Khái niệm cảm hứng sáng tác của nhà văn

Một phần của tài liệu dạy đọc - hiểu truyện ngắn một người hà nội của nguyễn khải (sgk ngữ văn 12, tập 2) theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán (Trang 27 - 28)

B. NỘI DUNG

1.2.1 Khái niệm cảm hứng sáng tác của nhà văn

Cảm hứng sáng tác hay còn cách gọi khác là “cảm hứng chủ đạo”. Khái

niệm này được nhiều nhà nghiên cứu lý luận đề cập, lý giải. Theo “Từ điển

thuật ngữ văn học” (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi) thì cảm

hứng chủ đạo là: “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm

nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định gây

tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm…” [12, tr.44].

Nói như vậy, có thể khẳng định cảm hứng sáng tác là điều kiện không thể thiếu của việc sáng tạo ra tác phẩm văn học. Mà theo như Bêlinxki thì

cảm hứng sáng tác đã “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng

thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt

thành…” [12, tr.45].

Trong tác phẩm văn học, nếu như tư tưởng trở thành niềm say mê, chủ đề chuyển hóa thành mối nhiệt tình, thì có thể hiểu cảm hứng sáng tác là cảm xúc tình cảm mang tư tưởng, được định hướng, được soi đường bằng tư

tưởng. Theo GS. Phương Lựu thì “tuy có nhanh chậm, cao thấp, kéo dài hoặc

chóng tan khác nhau, nhưng sáng tác văn học nghệ thuật không thể không có

cảm hứng” và “cảm hứng là một trạng thái tâm lý căng thẳng nhưng say mê

khác thường” [30,tr. 210].

Lý luận văn học coi cảm hứng sáng tác là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sỹ đối với thế giới được mô tả. Và cảm xúc, tình cảm trào dâng chỉ là ngọn, còn lý tưởng thẩm mĩ, quan điểm nhân sinh, quan niệm nghệ thuật về con người… mới thực sự là cái gốc. Nó chi phối, điều khiển và hướng cảm xúc tình cảm kia đi theo hướng nào và tìm đến với ai.

Như vậy, nhờ có cảm hứng sáng tác mà tác phẩm văn học đó được thống nhất trong mọi cấp độ và trong nội dung tư tưởng của tác phẩm. Và qua

đó, nhà văn khẳng định được thế giới quan và nhân sinh quan của mình trong tác phẩm văn học.

Trong tác phẩm văn học, vấn đề cảm hứng sáng tác luôn là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm nhất. Nhà văn sáng tác tác phẩm dựa trên cảm hứng sáng tác nào, trong tác phẩm của ông (anh) ta có những cảm hứng nào và đâu mới là cảm hứng chủ đạo? Cũng cần phải khẳng định rằng, cảm hứng chủ đạo ở mỗi một tác phẩm chỉ là duy nhất và không lặp lại ở các tác phẩm khác.Trong một tác phẩm có thể có sự phối hợp nhiều cảm hứng, nhưng trong đó bao giờ cũng có một cảm hứng trung tâm, còn lại là cảm hứng phối thuộc (chiu sự chi phối của cảm hứng trung tâm ấy).

Một phần của tài liệu dạy đọc - hiểu truyện ngắn một người hà nội của nguyễn khải (sgk ngữ văn 12, tập 2) theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)