Cảm hứng phê phán trong “Một người Hà Nội”

Một phần của tài liệu dạy đọc - hiểu truyện ngắn một người hà nội của nguyễn khải (sgk ngữ văn 12, tập 2) theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán (Trang 61 - 102)

B. NỘI DUNG

2.2.2 Cảm hứng phê phán trong “Một người Hà Nội”

“Một người Hà Nội” được đánh giá cao không chỉ về nội dung mà còn về nghệ thuật, thể hiện cái nhìn nghệ thuật đầy độc đáo của Nguyễn Khải về con người. Như đã nói ở phần trên, Nguyễn Khải là nhà văn có cái nhìn hiện thực tỉnh táo, đặc biệt là về con người. Con người trong quan niệm của ông không chỉ sau 1975 mà còn cả ở các giai đoạn trước nữa cũng thấp thoáng sự nhận thức về con người đa chiều. Đặc biệt từ sau đổi mới ông tiếp cận con người dưới góc độ thế sự, đời tư, con người cá nhân, con người của xã hội hôm nay, luôn tính toán rất thực tế. Chính vì thế mà với nhân vật bà Hiền nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đặt vấn đề đây là nhân vật đa diện. Tuy vậy vẫn chưa chỉ ra rõ ràng tính hai mặt trong nhân vật này. Điều này có nghĩa là tìm hiểu nhân vật theo hướng ngợi ca thì không đủ mà phải tiếp cận từ cảm hứng phê phán nữa, có như vậy mới làm nên giá trị sâu sắc của tác phẩm đúng như phong cách sáng tác của nguyễn Khải bấy lâu nay.

Bên cạnh việc tác giả phê phán những “hạt sạn” của Hà Nội làm ông

“vừa tức vừa đau” thì nhân vật chính cũng có nhiều vấn đề cần bổ sung thêm

để cho cái nhìn về nhân vật này được toàn diện và sâu sắc hơn nữa. Và điểm quan trọng nhất mà người viết nhận thấy là nên bổ sung trong việc tìm hiểu nhân vật này, đó là phương diện lòng yêu nước của bà Hiền.

Trong suốt 9 năm đánh Pháp, gia đình bà không chuyển đi tản cư, nhưng tác giả cũng không nói gia đình bà đã có động thái gì giúp đỡ kháng chiến, giúp nhân dân, trong khi biết bao người không tiếc của, tiếc công huy động được cho chính phủ biết bao tiền, vàng. Thậm chí nhiều người sẵn sàng giúp chính phủ rỡ ngay chính ngôi nhà của mình để mở đường cho cán bộ đi lại dễ dàng, bí mật. Và rõ ràng nhất là trong khi cán bộ và gia đình họ phải ở chen chúc trong khu nhà tập thể, ở gầm cầu thang thì gia đình bà lại ở trong

nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn”. Sau ngày giải phóng bà vẫn có hai dinh cơ, một để ở và một để cho thuê, nhưng năm 1956, ngay sau khi kháng chiến thành công, bà bán ngay cho một người ở kháng chiến về một dinh cơ mà không dùng để giúp đỡ chính phủ hoặc người của kháng chiến. Cái ở đã khiến người ta phải xem xét, lại còn cái mặc cũng quá

đỗi sang trọng: “mùa đông ông mặc áo ba đờ xuy, bà mặc áo măng tô cổ

lông, đi giầy nhung đính hạt cườm”. Và cung cách ăn uống cũng khác xa so

với mọi người thời bấy giờ: “Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa

nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã

quy định”. Và để so sánh làm nổi bật sự sang trọng của gia đình bà, tác giả có

miêu tả lại bữa ăn trong gia đình mình và cũng là bữa ăn của đại đa số người

dân Việt Nam thời ấy: “vợ chồng con cái ngồi xúm xít quanh cái mâm nhôm,

thức ăn có khi múc ra đĩa, có khi cứ để nguyên trong nồi, nồi lớn đặt giữa mâm, nồi nhỏ đặt cạnh mâm, cứ việc sục muôi vào, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát mắng con cái, nhồm nhoàm, hả hê, không cần phải khuôn bó theo một

quy tắc nào cả…”. Dù là người của đất kinh kì sang trọng, lịch lãm và quý

phái đi chăng nữa thì cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh và thể hiện tùy vào hành động, cách cư xử. Nhưng vào thời ấy bà và gia đình không hề giấu giếm sự giàu sang, thoải mái của mình trong cách ăn ở trước vô số gia đình ngay cái ăn cũng không có. Liệu như thế có đáng để ca ngợi?

