B. NỘI DUNG
1.2.3 Cảm hứng sáng tác và quan niệm nghệ thuật của nhà văn
Như đã viết ở trên, cảm hứng sáng tác của nhà văn chỉ là phần ngọn, còn khởi thủy của mọi sáng tác, mọi vấn đề lại xuất phát từ quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Và cũng giống như hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề, cảm hứng sáng tác nằm trong và xuất phát từ quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn đó. Vậy, một vấn đề lý luận có liên quan là quan niệm nghệ thuật của nhà văn là gì? Sự thể hiện của nó trong tác phẩm văn học ra sao?
Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người là nội dung triết lý của một tác phẩm, mà nội dung cuộc sống trong tác phẩm luôn luôn gắn liền với
một quan niệm chung về con người và cuộc đời. Trong “Từ điển thuật ngữ
văn học” (Lê Bá Hán-Trần Đình Sử-Nguyễn Khắc Phi), thì quan niệm nghệ
thuật về thế giới và con người là: “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người
vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống
với một chiều sâu nào đó” [12, tr.273]. Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới
hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người trong một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó.
Quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người là phương diện quan trọng nhất, thu hút sự chú ý và phân tích của người đọc, người nghiên cứu. Vì
“văn học là nhân học” là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người, con người
nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp, hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các
hình tượng nhân vật trong đó” .
Qua định nghĩa trên ta có thể thấy, nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học. Và nhân vật suy cho cùng thì đều là con người cả, hoặc chỉ là hình bóng một mặt nào đó của con người. Khi xây dựng nhân vật (trong tác phẩm tự sự) thì nhà văn trước sau cũng thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá về con người. Chỉ có điều sự nhìn nhận và đánh giá này không đơn thuần chỉ thuộc về lý trí của con người, mà còn thuộc về cảm xúc, cả sự linh cảm của nhà nghệ sỹ nữa. Tức là, bao gồm cả sự nhận thức hữu thức lẫn vô thức. Và đôi khi, sự nhận thức vô thức chính nhà văn cũng không thể dùng lý trí để soi tỏ được. Khi xem xét các nhân vật trong tác phẩm văn học, ta phải xác định được quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Quan niệm này chủ yếu không phải là sự nhận thức hữu thức hay vô thức, cũng không phải là lời tuyên bố của nhà văn về con người mà nó thể hiện ở toàn bộ các nhân vật hiện tượng. Nói cách khác, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn là khâu trung gian biến đời sống thành nghệ thuật và nghệ thuật trở thành phương tiện để nâng cao đời sống.
Trong “Chiến tranh và hòa bình” của Lep Tônxtôi, Pie Bêzukhốp và
Anđrây Bôncônxki là những người trí thức Nga, đại diện cho trí tuệ Nga. Họ là những người có học thức, có suy nghĩ, giàu suy tư và nhân hậu, đây cũng là đại diện cho tầng lớp quý tộc Nga. Lep Tônxtôi đã miêu tả suy nghĩ của Pie Bêzukhốp về việc Pie xoay sở tìm cách chứng minh rằng chính mình đã là người được trao cho nhiệm vụ đứng ra giết Napôlêông. Và theo Lep Tôxtôi thì hành động đó quả là phi hiện thực. Trong quan niệm của Tônxtôi thì ngay cả đối với những người trí thức, những người xứng đáng có trí tuệ ưu việt, đại
diện cho nước Nga, những người trí thức này khi hành động, khi quyết định những việc quan trọng nhất cũng có lúc chính họ lại rơi vào tình trạng thiếu trí tuệ nhất. Đây là quan niệm nghệ thuật về con người của Lep Tônxtôi, nó có tác dụng mạnh mẽ thúc đẩy suy nghĩ hành động và ứng xử của con người khi con người gặp phải những hoàn cảnh khó khăn, rơi vào những sai lầm của chính mình.
Đối với một tác phẩm văn học, việc xác định được quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn không phải là điều dễ dàng. Vì nhà văn không trực tiếp bộc lộ, khẳng định và nói thẳng ra, chính nhà văn cũng chỉ cảm nhận được nó mà thôi, và nhiều khi chính nhà văn cũng không rõ được cụ thể quan niệm nghệ thuật về con người là như thế nào. Ta phải xác định rằng, quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn không phải là cái có sẵn từ trước mà nó được đúc kết từ cả cuộc đời của nhà văn, cả sự nghiệp của nhà văn. Tác phẩm nghệ thuật không bao giờ là cái để minh họa cho quan niệm có sẵn của nhà văn, mà bản thân tác phẩm chính là một sự tìm tòi, nhà văn và người đọc cùng đi tìm những con người đang đi lại, nói năng, hành động trong tác phẩm để tìm ra một phương diện nào đó trong đời sống con người mà trước đó chưa ai nhận ra được.
Như vậy, có thể thấy, quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản, then chốt nhất của một chỉnh thể nghệ thuật, chi phối toàn bộ tính độc đáo và hệ thống nghệ thuật của chỉnh thể ấy. Và nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn giúp người đọc thâm nhập vào thế giới mà tác giả tạo dựng nên, khám phá ra nhiều vấn đề có nội dung triết lý sâu sắc, trong đó có cảm hứng sáng tác của nhà văn.
Chương 2
“MỘT NGƢỜI HÀ NỘI” – TÁC PHẨM ĐA NGHĨA THEO CÁCH KHÁM PHÁ ĐA DIỆN CON NGƢỜI