B. NỘI DUNG
2.1.1.2 Con người với những mặt trái trong con mắt Nguyễn Khải
Mặc dù vậy, là người ưa khám phá hiện thực trong cái vốn có của nó, nhà văn không dừng lại ở việc ca ngợi một chiều. Điều đó có khác gì một con vẹt biết nói toàn những điều hay, như thế không thể có giá trị thực tiễn. Trong cái sôi nổi, cái đẹp, cái tiến bộ, Nguyễn Khải vẫn nhìn thấy, phát hiện ra phần trầm lắng, cái xấu xa, cái lạc hậu của con người và hiện thực cuộc sống. Bên cạnh cảm hứng khẳng định, ngợi ca cái mới, ngợi ca cuộc sống đang dần dần hồi sinh, ông còn lên án chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, đặt cái tôi lên trên tất cả, sự lạnh lùng tàn nhẫn của con người trước con người.
Giao (Một cặp vợ chồng) là người chỉ yêu bản thân anh ta, anh gò ép
tấm gương sáng trong mắt mọi người. Anh tưởng như mình có tất cả nhưng hoá ra không có gì, tưởng như mọi người quý mến anh và anh cũng quý mến, quan tâm đến mọi người. Nhưng trên thực tế anh chỉ quý mến chính bản thân
anh: “Sự sống của anh chỉ có một sức mạnh thúc đẩy, đó là lòng tự yêu mình,
chỉ vì mình”. Anh thấy đố kị khi vợ mình được nhiều người yêu thương hơn
mình, thành công hơn mình. “Anh làm việcsay sưa nhưng lại hoá ra không có
nhiệt tình”, “đối với bạn bè vồn vã mà hoá ra lãnh đạm thờ ơ”, “anh ưa thích
cùng lúc đạt tới nhiều mục đích, và ao ước trong một thời gian ngắn anh sẽ
hoàn thiện được nhiều tài năng” [17, tr.111].
Tuy Kiền (Tầm nhìn xa), lại là một tay chủ nghĩa cơ hội, lợi dụng tập
thể để mưu lợi cá nhân. Qua nhân vật này Nguyễn Khải thực sự dự báo lối làm ăn bất ổn của hình thức hợp tác xã, tình trạng cha chung không ai khóc, làm tập thể, của tập thể nên họ thờ ơ với tài sản của nhà nước.
Bên cạnh đó những tình cảm riêng tư, thầm kín của con người như tình yêu, cuộc sống hôn nhân gia đình cũng được nhà văn soi xét dưới góc độ hoàn toàn mới. Ông chỉ ra những sai lầm mà nhân vật của ông đang gặp phải. Duệ (Mùa lạc) chưa đến được với Huân, dù chị rất yêu Huân. Nhưng ngay trong bản thân chị cũng đã có những tư tưởng không giống Đào về tình yêu. Với cô, tình yêu xuất phát từ hình thức bên ngoài, từ tiền tài, địa vị. Chị cân đong, đo, đếm các giá trị ấy để rồi vẫn mãi cứ luẩn quẩn trong đầu mình mà không quyết định được rõ ràng.
Giao và Thi (Một cặp vợ chồng) sai lầm lại xuất phát từ cả hai phía.
Giao là người chồng chỉ quen hưởng thụ, quen được mọi người chăm sóc. Anh chỉ làm những gì anh thích, cụ thể là công việc đỡ đẻ. Còn Thi lại quá tận tâm, quá quan tâm đến chồng, chị lấy sự nín nhịn, hầu hạ chồng là lẽ sống. Ta có thể thấy Nguyễn Khải đã đưa ra vấn đề bình đẳng hôn nhân ngay trong những năm 60 của thế kỉ trước, và ông nhận thấy dù xã hội còn nhiều vấn đề
lớn hơn nhưng bình đẳng trong hôn nhân và gia đình vẫn là điều cần thiết phải xem xét lại.
Ngay cả trong những ngày tháng đi thực tế tại Điện Biên, trong không khí lao động hăng say ấy con mắt tinh tường của ông vẫn phát hiện ra phần vị
kỉ, tư lợi của con người: “Họ cúi lưng xuống, đưa hai tay ra giật mạnh một
cái,mươi củ lạc ọp ẹp bám lòng thòng vào những sợi rễ đã đứt quá nửa và họ
lại tiếp tục tiến lên nhổ những cây khác. Nhưng đến giờ nghỉ, tất cả lại kéo
ra, chen nhau trên những luống đã nhổ, dùng hết sức lực moi đất lôi lên
những chùm lạc rất già. Rồi họ ganh tỵ nhau, cãi vã nhau,và cuối cùng, tự tố
giác nhau” . Như vậy, dù ở đâu, miêu tả sự việc ông luôn nhìn nhận ở cả hai
phía, ông đã sống đúng với bản chất của mình, là nhà văn luôn đi vào hiện thực. Ông đã nhìn ra những cái tốt, tiến bộ và cái mới trong cuộc sống, trong mỗi con người. Nhưng luôn là người tỉnh táo, dù trong lúc vui cũng không vui quá đà, say cũng không say quá chén, ông chỉ ra cho người đọc thấy cái hay cái dở. Nhưng tất nhiên, sự phê phán của ông chỉ là để cho cái đẹp được đẩy lên mà thôi.
Các sáng tác của Nguyễn Khải trước 1975 mang âm hưởng chính luận rõ nét. Ông viết về các sự việc, sự kiện với một niềm say mê. Người đọc tưởng như ông phải hối hả lắm mới có thể ghi lại được hết các sự việc đó. “Sau Họ sống và chiến đấu, ông đến với những chiến sĩ công binh đang trấn
giữ tại một địa điểm cực kì ác liệt ở Trường Sơn, ông viết Đường trong mây;
vào đất lửa Vĩnh Linh, đến với những con người xông pha vượt nguy hiểm để
đưa hàng tiếp tế ra Cồn Cỏ, ông viết Ra đảo; đi chiến dịch đường 9-Nam Lào
viết tiếp Chiến sỹ; tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam ông viết Tháng
3 ở Tây Nguyên...” [6,tr.15]. Có thể nói ở Nguyễn Khải là sự lao động nghệ
thuật không biết mệt mỏi. Ông chỉ sợ mình chậm chân một chút là hiện thực
sẽ đi qua mất. Qua đó thấy được thái độ nghiêm túc trong công việc, trung