Theo đánh giá của tác giả thì “cô khôn hơn các bà bạn của cô và cũng

thức thời hơn ông chồng”. Đó là vì cô biết thời thế đã đổi thay nên không thể

tự do như trước, ngay khi kháng chiến 9 năm thành công, năm sau cô bán

luôn một căn nhà của mình. Khi có cán bộ đến hỏi, cô trả lời rất tỉnh: “mời

anh tới ngôi nhà anh vừa nói, hỏi thẳng chủ nhân xem họ trả lời ra sao”. Quả

thật cách ứng biến của cô khiến nhiều người thấy dị ứng. Cô khẳng định “một

cô, dù chế độ nào, thời thế ra sao cô vẫn rất tỉnh táo để mà chống chế? Trong

bữa tiệc mừng con trai từ chiến trường trở về cô nhận xét : “xã hội nào cũng

phải có một giai tầng thượng lưu làm chuẩn cho mọi giá trị”. Ở thời mà dân

ta vừa trải qua nạn đói khủng khiếp 1945 chưa được bao lâu, đất nước còn đang chiến tranh mà cô đã vội vã nghĩ đến việc mọi người phải lấy xã hội thượng lưu làm chuẩn. Và cô than thở với người cháu (tác giả) rằng mình giống một bà nhà quê trong suy nghĩ, và sự giống nhau ấy khiến bà đau khổ khi thấy mình giống với người nhà quê?

Trong kháng chiến chống Mĩ, cô đồng ý cho hai con trai đi chiến đấu

trong Nam. Nhưng với người con trai đầu bà “đau đớn mà bằng lòng”,

“không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè”. Đây không phải là sự

hy sinh vì dân vì nước mà là sự hy sinh vì cái danh, vì sự hãnh tiến vốn có của giai cấp tư sản một thời. Liệu có bà mẹ nào trên đất nước Việt Nam thời ấy lại không cho con đi bộ đội, thậm chí có bà mẹ còn động viên, ủng hộ tất cả những người con của mình tham gia chiến đấu. Có người mẹ đã phải lần lượt từ biệt 10 người con ra đi mà không được đón một ai trở về. Với người con

thứ hai, bà còn nói: “tao không khuyến khích cũng không ngăn cản”. Vì bà

biết bà dù có ngăn cản thì những người con của bà vẫn sẽ quyết đi bộ đội. Vậy thì đánh giá bà Hiền là người yêu nước có nên dựa vào tiêu chí này? Và có ai lấy lý do này để chứng minh lòng yêu nước của mình hay không? Và bà cho rằng người con thứ hai của mình không được đi bộ đội là điều “may mắn”. Liệu có người dân nào yêu nước và tinh thần dân tộc lại có những hành động và suy nghĩ như bà Hiền? Câu chuyện mà Dũng – con trai bà kể về một người đồng đội tên Tuất và mẹ của cậu đã cho người đọc thấy sự khác nhau trong suy nghĩ của bà Hiền và một bà mẹ Việt Nam có con hy sinh. 660 người con của Hà Nội ra đi chỉ còn trên 40 người được trở về trong đó có Dũng, anh cảm thấy hổ thẹn với một bà mẹ có con hy sinh mà bạn của con mình vẫn còn

sống. Mẹ của Tuất không khóc nhưng anh lại khóc như một đứa trẻ, bà thậm

chí còn an ủi Dũng. Nghẹn ngào trong nước mắt, “người bà run bần bật

nhưng không khóc”, bà nói run rẩy: “ Nín đi con, nín đi Dũng. Cô đã biết cả.

Cô biết từ mấy tháng nay rồi”. Nếu đặt nhân vật bà Hiền trong hàng ngũ

những người mẹ Việt Nam yêu nước thì liệu có công bằng và tương xứng với các bà mẹ khác thời ấy?

Cũng theo tác giả thì bà Hiền là người biết tính toán và luôn tính đúng.

Cái “tính” của nhân vật bà Hiền sẽ là hợp thời và đáng để ca ngợi trong xã

hội hiện nay, thời buổi kinh tế thị trường lên ngôi, nhưng trong thời mà cả dân tộc ta phải đổ không biết bao xương máu thì có nên ca ngợi tất cả?

