sự chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Khải qua hai giai đoạn sáng tác
Theo như nhà văn tự đánh giá thì “từ 1955-1975 tôi sáng tác theo một
cách, còn từ 1978 đến nay tôi sáng tác theo một cách khác” Và nguyên nhân
quan trọng nhất đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi tư duy nghệ thuật trong ngòi bút Nguyễn Khải đó là đại thắng mùa xuân năm 1975 Lịch sử dân tộc đứng trước một bước ngoặt vô cùng to lớn, đất nước đang đứng trước một ngưỡng cửa mới, một vận hội mới Con người trước thềm lịch sử không khỏi bồi hồi xúc động suy nghĩ về cuộc sống, về đời người, về công cuộc xây dựng đất nước đã có tiềm năng mở rộng Chính hiện thực cuộc sống đó đã chi phối tới cảm quan sáng tác của nhiều nhà văn lúc bấy giờ trong đó có Nguyễn Khải Và để theo dõi được một cách kịp thời nhất những bước ngoặt mang tính quyết định đối với tư tưởng của tác giả ngay khi đất nước thống nhất, người viết chia sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải ra làm 2 giai đoạn: Từ 1955-1975 và từ 1975 trở đi
2.1.1 Từ 1955-1975
2.1.1.1 Khẳng định và ngợi ca những con người trong thời kì mới
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 được hình thành và phát triển khá mạnh mẽ, có nhiều thành tựu rực rỡ làm nên tên tuổi của không ít các nhà văn trong đó có Nguyễn Khải Thời điểm Cách mạng tháng 8 thành công, đất nước ta đã phải trải qua một thời kì thực sự khó khăn và thử thách Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã phát động phong trào trên nhiều lĩnh vực trong
đó có văn học nghệ thuật Đường lối sáng tác đó đã được chủ tịch Hồ Chí
Minh phát động với lời kêu gọi như sau: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một
Trang 38mặt trận Anh chị em nghệ sỹ là chiến sỹ trên mặt trận ấy Cũng như các chiến sỹ khác, chiến sỹ nghệ thuật cũng có nhiệm vụ nhất định: phụng sự kháng chiến, phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công-nông- binh” [11] Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy cây bút
làm súng, trang giấy là mặt trận để trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ Hiện thực lịch sử có nhiều biến động, lý tưởng của Đảng
đã được chiếu sáng tới đông đảo quần chúng nhân dân, đường lối sáng tác đã
rõ ràng Thời kì này nhiều sáng tác của nhiều nhà văn đã trở thành bất tử
Hoà chung vào dòng người trong thời điểm lịch sử hào hùng ấy, Nguyễn Khải cũng hăng hái tham gia Có thể nói trước Cách mạng tháng 8,
cuộc đời của Nguyễn Khải gặp khá nhiều bất hạnh và nỗi buồn “Những năm
còn nhỏ tôi sống rất buồn Những người thân nhất của tôi đều có một số phận rất buồn Họ gánh vác mọi nỗi buồn một cách nhẫn nhục, cam chịu vì đã xem
đó là định mệnh” [6, tr.398] Nhà văn không nghĩ có ngày cuộc đời mình lại
có thể có bước ngoặt lớn tới mức thay đổi số phận của mình đến vậy Ông
tâm sự: “Suốt 8 năm kháng chiến tôi đã lớn lên về tuổi đời, lại thêm tuổi
Đảng, có thêm chút ít học vấn ” [6, tr.394], cũng đã không ít lần nhà văn tự
hỏi: “Nếu không có Cách mạng tháng 8 thì đời mình ra sao nhỉ?” [6, tr.398]
Luôn tự ti và cảm thấy thua kém vì mình có xuất thân kém hơn những người khác, lại không có tài nên chuyện được đi đây đó , được tập tành viết báo, viết văn là điều không tưởng Và cho tới mãi sau này nhà văn vẫn khẳng định:
“Trong khoảng 20 năm ngồi trước trang giấy tôi không bao giờ phân vân về
các chức danh của mình; là người lính, là Đảng viên, là nhà văn, với tôi tất
cả chỉ là một ” [6, tr.395]
Nhận thức được lịch sử đang diễn ra, giác ngộ được vai trò, vị trí, nhiệm vụ của người cầm bút trước lịch sử, Nguyễn Khải đã dùng ngòi bút làm công tác tuyên truyền, phản ánh hiện thực một cách chân thực nhất, nhưng cũng giàu tính nhân văn, thẩm mĩ
