Những đánh giá mang tính thực tiễn

Một phần của tài liệu dạy đọc - hiểu truyện ngắn một người hà nội của nguyễn khải (sgk ngữ văn 12, tập 2) theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán (Trang 70 - 71)

B. NỘI DUNG

3.1.2.2 Những đánh giá mang tính thực tiễn

Trong tác phẩm “Một người Hà Nội”, nhân vật được tác giả xây dựng

và khắc họa tập trung nhất là nhân vật bà Hiền, xung quanh nhân vật này hiện còn có khá nhiều ý kiến đánh giá trái ngược nhau. Trong SGK Ngữ văn 12,

tập 2 có đánh giá: “Truyện ngắn “Một người Hà Nội” phát hiện vẻ đẹp trong

chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động thăng

trầm của đất nước”. Và trong SGV Ngữ văn 2, tập 2 có nhấn mạnh GV phải

giúp HS “cảm nhận được lối sống, bản lĩnh, văn hóa của một người Hà Nội;

từ đó thấy rõ vẻ đẹp giản dị, chân thực của những con người bình thường mà cuộc đời họ song hành cùng những chặng đường gian lao của đất nước và

chính họ đã làm nên lịch sử dân tộc”. Bên cạnh đó SGK và SGV Ngữ văn 12

Nâng cao cũng đồng tình với quan điểm trên, nhân vật bà Hiền là đại diện cho văn hóa Hà Nội, yêu và tự hào về Hà Nội, thiết tha với việc bảo tồn, phát huy những nét văn hóa Hà Nội trong cuộc sống hiện đại hôm nay.

Tuy nhiên thực tế dạy và học của GV và HS lại có nhiều điều đáng để xem xét. Sau đây là bảng hỏi người viết tiến hành ở đối tượng GV và HS của

hai trường THPT đánh giá thực tiễn về tác phẩm “Một người Hà Nội” trong

quá trình giảng dạy.

Câu hỏi: Em có đồng ý với cách hiểu chung hiện nay về nhân vật bà

Hiền trong tác phẩm “Một người Hà Nội” không?

Có Không

28,5% 71,5%

Tuy nhiên lý do mà các em đưa ra chưa rõ ràng và mạch lạc để lý giải vì sao các em không đồng tình với cách hiểu chung hiện nay về nhân vật chính.

Đối với GV người viết cũng tiến hành khảo sát thông qua trả lời bảng hỏi và thêm câu hỏi phụ.

Câu hỏi: Theo thầy(cô) có nên kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng

phê phán trong dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” không? Vì sao?

Có Không

71,4% 29,6%

Bảng 3.7

Qua cuộc phỏng vấn sâu đối với một số GV, người viết nhận thấy việc dạy kết hợp hai cảm hứng trên được khá nhiều GV đồng tình. Bên cạnh đó vẫn còn một số e dè vì mình đã quen với cách dạy như thế này rồi và ngại thay đổi. Tuy nhiên một số GV có kinh nghiệm, những người đã đi trước cũng lưu ý rằng nên xem mức độ kết hợp như thế nào và nên kết hợp ở đâu. Cảm hứng ngợi ca hay cảm hứng phê phán có thì cũng ở mức độ nào và giải thích với HS sao cho thỏa đáng, như thế sẽ có tác dụng tích cực trong việc giúp các em nắm bắt được vấn đề về thế giới và con người trong văn học thời kì đổi mới.

Một phần của tài liệu dạy đọc - hiểu truyện ngắn một người hà nội của nguyễn khải (sgk ngữ văn 12, tập 2) theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)