Trong tác phẩm, tác giả đưa hẳn tên mình vào, một mặt tạo được vị trí đắc địa trong việc quan sát và miêu tả nhân vật, sự kiện, người đọc có ấn tượng và tạo được lòng tin trong lòng độc giả về độ chân thật của sự việc. Nhưng mặt khác, dụng ý của tác giả là để mình có thể nhìn và nhận ra được tất cả những cái tốt, xấu chen lẫn trong nhân vật. Nhân vật “tôi” là người thân của bà Hiền, là cháu, vì thế mà tính cách bà Hiền ra sao, suy nghĩ như thế nào anh ta đều biết. Thậm chí có lúc tác giả tự cho phép xen vào những câu đánh

giá mang tính hài hước, châm biếm: “Thơ của cụ Tú được bạn bè khen nịnh

chẳng qua là nhờ ở cái mùi nước mắm Nghệ, nhờ ở cái mùi tiền từ các kiệu

nước mắm”. “Ba bà đặc nhà quê nhưng lại đẻ ra một loạt con gái rất tân

thời”… Miêu tả về một nhân vật như thế, nhưng đôi khi “tôi” cũng khéo léo

quay đi mỉm một nụ cười đầy ý nhị. Nhưng không phải ai cũng nhận thấy cái cười mỉm đó, có để ý lắm mới nhận ra được vì tác giả giấu khéo quá. Và người đọc phải rất tinh, đôi khi vừa đọc vừa tưởng tượng ra giọng điệu của tác giả thể hiện trong đó. Do vậy, vận dụng các bước đọc - hiểu trong tác phẩm này là rất quan trọng, có như vậy mới thấy hết được giá trị của tác phẩm.

Chương 3

THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM

3.1 Thực trạng việc dạy học tác phẩm “Một người Hà Nội” ở trƣờng THPT hiện nay.

3.1.1 Những khó khăn và thuận lợi trong dạy học tác phẩm “Một người Hà Nội” hiện nay. Hà Nội” hiện nay.

Để thực hiện phần khảo sát này, người viết đã tiến hành điều tra, khảo sát thông qua các hình thức khác nhau như: dự giờ, phát phiếu thăm dò ý kiến, phát bảng hỏi… cho 2 đối tượng chính là GV và HS về các vấn đề có liên quan đến tác phẩm. Phạm vi khảo sát được tiến hành tại hai trường THPT: THPT Thạch An – Cao Bằng và trường THPT Phú Bình – Thái Nguyên. Với số lượng GV đã và đang dạy tác phẩm trên, người viết tiến hành khảo sát trên tổng số 11 GV của cả hai trường( THPT Thạch An 5 GV, THPT Phú Bình 6 GV). Về phía HS người viết khảo sát ở hai lớp 12 của hai trường( 12C và 12A6).

Đối với những khó khăn và thuận lợi gặp phải trong quá trình dạy và học tác phẩm này, người viết nhận thấy đa số GV và HS đã trả lời bảng hỏi một cách nghiêm túc, thậm chí còn có rất nhiều ý kiến riêng của các cá nhân GV và HS về tác phẩm này.

3.1.1.1 Đối với giáo viên.

Trước hết theo đánh giá của người viết, với một tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc như vậy, việc tìm hiểu, khai thác, phân tích và nghiên cứu của GV cũng sẽ có những thuận lợi nhất định. Trong khi đưa ra bảng hỏi với đáp án nhiều lựa chọn, GV sẽ tích vào ý kiến nào mà mình cho là thuận lợi. Bảng hỏi như sau:

Những thuận lợi trong việc dạy học

tác phẩm “Một người Hà Nội”

Đánh giá

Là tác phẩm mới 85%

Tài liệu tham khảo 45%

Đối tượng học sinh 18%

Sự chuẩn bị của bản thân khi tiếp xúc với văn bản tác phẩm

54,5%

Bảng 3.1

Tổng hợp lại tổng số 11 bảng hỏi, người viết nhận thấy 85% số GV đồng ý đây là một tác phẩm mới nên sẽ kích thích hứng thú tìm hiểu của cả Gv và HS. Mới nên sẽ có nhiều cái chưa biết trong khi các tác phẩm khác đã được phân tích quá kĩ rồi. Nhưng những thuận lợi khác được nêu ra trong bảng hỏi lại được GV lựa chọn với số lượng thấp. Cụ thể là chỉ có 45% cho rằng có đủ tài liệu tham khảo đối với tác phẩm này, 18% đồng ý là đối tượng HS ủng hộ và có sự chuẩn bị nhất định đối với tác phẩm trong giờ học và 54,5% số GV đã có sự chuẩn bị khá kĩ lưỡng trước giờ lên lớp. Như vậy có

thể thấy đa phần số GV đều khẳng định “Một người Hà Nội” là tác phẩm

mới sẽ là một thuận lợi cơ bản nhất, do đó ta cần khai thác và cố gắng phát huy thế mạnh này trong giờ dạy.

