Thiết kế giáo án “Một người Hà Nội”

Một phần của tài liệu dạy đọc - hiểu truyện ngắn một người hà nội của nguyễn khải (sgk ngữ văn 12, tập 2) theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán (Trang 73 - 89)

B. NỘI DUNG

3.2.2 Thiết kế giáo án “Một người Hà Nội”

Đọc thêm:

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI( trích)

- Nguyễn Khải-

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Giúp học sinh nắm bắt được cái nhìn nghệ thuật mới về con người của Nguyễn Khải trong các sáng tác sau 1975.

- Cảm nhận được vẻ đẹp và bản lĩnh của nhân vật chính, giá trị văn hóa của đất kinh kì được bảo tồn và phát huy ở những con người Hà Nội.

- Thấy được thành công đáng chú ý về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật để từ đó tìm ra ý đồ nghệ thuật của tác giả.

- Giúp HS vận dụng kĩ năng đọc - hiểu văn bản, phát huy được tính tích cực học tập và tính sáng tạo của HS.

3. Giáo dục

- Giúp HS biết độc lập trong suy nghĩ về mọi vấn đề, biết tư duy phê phán, nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn.

- Qua bài học, các em có cái nhìn đầy đủ hơn về thế giới, trước va đập cuộc sống các em vững vàng hơn.

II. PHƢƠNG TIỆN THỰC HIỆN

III. PHƢƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN 1. Phƣơng pháp dạy học

- Phương pháp hệ thống - Phương pháp đàm thoại

Bên cạnh đó GV nên kết hợp với các hình thức đọc như đọc phân vai, đọc diễn cảm để làm nổi rõ cảm hứng phê phán của nhà văn.

2. Hình thức dạy học

- Diễn giảng, Đọc SGK, Trả lời câu hỏi trong SGK...

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Lời vào bài 4. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

GV cho HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK.

GV: Em hãy tóm tắt sơ lược phần tiểu sử tác giả trong mục Tiểu dẫn?

GV chú ý phần tóm tắt của HS. Bổ sung những ý còn thiếu.

Nguyễn Khải bước vào nghề văn một cách rất tình cờ, không chủ đích nhưng ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có giá trị nghệ thuật cao.

I. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả( 1930-2008)

- Nguyễn Khải tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh năm 1930 tại Hà Nội.

- Năm 1947 tham gia tự vệ chiến đấu tại thị xã Hưng Yên.

- Bắt đầu sáng tác từ năm 1950 với

tác phẩm đầu tay: Xây dựng.

- Được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột

(1959 – 1962).

- Sau hơn nửa thế kỉ cầm bút ông để lại hơn 70 tác phẩm các loại.

GV kết luận lại cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Khải.

GV: Đời văn của Nguyễn Khải phản ánh khá sinh động và chân thực quá trình vận động của cả một nền văn học từ quỹ đạo chiến tranh sang quỹ đạo hòa bình. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã từng nhận xét:

“Muốn hiểu con người thời đại với tất cả cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, cuộc sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải.

GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh thông qua việc đặt câu hỏi.

- GV nêu vấn đề:

? Em đã có những tìm hiểu( hiểu

biết) gì về tác phẩm “Một người Hà

Nội”?

- HS chuẩn bị và trả lời theo ý hiểu của mình, GV bổ sung.

- Ông qua đời tại TP HCM năm 2008.

=> Nguyễn Khải là một trong những

nhà văn hiện đại tiêu biểu nhất. Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của ông đã để lại những tác phẩm văn xuôi vừa mang tính thời sự nóng hổi, vừa có tầm khái quát cao thể hiện nhiều vấn đề của cuộc sống, nhiều vấn đề có tính chất triết lý, đạo đức, nhân sinh sâu sắc, có ý nghĩa thời sự và tương lai.

2. Tác phẩm

- Tác phẩm ra đời năm 1990.

- “Một người Hà Nội” là truyện ngắn nằm trong tập truyện tác giả viết về

Hà Nội: “Hà Nội trong mắt tôi”

(1995). Tập truyện thể hiện cái nhìn nghệ thuật mới của tác giả về cuộc sống và con người Hà Nội.

