B. NỘI DUNG
2.2 Ngợi ca và phê phán trong tác phẩm “Một người Hà Nội” của
Nguyễn Khải.
Nguyễn Khải. cố hương – Hà Nội - thủ đô ngàn năm văn hiến. Tác phẩm gồm 10 truyện ngắn, đó là 10 vấn đề của cuộc sống hôm nay, những con người mà tác giả tái hiện đều là tinh hoa của một thời còn sót lại. Đó đều là những người thân của
tác giả như: bà cô (Nếp nhà), bà Bơ (Nắng chiều), cô Hiền (Một người Hà
Nội), cô em họ Hiền (Tiền); hay những bạn bè trong giới văn nghệ sỹ như:
Kim Lân (Đất kinh kì), Hồ Dzếnh… Nếu như vẻ đẹp của đất kinh kì trong
mắt Nguyễn Tuân là những thú chơi tao nhã, của Thạch Lam là nền văn hóa ẩm thực phong phú thì với Nguyễn Khải đó lại là những con người lưu giữ được cốt cách và bản lĩnh của người Hà Nội, mang trong mình những giá trị
văn hóa trường tồn. Và “Một người Hà Nội” là một tác phẩm như thế.
Tất cả vẻ đẹp ấy được tập trung vào nhân vật chính – bà Hiền. Trước
hết, bà là một người phụ nữ đẹp, “vừa đẹp vừa thông minh”, vào những năm
30 bà đã là một cô gái rất tân thời “cạo răng trắng và uốn tóc, mặc quần áo
đồng màu, hoặc đen hết, hoặc trắng hết…”. Cũng như nhiều cô con gái con
nhà quyền quý, bà mở một xalông văn học riêng, là nơi họp mặt của đông đảo giới trí thức, sinh viên các trường cao đẳng. Mọi người mến bà vì bà là người
“biết cách tự khoe bằng những mẩu chuyện rất duyên dáng của mình”. Bà là
người có tài nên được ông Lê Văn Trương nhờ thẩm định văn chương cho mấy cây bút chưa thành danh. Vào những năm 70, khi gia đình vẫn giữ được thói quen mỗi tháng đều tổ chức một bữa ăn gồm các cựu công dân Hà Nội,