Thực trạng dạy và học tác phẩm “Một người Hà Nội” ở trường

Một phần của tài liệu dạy đọc - hiểu truyện ngắn một người hà nội của nguyễn khải (sgk ngữ văn 12, tập 2) theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán (Trang 71 - 72)

B. NỘI DUNG

3.1.3Thực trạng dạy và học tác phẩm “Một người Hà Nội” ở trường

THPT hiện nay.

Trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 12, tập 2 bộ cơ bản, tác phẩm

“Một người Hà Nội” nằm trong phần bài đọc thêm. Có lẽ từ trước tới giờ hầu như các bài đọc thêm đều bị coi nhẹ và chịu sự “ghẻ lạnh” của các GV. Còn nhớ cách đây khoảng 4 năm khi SGK Ngữ văn còn chưa được đổi mới, phần Văn học Việt Nam tách hẳn thành một phần riêng biệt với Văn học nước ngoài và Lý luận văn học thì phần Văn học Việt Nam được chú ý hơn cả. Nếu có HS nào muốn tìm hiểu về Văn học nước ngoài và Lý luận văn học thì tự

mình tìm hiểu trong một cuốn sách riêng dành cho phần này. Giờ đây không có sự tách riêng ấy nữa thì mới thấy có sự công bằng giữa các phần. Nhưng các bài đọc thêm vẫn được các GV xếp vào phần phụ, nói qua loa, thậm chí là khuyến khích HS tự học ở nhà. Lý do là chậm chương trình, các bài học chính còn đang dang dở thì lấy đâu ra thời gian một tiết để dạy về tác phẩm Đọc thêm? Có GV khi được HS hỏi thì chỉ trả lời rằng tác phẩm này không thuộc vào phần ôn thi.

Vậy thì vấn đề đặt ra là: Số phận các bài đọc thêm sẽ đi đâu về đâu, trong khi các em còn vô số các bài tập toán, lý, hóa, anh văn..., bớt được bài nào hay bài đó. Có em quan tâm tới tác phẩm lại được khuyến khích như trên thì liệu còn có ai động chạm tới tác phẩm nữa?

Chính vì đây là bài đọc thêm nên GV chưa có sự chú ý đúng mức đối với tác phẩm này, ngay cả việc chuẩn bị bài soạn ở nhà nhiều GV còn lơ là. Nếu có sọan bài cũng chỉ là đơn thuần trả lời các câu hỏi trong SGK, chứ chưa thật sự có sự chuẩn bị thật kĩ lưỡng.

Việc chuẩn bị ở nhà của học sinh cũng rất qua loa, đại khái. Các em trả lời các câu hỏi trong SGK một cách khiên cưỡng, chủ yếu là chép câu trả lời trong SGV và các tài liệu tham khảo. Thậm chí có em còn không soạn bài vì GV còn đang mải chạy chương trình chính, không có thời gian kiểm tra các bài đọc thêm. Qua thực tế như trên, người viết nhận thấy việc chú ý tới các bài đọc thêm trong chương trình SGK là điều cần thiết và cần được khuyến khích hơn nữa.

Một phần của tài liệu dạy đọc - hiểu truyện ngắn một người hà nội của nguyễn khải (sgk ngữ văn 12, tập 2) theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán (Trang 71 - 72)