- “Một người Hà Nội” đề cao nét đẹp văn hóa đất Hà thành, đồng thời chỉ ra cái tôi cá nhân, phần vị kỉ của tầng lớp tư sản trước thời cuộc thông qua

? Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

GV bổ sung kiến thức nâng cao:

“Một người Hà Nội” là tác phẩm được coi là đại diện cho văn học thời kì đổi mới( 1986 – 2000). Đồng thời thể hiện xu hướng sáng tác mới của Nguyễn Khải từ sau 1975, đặc biệt từ sau đổi mới. Đó là chuyển từ cảm hứng chính luận, con người được đánh giá chủ yếu qua tiêu chí đạo đức và chính trị sang cảm hứng triết luận, con người được tái hiện là con người văn hóa, lịch sử, triết học.

GV kết luận bước đầu về tác phẩm.

GV cho HS tự tóm tắt theo cốt truyện và nhân vật. GV bổ sung, góp ý. Cho HS thảo luận, tìm ra bố cục của tác phẩm, có thể lấy nhiều ý kiến khác nhau, chọn ra ý kiến hợp lý nhất.

nhân vật chính – nhân vật cô Hiền. - Hoàn cảnh ra đời: Được viết vào khoảng những năm 1990, là thời kì đất nước đã tiến hành công cuộc đổi mới được 4 năm, bộ mặt của Hà Nội đang thay da đổi thịt hàng ngày, trong sự giao thoa xung đột của cũ mới tốt xấu.

=> Tác phẩm thể hiện quan niệm nghệ thuật mới về con người, đó là con người đa diện, con người luôn tồn tại giữa hai mặt đối lập: tốt - xấu; phải – trái; trắng – đen...

II. ĐỌC - HIỂU ĐOẠN TRÍCH.

1. Đọc và tóm tắt

2. Bố cục: Đây là tác phẩm không có cốt truyện, gồm các sự việc, sự kiện liên tục nối tiếp nhau diễn ra, trong đó mỗi đoạn là một vấn đề:

- Đoạn 1+2: Nhân vật “tôi” giới thiệu về cô Hiền và ấn tượng chung về gia

Để có thể bám sát hiện thực cuộc sống của nhân vật một cách rõ ràng nhất, có thể đi tìm hiểu đoạn trích theo hai giai đoạn khác nhau của lịch sử dân tộc. Đồng thời qua đó thấy được cách nhìn mới của tác giả về con người và thời đại trải qua biến thiên của lịch sử dân tộc.

GV tiến hành hướng dẫn HS đọc - hiểu đoạn trích theo hình tượng nhân vật.

GV nêu vấn đề:

? Đánh giá ban đầu của em về nhân vật cô Hiền?

Gọi HS đứng lên đọc đoạn trích, chú

đình cô.

- Đoạn 3: Sau hoà bình, người lính HN thấy người dân HN đã và đang thích ứng với cuộc sống mới.

- Đoạn 4: Thời kỳ đầu xây dựng

CNXH ở miền Bắc. Cuộc sống còn nhiều khó khăn. Cô Hiền khéo léo chèo lái con thuyền gia đình vượt qua sóng gió.

- Đoạn 5: Miền Bắc bước vào thời kỳ đương đầu với chiến tranh phá hoại (1968 - 1972). Thái độ của cô Hiền trước việc hai con đi lính.

- Đoạn 6: Đất nước đại thắng, câu

chuyện đầy xúc động của Dũng. - Đoạn 7: XH thời kỳ đổi mới, quan điểm của cô Hiền trước thời cuộc.

3. Đọc - hiểu đoạn trích.

3.1 Tìm hiểu nhân vật cô Hiền. a. Nhân vật cô Hiền - một người Hà Nội thuần túy, không pha trộn.

* Những ngày Hà Nội mới giải phóng.

- Là người phụ nữ đẹp, thông minh, biết tính toán, tỉnh táo và có đầu óc rất thực tế.

ý đọc đúng giọng điệu, diễn cảm, thể hiện được thái độ của nhân vật và suy nghĩ của người kể chuyện.

GV nêu vấn đề:

? Sau ngày Hà Nội mới giải phóng gia đình cô Hiền có chuyển đi nơi khác không? Vì sao?

GV nêu vấn đề, HS thảo luận:

? Nhận xét gì về thái độ của cô Hiền trước không khí vui mừng của người dân về việc HN được giải phóng? ? Thái độ của cô đối với chế độ mới? ? Trong gia đình cô giáo dục con cái như thế nào? Tại sao lại như vậy?

Cô dạy con cách ăn uống: “ngồi vào

bàn ăn... không được sống tùy tiện, buông tuồng”.

Cô coi trọng hai yếu tố cơ bản là biết tự trọng, biết xấu hổ.

