B. NỘI DUNG
3.1.1.1 Đối với giáo viên
Trước hết theo đánh giá của người viết, với một tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc như vậy, việc tìm hiểu, khai thác, phân tích và nghiên cứu của GV cũng sẽ có những thuận lợi nhất định. Trong khi đưa ra bảng hỏi với đáp án nhiều lựa chọn, GV sẽ tích vào ý kiến nào mà mình cho là thuận lợi. Bảng hỏi như sau:
Những thuận lợi trong việc dạy học
tác phẩm “Một người Hà Nội”
Đánh giá
Là tác phẩm mới 85%
Tài liệu tham khảo 45%
Đối tượng học sinh 18%
Sự chuẩn bị của bản thân khi tiếp xúc với văn bản tác phẩm
54,5%
Bảng 3.1
Tổng hợp lại tổng số 11 bảng hỏi, người viết nhận thấy 85% số GV đồng ý đây là một tác phẩm mới nên sẽ kích thích hứng thú tìm hiểu của cả Gv và HS. Mới nên sẽ có nhiều cái chưa biết trong khi các tác phẩm khác đã được phân tích quá kĩ rồi. Nhưng những thuận lợi khác được nêu ra trong bảng hỏi lại được GV lựa chọn với số lượng thấp. Cụ thể là chỉ có 45% cho rằng có đủ tài liệu tham khảo đối với tác phẩm này, 18% đồng ý là đối tượng HS ủng hộ và có sự chuẩn bị nhất định đối với tác phẩm trong giờ học và 54,5% số GV đã có sự chuẩn bị khá kĩ lưỡng trước giờ lên lớp. Như vậy có
thể thấy đa phần số GV đều khẳng định “Một người Hà Nội” là tác phẩm
mới sẽ là một thuận lợi cơ bản nhất, do đó ta cần khai thác và cố gắng phát huy thế mạnh này trong giờ dạy.
Tuy nhiên, những khó khăn mà GV gặp phải cũng không phải không phức tạp. Bảng hỏi về những khó khăn trong việc dạy học tác phẩm này được phát cùng với bảng hỏi về những thuận lợi, mẫu bảng hỏi cũng gồm có các lựa chọn như trên, cụ thể:
Khó khăn trong việc dạy học tác
phẩm “Một người Hà Nội” Đánh giá
Là tác phẩm mới 90%
Đối tượng HS 72%
Tài liệu tham khảo 12%
Sự chuẩn bị của bản thân khi tiếp xúc với văn bản tác phẩm
38%
Bảng 3.2
Điều đáng chú ý trong bảng hỏi trên là thuận lợi lớn nhất của giáo viên cũng là khó khăn lớn nhất trong việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm, 90% lựa chọn khó khăn lớn nhất trong dạy học tác phẩm này là đây là tác phẩm mới nên cách hiểu chung về tác phẩm vẫn còn chưa thống nhất, nhiều tầng ý nghĩa vẫn chưa sáng tỏ, gây nhiều thắc mắc ở HS mà đôi khi GV không giải thích được một các thỏa đáng. Cũng có tới 72% cho rằng đối tượng HS cũng là một khó khăn đáng kể, đặc biệt là GV trường THPT Thạch An, với đặc thù là trường miền núi, trình dộ dân trí thấp, HS ngoài giờ lên lớp còn phải ở nhà phụ giúp gia đình, thời gian học tập không có nhiều. Khi dạy về tác phẩm gặp hạn chế rất lớn ở chỗ hiểu biết của các em về phong tục, văn hóa miền xuôi còn hạn chế, đặc biệt là Hà Nội. Vì thế GV gặp không ít khó khăn. Theo nhiều GV, một khó khăn lớn nữa là tài liệu tham khảo về tác phẩm còn ít, đa số các GV muốn nâng cao hiểu biết về tác phẩm đều phải tự mình đi tìm tài liệu, vì thế sự chuẩn bị của bản thân khi lên lớp của mỗi GV thường là rất ít.
Trên đây là những thuận lợi và khó khăn cơ bản của đối tượng GV
trong dạy học tác phẩm “Một người Hà Nội”, do phạm vi điều tra có hạn nên
xác định được đâu là thế mạnh và đâu là hạn chế để từng bước hoàn thiện hơn nữa các phương pháp dạy về tác phẩm sao cho có được cách hiểu về tác phẩm được thống nhất.