Tuy nhiên, những khó khăn mà GV gặp phải cũng không phải không phức tạp. Bảng hỏi về những khó khăn trong việc dạy học tác phẩm này được phát cùng với bảng hỏi về những thuận lợi, mẫu bảng hỏi cũng gồm có các lựa chọn như trên, cụ thể:

Khó khăn trong việc dạy học tác

phẩm “Một người Hà Nội” Đánh giá

Là tác phẩm mới 90%

Đối tượng HS 72%

Tài liệu tham khảo 12%

Sự chuẩn bị của bản thân khi tiếp xúc với văn bản tác phẩm

38%

Bảng 3.2

Điều đáng chú ý trong bảng hỏi trên là thuận lợi lớn nhất của giáo viên cũng là khó khăn lớn nhất trong việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm, 90% lựa chọn khó khăn lớn nhất trong dạy học tác phẩm này là đây là tác phẩm mới nên cách hiểu chung về tác phẩm vẫn còn chưa thống nhất, nhiều tầng ý nghĩa vẫn chưa sáng tỏ, gây nhiều thắc mắc ở HS mà đôi khi GV không giải thích được một các thỏa đáng. Cũng có tới 72% cho rằng đối tượng HS cũng là một khó khăn đáng kể, đặc biệt là GV trường THPT Thạch An, với đặc thù là trường miền núi, trình dộ dân trí thấp, HS ngoài giờ lên lớp còn phải ở nhà phụ giúp gia đình, thời gian học tập không có nhiều. Khi dạy về tác phẩm gặp hạn chế rất lớn ở chỗ hiểu biết của các em về phong tục, văn hóa miền xuôi còn hạn chế, đặc biệt là Hà Nội. Vì thế GV gặp không ít khó khăn. Theo nhiều GV, một khó khăn lớn nữa là tài liệu tham khảo về tác phẩm còn ít, đa số các GV muốn nâng cao hiểu biết về tác phẩm đều phải tự mình đi tìm tài liệu, vì thế sự chuẩn bị của bản thân khi lên lớp của mỗi GV thường là rất ít.

Trên đây là những thuận lợi và khó khăn cơ bản của đối tượng GV

trong dạy học tác phẩm “Một người Hà Nội”, do phạm vi điều tra có hạn nên

xác định được đâu là thế mạnh và đâu là hạn chế để từng bước hoàn thiện hơn nữa các phương pháp dạy về tác phẩm sao cho có được cách hiểu về tác phẩm được thống nhất.

3.1.1.2 Đối tượng học sinh

Đối tượng HS được khảo sát trong phần này thuộc hai trường ở hai khu vực khác nhau, nhưng nhìn chung điều kiện sống, lao động và học tập của các em cũng còn rất nhiều khó khăn. Người viết cũng đã có những khảo sát bước

đầu đối với các em về việc học tác phẩm “Một người Hà Nội” thông qua hai

bảng hỏi như sau:

Câu hỏi 1: Đánh giá của bản thân các em về tác phẩm “Một người Hà Nội”?

Khó Bình thường Dễ

65,4% 29,7% 4,9%

Bảng 3.4

Câu hỏi 2: Những khó khăn gặp phải trong việc học tác phẩm “Một người Hà Nội”? Đánh giá Những khó khăn cơ bản Là tác phẩm mới Tài liệu tham khảo Cách giảng của GV Điều kiện học tập 28,5% 17,8% 47,8% 5,9% Bảng 3.5

Như vậy có thể thấy cách hướng dẫn của GV cũng là một điều mà các em cho là còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tác phẩm. Nhưng đa số các em cũng giải thích rằng do thời lượng chương trình chỉ có một tiết, với một tác phẩm dài như vậy thì trong khoảng một tiết sẽ khó mà tìm hiểu hết được các giá trị trong văn bản.

Khi được hỏi về những thuận lợi cơ bản trong việc học tác phẩm này, đa phần các em cũng trả lời đây là tác phẩm mới nên các em có hứng thú tìm hiểu.

Nói tóm lại, qua việc khảo sát ý kiến của HS về những khó khăn và thuận lợi cơ bản trong việc học tác phẩm này, người viết nhận thấy vấn đề nổi

Một phần của tài liệu dạy đọc - hiểu truyện ngắn một người hà nội của nguyễn khải (sgk ngữ văn 12, tập 2) theo hướng kết hợp cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán (Trang 61 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)