GV nêu vấn đề, HS thảo luận:

? Theo em, những hành động, suy nghĩ của cô trong việc giáo dục con cháu thể hiện điều gì?

- Gia đình cô Hiền không thể chuyển đi nơi khác vì không thể rời xa Hà Nội.

- Cô tỉnh táo nhận ra đâu là cái tạm thời và đâu là cái lâu dài, quyết định cuộc sống.

- Thẳng thắn phê bình những hạn chế của chế độ mới.

- Việc giáo dục con cháu xuất phát từ sự tự ý thức mình là người Hà Nội, phải mang trong mình cốt cách người HN, là người dân của mảnh đất nghìn năm văn hiến, nơi lắng kết, hội tụ những tinh hoa văn hóa đại diện cho cả nước.

- Tình yêu HN ở cô không hời hợt hay cảm tính mà sâu sắc vì nó gắn liền với một niềm tin: HN là chuẩn mực về văn hóa của người Việt Nam. Mỗi công dân HN phải có ý thức giữ

GV kết luận:

? Tất cả những ý trên, chứng tỏ cô Hiền là người như thế nào?

GV: Trải qua lịch sử biến thiên của dân tộc, cuộc đời cô Hiền cũng dã vắt qua hai cuộc chiến tranh sinh tử của đất nước. Đứng trước thời kì mới, nhân vật này có những suy nghĩ và tính toán rất khác.

GV nêu vấn đề, HS đánh giá:

? Trong mấy chục năm sống dưới chế độ ta, hàng tháng gia đình cô đều tổ chức một bữa ăn gồm các cựu công dân HN cho ta thấy nét đặc biệt gì trong người phụ nữ này?

Cô và những người Hà Nội như được sống lại những ngày của mình, dù mái tóc đã điểm bạc nhưng cô vẫn ăn vận như những người HN xưa:

“Bà chủ xuất hiện như một diễn viên trên sân khấu, lược giắt trâm cài hoa hột lấp lánh”.

GV nêu vấn đề, HS thảo luận phát

gìn và phát huy chuẩn mực đó.

=> Cô Hiền là người gắn bó máu thịt với HN, với cung cách sống lịch lãm, kĩ lưỡng, sang trọng cô đã khẳng định mình là người Hà Nội, mang trong mình cốt cách người HN.

* Sau năm 1975

- Cô luôn trân trọng và mong muốn lưu giữ, phát huy những nét đẹp vốn có của nền văn hóa HN. Những cuộc họp mặt ấy không chỉ để giao lưu mà còn là cuộc gặp gỡ giữa những người Hà Nội thực sự còn sót lại.

hiện và đánh giá:

? Em nghĩ như thế nào về lời bình luận sau của tác giả về nhân vật cô

Hiền: “Cô đã yếu nhiều, đã già hẳn,

ngoài 70 rồi còn gì, nhưng cô vẫn là người của hôm nay, một người Hà Nội của hôm nay thuần túy, không

pha trộn”.

? So sánh với những người HN hôm nay, người của thời buổi kinh tế thị trường gợi cho em có suy nghĩ gì? GV gợi ý nâng cao: Ông không tin lớp người hăm hở làm giàu kia biết yêu cái đẹp, giữ được nét thanh lịch, hào hoa của đất kinh kì( như biết gọt thủy tiên, biết “thưởng thức vẻ đẹp trang trọng của một giò hoa thủy tiên”).

GV nêu vấn đề, HS trả lời:

? Trước những nhận xét không mấy vui vẻ của nhân vật tôi về những người HN thiếu văn hóa làm tác giả tức và đau, thái độ của cô Hiền ra sao?

- Ý nghĩa lời bình của tác giả:

+ Khẳng định sức sống bền vững của các giá trị văn hóa mang nét đẹp đặc trưng của HN và niềm thiết tha gìn giữ chúng cho các thế hệ sau.

+ Thể hiện sự cảm phục của tác giả trước một con người có bản lĩnh văn hóa: biết thích ứng với thời thế nhưng luôn bảo vệ quan niệm riêng, không pha trộn, không đánh mất mình.

- HN hôm nay chỉ sống với phần xác, lên án lối sống của những người HN hôm nay, tô đậm phần hồn HN bên trong con người cô Hiền.