Trang 39Xuất phát từ định hướng của Đảng, dùng văn nghệ làm vũ khí tư tưởng trong sự nghiệp Cách mạng chung, con người được tái hiện là con người công dân, con người xã hội, mang trong mình trách nhiệm và sứ mạng của lịch sử, của tổ quốc, của nhân dân Mục đích của văn học lúc bấy giờ là tạo nên những nhân vật tích cực, phản ánh những con người tiêu biểu của xã hội, những anh hùng của thời đại để thúc đẩy tinh thần của mọi tầng lớp Dựa trên đường lối văn nghệ đó của Đảng, Nguyễn Khải đã lấy làm định hướng và tìm ra con đường sáng tác có những tìm tòi, phát hiện riêng cho mình Và con đường riêng đó đã nhanh chóng đưa nhà văn tới đông đảo công chúng bạn đọc Dù nhiều tác phẩm đầu tay bị đánh giá là ít có giá trị nghệ thuật và không được
mọi người chú ý như: Ra ngoài(1951), Xây dựng(1951), Người con gái
quang vinh(1955) Mặc dù thế nhà văn vẫn không hề nản chí, ông tiếp tục đi
khai thác nhiều mảng đề tài hơn nữa Có thể nói, bị chi phối phần nhiều bởi đường lối sáng tác của Đảng lúc bấy giờ mà các sáng tác của Nguyễn Khải trước 1975 hầu hết đều xuất phát từ cảm hứng khẳng định, ca ngợi và mang tính chính luận rõ nét Mặc dù vậy, ông vẫn không chạy theo các biến cố, sự kiện để làm kẻ phát ngôn, là cái loa phóng thanh, mà ông đã đi thâm nhập vào thực tế cuộc sống và không khí lao động khẩn trương, sôi nổi, vào công cuộc xây dựng lại bộ máy nhà nước đang diễn ra trên Đất nước ta lúc bấy giờ Và kết quả của chuyến thâm nhập thực tế tại nông trường Điện Biên, một vùng rừng núi Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc đã cho ra đời hàng loạt các tác phẩm:
Mùa lạc(1960), Đứa con nuôi(1960), Chuyện người tổ trưởng máy kéo(1959), Anh đội phó và người thợ mộc(1961), Nguồn vui(1960) Và ở
nơi đã từng là bãi chiến trường đẫm máu này, tác giả đã nhìn ra sự hồi sinh của sự sống, của những nét đẹp trong tâm hồn con người Những nhân vật của Nguyễn Khải như: Tấm, Đào, Thi, Thoa ta đã thấy xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm trước đó của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Thạch
Trang 40Lam Nhưng tất cả họ đều đi vào ngõ cụt, có kết thúc đen tối Có ai trong số
họ để ý đến “khuôn mặt mĩ miều đầy sức quyến rũ của thiên nhiên” (Đứa con
nuôi), hay “màu xanh thẫm của ngô, của đỗ, của lạc, màu xanh non của lá
mạ, màu đỏ tươi của ớt chín” (Mùa lạc) như các nhân vật của Nguyễn Khải?
Tấm (Đứa con nuôi) trước khi lên ở với vợ chồng Cừ, cô bé đã phải
trải qua một cuộc sống vất vả, tủi cực Nó phải đi ở cho hết nhà này đến nhà khác, cuộc sống mồ côi từ lúc bé, chịu sự ghẻ lạnh của người đời và sự bạc bẽo của những người mà nó ở đã khiến cho đôi mắt của nó không còn ngây thơ trong cái tuổi 14, 15 của nó nữa Nó luôn nhìn sự vật xung quanh với óc xét đoán già trước tuổi và luôn nghi ngờ Nó nhìn vợ chồng anh Cừ với con mắt dò xét, tò mò xem họ có thật sự là người đối xử tốt với mình hay không Đầu óc già trước tuổi của nó khiến vợ chồng anh Cừ xót xa, thương cảm Rồi dần dần, cuộc sống trên nông trường đã khiến Tấm thay đổi, nó đã biết điệu như các cô thiếu nữ mới lớn, góc giường của nó đã xuất hiện lọ hoa xinh xinh
để đầu giường Và hơn hết nó cảm thấy đây chính là nhà của mình, những người ở đây đúng là những người thân của mình Nó nhìn cảnh vật xung
quanh không với con mắt dò xét như trước nữa mà đầy màu sắc: “Những bụi
ké đồng tiền ở dọc đường đã rụng hết lá, chỉ còn để lại trên nhánh cây mảnh
dẻ những nụ hoa vàng như cúc áo Một cây vông vang mọc xen vào giữa bụi
me dại, hoa nở ra mướt vàng, nhị đỏ tím màu mận chín Khung cảnh lặng lẽ
và thơ mộng Và lần đầu tiên bộ mặt mĩ miều đầy sức quyến rũ của thiên nhiên đã rung động được tâm hồn con bé Tấm ” [17, tr.97]
Còn Đào (Mùa lạc) có số phận bi đát không kém, tưởng chừng như
cuộc đời đã đóng cửa trước mắt chị, toàn bộ con người chị chỉ còn là cái xác không hồn Chồng chết, con chết, người phụ nữ giàu sức sống và hoạt bát, lanh lợi, yêu đời trước kia giờ chỉ còn cái bóng Thậm chí đứng trước hạnh phúc chị còn không dám nhận đó là của mình, mình không bao giờ được