Đánh giá chung về tác phẩm

Một phần của tài liệu dạy đọc - hiểu truyện ngắn một người hà nội của nguyễn khải (sgk ngữ văn 12, tập 2) theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán (Trang 69 - 70)

B. NỘI DUNG

3.1.2.1 Đánh giá chung về tác phẩm

Tác phẩm “Một người Hà Nội” được xem là tác phẩm tiêu biểu cho

nền văn học giai đoạn mới, do vậy nó mang trong mình ý nghĩa thời đại sâu sắc, các vấn đề mà tác phẩm đặt ra không chỉ dừng lại ở phạm vi một con người, một vùng đất mà nó còn là của cả một thế hệ, một dân tộc, một đất nước. Chính vì vậy mà việc khai thác, tìm hiểu tác phẩm này sẽ mở ra nhiều cánh cửa nghệ thuật mang giá trị nhân bản. Với một tác phẩm luận đề như thế này sẽ khơi gợi được sức sáng tạo và khả năng quan sát, nhìn nhận vấn đề, thúc đẩy tính tích cực học tập của đối tượng HS.

Mặt khác, đây là tác phẩm mới được đưa vào chương trình THPT, về một khía cạnh nào đó, nó kích thích tính tò mò, tìm hiểu và khai thác của cả GV và HS. Đặc biệt với nhân vật chính sẽ có nhiều ý kiến khá sáng tạo và mang tính phát hiện.

Một ưu điểm nữa mà người viết muốn đề cập đến và đã được khảo sát qua thực tế, đó là nghệ thuật sáng tác của tác giả. Giọng điệu, điểm nhìn nghệ thuật và cách xây dựng nhân vật người kể chuyện... cũng có nhiều đặc sắc, đáng chú ý. Trong tác phẩm văn học, giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, nó có vai trò rất lớn trong

việc tạo nên phong cách nhà văn. Chính vì thế, qua giọng điệu trần thuật, trải đời, tự nhiên và dân dã nhưng cũng trĩu nặng suy tư, giàu chất triết lý ta thấy được tâm sự của tác giả vừa tự tin, vừa hoài nghi, vừa tự hào vừa tự trào... qua đó thấy được nhiều vấn đề thời sự rõ nét.

Một phần của tài liệu dạy đọc - hiểu truyện ngắn một người hà nội của nguyễn khải (sgk ngữ văn 12, tập 2) theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)