- Trước những lời nhận xét không mấy tốt đẹp của nhân vật tôi về người HN, cô Hiền chỉ chiêm nghiệm về lẽ đời, về tạo hóa. Điều này cho thấy cô không mấy quan tâm đến những giá trị vật chất thông thường, mà bà coi

GV bổ sung nâng cao: Thông qua chi tiết này, tác giả muốn nói tới một thông điệp, sự đối lập chỉ là nhất thời và chỉ là ở một bộ phận, khi con người biết quan tâm đến các vẻ đẹp văn hóa nó sẽ gặp lại các giá trị truyền thống.

GV nêu vấn đề:

? Hình ảnh cây si cổ thụ bị bão đánh bật gốc nay đã sống lại có ý nghĩa gì? GV: Qua các chi tiết, hình ảnh giàu tính chiêm ghiệm, triết lý cho thấy độ chín của một tài năng và khả năng nhìn nhận vấn đề đầy trải nghiệm của chính tác giả. Đó là chiêm nghiệm của cô Hiền hay của chính tác giả?

Kết thúc tác phẩm ta thấy sự bốc lên đột ngột của một giọng văn vốn dĩ vẫn cẩn trọng và điềm đạm. Hình ảnh cô Hiền hiện lên đầy chất thơ, hư ảo và lấp lánh.

? Đoạn văn cuối thể hiện tình cảm gì

của nhà văn đối với nhân vật cô Hiền?

? Qua đó thể hiện tầm nhìn xa của tác giả như thế nào?

trọng giá trị văn hóa tinh thần. Bà vẫn

tin “HN thời nào cũng đẹp, một vẻ

đẹp riêng của mỗi lứa tuổi”.

- Ý nghĩa của sự sinh tồn:

+ Quy luật tuần hoàn, bất diệt của thiên nhiên và sự sống.

+ Con người mang vẻ đẹp truyền thống của HN sẽ mãi trường tồn. + Thể hiện nghệ thuật đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải: dùng hình ảnh, chi tiết để triết lý về hiện thực.

- Tác giả thể hiện niềm cảm phục, tôn vinh và trân trọng đối với nhân vật cô Hiền.

- Thể hiện tình yêu sâu nặng đối với văn hóa đất kinh kì – Hà Nội, niềm tin mãnh liệt vào các lớp người có công kiến tạo, lưu truyền, bồi đắp nét

Qua chân dung bà Hiền, tác giả tô đậm bản lĩnh cá nhân, ở nét lịch lãm, sang trọng , ở ý thức muốn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của HN. Vẻ đẹp của nhân vật được soi chiếu từ góc độ thế sự, hướng tới khẳng định con người ở góc độ văn hóa.

GV kết luận về nhân vật bà Hiền:

Là một nhà văn có cái nhìn hiện thực tỉnh táo đến nghiêm ngặt, đặc biệt từ sau đổi mới, con người trong sáng tác của Nguyễn Khải không phải là con người đơn giản, một chiều như trước nữa mà là con người thế sự, con người với những tính toán riêng. Trong con người luôn tồn tại tốt - xấu, chính diện - phản diện đan xen. GV cho HS tự đánh giá theo ý hiểu của mình về nhân vật bà Hiền.

? Theo em nhân vật bà Hiền còn có điều gì đáng phê phán không?

(Gợi ý: Có thể tìm hiểu theo từng thời đoạn của đất nước như trên).

đẹp thủ đô. Đồng thời lo âu, tiếc nuối những giá trị xưa không được bảo toàn.

=> Dù ở thời điểm nào của lịch sử đất nước, bà Hiền vẫn giữ được những nét văn hóa vốn có, thể hiện tinh thần tự tôn của một người con đất Hà thành.

b. Nhân vật bà Hiền – cái nhìn hiện thực tỉnh táo của Nguyễn Khải.

- Nhân vật bà Hiền dù được ngợi ca là vẻ đẹp chói sáng của đất kinh kì thì vẫn có những chi tiết đáng để người đọc phê phán.

GV đặt vấn đề, HS thảo luận trả lời: ? Sau ngày HN giải phóng, cung cách sống của gia đình cô Hiền ra sao? GV cho HS tự liên hệ với bản thân, so sánh với cuộc sống vào thời điểm lúc bấy giờ.

Cách ăn ở của gia đình cô Hiền khác xa so với đa phần người dân thời ấy. Cán bộ và gia đình phải ở chen chúc, thạm chí ở nhờ gầm cầu thang

Một phần của tài liệu dạy đọc - hiểu truyện ngắn một người hà nội của nguyễn khải (sgk ngữ văn 12, tập 2) theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán (Trang 73 - 89)